Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Chiến dịch Linebacker và số máy bay Mỹ bị hạ trên bầu trời Miền Bắc

Chiến dịch Linebacker và số máy bay Mỹ bị hạ trên bầu trời Miền Bắc

VNDCCH tuyên bố: 674 máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, 125 chiếc bị hư hại,[1] 80 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm hoặc hư hại[2]
Hoa Kỳ tuyên bố: 134 máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, 10 máy bay VNCH bị bắn hạ
Để giải tỏa áp lực tiến công của Quân giải phóng trong Chiến dịch hè 1972Hoa Kỳ quyết định mở Chiến dịch Linebacker, ném bom miền bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, nhằm làm kiệt quệ miền Bắc, ngăn chặn sự chi việc cho miền Nam. Phía Bắc Việt Nam gọi chiến dịch này là Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
Chiến dịch Linebacker bắt đầu ngày 16 tháng 4 năm 1972, thực sự là một đòn bất ngờ đối với miền Bắc, vì phần lớn lực lượng phòng không đã được điều động bảo vệ hậu phương của Chiến dịch hè 1972. Mặt khác, lần này Hoa Kỳ đã tung ra những loại máy bay và những đòn tiến công mạnh mẽ, ác liệt hơn so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964-1968). Ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến, Hà Nội bị đánh phá ác liệt. Tổng kho xăng dầu Đức Giang bốc cháy hơn 1 tuần lễ liền. Lần đầu tiên Hải Phòng bị B-52 rải thảm. Các cuộc oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam, do Tổng thống Nixon ra lệnh vào tháng 5 để trả đũa Chiến dịch Xuân Hè 1972, đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.[3] Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ bên ngoài vào miền Bắc, cũng như hoạt động tiếp tế của miền Bắc cho các chiến trường miền Nam Việt Nam bị suy giảm rõ rệt, dẫn đến những thay đổi lớn trong chiến cục năm 1972 tại Việt Nam.

Cho đến trước chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, chiến cuộc diễn ra ác liệt khắp miền Bắc. Cơ sở hạ tầng của miền Bắc từ đường bộđường sắt, cầu, cảng, nhà máy, cơ sở sản xuất cho đến đê điều đều bị tàn phá nặng nề. Đổi lại, về phía Hoa Kỳ cũng đã có hơn 1.000 máy bay các loại bị bắn hạ (số liệu của miền Bắc). Trong số các máy bay bị bắn rơi có 34 chiếc B-52, 4 chiếc F111.

Đợt 1-"Chiến thuật nhảy cừu"

Mở đầu chiến dịch này, ngày 6 tháng 4, Không lực Hoa Kỳ huy động hơn 150 lần chiếc máy bay, trong đó có 18 lần chiếc B-52 phối hợp với các pháo hạm ném bom, bắn phá các kho hàng, chân hàng và trận địa tên lửa của QĐNDVN tạiQuảng Bình và Vĩnh Linh. Tiểu đoàn 52 Trung đoàn tên lửa 267 thuộc Sư đoàn phòng không 363B đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F-4 tại Quảng HưngQuảng TrạchQuảng Bình. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị hạ trong Chiến dịch Linebacker.
Ngày 7 tháng 4 Không lực Hoa Kỳ tổ chức nhiều trận không kích lớn vào các đơn vị phòng không của QĐNDVN tại Vĩnh Linh và Quảng Bình; đánh hỏng 6 bộ khí tài, 7 tiểu đoàn tên lửa của các Sư đoàn phòng không 367 và 377 mất sức chiến đấu. Đợt tấn công đầu tiên của Không lực Hoa Kỳ kết thúc ngày 10 tháng 4. Tuy được công nhận bắn rơi 18 máy bay nhưng đợt tấn công này đã làm suy yếu đáng kể sự yểm hộ đất đối không của QĐNDVN cho chiến dịch Trị-Thiên. Phía Việt Nam phản ứng thận trọng. Ngày 7 tháng 4, Quân ủy Trung ương QĐNDVN ra chỉ thị: "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ miền Bắc và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến trong tình hình mới".[4]. Đến ngày 9 tháng 4, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN mới ban hành mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho tất cả các lực lượng vũ trang trên toàn miền Bắc.[5]
Sáng ngày 9 tháng 5, phân hạm đội tuần dương và khu trục số 11 thuộc Hạm đội 7 (Hải quân Hoa Kỳ) bắt đầu chiến dịch rải thủy lôi ngăn chặn, cô lập bờ biển Bắc Việt Nam với 7.963 quả ở 43 khu vực bến cảng, cửa sông của 10 tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ninh; tập trung nhiều nhất ở các khu vực Hải Phòng, Cửa Hội, Hòn La và cửa sông Gianh.
Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 4, Không lực Hoa Kỳ huy động 50 lần chiếc máy bay, trong đó có 12 chiếc B-52 ném bom khu vực Vinh - Bến Thủy. Ngày 13 tháng 4, 64 lần chiếc máy bay cường kích và 6 chiếc B-52 không kích cầu Hàm Rồng và sân bay Thọ Xuân (căn cứ của MiG-21). Sư đoàn phòng không 365 của QĐNDVN ở khu vực này không bắn rơi được chiếc nào. 3 giờ sáng ngày 16 tháng 4. Không lực Hoa Kỳ tổ chức một trận đánh quy mô vào Hải Phòng; sử dụng 261 phi vụ chiến thuật và 9 phi vụ B-52 dội bom xuống thành phố kết hợp với sử dụng nhiễu điện tử ồ ạt và dày đặc. Các Trung đoàn tên lửa 285 và 238 QĐNDVN bảo vệ thành phố Hải Phòng đã bắn lên 93 quả đạn tên lửa nhưng không trúng chiếc B-52 nào. Sau trận này, tướng Mormoyer, tham mưu trưởng Không lực Hoa Kỳ tuyên bố: "B-52 của Không quân chiến lược Hoa Kỳ có thể đánh bất cứ địa điểm nào trên miền Bắc Việt Nam mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể của đối phương" [6].

Cầu Hàm Rồng bị máy bay Mỹ sử dụng bom LORAN đánh hỏng năm 1972 (ảnh chụp từ trên không)
Trong các trận đánh tháng 4 năm 1972 ở miền Bắc, Không lực Hoa Kỳ đã sử dụng phổ biến các loại máy gây nhiễu điện tử có công suất lớn: ALQ (các phiên bản 51, 87, 100, 101) gây nhiễu radar điều khiển tên lửa đất đối không; ALR-18 gây nhiều radar của MiG-21ALQ-76 và QTR-13 gây nhiều ra đa pháo phòng không COH-9A. Các máy bay thế hệ mới được sử dụng có F-4D và E thay cho F-4C, F-105G thay cho F-105F, A-6 và A-7 thay cho A-4. Các kỹ thuật điều khiển vũ khí hiện đại có: hệ thống điều khiển bom bằng laser ZOT và KNIGHT. Các loại tên lửa chống ra đa mới như AGM-78AGM-88 cũng được đưa vào sử dụng kết hợp với loại AGM-45 cũ.[7][8]
Về chiến thuật, Không lực Hoa Kỳ không leo thang theo từng địa điểm từ Nam ra Bắc mà đánh theo lối "nhảy cừu": từ Quảng Bình ra Vinh, Thanh Hóa (bỏ qua Hà Tĩnh) đến Hải Phòng, Hà Nội (bỏ qua Nam đồng bằng Bắc Bộ). Từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5, Không lực Hoa Kỳ và không quân của Hải quân Hoa Kỳ đã không kích 857 điểm trên miền Bắc, trong đó có: 345 mục tiêu giao thông, 215 mục tiêu dân sự, 85 mục tiêu quân sự. Các pháo hạm của Hạm đội 7 đã bắn 12.870 quả đạn vào các mục tiêu ven biển từ Đồ Sơn đến Vĩnh Linh. Theo phía VNDCCH, họ đã bắn rơi 89 máy bay của đối phương. Hoa Kỳ chỉ công nhận mất 15 chiếc.[9]

[sửa]Đợt 2-"Vùng 6"


Đội hình F-4 phối hợp với A-7 không kích miền Bắc Việt Nam
"Vùng 6" là mật danh của Không lực Hoa Kỳ chỉ không phận Hà Nội và các vùng lân cận có bán kính 50 dặm. Ngày 10 và 11 tháng 5, Không lực Hoa Kỳ tổ chức các trận đánh quy mô lớn vào Hà Nội và các khu vực lân cận. Tên lửa phòng không của QĐNDVN không bắn rơi được chiếc nào do bị gây nhiễu nặng bao gồm cả nhiễu trong đội hình từ các máy phát nhiều gắn trên máy bay ném bom, máy bay tiêm kích gây ra cũng như nhiễu ngoài đội hình từ các máy bay EB-66 và EC-121 gây ra. Các đầu mối giao thông chiến lược như cầu Long Biên, cầu Đuống, Cầu Phú Lương và nhiều khu công nghiệp ở miền Bắc bị máy bay Mỹ đánh hỏng trong thời gian ngắn. Bộ Tham mưu quân chủng phòng không - không quân QĐNDVN phải tổ chức điều chỉnh lại khí tài và tập huấn tác chiến tên lửa đối không để đối phó với các biện pháp chống tên lửa hiện đại của Không lực Hoa Kỳ và tổ chức lại thế trận phòng không trên toàn miền Bắc.[5] Không quân tiêm kích của QĐNDVN bắn rơi 9 máy bay của đối phương (Hoa Kỳ công nhận rơi 5 chiếc). Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (QĐNDVN) mất 2 chiếc MiG-17 trong trận bảo vệ cầu Phú Lương (Hải Dương) [10]
Song song với các cuộc không kích vào Hà Nội, Không lực Hoa Kỳ còn tổ chức các đợt tấn công vào các đầu mối giao thông quan trọng ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong các ngày từ 7 đến 30 tháng 5, hàng trăm lần chiếc cường kích tổ chức hơn 10 trận không kích cầu Ninh Bình nhưng không phá được cầu, chỉ đánh hỏng được các đoạn đường giao thông ở hai đầu cầu và mất 8 máy bay.
Từ ngày 15 tháng 5 đến cuối tháng 6, Không lực Hoa Kỳ tiếp tục tổ chức các trận đánh lẻ vào "Vùng 6" và các khu vực lân cận. Ngày 6 tháng 6, Trung đoàn tên lửa 261 bắn rơi một chiếc F-4 ở Yên Bái chấm dứt 2 tháng thúc thủ không đánh rơi máy bay đối phương của tên lửa phòng không. Ngày 27 tháng 6, Trung đoàn 261 hạ một F-4 rơi ở Đại Kim (Hà Nội); Trung đoàn 257 đánh rơi 1 F-105G ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Đầu tháng 7 năm 1972, Không lực Hoa Kỳ phối hợp với không quân của hải quân Hoa Kỳ tổ chức 6 trận đánh lớn vào Hà Nội. Các đơn vị tên lửa quanh Hà Nội đã cơ động ra vòng ngoài, hình thành thế ngoài đánh vào, bắn rơi 6 chiếc F-4 và F-105. Trong tháng 6, các Trung đoàn không quân tiêm kích 921 và 923 Không quân Nhân dân Việt Nam cũng bắn rơi 16 máy bay của đối phương và chịu tổn thất 4 chiếc. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh miền Bắc cùng tham gia với quân đội chính quy đánh các máy bay bay thấp của Hải quân Hoa Kỳ. Trong các ngày 12, 17, 19 và 21 tháng 7 các đơn vị này đã bắn rơi 3 chiếc A-7 và 1 chiếc F-4H. Ngày 27 tháng 6, Không quân Mỹ tổ chức một trận tập kích lớn vào Hà Nội với 24 máy bay cường kích và 20 máy bay tiêm kích F-4 yểm hộ. 5 chiếc MiG-21MF của Không quân Nhân dân Việt Nam hạ 4 chiếc F-4E của các Liên đội không quân chiến thuật số 366 và 423 của Không quân Hoa Kỳ tại vùng trời Tây Bắc Việt Nam (các F-4 bị rơi có số hiệu 68-0314, 67-0248, 69-7271, 69-7296); bắn bị thương 1 F-4E (số hiệu 67-0243).[11]
Trong tháng 7 năm 1972, VNDCCH công bố bắn rơi 43 máy bay của không quân và hải quân Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ ghi nhận từ ngày 10 tháng 5 đến 30 tháng 7, họ chỉ mất mất 35 chiếc.[9]

[sửa]Đợt 3-"Không kích mở rộng"


Một chiếc F-4 của Không lực Hoa Kỳ bị trúng tên lửa SAM-2 khi đang không kích miền Bắc Việt Nam
Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1972, Không lực Hoa Kỳ giảm bớt cường độ các đợt đánh phá vào Vùng 6 và mở rộng đánh phá ra các tuyến giao thông quan trọng ở phía Bắc, phía Nam Hà Nội (quốc lộ số 1) và phía Đông (quốc lộ số 5, quốc lộ số 10). Trọng điểm không kích trong thời gian này là các cầu, phà đầu mối (Sông Hóa, Bắc Giang, Đáp Cầu, Tân Đệ, Phú Lương, Ninh Bình, Hàm Rồng...), các chân hàng, kho hàng (Hải Phòng, Đồng Mỏ, Đông Anh), các trận địa tên lửa phòng không, các sân bay, các nhà ga đầu mối trên các tuyến đường sắt Hà Nội-Thanh Hòa-Vinh, Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Yên Bái và các kho xăng, dầu. Quân chủng phòng không-không quân QĐNDVN tổ chức thêm 3 trung đoàn pháo cao xạ, bố trí lại thế trận từ tập trung bảo vệ yếu địa Hà Nội sang phân tán ra các địa bàn đường 1 Bắc, đường 1 Nam... tổ chức các cụm phòng không bảo vệ các đầu mối giao thông.[5].
Ngày 25 tháng 9, Bộ tư lệnh Không lực Hoa Kỳ điều 2 đại đội gồm 48 máy bay cường kích F-111A thuộc Liên đội không quân chiến thuật số 47 đến căn cứ Takhli (Thái Lan) với nhiệm vụ phối hợp với các máy bay tầm thấp A-6 và A-7 của không lực Hải quân Hoa Kỳ tiêu diệt các trận địa tên lửa SAM. F-111A có góc cánh thay đổi (cụp-xòe), có vận tốc siêu âm, mang được 8 tấn bom, có thể bay thấp cách mặt đất 60 m, lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam. Cũng trong tháng 9, Quân chủng phòng không - không quân QĐNDVN đã xây dựng xong phương án đối phó với các cuộc tập kích đường không lớn bằng B-52.[12]
Ngày 6 tháng 10, Không lực Hoa Kỳ tổ chức cuộc oanh kích lớn vào Hà Nội với đội hình hơn 40 máy bay tiêm kích và cường kích, tập trung đánh các trận địa tên lửa phòng không của QĐNDVN ở Chèm, Dục Tú, Đại Chu, Yên Nghĩa, Bắc Hồng, Song Mai. Ngày 8 tháng 10, Không quân chiến thuật Hoa Kỳ tiếp tục tấn công các sân bay quanh Hà Nội. Ngày 11 tháng 10, máy bay của Hải quân Mỹ tập kích Hải Dương. Trong loạt trận này, các đơn vị tên lửa của QĐNDVN đã áp dụng thành công các biện pháp chống tên lửa tự dẫn AGM-87 và AGM-88 của không quân Hoa Kỳ, không những không bị tổn thất mà còn bắn rơi 4 máy bay cường kích. Đêm 17 tháng 10, một máy bay F-111A bị súng phòng không tầm thấp hạ tại cầu Tiền Châu, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1972, VNDCCH công bố kết quả bắn rơi 221 máy bay của đối phương. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ chỉ thừa nhận mất 93 chiếc.[11]

[sửa]Đợt 4-"Kéo dãn đối phương"

Ngày 8 tháng 10, tại Hội nghị Paris, phía VNDCCH đưa ra Dự thảo hiệp định hòa bình. Đoàn Hoa Kỳ do Henry Kissinger dẫn đầu đã cùng đoàn VNDCCH thảo luận, tu chỉnh dự thảo này trong ba ngày và đi đến thoả thuận sẽ ký tắt Hiệp định vào ngày 23 tháng 10 tại Hà Hội, ký chính thức vào ngày 26 tháng 10 tại Paris. Trước đó, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt ném bom miền Bắc từ ngày 18 tháng 10. Ngày 20 tháng 10, phía Hoa Kỳ đề nghị lùi thời gian biểu lại năm ngày. Phía VNDCCH chấp nhận. Đến ngày 23 tháng 10, Tổng thốngRichard Nixon tuyên bố đơn phương ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam nhưng không phải là tất cả mà chỉ từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cùng ngày, Tổng thống Richard Nixon cũng gửi công hàm cho Phạm Văn Đồng đề nghị có thêm một cuộc gặp riêng nữa ở Paris vì có nhiều vấn đề kỹ thuật xuất hiện. Vấn đề đó chính là bốn điều kiện mà Nguyễn Văn Thiệu đòi phải đáp ứng để ký kết hiệp định:

Một chiếc B-52D (số đuôi 56-0110) cùng kiểu với chiếc trong ảnh này đã bị SAM-2 bắn trúng ngày 22/11/1972, rơi cách sân bay Nakhon Phanom 20 km
1- Không có chính phủ liên hiệp;
2- Quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam;
3- Tôn trọng tính trung lập của khu phi quân sự;
4- Giải quyết những bất đồng chính trị còn lại giữa hai miền mà không có sự can thiệp nước ngoài.[13]
Từ ngày 23 tháng 10, Không lực Hoa Kỳ tập trung đánh phá các tuyến giao thông ở các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào. Các khu vực trọng điểm Tân Kỳ, Triều Dương, Đô Lương (trên tuyến đường 15) thường xuyên bị B-52 oanh kích. Từ cuối tháng 10 đến giữa tháng, Không lực Hoa Kỳ đã ném xuống các mục tiêu ở khu 4 hơn 1.000 tấn bom trong hơn 60 trận đánh nhưng không ngăn chặn được việc vận chuyển 21.000 tấn hàng qua khu vực này, còn bị mất thêm 11 máy bay cường kích. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11, các Tiểu đoàn tên lửa 43, 44 của Sư đoàn phòng không 365 bắn trúng 1 chiếc B-52D có số đuôi 55-0110, mật danh liên lạcOlive 2, trên độ cao 25.000 ft tại vùng trời Nghệ An. Chiếc máy bay này cố gắng bay về hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanom nhưng khi còn cách sân bay 20 km thì bị rơi. Theo thống kê của Marshall, chiếc này bị MiG-21 bắn, nhưng theo thống kê của Hobson, nó bị SA-2 bắn.[9][11]
Đầu tháng 11, Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh quân chủng phòng không-không quân QĐNDVN đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc co các đơn vị tên lửa về quanh Hà Nội và Hải Phòng, hoặc phòng thủ Hà Nội từ xa. Ngày 15 tháng 11, Bộ Tổng tham mưu thực hiện nghị quyết của Quân uỷ Trung ương điều Trung đoàn tên lửa 267 vào bảo vệ địa bàn Thanh Hóa. Tuy nhận được Trung đoàn 274 từ Quảng Bình ra tăng cường cho lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội nhưng trung đoàn này chỉ còn 1 tiểu đoàn đủ khí tài, có thể tác chiến được. Ngày 8 tháng 12, Bộ tổng tham mưu tiếp tục ra lệnh điều Trung đoàn 261 vào phía Nam. Bộ tư lệnh phòng không-không quân phải mất hai ngày thuyết phục, Bộ Tổng tham mưu mới đồng ý giữ trung đoàn này lại.[5] Trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" chính Trung đoàn 261 là một trong hai đơn vị chủ công, bắn rơi nhiều B-52 nhất. Do sự điều động thay đổi lực lượng này, các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của lực lượng phòng không QĐNDVN quyết định bố trí các đơn vị tác chiến theo các hướng chủ yếu, thứ yếu và phối hợp bổ trợ, tạo ra càng nhiều vùng "trùng hỏa lực" càng tốt.[12]
Với các biện pháp điều động binh lực phòng không được ghi nhận như trên, về hình thức, có vẻ như phía Mỹ đã đạt được mục đích kéo dãn lực lượng tên lửa phòng không của QĐNDVN ra xa khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Lực lượng tên lửa SA-2 bảo vệ Hà Nội chỉ còn bằng 1/3 so với năm 1967.[4] Đầu tháng 12 năm 1972, lực lượng phòng không của QĐNDVN phòng thủ miền Bắc như sau:
  • Sư đoàn phòng không Hà Nội (361) gồm 2 trung đoàn + 1 tiểu đoàn tên lửa SA-2 (tổng cộng 9 tiểu đoàn hỏa lực), 5 trung đoàn pháo cao xạ. Các đơn vị khác tham gia bảo vệ Hà Nội có 3 trung đoàn không quân tiêm kích (thuộc Bộ tư lệnh phòng không-không quân, 4 đại đội pháo 100 mm và 226 trung đội súng máy phòng không (thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô). Các Trung đoàn 276 và 277 trang bị tên lửa SA-3 mới từ Azerbaijan và Armenia về nước nhưng khí tài không về kịp nên coi như không tham chiến.
  • Sư đoàn phòng không Hải Phòng (363) gồm 2 trung đoàn tên lửa SA-2 (mỗi trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn hỏa lực); Trung đoàn cao xạ 252 (4 tiểu đoàn, có 2 đại đội pháo 100 mm), một cụm súng máy cao xạ hạng nặng gồm 36 khẩu kiểu ZPU-2ZPU-4 và 12 khẩu DShK 12,7 mm; hơn 80 trung đội súng máy tầm thấp.
  • Hướng vùng núi phía Bắc có Trung đoàn 268 trang bị tên lửa Hongqi-2 của Trung Quốc nhưng không chiến đấu được do khí tài bị đánh hỏng trong trận các oanh kích tháng 8 tại Bắc Giang, 5 trung đoàn pháo cao xạ, trong đó có trung đoàn 256 pháo 100 mm bảo vệ Thái Nguyên.
  • Hướng Nam Hà Nội có Sư đoàn phòng không 365 ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sư đoàn phòng không 367 ở Quảng Bình, Vĩnh Linh và Trung đoàn không quân tiêm kích 927 (thuộc Bộ tư lệnh phòng không - không quân).[4]

Phần Bắc lãnh thổ Guam (USA) nhìn từ trên không; phía trên, bên phải là căn cứ không quân Anderson
Cùng thời gian này, Không lực Hoa Kỳ một mặt tiếp tục oanh kích các mục tiêu đường giao thông, nhà ga, cầu phà, bến cảng, kho hàng... ở phía nam vĩ tuyến 20; mặt khác, tích cực chuẩn bị cho Chiến dịch Linebacker II. Đến ngày 16 tháng 12, Không lực Hoa Kỳ đã tập trung xong Tập đoàn không quân chiến lược số 8 (SAC-8AF) gồm 3 không đoàn: Không đoàn lâm thời số 57 (57AD-P) ở Anderson (Guam), Không đoàn lâm thời số 17 (17AD-P) ở U-Tapao (Thái Lan) và Không đoàn phục vụ chiến đấu số 376 (376SW) ở căn cứ Kadena trên đảo Okinawa (Nhật Bản). Phối hợp và yểm hộ cho lực lượng này có Tập đoàn không quân chiến thuật số 7 (TAC-7AF) ỏ Đông Nam Á và Lực lượng đặc nhiệm 77 gồm các máy bay của hải quân trên các tàu sân bay đậu tại "Trạm Yankee" trên Vịnh Bắc Bộ.[14] Toàn bộ lực lượng gồm có:
  • Máy bay ném bom chiến lược B-52D: 107 chiếc; tại U-Tapao (Thái Lan): 54 chiếc thuộc Liên đoàn 307 (có 4 chiếc đang sửa chữa, bảo dưỡng), tại Guam: 53 chiếc thuộc Liên đoàn 43; (có 3 chiếc đang sửa chữa, bảo dưỡng)
  • Máy bay ném bom chiến lược B-52G: 99 chiếc thuộc Liên đoàn 72, đều ở Guam (có 2 chiếc đang sửa chữa-bảo dưỡng);
  • Máy bay tiếp dầu KC-135 (các version A và Q): 53 chiếc thuộc liên đoàn 310 ở U-Tapao; 96 chiếc thuộc không đoàn 376 ở Okinawa và căn cứ Clark (Philippines);
  • Máy bay trinh sát SR-71: 10 chiếc tại Okinawa;
  • Máy bay trinh sát U-2C và DC-130: mỗi loại 2 chiếc tại U-Tapao.
  • Máy bay ném bom F-111A: 48 chiếc tại Takhli (Thái Lan);
  • Máy bay tiêm kích-ném bom F-4 (các version C, D, E): 267 chiếc; tại Udorn (Thái Lan) 99 chiếc, tại Korat (Thái Lan) 30 chiếc, tại Ubon (Thái Lan) 111 chiếc, tại Nậm Phong (Thái Lan) 27 chiếc;
  • Máy bay cường kích-gây nhiễu điện tử F-105G: 23 chiếc tại Korat;
  • Máy bay cường kích A-7C: 72 chiếc tại Korat;
  • Máy bay tác chiến điện tử EB-66: 17 chiếc tại Korat;
  • Máy bay trinh sát-chỉ huy tác chiến trên không EC-121: tại Korat (không rõ số lượng);
  • Máy bay tìm kiếm-cứu hộ C-130: tại Korat (không rõ số lượng);
  • Trực thăng tìm kiếm-cứu hộ HH-53: tại Nakhon Phanom (Thái Lan) (không rõ số lượng).[15]

Vị trí của "Trạm Yankee", nơi đậu các tàu sân bay Hoa Kỳ ở Biển Đông
Lực lượng hải quân của hạm đội 7 Hoa Kỳ tham gia chiến dịch Linebacker II có:
  • Tàu sân bay USS America (CVA-66) có 75 máy bay
  • Tàu sân bay USS Enterprise (CVAN-65) có 75 máy bay
  • Tàu sân bay USS Midwey (CVA-41) có 55 máy bay
  • Tàu sân bay USS Oriskany (CVA-34) có 45 máy bay
  • Tàu sân bay USS Saratoga (CVA-60) có 65 máy bay
  • Tàu sân bay USS Ranger (CVA-61) có 65 máy bay
Ngoài ra còn có hơn 30 tuần dương hạm, khu trục hạm và hơn 20 tàu chở bom đạn, chở dầu, hậu cần, bệnh viện... Không quân và hải quân vận tải của Hoa Kỳ đã vận chuyển hàng vạn tấn xăng dầu, hơn 500 nghìn tấn bom đến các căn cứ không quân Kadena (Okinawa, Nhật Bản), Anderson (Guam), U-Tapao và các căn cứ khác ở (Thái Lan).
Qua kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến dịch Sấm Rền và tổng kết các cuộc không kích của máy bay Mỹ từ tháng 4 đến cuối tháng 11 năm 1972. Bộ tư lệnh quân chủng phòng không - không quân QĐNDVN dự báo B-52 sẽ tấn công Hà Nội từ bốn hướng. Trong đó, có hai hướng chủ yếu và hai hướng thứ yếu:
  • Hướng thứ nhất (chủ yếu): lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra tập hợp đội hình và tấn công Hà Nội theo trục sông Hồng (Tây Bắc - Đông Nam); sau khi cắt bom thoát ly ra biển theo hướng Đông Nam hoặc sang Lào Theo hướng Tây Nam.
  • Hướng thứ hai (chủ yếu): lấy núi Viên Nam (nam Ba Vì) là điểm kiểm tra tập hợp đội hình đột nhập không phận Hà Nội từ phía Tây; thoát ly theo hướng Đông Nam ra biển hoặc "uốn móc câu" trở lại Lào.
  • Hướng thứ ba (thứ yếu): lấy ngã ba sông Lục Nam và Sông Thương làm điểm kiểm tra, tập hợp đội hình và bay vào Hà Nội từ phía Đông Bắc qua Hà Bắc; thoát ly ra biển hoặc bay thẳng sang Lào.
  • Hướng thứ tư (thứ yếu): lấy cửa Ba Lạt làm điểm kiểm tra tập hợp đội hình và bay thẳng lên Hà Nội theo trục sông Hồng (Đông Nam-Tây Bắc); thoát ly phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam sang Lào.
Thực tế Chiến dịch Linebacker II sau đó cho thấy các tốp B-52 sử dụng hướng thứ nhất và thứ hai trong 2/3 số phi vụ, các hướng thứ hai và thứ tư được sử dụng ít hơn.
Các đường bay đột kích của B-52 vào Hải Phòng được dự báo có hai hướng:
  • Hướng thứ nhất: lấy cửa Nam Triệu làm điểm kiểm tra và đột nhập Hải phòng từ phía chính Đông
  • Hướng thứ hai: lấy cửa sông Văn Úc làm điểm kiểm tra tập hợp đội hình vào đánh Hải Phòng từ phía Tây Nam.
Trên thực tế, các tốp B-52 vào Hải Phòng từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 26 tháng 12 đều sử dụng cả hai đường bay này.[4]
Tại Paris, cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ một lần nữa lâm vào bế tắc và đây cũng là lần bế tắc cuối cùng. Đêm 12 tháng 12, Chánh văn phòng Nhà trắng Heizman thừa uỷ quyền của Richard Nixon gửi một bức điện cho Kissinger có đoạn viết: Chúng ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như là chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải làm như là do họ chứ không phải do chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, Hoa Kỳ không được chủ động cắt đứt cuộc nói chuyện. Chúng ta cần yêu cầu hoãn cuộc họp để tham khảo thêm".[13] Ngày 15 tháng 12, đàm phán ở Paris bế tắc, Lê Đức Thọ và Kissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12,Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho VNDCCH kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Maskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.[16]
Tổng thống Nixon viết:
"Phải nói thẳng với Brezhnev rằng chừng nào người Bắc Việt Nam tiếp tục sát hại người miền Nam và người Mỹ ở đây, thì chừng đó Tổng thống Mỹ sẽ còn phải thường xuyên cho oanh tạc các căn cứ quân sự ở miền Bắc"
Và ông cũng đã bày tỏ với công luận:
"Nếu như sự hiểu biết của chúng ta đối với người Nga luôn cho thấy rằng chúng đã bắt đầu và cuối cùng là giảm bớt mức độ cuộc oanh tạc trong khi kẻ thù vẫn tiếp tục quy mô chiến tranh của nó, thì chúng ta sẽ phải chuốc lấy những điều tồi tệ nhất của hai phái: sự coi thường của phía tả và sự chán nản hoàn toàn của phía hữu".[3]

[sửa]Chú thích

  1. ^ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII
  2. ^ Victory in Vietnam, p. 301.
  3. a b Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Ilya V. Gaiduk Chương 10 Giữa sự hoà hoãn và Việt Nam
  4. a b c d Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965-2005. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005
  5. a b c d Lịch sử quân chủng phòng không-không quân. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006
  6. ^ Green Wood. Airforce in Vietnam war - the hubris of power. Solomon press. London. 1973
  7. ^ Karl J. Eschmann. Linebacker -The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam
  8. ^ Marshall L. Mitchel. 11 Days of Christmas, published 2002.
  9. a b c Chris Hobson. Vietnam Air Losess - United States Air Force, Navy and Marine Corps Fixed-Wing Aicraft Losses in Southeast Asia 1961-1973.
  10. ^ Lịch sử Trung đoàn không quân 923 (1965-2000). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2000
  11. a b c Marshall L. Michell III. Air Combat Over North Vietnam 1965-1972. Naval Institute Press, 1997.
  12. a b Quân khu Thủ đô (Nguyễn Minh Tâm: chủ biên). Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. 2008
  13. a b Henry Kissingerr. A la maison blanche 1968-1973. Edition Fayard. Paris. 1979
  14. ^ James. R. McCarthy and Robert E. Rayfield. Linebacker II A view from the rock. Office of Air force history - United States Air force. Washington DC. 1985.
  15. ^ Terry Horstead. History of Strategic Air Command - History of Linebacker II-Vietnam.
  16. ^ Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét