Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

(4) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Ngân hàng Nhà nước “buông” thị trường vàng?


TT - Trước diễn biến bất thường trên thị trường vàng, các chuyên gia cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có giải pháp can thiệp, chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Điều chỉnh giá vàng tại cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp ngày 5-10) - Đồ họa: Vĩ Cường - Ảnh: T.ĐẠM

Từ mức 48,2 triệu đồng/lượng lúc mở cửa, đến 10g ngày 5-10 giá vàng đã tăng thêm 200.000 đồng lên 48,4 triệu đồng/lượng, cao hơn 280.000 đồng/lượng so với hôm trước. Giá vàng tăng trong bối cảnh giao dịch rất “lạnh”. Chủ một tiệm vàng tại quận 8, TP.HCM cho biết giá vàng quá cao cộng với thời tiết mưa dầm nên hầu như toàn ngồi chơi. Lãnh đạo một công ty vàng lớn cho rằng đây là mức giá “kỹ thuật” chứ thực tế người dân không mua vàng với giá này.
Tiệm vàng ngồi chơi

"Giải quyết vấn đề giá là giải quyết cân đối cung cầu, biện pháp không thể bằng mệnh lệnh hành chính mà phải kết hợp yếu tố thị trường, trong đó biện pháp thị trường rất quan trọng "
Ông Nguyễn Thành Long (chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng)
Sáng 5-10, ghi nhận của Tuổi Trẻ tại các khu vực kinh doanh vàng sầm uất tại TP.HCM cho thấy tình hình kinh doanh khá ế ẩm. Tại trung tâm vàng bạc đá quý trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1), lúc 10g dù giá vàng đang nóng sốt nhưng không thấy người mua. Chủ một tiệm vàng tại đây cho biết giá vàng biến động liên tục, thay giá mỏi cả tay nhưng rải rác mới có người đem bán, còn người mua hầu như vắng bóng. Cũng có một số người điện thoại hỏi giá vàng nhưng sau đó không thấy giao dịch.
Tại khu vực chợ Tân Định (quận 1), khách tìm đến các tiệm vàng cũng rất ít. Giá vàng chạy “loạn xạ” nên các tiệm vàng tại đây niêm yết giá mua - bán cách biệt đến 400.000-500.000 đồng/lượng để đề phòng vàng quay đầu giảm giá. Các tiệm vàng cho biết người dân không còn đổ xô bán ra như những ngày trước nên nguồn cung không nhiều. Một số người chốt lời sớm nay đang chờ giá giảm để mua lại. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại Vietcombank thời điểm cuối ngày 5-10, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới xấp xỉ 3,2 triệu đồng/lượng.
Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty Kinh doanh và đầu tư vàng VN (VGB), cho biết chính nguồn cung khan hiếm là nguyên nhân đẩy giá vàng trong nước lên cao. “Nguyên tắc của các doanh nghiệp, kể cả Công ty SJC, là mua được mới bán được, trong khi nhu cầu mua cao nhưng cung không có nên họ buộc lòng phải huy động nguồn hàng từ các đại lý thấp hơn, từ đó đẩy giá lên”. Trong khi đó, quyết định chấm dứt huy động vàng từ ngày 25-11 khiến nguồn vàng hiện nay không ra được thị trường mà bị hút vào hệ thống ngân hàng, càng gây áp lực lên nhu cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng, cho rằng việc một lượng vàng lớn huy động đã bị các ngân hàng, đặc biệt là nhóm G5, bán ra với giá thấp nay phải mua lại với giá cao trước khi các ngân hàng phải kết thúc huy động vàng là nguyên nhân đẩy giá vàng lên cao. Theo ông Long, các ngân hàng đã bán vàng huy động tiết kiệm của dân, nay rất khó khăn để hoàn nhập vì giá vàng tăng mạnh và nguồn vàng khan hiếm trên thị trường.
13 tấn vàng đi đâu?
Hà Nội: chen nhau đi bán vàng
Chốt phiên cuối ngày 5-10, giá vàng tại Hà Nội còn 48,04 - 48,18 triệu đồng (mua vào - bán ra), giảm khoảng 200.000 đồng/lượng so với đỉnh điểm lúc giao dịch vào 10g sáng cùng ngày. Tại chi nhánh SJC miền Bắc (Giang Văn Minh, Hà Nội), khách chen nhau xếp hàng để bán vàng. Chị Huyền (Đội Cấn) cùng nhiều khách khác cho biết đã xếp hàng đến 30 phút mà vẫn chưa đến lượt. Vì đông quá nên chi nhánh này phải phân công nhân viên hướng dẫn, phân luồng khách đến bán vàng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thúy Hằng, giám đốc chi nhánh Công ty SJC miền Bắc, cho biết giao dịch vàng tại Hà Nội rất sôi động, nhưng chủ yếu là khách đến bán vàng chứ mua vào rất ít.
L.Thanh
Đến chiều 5-10, NHNN vẫn chưa có động thái nào để can thiệp thị trường vàng. Trước đó, cơ quan này đã hai lần cho phép gia công vàng móp méo và chuyển đổi vàng miếng thương hiệu khác sang vàng miếng SJC, trong đó lần mới nhất là 350.000 lượng vàng (tương đương 13 tấn), nhưng đến nay thông tin về số lượng vàng miếng đã được chuyển đổi vẫn chưa được công bố. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN TP.HCM, cho biết số vàng móp méo của Công ty SJC đã gia công xong từ lâu. Còn tiến độ chuyển đổi vàng thương hiệu khác bị chậm vì phải qua khâu kiểm định từng miếng vàng nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn vàng miếng SJC.
Một chuyên gia vàng nói rằng: “350.000 lượng chỉ là con số trên lý thuyết, vấn đề là các doanh nghiệp có đem đủ số vàng đến Công ty SJC gia công hay không, tiến độ giao vàng gia công cũng như chất lượng vàng thế nào mới là yếu tố quyết định”. Vị chuyên gia này cũng đặt vấn đề rằng trong bối cảnh thanh khoản vàng tại một số ngân hàng đang bị âm như hiện nay, có khả năng số vàng của các thương hiệu khác sau khi được chuyển đổi sang vàng miếng SJC chỉ nhằm bù đắp thanh khoản cho các ngân hàng chứ không được đưa ra thị trường.
Ông Nguyễn Thành Long cho rằng để giải quyết chênh lệch giá vàng hiện nay, trước mắt NHNN nên tiến hành đồng thời hai việc. Một là cho triển khai thực hiện nhanh việc chuyển đổi, NHNN sau đó có biện pháp đưa số vàng này ra luân chuyển ở thị trường, tránh việc ai đó lại đầu cơ, tích trữ vàng để làm giá. Ngoài ra, NHNN nên xem xét cho các ngân hàng tiếp tục huy động vàng, tránh việc các ngân hàng tập trung mua vàng để tất toán vào thời điểm 25-11 sẽ tạo thêm áp lực mua làm căng thẳng giá.
TS Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính) cho rằng NHNN với vai trò độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng nhưng nơi này chưa thể hiện đúng vai trò, chức năng của mình trong việc quản lý thị trường vàng. 
ÁNH HỒNG
TIN BÀI LIÊN QUAN 
Vàng nhảy vọt lên 48,12 triệu đồng/lượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét