Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Không quân Việt Nam đã bắn hạ bao nhiêu pháo đài bay B52 ?

Không quân Việt Nam đã bắn hạ bao nhiêu pháo đài bay B52 ?

Hình chiếu đứng của Mikoyan-Gurevich MiG-21.

Ngay sau chiến dịch Mỹ ném bom B52 tại Hà Nội dịp Noel năm 1972 và hòa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam đầu năm 1973, đã có nhiều thông tin khác nhau về số pháo đài bay B52 Mỹ bị Không quân Việt Nam bắn rụng và ai là tác giả của những chiến công thần kỳ  đó. Dư luận về chuyện này kéo dài đến khoảng năm 1976 thì chấm dứt vì sau đó là chuyện khủng hoảng kinh tế, xã hội, cuộc chiến biên giới phía Nam và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là 3 trường hợp MiG-21 bị Không quân Việt Nam bắn hạ B52 do trang wikipedia tổng hợp.

Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:
1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II,
3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo.[1]
MiG-21PF sơn cờ của không quân nhân dân Việt Nam

Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô. Chúng được sản xuất tại 3 nhà máy, ở GAZ 30 tại Moskva (hau còn gọi là Znamiya Truda), tại GAZ 21 ở Gorky[2] và tại GAZ 31 ở Tbilisi. Kiểu "MiG" được sản xuất cũng khác nhau theo từng nhà máy. Nhà máy ở Gorky chế tạo MiG-21 một chỗ cho quân đội Xô viết. Nhà máy ở Moscow chế tạo MiG-21 một chỗ cho xuất khẩu và nhà máy ở Tbilisi chế tạo MiG-21 hai chỗ cho cả xuất khẩu và quân đội Xô viết. Mỗi nhà máy chế tạo MiG-21 với số lượng như sau:
  • 5278 chiếc (hay 5765 chiếc ) tại Gorky
  • 3203 chiếc tại Moscow
  • 1677 chiếc tại Tbilisi [2]
  • Ngoài ra còn có 194 chiếc được sản xuất tại Tiệp Khắc.
MiG-21 bắn hạ 3 máy bay Mỹ tại Việt Nam

MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam, trong thời gian diễn ra chiến tranh, nó tham gia hoạt động thường xuyên trong các nhiệm vụ. Đây là một trong số những máy bay tiên tiến nhất thời gian đó; tuy nhiên, rất nhiều phi công xuất sắc của Bắc Việt Nam lại thích lái MiG-17 hơn, do tải trọng lực nâng của cánh lớn trên MiG-21 khiến nó mất đi độ cơ động so với MiG-17. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa, và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI. MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 Thunderchief rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.

MiG-21U sơn cờ Việt Nam bảo tàng bay Cavanaugh
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968, tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam dần dần đã dẫn đến việc Không quân Hoa Kỳ phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, chương trình này mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công, người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
Không quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công và bắn hạ pháo đài bay B-52 Stratofortress đang bay quanh Hà Nội trong Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam. Họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này cho đến thời điểm năm 2010. 
Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. 
Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21MF bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. 
Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gurevich_MiG-21

B52 và MIG 21 – Phạm Tuân và Xuân Thiều

Hiệu Minh: đọc lịch sử về chiến tranh, tài liệu của phía bên kia (Mỹ), khi thống kê về B52 bị bắn rơi, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ thừa nhận SAM2 bắn, không có chuyện MIG21 hạ pháo đài bay.

Nếu tra phần Wiki tiếng Anh, phần giới thiệu về MIG21 tương ứng, thì Phạm Tuân phóng tên lửa cách mục tiêu 2KM nhưng chưa chắc đã diệt được máy bay, bởi lúc đó có tên lửa SAM2 bắn cháy một B52, nên phi công Phạm Tuân lầm tưởng mình đã bắn trúng.
Đầu B52F. Ảnh: HM
Đầu B52. Ảnh: HM
Phía Việt Nam còn nói, ngày hôm sau, có máy bay của Nguyễn Xuân Thiều bắn B52 cháy ở mục tiêu quá gần nên đã bị nổ theo. Theo nguồn tin này, thì hôm đó một Phantom của Mỹ đã hạ một MIG21 và được cho là của Nguyễn Xuân Thiều.
Ngoài ra, 12 ngày đêm có nhiều tin khác nhau về số lượng B52 bị bắn hạ. Phía Việt Nam nói có 34 chiếc bị SAM2 và MIG21 bắn cháy, nhưng phía Mỹ chỉ công nhận có 15 chiếc.
Có lẽ Hoa Kỳ biết chính xác chiếc nào bị bắn rơi, chiếc nào bị lỗi kỹ thuật, phi công nhảy dù, cho máy bay tự lao xuống biển hay đất liền.
Như vậy Wiki tiếng Việt do người Việt viết, rất có thể bên chiến thắng biên tập theo hướng có lợi cho mình. Phần tiếng Anh do người Mỹ biên tập, dẫn nguồn khác nên đưa đến sự khác biệt.
Dẫn nguồn Wiki chỉ mang tính tham khảo nên người viết cần hết sức thận trọng.
Entry này không có ý định tranh cãi về MIG21 có bắn rơi B52 hay không, hoặc Phạm Tuân và Xuân Thiều, ai là người có công bắn B52 trên bầu trời Yên Bái.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng ngũ tướng không quân thời đó biết rõ hơn ai hết. Riêng Phạm Tuân biết chắc tên lửa của anh có đến mục tiêu hay không. Phía Mỹ cũng đủ tài liệu kỹ thuật để chứng minh thực tế trận chiến trên không những ngày ấy.

----------------
1/.
SAM-2 có tầm bắn cao tới 29km, cớ gì nó không đòm được anh B-52 có trần bay tối đa chỉ khoảng 17-18km? Chứng cớ là Liên Xô bắn rơi U-2 ở độ cao 22km đó thôi. SAM2 cho VN không bắn được B-52 ở lý do khác: đầu nổ vô tuyến! Độ phản xạ sóng rada từ mặt đất tới máy bay đối phương, phản xạ trở ra tới đầu tên lửa, khi đủ mạnh (tức tới càng gần) sẽ kích nổ. Độ phản xã sóng rada (CRS) của những máy bay nhỏ như tiêm kích F4, cường kích F-105 khiến tên lửa SAM2 nổ ở khoảng cách 40-150m chứ không cần chạm vào máy bay. Chiếc B-52 khổng lồ kia có CRS cực lớn sẽ kích nổ tên lửa ở khoảng cách …400-700m nên không thể hạ được nó mà chỉ làm nó bị thương nhẹ. Sự thay đổi khiến tên lửa giảm độ nhạy với sóng CRS B-52 (GS.Trần Đại Nghĩa) khiến SAM2 có thể bắn hạ B-52, tuy nhiên đạn này khó bắn tiêm kích F4, nên có khuyến cáo cấm các tiểu đoàn dùng bắn máy bay tiêm kích hay cường kích trong những ngày này.
2/.
Tên lửa Atoll (K-13) trên Mig-21 tuy có tầm bắn gần 8km, nhưng là tên lửa tầm nhiệt, góc bắt của đầu dò là 5độ mỗi bên, tức phi công phải gần như bám đuôi mới bắn tốt. Hai nữa, qua thực tế thi khoảng cách tốt nhất để bắn là trên 1km và dưới 2km. Bởi khi đó máy bay đối phương ít có cơ hội thoát khỏi “góc” bắt mục tiêu của đầu dò. Tất nhiên nó (sẽ) cũng bắn trúng maý bay địch ở khoảng cách 4km, thậm chí …8km, với điều kiện phi công đối phương ngủ gật và máy bay đối phương không chuyển hướng!
K-13 hầu như không thể bắn B-52 bời hệ thống lừa nhiệt của B-52 khá tốt, K-13 không nổ gần mục tiêu, thứ nữa, trọng lượng đầu nổ K-13 (~10kg) không ảnh hưởng lắm tới B-52. Dù trần bay của Mig-21 tương đương B-52 (17-18km). À, ở đây cũng có người phán bừa không tin chuyện MIg-21 “kẹp” hai tên lửa tăng tốc khi cất cánh đường băng ngắn nhỉ? Mig-21 có mấu gắn loại này trong thiết kế nếu muốn tìm hiểu, cần cho những người không được là nhân chứng từ thời đó.
3/.
Mig-21 áp dụng chiến thuật “hit and run” với tốc độ Mach2, khi xuyên qua đội hình F4 bảo vệ đuôi B-52, tuy là dày đặc, nhưng trong thực tế, chả có anh F4 nào dám bắn theo bằng AIM-9 cả: cái mục tiêu mà F4 bảo vệ là B-52 lù lù trước mặt, cùng hướng, dám bắn không?

4/
Đành rằng K-13 là phiên bản ăn cắp, nhưng đầu dò của nó và bộ điều khiển (cơ) không bằng AIM-9, nó chỉ bắt mục tiêu 5 độ mỗi bên (rất nhỏ) nên máy bay (Mig-21) sẽ phải bám nguồn phát nhiệt (ống xả động cơ) tức bám đuôi. Mig-21 có rada tầm ngắn chỉ để xác định có cái …chấm giống mục tiêu, hướng …, thế thôi, còn bắn thì dựa vào máy ngắm quang (tưc nhìn bằng mắt), truy theo mục tiêu dựa trên con quay hồi chuyển. Tức phi công không giỏi thì chỉ tích tắc máy bay đối phương ra ngoài máy ngắm (cũng ngoài tầm bắt của đầu dò). Nhưng đó không phải là nguyên nhân MIG-21 thời đó đã không bắn hạ được B-52.
B-52 cồng kềnh nên không thể cơ động tránh missiles, ngay cả SAM2 đất đối không chứ đừng nói không đối không rất gần là K-13, (nhất là trong tầm 2km), và nguồn phát nhiệt của nó là ….tám ống xả động cơ lớn! Tuy nhiên nó có trang bị nhiều các máy phóng các thiết bị đánh lừa nguồn nhiệt (giả) khiến các missiles hầu như bị hút theo và phát nổ tại nguồn nhiệt giả chứ không trên máy bay hay động cơ. Mig-21 chỉ có hai đạn K-13 thì không thể làm gì hơn sau khi phóng hết đạn!
AIM-9 có góc bắt rộng hơn (7-13 độ) và F4 có thể lockon mục tiêu bằng rada. Tuy vậy so với bây giờ thì những đầu dò ấy quá lạc hậu và vẫn cực kỳ khó khi bắn trúng. Cùng là đầu dò nhiệt, nhưng R-73 (ví dụ trên SU-27) có góc bắt mục tiêu 60 độ mỗi bên, tức không cần bám đuôi, máy bay đối phương gần như bay ngang là có thể bấm bắn và tên lửa tự tìm mục tiêu (máy bay đối phương hầu như không đủ độ cơ động thoát khoải phạm vi bắt của đầu dò mà tên lửa được trang bị). Nay gọi kiểu missiles này có tính năng “bắn và quên” (fire and forget).
5/
12 ngày đêm bắn nhiều đạn SAM2 bởi bắn theo hai cách:
- Bắn cho nổ căn (dự đoán) theo tọa độ đám nhiễu vây quanh (khi nhiễu nhiều trắng ba màn hình hay áp dụng cách này). Tọa độ tính cho ít nhất 2-4 trái cùng lượt (tức một tiểu đoàn có khi bắn cùng lúc bốn bệ/bốn trái). Chỉ cần một trái nổ cách B-52 khoảng dưới 5-60m là B-52 dính đòn. Tốn đạn là vậy.
- Bắn đạn được làm “yếu” độ nhạy đầu nổ vô tuyến (thực chất là chế loại sơn hấp thụ bớt sóng phản xạ rada sơn lên phần đầu dò, nay ta gọi là lớp RAM, như bên ngoài các loại máy bay có tính năng tàng hình). tất nhiên khi bay qua các vùng có nhiễu (những sợi nhôm mỏng) tức CRS cũng tăng, đạn có thể nổ khi chưa tới mục tiêu. Cũng phải tốn đạn.
6/
Đêm 28/12, PT nhảy dù ra chứ không hạ cánh như ….phim (tài liệu). Đại đội trực đêm của E921 chưa chết hết và lúc ấy chả ai biết PT có bắn B-52 hay không.
---------
Bác này có vẻ rành và còm thuyết phục. Chuyện SAM 2 bắn rơi B52 khỏi phải bàn cãi.
Chúng ta đang tranh luận MIG 21 có bắn rơi B52 hay không thôi.
Từ thông tin kỹ thuật cả Atoll K13 có thể suy ra MIG 21 không thể bắn rơi B52. Và có thế nghĩ rằng, Phạm Tuân chưa chắc đã dùng tên lửa Atoll mà có khi dùng luôn….SAM 2 dưới mặt đất.
in response to nguoivehuu:
Các anh toàn dân rành IT, lại chơi thân với lão Gút Gồ, ấy vậy mà phán lung tung xòe cả. 1/. SAM-2 có tầm bắn cao tới 29km, cớ gì nó không đòm được anh B-52 có trần bay tối đa chỉ khoảng 17-18km? Chứng cớ là Liên Xô bắn rơi U-2 ở độ [...]
Tôi tìm mãi trong đống ảnh mới ra tên lửa Atoll mà bác vừa nói đến. Ảnh chụp trong bảo tàng máy bay và không gian ở Virginia, rất gần sân bay IAD của DC.
K13 thực chất là version Atoll của Mỹ. Vì Liên Xô ăn cắp kỹ thuật này nên chắc người Mỹ quá hiểu tại sao họ kết luận Atoll không thể hạ B52 như bác nói.
Tên lửa không đối không tìm nhiệt thì phải bám đuôi và bắn (dogfight) vì khi tên lửa phóng ra sẽ tìm nhiệt phát ra từ máy bay đối phương để phát nổ.
Phía sau đuôi của B52 có hai ống xả rất lớn, tôi tiếc là ko chụp đưa lên cho bà con xem, vì đó là nguyên nhân làm cho tên lửa tìm nhiệt bị nổ trước khi bay sát mục tiêu.
Thêm nữa, sau đuôi của B52 có hệ thống súng máy tự động bắn máy bay và vài chiếc MIG của VN đã bị dính vì loại này. Không bị F4 bắn thì cũng bị súng tự vệ trên B52 đánh trả.
Tôi không phải trong ngành hàng không hay tên lửa nên không dám bàn luận gì nhiều về kỹ thuật, nhưng đưa lên blog như thế này để chúng ta học hỏi lẫn nhau.
Cảm ơn bác nguoivehuu có còm rất hay.
Qua một số còm và thông tin trên mạng thì có thể suy đoán kiểu hang Cua như sau
MIG21 với hai tên lửa Atoll – K13 có 5,9kg thuốc nổ nếu không trúng vào B52 thì khó mà làm cháy loại siêu pháo đài này.
Thời đó, Atoll là tên lửa tìm nhiệt, mà nhiệt phát ra ở đuôi máy bay hoặc ở những động cơ dưới cành. MIG21 muốn bắn phải bám đuôi. B52 có hai ống xả nhiệt rất lớn. Nếu bắn từ cự ly 2-4km như anh Phạm Tuân kể thì tên lửa Atoll bay gần đến nơi đã phát nổ do nhiệt kích hoạt quá lớn vì thế khó mà làm cháy B52.
Cứ cho là anh Phạm Tuân hay Xuân Thiều vượt qua hàng phòng vệ dày đặc, tiếp cận được B52 và bắn tên lửa, nhưng chưa có chứng cứ Atoll làm cháy B52, nếu nổ cách xa vài chục mét, nói chi vài trăm mét.
Phi công Xuân Thiều bắn quá gần nên làm B52 nổ tung hay lao thẳng vào B52 như báo chí đã đưa thì cần thêm kiểm chứng thông tin. Bao giờ có ảnh xác máy bay MIG21 của anh Thiều và B52 trộn lẫn với nhau thì sẽ hoàn toàn tin được. Hoặc băng ghi âm trao đổi giữa anh và mặt đất thì sẽ rõ hơn.

xanghứng. says:
Xin góp tí về chuyện tên lửa SAM2, 12 ngày đêm:
Tên lửa SAM2 được đưa sang VN năm 1965, đến năm 1972 các chuyên gia Liên Xô sang VN cải tiến SAM2 với 5 nội dung và 40 loại khối thiết bị của một tổ hợp SAM2. Việc này hoàn toàn do chuyên gia LX thực hiện, VN chỉ đứng xem. Đến tháng 5/1972, những cải tiến này hoàn thành với những thay đổi:
- Chống nhiễu cho kênh điều khiển tên lửa:
*Tăng công suất máy trả lời trên tên lửa về đài Radar ở mặt đất để vượt công suất nhiễu. Bổ sung hệ tự động khuếch đại máy thu để chống quá tải công suất theo tín hiệu lớn.
* Lắp thêm hệ quang học trên xe anten để quan sát và điều khiển tên lửa bằng tay khi đài Radar điều khiển bị nhiễu.
- Bổ sung hệ nhận dạng dải nhiễu trên màn hình Radar đài điều khiển để phân loại dải nhiễu nào thuộc máy bay nào nhằm xác định chính xác hơn tọa độ góc bắn máy bay cần tiêu diệt.
- Bổ sung chế độ bắn tên lửa giả bằng cách bật tín hiệu phóng tên lửa – bật chế độ phát sóng lên trời từ đài mặt đất phát lệnh điều khiển tên lửa ở dải sóng Deximet, thật ra không có tên lửa nào được phóng. Điều này làm cho những máy bay có chế độ cảnh báo tên lửa nhận ra, phi công sẽ làm động tác cơ động, như thế đội hình bay sẽ rối loạn, Radar mặt đất sẽ phát hiện ra B52 khi nó không được nhiễu che phủ tốt nhất.
- Bổ sung chế độ tắt cao áp Radar điều khiển và quay cánh sóng nhằm đánh lừa tên lửa chống Radar được bắn đi từ máy bay được thiết kế bay theo cánh sóng Radar.
- Cải tiến ngòi nổ vô tuyến với tần số mạnh nhằm nâng cao khả năng sát thương máy bay (nguyên tắc làm việc của ngòi nổ vô tuyến không theo công suất tín hiệu phản xạ lớn hay nhỏ, mà theo nguyên lý Dopler xác định tốc độ bay của mục tiêu để định điểm nổ đón theo đường bay của mục tiêu). Do vậy không có ảnh hưởng gì khác nhau giữa F4 hay B52.
Việc chỉ nhắm bắn B52 chỉ là do không đủ số tên lửa vì chưa lắp ráp kịp !
Trong 2 năm 1971-1972, các chuyên gia LX đã nâng cấp xong hàng chục tổ hợp SAM2 và cung cấp cho VN số lượng tên lửa là hơn 700 quả, trong 12 ngày đêm, số tên lửa được phóng lên là 340 quả (không như tài liệu nào đó nói VN bắn hơn 1000 quả).
Đầu năm 1972, VN đã thành lập và đưa sang LX học vận hành và nhận khí tài 2 trung đoàn tên lửa SAM3. Họ đã về VN cuối tháng 12/1972 với 100 tên lửa SAM3. Đến ngày 31/12/1972 đã sẵn sàng chiến đấu khi Mỹ đã ngừng ném bom (may cho Mỹ) !
SAM3 làm việc ở dải tần số 10GHz, bước sóng 3cm. Đến năm 1972, các hệ thống gây nhiếu trên máy bay của Mỹmowis chỉ được trang bị máy gây nhiễu tần số 3GHz, bước sóng 10cm. Lúc ấy mà gặp SAM3 là gay go lớn.
Về chuyện anh Phạm Tuân, có lẽ vẫn phải chờ, còn chờ bao lâu lại do cơ quan tuyên truyền của đảng quyết định, cũng như thế hệ chúng tôi từng ngạc nhiên và có phần phục lăn những anh Bé, anh Thố, anh Giót…..năm xưa !


Trong những cuộc trao đổi ấy, dẫn chứng về công nghệ, kỹ thuật trong quân sự cũng có nhiều nguồn, chủ yếu từ Nga và Mỹ. Nhưng để tránh việc ông nói gà bà nói vịt thì cách dẫn nguồn khá quan trọng. Ví dụ, bàn về vũ khí Nga lại dẫn nguồn từ các trang web quân sự hay forum Nga thì kém thuyết phục (tiếng Việt trường hợp này có lẽ là “khó tránh tốt khoe xấu che”). Bởi thế, hay hơn hết là dùng thông số kỹ thuật vũ khí Nga (hay ngược lại vũ khí Mỹ) được liệt kê bởi chính người Mỹ để so sánh (với vũ khí Mỹ, chẳng hạn). Tất nhiên, ý kiến (cá nhân) trên các forum Nga hay Mỹ hoặc ..v..v cũng chỉ là một comment, như chúng ta vậy. Air power Australia mà anh dẫn, cũng hay, nhất là các bình luận của Tiến sĩ Carlo Kopp, một cựu pilot (đã bay nhiều loại máy bay, lấy bằng Ph.d chuyên sâu về rada), mình cũng chỉ coi là một cách nhìn, nhiều khi cũng không tránh khỏi …”tốt khoe xấu che”.
Muốn bàn sâu như anh nói, tất nhiên bạn đọc phải có hiểu biết chí ít thế nào là rada, sóng rada, tính năng các loại sóng (tất nhiên là sóng bức xạ điện tử chứ không phải sóng …biển), thê nào là nhiểu, thế nào là nhiễu điện tử, là áp chế điện tử. Kết hợp trình độ công nghệ thời điểm, ví dụ thời 1972, người Mỹ có dùng áp chế điện tử được không? (câu trả lời là không), họ có gây nhiễu điện tử được không? (câu trả lời là có), với hình thức nhiễu điện tử gì? (ví dụ phát sóng cùng tần, cùng cường độ, nhưng lệch pha làm giảm hay triệt tiêu sóng tới hoặc làm lệch hay triệt sóng phản hồi) ..v..v. Có như vậy, mình mới có cơ hội nói cụ thể, phải không anh?
etc.
Nhân năm mới, chúc anh và gia quyến hạnh phúc, mạnh khỏe.
Thân mến
nguoivehuu
P/s: nhân anh có nói về SA-3 về VN năm 72, theo tôi biết, thì SA-3 chuyển bằng đường sắt qua TQ, đến Bằng Tường thì “thằng bạn” (tưởng là vàng) này thổi um chuyện “chỗ nối ray” Ải nam Quan lên rồi ách lại từ tháng4-6/72. Có lẽ liên quan tới thỏa thuận Thượng hải với tonton Nixon chăng? tất nhiên, khác với SAM2 phải “lái” dưới đất, SAM-3 với hai giai đoạn bay, giai đoạn sau tự bay bằng đầu dò hồng ngoại (tìm nhiệt) thì chúng ta không cần bàn việc có thệ hạ B-52 hay loại gì khác nữa …
Đợt cải tiến ấy tập trung cho rada và xe điều khiển. Nó cũng không nhằm đáp ứng nhu cầu đánh …B-52 (của Việt Nam). Đơn giản là hệ thống khí tài SAM-2 trong cuộc chiến 7 ngày của Israel, Ai cập đã để mất, và đương nhiên người Mỹ chế tạo hệ nhiễu điện tử tác động tới sóng phản hồi và sóng điều khiển tên lửa (vd, máy ALQ-71 trên các máy bay trinh sát điện tử EB-66). Việc tăng gấp 3 lần công suất sóng rada đã khắc phục nhược điểm mất quyền điều khiển tên lửa khi Mỹ đưa ra các máy gây nhiễu cùng tần số trên (ALQ 101, 107).
Như đã nói, những cải tiến trên không nhằm đánh được B-52 mà nhằm làm hệ thống SAM2 hoạt động được trong điều kiện không còn bí mật vê khí tài.
Hiệu ứng Dopler dùng đo khoảng cách áp dụng trong rada từ khi nó ra đời. Tích hợp trong rada do trắc thủ số 3 đảm nhiệm. Tính toán khoảng cách, phương vị, góc tà (độ cao) của 3 trắc thủ qua sĩ quan chỉ huy tới trắc thủ điều khiển …tức bắn đón hay tính toán điểm nổ do kíp chiến đấu dưới xe điều khiển thực hiện chứ không do cái kíp nổ trên SAM-2 đảm nhiệm. Thời ấy thiết bị điện tử trên tên lửa chưa giỏi thế.
SAM 2 ngoài cái kíp tự hủy (khi mất sóng điều khiển + đạt độ cao lớn) thì nó được trang bị hai loại kíp chiến đấu: kíp nổ cưỡng bức và kíp nổ tự động. Cái cách bắn đón, căn tọa độ (gọi là phương án P hay T trong cẩm nang “cách đánh B-52′ của BTL PK-KQ ấn hành và do kíp chiến đấu thực hiện với kíp nổ cưỡng bức. Kip tự động là kíp vô tuyến, kich hoạt khi cường độ sóng phản xạ từ mục tiêu về đầu đạn đạt mức nào đó. Cường độ sóng phản xạ này tỷ lệ thuận với diện tích phản xạ sóng rada của máy bay (radar cross section, RCS) có đơn vị tính là m2. Nếu kíp nổ này dùng hiệu ứng dopler thì cách phá sóng đơn giản như những tay ưa tốc độ phá …’súng” bắn tốc độ của cảnh sát, nhỏ, nhẹ, máy bay nào cũng gắn được? và nhất là chẳng cần động tác cơ động nào để tránh (vì với canh đo khoảng cách, coi nhưng không thể tránh!).
Thực tế, nhất là những năm 70-72, các phi công F4 áp dụng khá nhuần nhuyễn động tác bổ nhào ngay lập tức khi SAM2 tới gần và tránh thoát, ta thường thấy ngay trong cột khói của SAM 2 từ từ “lòi” ra một anh F4 ngóc đầu bay đi …Động tác ấy (đưa tiết diện lúc đó là nhỏ nhất, tức cái RCS nhỏ nhất hướng về rada của tên lửa SAM2 dưới mặt đất, khiến sóng phản hồi tới kíp tự động giảm đáng kể và đột ngột, không kích nổ được. (Trái lại, thử nghĩ với dopler thì chẳng có anh F nào thoát cả).
etc.
Happy new year 2013 tới chủ nhà và các bạn (mới quen).
Thân mến
nguoivehuu
P/s: bạn nào đó hỏi về sóng dài. Hồi ấy, Mỹ chủ yếu gây nhiểu sóng rada tên lửa (cm), rada cao xạ (dm, m) hầu như bị quên, dù rằng sóng càng dài càng dễ nhiểu như bạn biết
À, nói thêm là với gói nâng cấp 40 hạng mục kia thì SAM 2 vẫn chưa bắn được B-52, dẫn chứng là 4-72 khi B-52 đánh khu dân cư Hạ Lý Hải phòng, bắn gần trăm trái nhưng chẳng trúng trái nào. Lý do thì tôi đã nói về cái RCS kia chứ không phải ông dopler.
Cái cách mày mò chế sơn pha bột kim loại (nhôm …) phủ đầu đạn, giảm hay hấp thụ bớt sóng phản hồi tới kíp nổ, rất thủ công, và cũng rất Việt nam quê mùa kia thì chẳng anh chuyên gia LX nào nghĩ ra cả.
Lai Tran Mai says:
Hàng vạn quân Trung Quốc: Bob Seals trong một bài đăng trên trang Military History hồi 2008 đã trích nhiều từ các tác giả Trung Quốc có sách xuất bản ở Phương Tây, Địch Cường (Qiang Zhai) và Lý Tiểu Binh (Li Xiaobing) viết rằng có sự hiện diện của hàng vạn quân Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu trong các binh chủng công binh và phòng không.“Tài liệu tối mật của CIA ghi nhận bảy đơn vị lớn của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) tại Bắc Việt, gồm sư đoàn phòng không 67, và con số ước tính 25 đến 45 nghìn quân tác chiến Trung Quốc cả thẩy.
Giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam cho rằng đây là vai trò rất quan trọng vì từ năm 1965 đến 1972, Hoa Kỳ đã ném hơn một triệu tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Đỉnh điểm của sự can dự từ phía Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam là năm 1967, khi tổng số lực lượng phòng không lên tới 17 sư đoàn, với 150 nghìn quân.
Bài trên Military History cũng nói phía Trung Quốc cho rằng họ đã bắn hạ 1707 máy bay Mỹ trên vùng trời Việt Nam.
Quân Liên Xô bắn máy bay Mỹ: Từ sau Chiến tranh Lạnh đã bắt đầu xuất hiện tin tức hoặc sử liệu nói về sự hiện diện của quân đội Liên Xô tại miền Bắc Việt Nam.
Hồi 2008, nhân chuyện Thượng nghị sỹ John McCain ra tranh cử tổng thống Mỹ, hãng tin Nga (RIA Novosti) đưa tin một cựu phi công Liên Xô, ông BấmYury Trushvekin, nói chính ông là người đã bắn hạ phi cơ của ông John McCain trên bầu trời Hà Nội năm 1967.
Trong một bài gần đây trên trang Bấmtopwar.ru bằng tiếng Nga được một số trang mạng tiếng Việt dịch lại, một cựu sỹ quan Nga khác đã xác nhận chuyện cùng chiến đấu và sinh hoạt với bộ đội Việt Nam.
Ông Nicolai Kolesnhik, một cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, trả lời trang web của Nga, nói từ năm 1965, ông cùng các đơn vị Liên Xô tham gia phòng thủ Bắc Việt Nam bằng tên lửa chống lại không quân Hoa Kỳ.
Vào đọc thấy còm một điểm có khi các bạn lại vướng vào nhầm lẫn khác: afterburner! cách gọi khác là “đốt lần hai”. Đối với các phi cơ phản lực đời đầu, một dòng khí (turbojet) không có cái này. Tuy nhiên, thế hệ 2 nhất là thế hệ 3 (vượt mach1) thì anh này thông dụng. MIG-21 tuy trang bị động cơ turbojet, nhưng thực chất nó là động cơ hai luồng khí: luồng khí đầu vào đốt, luồng khí hai chạy luồn trong trục turbin xả vào buồng đốt phụ (+nhiên liệu) đốt lần nữa giúp máy bay tăng tốc vượt âm. Các máy bay Fighter thời VN war cả hai phía đều có tính năng này. Nói vậy để đừng nhầm tính năng này như một ưu điểm chỉ có ở MIG-21.
Và đó không phải là ưu điểm: rất tốn hao nhiên liệu, từ đó giảm bán kính chiến đấu. Các máy bay thế hệ 5 ngày nay trang bị động cơ turbofan, hai dòng khí, có thể đốt lần hai (afterburner) nhưng một trong các tiêu chuẩn là không cần đốt lần hai vẫn phải đạt tốc độ vượt âm trong trình bay tuần tiễu!
Phải nhìn nhận rằng tuy có một vài ưu điểm khiến MiG-21 có lợi thế (tốc độ, độ leo cao) nhưng nhìn chung nó là thứ máy bay rẻ tiền (như trang bị điện tử), chế tạo nhanh, có vũ khí đủ mạnh để làm nhiệm vụ: tiêm kích đánh chặn trong triết lý quân sự phòng thủ điểm của khối CS. Các máy bay tiêm kích đánh chặn (Mig-17; 19; 21) không thể so sánh với máy bay đa nhiệm tầm xa của Mỹ như F4, F-105. Tuy nhiên vài ưu điểm về tốc độ của MiG-21 và cách đánh “hit and run” từ VN war (do PTNgân) dựa trên tốc độ cao, độ leo (lên) cao nhanh được Liên Xô phát triển ra MiG-25 và MiG-31 trứ danh sau này.
P/s: Một trong các “mánh” của trắc thủ rada phát hiện B-52 thời gian 72 trong điều kiện nhiểu cao là kết hợp dùng hệ thống rada phương vị của ….cao xạ. Hệ rada này dòng sóng dài (sóng metter). Sóng này (kinh điển từ khi ra đời rada) tuy có bị nhiễu nhưng xuyên qua đám nhiễu giả tới B-52 dễ hơn. SA-6 ở nam tư kết hợp với rada này bắn rơi F-117 tàng hình khiến Mỹ quyết định cho loại này hưu là vậy.
Lai Tran Mai says:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Trong trận “Điện Biên phủ trên không”, với 12 ngày đêm đánh B52 ở Hà Nội năm 1972, Vũ Ngọc Diệu là lính ra đa bảo vệ Hà Nội. B52 là vũ khí chiến lược của Mỹ, là sức mạnh tàn bạo của không lực Hoa kỳ. B52 có nhiều máy bay phản lực yểm trợ, bảo vệ, lại bay ở tầm cao, lại có hệ thống phá sóng ra đa, tung nhiễu mù mịt nên rất khó phát hiện. Kỳ tích của Vũ Ngọc Diệu cùng các cộng sự của anh là sự mày mò nghiên cứu, phát hiện chính xác B52. Sau nhiều lần tác nghiệp, anh nhận ra rằng, khi B52 cắt bom, và chỉ khi chúng cắt bom, trên màn huỳnh quang ra đa xuất hiện những điểm lóe bất ngờ giữa vô vàn những đốm sáng của những mục tiêu giả. Nhờ thế, chúng ta tiêu diệt được B52.
http://vov.vn/Blog-toa-soan/Tran-Dang-Khoa-Nho-mot-thoi-giao-duc-thanh-khiet/242437.vov
Hiệu Minh says:
Định khoe mấy ảnh đi thăm bảo tàng không quân cuối cùng phải tranh luận về MIG21 có bắn rơi B52 hay không.
Qua một số còm và thông tin trên mạng thì có thể suy đoán kiểu hang Cua như sau
MIG21 với hai tên lửa Atoll – K13 có 5,9kg thuốc nổ nếu không trúng vào B52 thì khó mà làm cháy loại siêu pháo đài này.
Không tin, bạn hãy mang 6 kg thuốc nổ lấy trong Atoll để cách vài mét cạnh đuôi máy bay B52 ở Georgia và kích nổ xem pháo đài bay có lung lay không. :roll:
Thời đó, Atoll là tên lửa tìm nhiệt, mà nhiệt phát ra ở đuôi máy bay hoặc ở những động cơ dưới cánh. MIG21 muốn bắn phải bám đuôi. B52 có 4 ống xả nhiệt rất lớn. Nếu bắn từ cự ly 2-4km như anh Phạm Tuân kể thì tên lửa Atoll bay gần đến nơi đã phát nổ do nhiệt kích hoạt quá lớn vì thế khó mà làm cháy B52.
Cứ cho là anh Phạm Tuân hay Xuân Thiều vượt qua hàng phòng vệ dày đặc, tiếp cận được B52 và bắn tên lửa, nhưng chưa có chứng cứ Atoll làm cháy B52, nếu nổ cách xa vài chục mét, nói chi vài trăm mét.
Phi công Xuân Thiều bắn quá gần nên làm B52 nổ tung hay lao thẳng vào B52 như báo chí đã đưa thì cần thêm kiểm chứng thông tin. Bao giờ có ảnh xác máy bay MIG21 của anh Thiều và B52 trộn lẫn với nhau thì sẽ hoàn toàn tin được. Hoặc băng ghi âm trao đổi giữa anh và mặt đất thì sẽ rõ hơn.
Chúc các bạn sang năm mới bắn được nhiều B52 trên mạng ảo. :roll: :razz:
Hiệu Minh says:
Xem thêm bài này trên internet cho vui cửa vui nhà. Phi công của VN cũng được người Mỹ đánh giá cao.
23-8-1967. 40 máy bay thần sấm, F105F và con ma Phamtoms tấn công Hà Nội. Họ ko nghĩ MIG có thể cất cánh vì sân bay đã bị băm nát và nhiều MIG đã bị bắn rơi hồi tháng 6, tháng 7.
Đang bay, sắp vào Hà Nội, bỗng Tyler nghe tiếng của phi công F105D thông báo máy bay bị trúng tên lửa Atoll và đang nhảy dù. Đúng lúc đó Tyler cũng thấy máy bay mình rung chuyển. Anh cũng bị bắn cháy. Và nhảy dù.
Ngày hôm đó thêm 2 F4 bị bắn rơi, tổng cộng là 4 máy bay Mỹ, mà phía VN không bị mất MIG nào.
hocmon says:
Có một còm này, viết theo văn bựa hơi khó tiêu hoá, nhưng có thông tin đáng ngẫm về việc cuả Phạm Tuân bắn B52, mời mọi người thử coi.
“Anh hùng chém gió
Chệt cười mới anh F. T, thế léo nào cứ ngày 18/12 là anh lên báo anh nổ rầm trời rầm đất về việc anh ý bắn rơi máy bay B52, anh chém gió, nổ to hơn Bom nguyên tử mà léo ngượng mồm, chém đến 40 chục năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không là anh ý chém, đến ngày đó, anh chả cần đọc báo, anh cũng biết là anh nổ những gì rồi, thế mới tài.
Có 3 chi tiết chắc chắn cái bọn nghiên cứu lịch sử lỗ đít léo biết bao giờ về anh Bom nguyên tử này đó là: Thứ nhất trong lịch sử Mẽo, nó khẳng định B52 không được hân hạnh ăn một quả tên lửa nào từ Mic cả, thứ hai trong cuốn sách lịch sử về Phòng không không quân Việt Nam không có dòng nào biên về việc anh Bom bắn rơi B52 của Mẽo cả, chỉ có nhắc đến việc anh Bom được trên công nhận bắn rơi một máy bay B52, chấm hết, chỉ trên công nhận thôi nhá, còn lịch sử ngành léo bao giờ công nhận nhá.
Còn một việc hồi năm 2002 nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, anh Bom ngồi ở chính giữa hội trường Quân chủng Phòng không cũng chém ác liệt, dưng sau một câu hỏi cắc cớ anh Bom xấu hổ lượn không sủi tăm, thế mới tài. Hồi đó, anh chở một bác cũng chức to to ở bên Phòng không đi dự, anh còn nhớ từng chi tiết nhỏ nhất, có 1 ẻm MC được một chuyên gia nào đó về ngành Phòng không cài cho một câu hỏi độc để phỏng vấn anh Bom, nguyên văn:”Bác ơi, bác có thể cho chúng cháu biết, cái Video gắn trên máy bay Mic mà quay lại hình ảnh bác bắn rơi B52 giờ đang được lưu trữ ở chỗ nào ạ, nhân kỷ niệm 30 năm, chúng cháu muốn công bố cho cả thế giới thấy phi công Việt Nam ta anh hùng như thế nào ạ”. Bác Bom nghe xong câu hỏi đó, giật nảy mình, mồ hôi chảy như tắm, đánh trống lảng ngay, trả lời lung tung, rồi nhân dịp giải lao giữa giờ, chuồn khẩn cấp, thế mới tài.
Trên mỗi máy bay Mic của Nga sô cấp cho Việt Nam có 1 Camera gắn ở đầu, mỗi khi ấn nút bấm tên lửa phọt ra thì Camera đồng thời kích hoạt và ghi lại hình ảnh đó luôn. Cho nên anh Bom nói anh bắn rơi B52 nhưng Camera trên máy bay Mic của ảnh thì léo có hình ảnh B52 nào bùng cháy dữ dội như lời anh nói cả, chỉ có mấy hình ảnh tên lửa anh phóng ra và đi vào hư vô.
Cho nên, việc anh Bom trong cuốn lịch sử về ngành Phòng không Không quân ghi rõ, anh ý được trên công nhận đã bắn rơi B52, chứ sách đó không ghi anh bắn rơi B52 vì làm léo gì có.”
Trích trên Facebook/LoVanPhap.
nguyenquanglap says:
sam 3 bắn được B52 là có thật. Một là ông Mỹ quan liêu cứ lặp đi lặp lại 1 đường bay suốt 12 ngày đêm. Hai là bộ đội tên lửa có mẹo cứt gà khử nhiễu B52 rất hay, cái này mấy ông chuyên gia Liên Xô cũng chào thua. Tui biết chuyện này
Lai Tran Mai says:
Đọc nhanh bài này của bác HM tôi thấy có có một vài điểm băn khoăn, đặc biệt là 2 ý:
1. Bác viết “MIG21 như chim sẻ bay cạnh chim ưng B52. Nhìn bề ngoài B52 kín như một cục thép đen xì. Nếu MIG21 lao vào khối sắt này thì sẽ tan từng mảnh trước khi B52 có thể bị phá hỏng”. Theo tôi được biết, khi bay trên không và ở tốc độ cao, một con chim va vào máy bay cũng có thể làm máy bay tan tành, huống hồ trong trường hợp này là một chiếc MiG-21 nặng gần 10 tấn đâm trực diện vào một B52 đầy xăng và bom.
2. Bác viết “B52 bay ở độ cao 10km với sự bảo vệ trùng trùng lớp lớp của các loại máy bay hộ tống, tên lửa tìm diệt, nhiễu radar dầy đặc, thì SAM2 hạ B52 tại Hà Nội quả là phi thường, chưa có quốc gia nào làm nổi, còn MIG21 tiếp cận được và lao vào mục tiêu như Nguyễn Xuân Thiều thì quả là thánh thần”. Tôi cho rằng chuyện phi thường hiển nhiên là có thật, thì chuyện thánh thần cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu được tận mắt xem các trận không chiến bác sẽ thấy đội hình bay bảo vệ trùng trùng lớp lớp cho B52 sẽ tan rã nhanh chóng thế nào trên bầu trời Hà Nội khi gặp phải lưới lửa phòng không dày đặc, tên lửa bắn thoải mải, không cần nhằm thật chính xác vào B52 mà cứ thấy cụm nhiễu tập trung dày đặc biểu hiện của B52 là 3-4 quả tên lửa đã có thể phóng lên… Trong bối cảnh hỗn loạn đó thì việc vào 1 đêm đẹp trời nào đó 1MiG-21 có thể tiếp cận và đâm trực diện B52 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Lưu ý thêm: MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, cực nhanh. Vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gurevich_MiG-21).
Xin gửi lời chúc mừng năm mới 2013 tốt đẹp nhất tới bác HM và tất cả các bác khác trong Hang Cua nhé.
Hiệu Minh says:
Tôi nhìn cả hai con chim sắt, một ở trong gian triển lãm, một cái ở ngoài trời và nghĩ, nếu MIG21 đâm vào thì chắc giống vụ MIG của Trung Quốc đâm vào EP-3 của Mỹ hồi 2001 ở Hải Nam
——–
Vụ việc xảy ra ngày 1/4/2001, giữa một chiếc máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ và một máy phản lực chiến đấu của Trung Quốc. Chiếc máy bay Mỹ sau đó đã hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết máy bay của họ đã bị rơi và người phi công hiện vẫn đang mất tích.
Các thành viên đội bay của Mỹ đều an toàn. Trung Quốc tố cáo Mỹ đã gây nên vụ va chạm trên. Còn chỉ huy lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Dennis Blair, cho rằng đây chỉ một tai nạn do máy bay của Trung Quốc tìm cách chặn máy bay của họ. Các nhà ngoại giao Mỹ đang tới Hải Nam để tìm gặp 24 thành viên phi hành đoàn.
Theo lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “một máy bay Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường, cách đảo Hải Nam 10 km về phía nam, khi một máy bay của Mỹ tiến lại”.
Le Nguyen says:
1. Xin các cụ tính tiếp , nếu là 2 phi cơ đối đầu thì B52 với tốc độ gần 1Mach, gặp MIG với tốc độ 1-2 Mach , tính khối lượng và tôc độ của 2 bên thì MIG đủ sức 1 đổi 1 với BUFFchưa cần tính tới vũ khí( đông năng = mv*mv/2).
2. Ông anh họ tôi là phi công MIG21Bs, tên là Nguyễn Kim Dũng ( sau chuyển lái SU 27 , sau đó là Mi-8 trước khi nghỉ hưu) kể, hồi 72 nếu đã cất cánh là tính 1 đổi 1 cũng “lãi “, nhất là với B52….
MIG21 năm 1972 về kỹ thuật chẳng thua gì F4, F105 , còn so với B52 có thể nó đi trước vài năm , chưa kể tiính năng tiêm kích của MIG21 hơn hẳn B52 là máy bay ném bom ( cường kiích).
2
4

Đánh giá comment
  • Lai Tran Mai says:
    Theo tôi biết sau chiến tranh, không quân ta đã tổng kết tính chung cho mọi cuộc không đối không thì tỷ lệ hai bên bắn hạ nhau là 1:1 ; tức là máy bay ta hạ được của địch 1 thì máy bay địch cũng hạ được ta 1. Tuy nhiên cái ta hơn là hạ được địch tức là bảo vệ được mục tiêu dưới đất đồng thời nhiều khi bắt thêm được phi công Mỹ, còn phi công ta dĩ nhiên nhảy dù xuống thì vẫn trên đất của ta.
    Máy bay MiG 21 có tốc độ bay 2.200km/h còn B52 bay 900km/h nên khi anh Thiều đã cố ý đâm thẳng vào nhau (không phải va chạm) thì chắc 2 bên chẳng còn gì.
    Trường hợp Phạm Tuân, theo anh ấy tường thuật thì khi cách B52 4km, Bộ tư lệnh không quân dưới đất hạ lệnh bắn, nhưng anh không nghe mà tiếp tục bay sát hơn, lần hạ lệnh tiếp theo cũng vậy. Chỉ đến sau lần nhắc thứ 3, khi hai máy bay chỉ còn cách nhau 2km, ở dưới buộc anh phải bắn ngay để còn kịp bẻ lái tránh không lao thẳng vào B52 sau khi bắn, thì anh ấy mới bắn. Theo Phạm Tuân thì phải làm thế để chắc chắn bắn hạ được B52, đây ước mong cháy bỏng của toàn lực lượng không quân lúc đó.
    Tất nhiên, đấy chỉ là tường thuật lại của Phạm Tuân, còn sự thật có đúng vậy không thì theo nhiều bác nói rồi lịch sử sẽ làm sáng tỏ. Tuy nhiên, tôi chẳng mấy tin chuyện cái gì rồi lịch sử cũng đều làm sáng tỏ. Những nhân chứng trong cuộc còn sống sờ sờ hết cả ra đấy nhưng chẳng ai dám nói (không chỉ chuyện hạ B52 mà còn vô số chuyện khác) thì sau này những người ngoài cuộc, những thế hệ con cháu tương lai làm sử học… rồi cũng chỉ như thầy bói xem voi thôi.
    16
    1

    Đánh giá comment

Bác Hiệu Minh nói phần này em thấy nó thực sự khiên cưỡng:
“So với MIG21, dài 15m, sải cánh 7,5m, trọng lượng 8,7 tấn, B52 dài 50m, sải cánh 34m, trọng lượng kể cả bom đạn khoảng 120 tấn, thì MIG21 như chim sẻ bay cạnh chim ưng B52. Nhìn bề ngoài B52 kín như một cục thép đen xì. Nếu MIG21 lao vào khối sắt này thì sẽ tan từng mảnh trước khi B52 có thể bị phá hỏng.”
Em không có kiến thức nhiều về quân sự và hàng không nhưng em cũng biết rằng với một chiếc máy bay dùng động cơ phản lực, chỉ cần một chú chim không may chui vào buồng đốt cũng có thể gây nên những sự cố khôn lường nên chả phải vô cớ người ta phải lắp đặt những cái máy đuổi chim quanh sân bay. Ngoài ra chúng ta cũng đều biết rằng một vật thể dài 15m, nặng gần10 tấn với một cơ số đạn và nhiên liệu dễ cháy nổ lao đi với vận tốc âm thanh hoặc cao hơn thì sức công phá của nó chả nhẽ không bằng một chú chim sao? Hay bác tưởng tượng cái B52 lao trên trời giống như cỗ xe tăng và phải một cái to hơn hoặc tương đương húc vào thì mới gây thiệt hại cho nó? Còn vụ máy bay Mỹ và Trung Quốc va chạm nhau ở Hải Nam thì bác phải hỏi thằng phi công Trung Khựa đó nó lao vào theo kiểu Kamikaze hay là vừa đâm vừa né?



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét