Tại sao ngày xưa tắm tiên không mắc cỡ
Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả.
Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.
Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?
Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?
< Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).
Cái giếng ăn của làng được thiết kể rất cẩn thận: từ đáy lên trên thành được xếp bằng những khối đá, gần lên miệng xây bằng gạch và vun cao thành rồi be bờ láng nền rất kỹ bằng vôi mật để nước trên bề mặt không ngấm xuống dưới.
Miệng giếng tuy nhỏ nhưng lòng giếng khá rộng. Hồi xưa, người ta đã biết xác định nguồn nước sạch vĩnh viễn là cần thiết nên có những giếng ăn sâu từ 7 đến 15 thước hoặc hơn nữa.
< Giếng khơi dùng tắm giặt, bây giờ người ta không xài nữa.
Còn giếng khơi dùng tắm rửa hay giặt giũ có thể làm theo hình tròn hay hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía đối nhau.
Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.
Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.
< Tập quán thường ngày nên người ta không thấy gì đáng mắc cỡ (ảnh xưa - triển lãm ảnh tại Hà Nội).
Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.
Trong thật tế thì người ta cũng làm hai nơi tắm có ngăn phên vách nhưng thường chủ yếu chỉ để... vắt quần áo chứ chả ai tắm trong đó mà cứ tự nhiên ngồi đứng đối diện nhau. Đàn ông thường tắm trần trụi hoàn toàn và nếu có liếc sang bên nữ cũng không có vấn đề gì.
Đàn bà từ trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì người thì cởi áo rồi kéo váy trùm lên ngực là xong...
Đàn bà từ trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì người thì cởi áo rồi kéo váy trùm lên ngực là xong...
< Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử - ảnh trên bưu thiếp xưa, triển lãm ảnh tại Hà Nội).
Vậy nhưng không ít cô cậu cứ 'một tòa thiên nhiên', chả cần phải che đậy làm gì do quan niệm xưa: chuyện tắm không mặc đồ bên giếng làng không phải chuyện gì khác thường cả.
Đường kính của giếng khơi lớn này tới hàng chục thước nên hai bên đứng cách nhau khá xa. Tuy nhiên bên này, bên kia vẫn có thể vừa tắm vừa trò chuyện, cười nói... âu như cũng là lẽ thường tình.
Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.
Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.
< Tắm tiên giữa trời đất tại Nghĩa Lộ.
Những làng gần sông nước thì nơi bờ sông trở thành bãi tắm cộng đồng vào mỗi chiều tà, sau khi xong việc đồng áng. Nước lớn, người ta cởi áo quần vắt trên bờ rồi xuống sông hòa mình với dòng nước. Mùa cạn, mực nước xuống thấp, họ cứ thế tồng ngồng xuống bậc múc nước lên bờ dội tắm, xem đó là việc tự nhiên, ai cũng thế.
Năm 1944, người chú họ xa của tôi rời Hà Nội về vùng xa Phú Thọ dạy học trường làng và ở nhờ nhà người quen cũ. Lúc ấy, 'cụ chú' mới chỉ là một thanh niên mặt mày sáng sủa vừa tròn 23 cái xuân xanh (ông cụ vừa mất năm rồi).
Năm 1944, người chú họ xa của tôi rời Hà Nội về vùng xa Phú Thọ dạy học trường làng và ở nhờ nhà người quen cũ. Lúc ấy, 'cụ chú' mới chỉ là một thanh niên mặt mày sáng sủa vừa tròn 23 cái xuân xanh (ông cụ vừa mất năm rồi).
< Tắm tiên: một tục lệ phóng khoáng đang mất dần...
Làng quê hẻo lánh thưa thớt dân, lúp xúp những mái nhà giữa chập chùng đồi núi. Chiều ra đứng cạnh cửa sổ, ông giật mình vì thấy chị chủ nhà đứng trần trụi, không mảnh vải che thân bên giếng, tay thoăng thoắt kéo nước lên dội tắm ào ào. Ông ngại ngần lật đật quay ngoắc vào, cho rằng do chị nhiều tuổi (thật ra chị mới ngoài ba mươi), đã có chồng con nên không cần giữ kẻ... thành ra cứ tự nhiên tắm táp hay dám chừng do tính tình chị ta... gàn dở!
Giấc chập choạng tối, ông ở trần mặc quần cộc ra giếng. Dội nước được dăm phút thì thấy cô con gái tuổi chừng đôi tám (ngày xưa, từng này tuổi là chuẩn bị về nhà chồng) con gái lớn của chị chủ nhà vắt khăn ra giếng tắm.
< Thiếu nữ tắm trần thi thoảng vẫn nhìn thấy ở các bản làng.
Thấy ông, cô gái trố mắt ngạc nhiên hỏi 'sao chú tắm mà... mặc quần?'. Rồi cô gái thật tự nhiên thoát y hết cả, vắt đồ lên dàn tre phơi gần đó và múc nước dội thật vô tư. Tay cô kỳ cọ, miệng luyên thuyên hỏi đủ thứ chuyện thành thị mặc cho ông trong lòng ngượng chín người.
Hóa ra tập quán bao đời nay ở nơi đó vẫn vậy: các cô có thể ngại ngùng đỏ mặt khi trai làng tán tỉnh nhưng tắm truồng ngoài giếng trong vườn nhà lại là chuyện đương nhiên như ai cũng phải thế, chả ai săm soi áy náy gì!
Ở miền núi, nơi có nguồn nước chảy ra thành vũng lớn tự nhiên có cây mọc hay đá chắn làm đôi bên là trở thành bến tắm, nam nữ cứ trần trụi xuống hòa mình giữa dòng nước theo bên của mình. Có bản thì kín đáo hơn, các cô xuống nước đến đâu thì cởi đến đó, chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ thể, rồi đội lên đầu hay đặt trên các hòn đá.
Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên phía thượng nguồn nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. Nếu ít người thì trai gái có thể tắm cùng trong một đoạn, vẫn trao đổi câu chuyện nương rẫy bình thường nhưng tuyệt đối người nam không đụng chạm đến người nữ vì sẽ bị bản làng trừng phạt nặng lắm.
< Tiền nhân vẫn tắm thật vô tư (ảnh xưa trong triển lãm ảnh HN).
Tập tục phóng khoáng nhưng trong sáng này đến những năm 1945 gần như biến mất ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng nhưng ở các vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ vẫn còn kéo dài đến những năm 1965.
Ở Nam Hà, tại một vùng sông nước: đến tận những năm 1990, các nữ sinh địa phương cứ chiều đến là kéo quần lụa trùm lên bộ ngực rồi nhảy ùm xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện ở Mai Châu có một vài nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ những người già và trẻ con còn phần đông thanh niên bây giờ đã kín đáo hơn ngày xưa.
< Người ta dùng ống tre dẫn nước từ núi về nơi tắm giặt tại Tây nguyên (ảnh xưa).
Tắm tiên và tắm truồng có lẽ là tập tục rất lâu đời của thổ dân Nam Á xưa. Nhiều tộc Nam Á cổ xưa cả đàn ông để mình trần và chỉ quấn một cái váy. Đàn ông Việt cổ cũng ở trần cả ngày và đóng độc một chiếc khố, phụ nữ đôi khi cũng bận như vậy, nhất là trong các sắc tộc Tây Nguyên. Vài sắc tộc phụ nữ quấn ba khoang: váy, khăn che ngực và khăn đầu. Trong y phục Mường, ba khoang này trở thành khăn che đầu và váy với cạp cao có hai phần gọi là “Rang trên” và “Rang dưới” cộng thêm chiếc áo khóm ngắn. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, rừng và sông hồ dày đặc, con người thuần phác sống tự do phóng khoáng, ngày nào cũng làm tiên chả vui sao?
Nhiều năm nay: nét văn hóa ấy mai một dần. 'Một đống' văn mình từ miền xuôi tràn về đến những bản làng xa xôi nhất với các kiểu cách trang sức, xúng xính áo quần như mốt thành thị.
Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên, tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.
< Săn ảnh: cái chính là làm sao cho có được bức ảnh đẹp và cách gì để người xem ảnh đó dưới cái nhìn nghệ thuật và trong sáng...
Dân phượt lê lết mọi ngóc ngách vùng cao, vừa tìm kiếm bản sắc văn hóa - lại vừa thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên đôi khi được tưởng thưởng bằng cảnh hiếm hoi của gái bản làng tắm ven suối... tạo ra những bức tranh đơn sơ nghệ thuật vô cùng nhưng những cảnh ấy bây giờ ít lắm.
Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa đẹp.
Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa đẹp.
< Tắm truồng tại mó nước nóng Tú Lệ.
Vậy nên tục lệ trên dần phai nhòa, các cô gái cùng tắm tiên bên giếng làng giờ chỉ còn sót lại một đôi chốn ở Tây nguyên. Tắm tiên nơi công cộng cũng còn vương lại tại vài mó nước nóng ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...
< Tắm tiên ở bãi sông Hồng.
Còn chuyện sơn nữ tắm tiên giữa rừng núi ngày hiếm hoi nên muốn có được một tác phẩm nhiếp ảnh đẹp để đời thì ngày nay các tay săn ảnh nghệ thuật phải dàn dựng cùng người mẫu. Ảnh có thể đẹp thật, thanh thoát cả lòng nhưng cái hồn thì làm sao có thể sánh được sự đơn sơ, và trong sáng không vương chút bụi trần của những cô gái khỏa trần dưới dòng suối giữa núi rừng vùng cao ngày ấy?
Có lẽ Trời xui đất khiến: người thành thị bây giờ lại tự tìm đến cái thú tắm tiên, ví dụ như ở bãi sông Hồng, ở các bãi biển hoang sơ và những đảo vắng người...
Người ta chán văn minh hay người ta luyến tiếc muốn tìm lại một chút gì đó của thời xưa cũ?
Chả biết được...
Có lẽ Trời xui đất khiến: người thành thị bây giờ lại tự tìm đến cái thú tắm tiên, ví dụ như ở bãi sông Hồng, ở các bãi biển hoang sơ và những đảo vắng người...
Người ta chán văn minh hay người ta luyến tiếc muốn tìm lại một chút gì đó của thời xưa cũ?
Chả biết được...
Cần phải ghi nguồn từ Du lịch, GO! bạn à.
Trả lờiXóaNăm ngoái tôi nghĩ để nguồn ở dưới thì trông hình thức xấu nên liên kết luôn với tiêu đề và thêm chú thích ngay ở tên Blog: Bấm vào tiêu đề để nối với trang gốc.
Trả lờiXóaỞ bài này, nếu bấm vào tiêu đề sẽ nối sang trang gốc: http://www.vnblognet.com/2012/12/tai-sao-ngay-xua-tam-tien-khong-mac-co.html
Từ năm 2013 tôi đành copy trực tiếp trang gốc vào bài cho mọi người dễ tìm.
Tuy nhiên, các bài đọc được, thấy thích và lưu đều nhờ lang thang trong mạng nên gốc thật của bài rất khó tìm.
Một bài đưa ra, lập tức có hàng chục trang khác đưa lại, mình tình cờ vào trang nào, thì lấy nó làm gốc thôi.
Bài này thực ra giờ khó biết đâu là gốc. Từ 1 bản, rồi người ta bổ sung, mở rộng, rồi lan truyền khắp nơi. Du lịch, Go cũng copy từ đâu đó ra thôi chứ có phải của họ đâu.
Do đó, đối với những bài nghiên cứu, có giá trị (thường ít lan truyền vì ít người đọc) thì còn thấy gốc, chứ những tin lá cải, tin thư giãn, tin phổ thông, xã hội... phù hợp với nhiều người thì khó lắm bạn ạ, vừa đưa lên làm cả trăm trang khác dẫn lại, mà phần lớn cũng chẳng dẫn gốc hoặc dẫn từ trang trung gian...
Vào xem, hóa ra bác Dien Gia Dung là chủ trang quảng cáo Du lịch, GO!
Trả lờiXóaBlog của tôi ít người xem lắm, bác đừng mất công vào đây quảng cáo làm gì.