Ivan Gladilin, Nguồn: km.ru / Kichbu posted on 30.12.2012
E. Fedorov và M. Gorbachev
Đại biểu Duma quốc gia Evgeni Fedorov đã gửi đến Tổng công tố LB Nga chất vấn của đại biểu về đánh giá pháp lý những hành động của Mikhail Gorbachev trong thời kỳ tan rã của Liên bang Xô Viết. Đồng thời đại biểu đã gửi thư với sự giải thích chất vấn của mình cho cá nhân Tổng công tố viên LB Nga Yuri Chaika.
"Kính thưa Yuri Yakovlev!
Vào tháng tám-chín năm 1991, các nhà chức trách của Liên bang Xô Viết, trong đó có những quan chức cấp cao nhất, đã phạm những hành động dẫn đến sự sụp đổ của đất nước. Họ đã không đưa ra được những giải pháp pháp lý để bảo vệ thiết chế nhà nước và toàn vẹ lãnh thổ của Liên bang Xô Viết.
Vào đầu năm 1991 vấn đề về thay đổi những cơ sở căn bản của chế độ hiến pháp của Liên bang Xô Viết (theo đó, của các nước cộng hòa tham gia vào Liên bang) đã được đưa ra trưng cầu ý dân diễn ra vào ngày 17 tháng Ba năm 1991. Tại cuộc trưng cầu ý dân đã thông qua quyết định bảo vệ Liên bang Xô Viết trong tư cách là quốc gia thống nhất (Nghị quyết № 2041-I của Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết ngày 21 tháng Ba năm 1991 "Về những kết quả của trưng cầu ý dân Liên bang Xô Viết ngày 17 tháng Ba năm 1991").
Không một cơ quan nhà nước nào, trong đó không một cơ quan nhà nước nào của Liên bang Xô Viết nào có quyền ra bất kỳ quyết định nào về việc xóa bỏ Liên bang Xô Viết, cũng như các nước cộng hòa rút khỏi thành phần của Liên bang Xô Viết, và bất kỳ quyết định nào tương tự.
Song le, ngày 6 tháng chín năm 1991, vào ngày tiếp theo sau khi kết thúc công việc của đại hội bất thường (cuối cùng) lần thứ V đại biểu Xô Xiết Liên bang Xô Viết, các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô Viết №№ NQ-1, NQ-2, NQ-3 về việc công nhận độc lập của Latvia, Litva và Estonia đã được ký bởi tổng thống Liên bang Xô Viết. Điều này là khởi đầu của sự phân chia và tan rã hiện thực của Liên bang CHXHCN Xô Viết. Ngay sau đó theo chỉ thị trực tiếp của tổng thống Liên bang Xô Viết đã xác lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng hòa Pribatic và điều này trực tiếp chứng minh tính chủ tâm của những hành động của tổng thống Liên bang Xô Viết.
Ngày 25 tháng Mười hai năm 1991 tổng thống Liên bang Xô Viết đã tuyên bố chấm dứt hoạt động của mình trên cương vị tổng thống của đất nước và ký sắc lệnh № SL-3162 về việc loại bỏ khỏi mình quyền hành của Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang và chuyển giao quản lý vũ khí hạt nhân cho người không có toàn quyền đối với điều đó theo Hiến pháp và luật pháp của Liên bang Xô Viết.
Ngày 26 tháng Mười hai năm 1991, kỳ họp của của thượng viện Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết - Hội đồng của các nước Cộng hòa - dưới sự chủ tọa của A. Alimzdanov đã ra tuyên bố № 142 về việc chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.
Những hành động nêu trên là tội ác trên cơ sở:
- Điểm "a" điều 64 của Hiến pháp CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga - "phản bội Tổ quốc", tức là, hành vi được thực hiện bởi công dân Liên bang Xô Viết có ý đồ gây thiệt hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia….Liên bang Xô Viết … âm mưu với mục đích chiếm quyền lực " (tính chất tội phạm của hành vi không bị bác bỏ bởi đạo luật mới - điều 278 của Hiến pháp LB Nga định trước trách nhiệm vì chiếm đoạt bằng bạo lực hoặc ngăn cản chính quyền bằng bạo lực, tức là, mặt khách quan của tội phạm này trong Hiến pháp mới rộng hơn với Hiện pháp trước đây);
- Mục 2 điều 170 của Hiến pháp CHXHCN Liên bang Nga - "lạm quyền… tức là sử dụng chủ tâm bởi nhà chức trách địa vị công vụ của mình bất chấp những lợi ích phục vụ, nếu nó được thực hiện vì lợi ích tư lợi hoặc cá nhân khác… gây nên … những hậu quả nặng nề";
- Điều 171 của Hiến pháp CHXHCN Liên bang Nga - "việc vượt quá quyền hạn… tức là những hành vi gây ra bởi nhà chức trách vượt qua giới hạn các quyền và quyền hạn được pháp luật trao cho người đó, nếu nó gây thiệt hại nghiêm trọng các lợi ích quốc gia hoặc xã hội…".
Như vậy, nhóm những nhà chức trách của Liên bang Xô Viết, trong đó có cả tổng thống Liên bang Xô Viết, vào tháng tám-chín năm 1991 đã có chủ tâm, xuất phát từ lợi ích cá nhân, thực hiện những hành vi, cấu thành tập hợp lý tưởng các tội ác nêu trên nhằm chống lại những cơ sở của chế độ hiến pháp và quyền lực nhà nước. Những tội ác này đã kết thúc, những người đã thực hiện chúng, không bị truy cứu trách nhiệm.
Liên quan đến những nội dung trình bày ở trên, trên cơ sở của các điều 144, và điểm 7-8 của điều 151 của Hiến pháp Liên bang Nga, tôi yêu cầu Ngài xác định tính bị thẩm cứu xem xét tuyên bố này (gây hậu quả tiên lượng theo các vụ án hình sự về các tội phạm đã được nêu tại các điều 278 và 285 của Hiến pháp LB Nga thuộc về quyền hạn của các cơ quan khác nhau) và gửi nó đến cơ quan điều tra sơ bộ để xem xét do Ngài xác định.
Kính, đại biểu E. A. Fedorov".
Và Viện Tổng công tố trả lời gì? Viện đã bác bỏ khởi tố vụ án hình sự đối với Gorbachev, bởi vì, nói rằng, không có cơ sở để xem xét lại vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với M. S. Gorbachev và những cá nhân chức quyền khác". Và cũng không quên viện dẫn "sự bất khả xâm phạm" của Gorbachev như một tổng thống Liên bang Xô Viết. Và đây là trả lời của Phó Tổng Công tố LB Nga V. Ya. Grin mà nó được Fedorov trao cho:
Mười ngày trôi qua, còn Viện công tố còn đang suy nghĩ. Và hình như chắc chắn sẽ soạn phúc đáp, tương tự như thứ nhất, vâng, chính quyền của chúng ta không thích nhắc lại quá khứ, bởi vì bản thân chính quyền thực tế thừa hưởng quá khứ này và là người thừa kế nó…
Trong khi Viện công tố đang nặn óc nghĩ phúc đáp chuẩn theo pháp luật đối với chất vấn của Fedorov, mà trong đó đại biểu kết tội Gorbachev đã làm tan rã Liên bang Xô Viết (cho phép các nước cộng hòa Pribatic ra khỏi thành phần của Liên bang Xô Viết, vất bỏ quyền hành của Tổng tư lệnh tối cao và chuyển giao "nút hạt nhân", cũng với bộ sậu bán chính danh tạo nên sự sụp đổ của cường quốc vĩ đại), cần hợp lý nhắc lại rằng Gorbachev không làm điều gì để cứu Liên Xô. Và vì điều đó - coi thường những nghĩa vụ trực tiếp của mình "được đảm bảo bằng Hiến pháp" - có thể cần phải kết án ông.
Có thể lấy thời điểm cực đỉnh của quá trình sụp đổ cường quốc vĩ đại do chính Gorbachev và giới thân cận khởi xướng - ký Hiệp ước Belovezski ngày 8 tháng Mười hai bởi Eltsin, Kravchuk và Shushkevich.
KM.RU đã kể rằng cựu đại biểu Duma quốc gia khóa ba (2000-2003) và khóa bốn (2004-2007) Victor Alksnik, khi vào tháng Mười hai năm 2006 theo lời mời của tổng thống Belorussia Alexander Lukashenko đến dinh thự Viskuli, nơi những hiệp định này được ký như thế nào. Ông đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi dằn vặt ông: "Và tại sao điều này xảy ra chính ở nơi đó, mà không phải ở nơi khác?"
"Và tôi đã nhận được câu trả lời cho câu hỏi của mình, - mới đây Victor Alksnis viết, - khi một trong số những người lãnh đạo hiện nay của đơn vị bảo vệ dinh thự quốc gia "Viskuli", người khi bảo vệ vào tháng Mười hai năm 1991còn là thượng úy, đã kể với chúng tôi rằng đầm lầy Beloveskaya đã được chọn theo tiêu chí duy nhất: bên cạnh dinh thự săn bắn, đúng chỉ vài kilomet, là biên giới quốc gia của Liên bang Xô Viết. Những người ký mật ước đã có kế hoạch chạy trốn, trong đó kể cả đi bộ xuyên qua khu rừng để đến Ba Lan, đề phòng trường hợp nếu có thể Gorbachev có ý đồ bắt những kẻ thông mưu. Ngoài ra, hóa ra rằng khi những người chỉ huy KGB của CHXHCN Belorussia biết được ý đồ của Eltsin, Kravchuk và Shushkevich ký thoả thuận thủ tiêu Liên bang Xô Viết, đã lập tức báo cáo về Moscow điều này, trong đó cả báo cáo cho Gorbachev. Một đơn vị đặc nhiệm KGB của Belorussia đã được điều đến Viskuli, bao vây khu rừng ở khu vực dinh thự săn bắn và chờ đợi mệnh lệnh bắt những kẻ phá hoại Liên bang Xô Viết. Đáp lại từ Moscow có lệnh án binh bất động và chờ mệnh lệnh. Nhưng mệnh lệnh đã không đến như thế…"
Tổng thống Liên bang Xô Viết, người có nghĩa vụ chặn đứng âm mưu Beovezki và được trao những quyền năng tương ứng để thực hiện điều này, đúng là một ngón tay cũng không động đậy để cứu một cường quốc được tạo dựng bởi nhiều thế hệ cha ông chúng ta. Hóa ra, chỉ một điều rằng ông bạn Bush-bố của Gorbachev sẽ đánh giá những gì xảy ra như thế nào làm ông băn khoăn. "Vâng, ông có hiểu các ông đã gây ra điều gì không?! - Gorbachev quát Eltsin. Ông hiểu là dư luận thế giới sẽ lên án ông! Điều gì sẽ xảy ra nếu Bush biết về điều này?". Eltsin, tuy vậy, đã an ủi Gorbachev: tổng thống Hoa Kỳ Bush, nói rằng, biết rồi.
Sau điều này, Gorbachev chỉ còn mỗi việc từ bỏ quyền lực (mặc dù điều mà ông làm là bất hợp pháp, và về điều đó Evgeni Fedorov đã nhắc lại cho Tổng công tố LB Nga). Và trước khi rời bỏ quyền lực của mình, ông đã gọi điện cho tổng thống Hoa Kỳ và nói: "Ngài cứ yên tâm với Barbara (phu nhân của Bush - KM.RU) đón Giáng sinh. Ngày mai tôi sẽ từ chức. Với "cái nút" tất cả đâu vào đấy".
Chẳng nhẽ không nên kết án Gorbachev vì sự bất động tội ác đó hay sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét