Người đứng đầu ngành ngân hàng chia sẻ về kết quả của điều hành tiền tệ trong năm 2012 và những vui buồn trong một năm ở cương vị Thống đốc tại buổi gặp mặt báo chí chiều nay.
Nhận định về điều hành chính sách tiền tệ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, ông hài lòng vì những gì làm được. Ông Bình nói: “2012 là một năm vô cùng vất vả với nền kinh tế, song cũng là một năm hoạt động quyết liệt của Chính phủ. Kinh tế vĩ mô luôn bất ổn, nhưng chiều hướng cũng như diễn biến trong chỉ đạo điều hành dứt khoát, nhất quán”. Những điều đã làm được trong năm vừa rồi là từng bước căn bản ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
“Hệ thống ngân hàng cũng đã phải gồng mình xử lý nợ xấu bằng chính quyền lợi của cổ đông. Trong khi đó, nợ xấu là của toàn nền kinh tế, làm sao chỉ có ngân hàng, nên chúng tôi chỉ còn biết nói là sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa. Nói xử lý nợ xấu chậm cũng đúng mà cũng sai, là vì lý do đó”, Thống đốc Bình nói. Ông giải thích, tại một số nước, việc xử lý nợ xấu nhanh là do Chính phủ đứng ra mua đứt luôn khoản nợ chỉ cần biết số liệu, kỳ hạn; còn vai trò của cơ quan quản lý chỉ cần nắm danh mục. Còn ở Việt Nam, nguồn lực để xử lý gần như không có, do đó, môi trường Việt Nam mà xử lý được đến giai đoạn vừa rồi, theo Thống đốc, không phải chậm mà là đã “quyết liệt”. “Số nợ xấu khoảng 250.000 tỷ, nếu không xử lý, còn tăng ít nhất 8% so với con số hiện nay. Đây cũng là lý do, năm nay không có nhiều ngân hàng báo lãi lớn”, ông Bình tiết lộ.
Lý giải lợi nhuận, tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng trong năm 2012 đều giảm, thậm chí một vài đơn vị cắt thưởng Tết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, là do tập trung dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ông Bình thông tin, các năm trước, việc giảm tải, sa thải cán bộ, nhân viên trong ngân hàng chỉ tính ở vài chục hoặc trăm người, nhưng năm 2012 đã phải tính ở con số phần trăm. Lợi nhuận giảm, quy mô thu hẹp là do các ngân hàng đã chấp nhận hy sinh lợi ích, trích lập dự phòng rất mạnh để xử lý nợ xấu. Theo tính toán, trong năm 2012, phần dự phòng rủi ro của các nhà băng khoảng 90.000 tỷ đồng, tương ứng gần 4% nợ xấu. Còn số liệu tính đến nay đã được khoảng 76.000 tỷ, trong đó từ đầu năm xử lý 12.000-15.000 tỷ, sắp tới sẽ tiếp tục xử lý.
Lý giải lợi nhuận, tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng trong năm 2012 đều giảm, thậm chí một vài đơn vị cắt thưởng Tết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, là do tập trung dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ông Bình thông tin, các năm trước, việc giảm tải, sa thải cán bộ, nhân viên trong ngân hàng chỉ tính ở vài chục hoặc trăm người, nhưng năm 2012 đã phải tính ở con số phần trăm. Lợi nhuận giảm, quy mô thu hẹp là do các ngân hàng đã chấp nhận hy sinh lợi ích, trích lập dự phòng rất mạnh để xử lý nợ xấu. Theo tính toán, trong năm 2012, phần dự phòng rủi ro của các nhà băng khoảng 90.000 tỷ đồng, tương ứng gần 4% nợ xấu. Còn số liệu tính đến nay đã được khoảng 76.000 tỷ, trong đó từ đầu năm xử lý 12.000-15.000 tỷ, sắp tới sẽ tiếp tục xử lý.
Về điều hành chính sách tiền tệ, Thống đốc Bình nhận xét, trước đây, tăng trưởng cho vay các năm đều đạt 30-50%, song tăng trưởng kinh tế cũng chỉ 7-8% là cao nhất, có nghĩa 4-5 đồng vốn bỏ ra mới tạo được 1 đồng tăng trưởng. Do đó, năm 2012, với mức tăng tín dụng 7% tính đến thời điểm này và tăng trưởng kinh tế cũng quanh 7%, rõ ràng có hiệu quả. Mặt khác, theo lời ông Nguyễn Văn Bình, trước đây, cơ cấu tín dụng chủ yếu tập trung vào phi sản xuất trong đó có nhiều cho bất động sản, song đến 2012 tỷ trọng này thấp, chủ yếu vốn được dành cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp… đã cho thấy dòng vốn chuyển dịch dần.
Nêu quan điểm về định hướng phát triển thời gian tới, ông Bình cho biết, nhu cầu vốn của doanh nghiệp vẫn lớn song căn bệnh của kinh tế vĩ mô Việt Nam là mất cân đối giữa tích lũy trong nước và nhu cầu đầu tư. Trong đó, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để bù đắp thiếu hụt chưa thu hút được mà phát hành tiền nhiều, gây ra lạm phát.
Về dòng vốn tín dụng, Thống đốc đánh giá, suốt một thời gian dài dường như chỉ tập trung cho một số lĩnh vực không ưu tiên, trong đó có bất động sản, vì lợi nhuận từ cho vay các lĩnh vực này lớn. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cho Ngân hàng Nhà nước chưa sẵn sàng áp trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực chung, mà chỉ phân ra từng loại và chủ yếu dồn cho các ngành được ưu tiên. Riêng lãi suất trong năm 2013, Thống đốc cho biết vẫn điều hành theo lạm phát, nếu lạm phát giảm sẽ tiếp tục hạ lãi suất so với mức 8%/năm hiện tại. Trong định hướng của Ngân hàng Nhà nước, 5 năm tới, cơ quan này sẽ hỗ trợ vốn cho các ngân hàng với lãi suất hợp lý để có thể đẩy mạnh tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên nói trên.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương cũng “trách khéo” truyền thông trong suốt một năm vừa qua đã ít đồng thuận với Ngân hàng Nhà nước trong việc tuyên truyền chính sách điều hành, gây ra những phản ứng từ phía dư luận. Riêng về chính sách với vàng, ông khẳng định, sắp tới, giá vàng trên thị trường sẽ do Ngân hàng Nhà nước kiến tạo và điều khiển, theo chủ trương "nền kinh tế giữ tiền, nhà nước giữ vàng".
Lan Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét