Ngày hội đồng tính đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu tối ngày 3/8 và kéo dài tới 5/8 với cuộc đạp xe ở Hà Nội.
Một trong các nhà tổ chức, bà Nguyễn Vân Anh,
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Phụ nữ và Vị thành
niên (CSAGA) nói tối thứ Sáu và ngày thứ Bảy sẽ có các buổi chiếu
phim về đề tài người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) ở Viện
Goethe với phần thảo luận sau khi chiếu phim.Bà Vân Anh nói phải chờ tới Chủ Nhật mới có thể nói được sự kiện này có thu hút được đông đảo người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tham gia hay không.
"Chúng tôi hy vọng nhiều người biết hơn đến LGBT, nhiều người hiểu hơn về chủ đề này, không có định kiến, hiểu lầm lệch lạc dẫn đến việc có thể có thái độ kỳ thị đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới," bà Vân Anh nói.
"Chúng tôi cũng có thêm kỳ vọng nữa, đấy là những nhà làm luật chuẩn bị sửa đổi Luật hôn nhân gia đình và trình Quốc hội trước năm 2013 thì đây cũng như là hoạt động để ủng hộ cho việc hợp pháp hóa sự chung sống giữa người đồng tính, song tính và chuyển giới dưới hình thức này hay hình thức khác.
Ngoài Bấm CSAGA, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE)hai tổ chức khác đứng ra tổ chức Bấm Ngày hội Viet Pride 2012 với sự trợ giúp của một số tổ chức khác trong đó có Viện Goethe và UN Women.
'Quyền con người'
Bà Vân Anh nói từ trước tới nay "chưa bao giờ có nhiều ý kiến tích cực như thế" về hợp pháp hóa quan hệ của giới LGBT mặc dù bà nói rằng để thay đổi nhận thức nói chung trong xã hội còn mất nhiều thời gian.
Mới đây nhất một bài viết về hai người đồng tính nữ được đưa lên mạng xã hội đã kéo theo nhiều bình luận bị coi là "phản cảm".
Những người phản đối quan hệ đồng giới đã coi đây là "bệnh xã hội" và có những lời lẽ miệt thị và tục tĩu.
Bà nói số người đồng tính và lưỡng tính công khai thiên hướng tình dục của họ ngày càng nhiều trong vài năm gần đây cho dù chưa có nghiên cứu nào để đưa ra con số những người đồng tính và song tính.
Trong khi đó Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói trên truyền hình Việt Nam trong tuần trước rằng hiện có hàng trăm ngàn người đồng tính tại Việt Nam và việc chăm sóc cho cộng đồng này là vấn đề nhân quyền.
Phát biểu của ông Cường làm tăng hy vọng Việt Nam sẽ sớm thừa nhận quyền chung sống và kết hôn của người đồng tính và song tính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét