Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

NGA: THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN TRONG VẤN ĐỀ KHÍ ĐỐT


THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

NGA: THẾ TIN THOÁI LƯỠNG NAN TRONG VN ĐỀ KHÍ ĐỐT

Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN (Niu Yoóc 10/5)
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ vừa qua cho rằng việc tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga trong những tuần gần đây liên tục đề xuất nâng trần giá khí đốt trên thị trường nội địa đã tạo khó khăn cho Chính phủ Nga. Cremli đã duy trì chương trình trợ cấp giá khí đốt trong gần hai thập kỷ qua nhằm xoa dịu dân chúng trong nước và khuyến khích lĩnh vực công nghiệp. Do đó, việc tăng giá khí đốt đột ngột có thể gây bất ổn trong cả dân chúng và lĩnh vực công nghiệp.
Trong năm 2011, Nga sản xuất khoảng 510 tỷ m3 khí đốt, khoảng 60% lượng khí này được bán ở trong nước. Nga có tỷ lệ tiêu thụ khí đốt bình quân đầu người cao nhất vì Nga là một trong những nước lạnh nhất thế giới, sưởi ấm và sử dụng điện cao. Lĩnh vực công nghiệp của Nga cũng phụ thuộc nặng nề vào khí đốt để cung cấp điện cho các nhà máy.
Nga sử dụng hệ thống 4 loại giá đối với khí đốt: giá nội địa có hai loại, một loại giá cho các nước thuộc Liên xô trước đây và một loại giá nữa cho các khách hàng châu Âu. Từ lâu Nga đã hạn chế giá khí đốt trong nước, một hành động từ thời Liên Xô. Hiện tại trên thị trường nội địa Nga, giá khí đốt từ 75 USD đến 97 USD một nghìn m3 với việc các hộ gia đình và tổ chức nhà nước như trương học và bệnh viện trả giá thấp hơn còn các cơ sở công nghiệp trả giá cao hơn. Đa số các nước thuộc Liên xô trước đây phải trả ở mức khoáng 250 USD còn khách hàng châu Âu là từ 350 – 450 USD/nghìn m3.

Các công ty khí đốt Nga, chủ yếu là Gazprom, đang gặp khó khăn về tài chính do các biện pháp để người tiêu dùng nội địa chi trả một phần nhỏ so với khách hàng nước ngoài phải trả. Trong thập kỷ qua, Cremli đã cho phép Gazprom tăng giá từ 14 – 25% một năm. Việc tăng giá từ từ này để tránh phản ứng mạnh mẽ từ người tiêu dùng khí đốt tại Nga vì nó sẽ đi cùng với việc các tiêu chuẩn kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, Gazprom cho rằng mức tăng đó là chưa đủ.
Sự phản kháng của Gazprom
Gazprom thấy có 4 vấn đề cơ bản với hệ thống giá khí đốt hiện nay của Nga. Thứ nhất, Gazprom đang thua lỗ khi bán trong nước. Theo số liệu gần đây của Gazprom, Gazprom tiêu tốn khoảng 132 USD đê sản xuất hoặc thu gom sau đó phân phối 1 nghìn m3 khí đốt, nhưng giá bán trên thị trường nội địa chỉ khoảng 80 USD một nghìn m3. Điều này có nghĩa là Gazprom lô trên 50 USD khi bán nội địa. Trong khi đó thị trường nội địa chiếm đến 60% lượng hàng bán ra, khoản thua lỗ này là rất lớn.
Gazprom vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển nhờ doanh số bán ra nước ngoài với mức giá khoảng 279 USD một nghìn m3, gấp hai lần chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tiêu dùng khí đốt nội địa của Nga đã tăng trên 15% trong thập kỷ qua (có giảm trong thời kỳ khủng hoảng 2008-2009). Do đó, Gazprom ngày càng phải chịu lỗ nhiều hơn.
Thứ hai, Gazprom lo ngại rằng nguồn thu từ bán hàng cho châu Âu. sẽ giảm trong quá trình đàm phán giá khí đốt mới với nhiều khách hàng châu Âu. Cùng với đó châu Âu cũng đa dạng hóa nguồn cung khí đốt ngoài Nga. Điều này có nghĩa là Gazprom sẽ không thể sớm lấy lãi từ thị trường châu Âu để bù lồ cho thị trường nội địa.
Thứ ba, khi mùa Đông đặc biệt lạnh, Nga hạn chế xuất khẩu khí đốt, chủ yếu là đến châu Âu, để giữ thêm nguồn cung ở trong nước. Điều này xảy ra trong mùa Đông vừa qua và sự thiếu hụt lên đến 30% tại Áo, Rumani, Đức, Ba Lan, Hungary, Bungari, Hy Lạp và Italia – tất cả những nước này cũng trải qua một mùa Đông vô cùng khắc nghiệt. Mặc dù hành động này có thể giúp dân chúng trong nước ấm, nhưng có nghĩa là Gazprom mất một khoản tiền lớn mà tâp đoàn nay co thể có nếu như nguồn cung khí đốt đến châu Âu nhiều hơn.
Cuối cùng, Gazprom đang phải cố gắng để bù đắp việc thuế khai thác khoáng sản tăng 61%. Việc tăng thuê này đã làm Gazprom tiêu tốn thêm 2,2 tỷ USD trong năm 2011 và ước tính trong năm 2012 sẽ tốn thêm 5,2 tỷ USD. Vấn đề tăng thuế này đã gây nhiều tranh cãi và đan xen với cuộc tranh giành chính trị nội bộ ở Cremli. Ý tưởng tái cấu trúc hệ thống thuế năng lượng của Nga đã thu hút cả lực lượng đối lập và lực lượng ủng hộ trung thành trong Cremli. Việc tăng thuế là do một nhóm trong Cremli. Nhóm này tin rằng chính phủ cần có thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách và chính phủ phải thôi ưu ái các công ty năng lượng bằng mức thuế thấp.
Do những quan ngại này, Gazprom đang lập luận rằng nó không thể tiếp tục thực hiện các dự án trong tương lai nếu không có thêm nguồn thu từ người tiêu dùng khí đốt nội địa. Điều này không có nghĩa là Gazprom không thể tiếp tục thực hiện chương trình trợ cấp hiện nay, tập đoàn này vẫn có doanh thu rất lớn. Gazprom có kế hoạch thực hiện một số dự án lớn và tốn kém mà công ty này tin rằng nó không thể thực hiện nêu không kiếm được thêm tiền. Các dự án này bao gồm dự án Shtokman Bắc Cực ước tính chi phí từ 15 – 20 tỷ USD; đường ống Dòng chảy phương Nam với mức chi phi ước tính từ 24 – 31 tỷ USD; dự án mỏ Yamal với chi phí hàng chục tỷ USD; và dự án mở rộng Sakhalin cũng có chi phí ước tính hàng chục tỷ USD.
Kế hoạch của Gazprom và lập luận của Cremli
Cremli biết rằng có những vấn đề với việc tiết tục giới hạn giá khí đốt nội địa, do đó đã tăng giá đều đặn trong 10 năm qua. Cremli có kế hoạch bắt đầu từ tháng 7 sẽ tăng 15% giá khí đốt đối với khách hàng công nghiệp trong nước. Gazprom không cho rằng mức tăng này là đủ và đã đề xuất các kế hoạch thay thế để tăng mạnh giá trước khi hoàn toàn xoá bỏ giá trần trong 2 năm tới. Những đề xuất Gazprom đã đưa ra là từ nay đến cuối năm 2012 tăng giá khí đốt 26,3%, đến cuối năm 2013 tăng 45% và đến cuối năm 2014 chấm dứt hoàn toàn việc hạn chế giá.
Những vấn đề xuất hiện chủ yếu là đối với những khách hàng công nghiệp, dù không có gì bảo đảm rằng Nga sẽ không tăng giá đối với các hộ gia đình và các cơ sở công tại một thời điểm nào đó. Thông thường, khi giá đối với lĩnh vực công nghiệp tăng, các hộ gia đình và các cơ sở công cũng phải chịu một mức tăng thấp hơn. vấn đề là Cremli duy trì trần giá khí đốt vì một lý do: để dân chúng hài lòng và lĩnh vực công nghiệp phát triển. Nếu giá khí đốt tăng vọt, dân chúng và lĩnh vực công nghiệp sẽ bất ổn.
Các hộ gia đình Nga đã không phải thích ứng với việc giá khí đốt tăng mạnh kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Đó là theo tinh thần, nước Nga là nhà sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới nên người dân của nước này có quyền được hưởng giá thấp hơn. Do đó, nếu Cremli tăng mạnh giá khí đốt đối với các hộ gia đình, có thể sẽ có phản ứng dữ dội. Cremli vừa phải chịu một làn sóng các cuộc biểu tình chống chính phủ xuất phát từ các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống nên không muốn có thêm bất ổn xã hội, đặc biệt là các cuộc biểu tình có thể thu hút nhiều người hơn so với các cuộc biểu tình chính trị.
Các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng của Nga, như công nghiệp luyện kim, từ lâu đã được hưởng lợi thế cạnh tranh nhờ giá khí đốt của họ thấp. Năng lượng rẻ là một trong những yếu tố nền tảng cho sự thành công của ngành công nghiệp này. Chi phí sản xuẩt kim loại đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua do chi phí năng lượng và lao động tăng. Nhờ nguồn cung khí đốt nội địa lớn và rẻ, Nga có các nhà sản xuất kim loại có chi phí thấp nhất thế giớiNga là một trong 5 nhà sản xuất và xuất khẩu thép hàng đầu và có những công ty sản xuất niken và nhôm lớn nhất thế giới là Norilsk Nickel và RUSAL. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến các công ty luyện kim của Nga, nhưng họ đã phục hồi trong 3 năm qua.
Nếu Nga tăng mạnh giá khí đốt tự nhiên đối với các khách hàng công nghiệp, điều đó có thể tạo ra thiệt hại kinh tế lớn đối với ngành công nghiệp luyện kim và có thể giết chết hoàn toàn ngành công nghiệp này. Hơn nữa, điều này cũng có thể tạo ra xung đột với các ông trùm luyện kim – những nhân vật quyền lực tại Nga.
Không giống với đa số các ngành công nghiệp lớn và chiến lược của Nga, ngành công nghiệp luyện kim không được điều hành bởi nhà nước hay các lãnh đạo do Cremli lựa chọn. Ngành công nghiệp luyện kim là lĩnh vực chính duy nhất vẫn được điều hành bởi các ông trùm luyện kim vì lĩnh vực này trải rộng khắp thế giới, không tập trung chủ yếu tại Nga như các lĩnh vực khác. Ngoài ra, các ông trùm luyện kim đã có một loạt các cuộc chiến xấu xa trong thập niên 1990 và đầu 2000, thường được biết đến là “các cuộc chiến tranh luyện kim”. Mặc dù Cremli đã trải qua một số cuộc xung đột khắc nghiệt, đấu tranh với các ông trùm kim loại là một nhiệm vụ lớn và nguy hiểm.
Thế tiến thoái lưỡng nan
Vì tăng mạnh giá khí đốt nội địa có thể tạo ra rối loạn, Cremli ở tình thế khó khăn và bị chia rẽ trong việc nên làm cái gì. Gazprom sẽ không bị phá sản do vấn đề trần giá nội địa trong tương lai gần, nhưng bán 60% lượng khí đốt của Nga với giá lỗ là điều không thể đứng vững về lâu dài. Hơn nữa, Gazprom đang có kế hoạch thực hiện các dự án đầy tham vọng và tốn kém. Những dự án này không chỉ quan trọng đối với Gazprom nhằm thay thế các mỏ khí đốt đang suy giảm, mà còn là một phần chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga nhờ những kết nối với nước ngoài hoặc sự tham gia của các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên, Cremli không đủ khả năng để thực hiện một động thái gây tranh cãi như thế ngay bây giờ. Matxcơva sẽ xây dựng một chiến lược khác để giúp công ty quan trọng nhất của mình này (Gazprom) tiến lên. Cremli đã cố gắng tái cấu trúc Gazprom để nó hoạt động hiệu quả hơn bằng việc sa thải 100 nhà quản lý hàng đầu của công ty này, nhưng lại chưa có mấy thảo luận về cái sẽ làm tiếp theo sau đó để hỗ trợ tập đoàn khí đốt khổng lồ này.
TTXVN (Matxcơva 8/5)
“Báo Độc lập” (Nga) gần đây đăng bài viết của ông Aleksey Khaitim, Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu — Viện Hàn lâm khoa học Nga, phân tích tình hình khai thác khí đốt hiện nay ở Nga, đặc biệt là ở thềm lục địa Bắc Cực và đưa ra đề xuất của mình như sau:
Bài viết này nhằm trả lời các câu hỏi: “Các cơ cấu năng lượng của Nga về mức độ tổ chức và các công nghệ đang được sử dụng để khai thác các mỏ khí đốt ở thềm lục địa của đất nước, trước hết, là ở Bắc Cực, đã sẵn sàng hay chưa? Liệu các cấu trúc này có cần cải cách gì không hay cứ giữ nguyên trạng như hiện nay cho an toàn?
Ở Nga trữ lượng khí đốt đã được xác định là rất lớn – 47.500 tỷ m3. Nếu mỗi năm khai thác 700 tỷ m3 thì nguyên liệu đủ dùng trong 80 năm. Khí đốt cần cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Việc khai thác và tiêu thụ đang giảm đi phần nào: nếu năm 2011 thị trường trong nước được cung cấp khoảng 471 tỷ m3 khí đốt, thì năm 2014 nhu cầu cung cấp sẽ là 485 – 490 tỷ m3, có nghĩa là cần phải thăm dò các nguồn khí đốt mới.
Cần lưu ý rằng trên thực tế các mỏ khí đốt ở phần châu Âu của Nga, có tính địa phương, hiện không được khai thác. Theo các thông số giá khí đốt hiện nay, việc thăm dò và khai thác có mục đích, nhất quán các mỏ khí đốt có tính địa phương, việc thăm dò các, mỏ khí đốt từ đá phiến đã được luận chứng về mặt kinh tế, là có triển vọng. Ở lĩnh vực này, chúng ta đi sau Mỹ nhiều thập kỷ, vì vậy không có các công ty khí đốt độc lập thuộc các khu vực, và ở Nga không có nhu cầu trực tiếp về khí đốt sản xuất từ đá phiến.
Hiện nay, cơ cấu của ngành công nghiệp khí đốt được xây dựng nhằm khai thác các mỏ lớn, khổng lồ và vận chuyển theo đường ống các dòng khí đốt đã được tập trung. Trong khi đó, các mỏ khí đốt ở Tây Xibêri, cung cấp đến 80% sản phẩm hàng năm của nguyên liệu này, đã được phát hiện ra 40 năm trước đây và bây giờ đang ở trong giai đoạn khai thác suy giảm.
Trong 20 – 25 năm trở lại đây, ngoại trừ trường hợp hiếm hoi, không có mỏ khí đốt lớn nào được tìm ra. Hệ số bồi thường việc khai thác khí đốt không cao hơn 1,1, có nghĩa là hiện nay việc tái sản xuất giản đơn các nguồn dự trữ đang được bảo đảm. Rõ ràng là hiện nay không đủ các nguồn dự trữ để tự tin phát triển ngành khí đốt trong tương lai.
Chúng tôi đồng ý với Giáo sư V.Gavrilov (Trường Đại học dầu khí quốc gia Nga mang tên I.M.Gubkin): đòi hỏi cấp bách hiện nay là cần phải khẩn trương đẩy mạnh công tác thăm dò địa chất. Việc tìm kiếm và khai thác các mỏ nhỏ gần các trung tâm công nghiệp ở phần châu Âu của Nga là để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Mục tiêu chính là phát hiện ra những mỏ dầu khí mới, lớn, có thể là những mỏ khổng lồ để xuấtkhẩu và duy trì cơ cấu hiện nay của ngành khí đốt ở Xibêri, trước hết là ở thềm lục địa Bắc Cực của Nga. Chúng tôi bất đồng ở chỗ nào? Ở phương thức đạt được các mục tiêu nói trên.
Giáo sư Gavrilov cho rằng hiện nay Tập đoàn khí đốt Gazprom đang thực hiện nhiệm vụ khai thác ở thềm lục địa. Năm 1994, Tập đoàn Gazprom đã thành lập công ty con của mình – Công ty trách nhiệm hữu hạn “Gazflot”, nhờ hoạt động của công ty con này mà đã phát hiện ra 11 mỏ khí đốt: 3 mỏ dầu tại thềm lục địa Pechora ở biển Barent, 4 mỏ khí ngưng tụ trong vịnh Ob và Taz thuộc biển Kara, 3 mỏ khí ngưng tụ ở thềm lục địa Sakhalin, 1 mỏ khí đốt ở thềm lục địa phía Tây khu vực Kamchatka. Trữ lượng khí đốt dự đoán tại các vỉa lộ thiên có thể là 150 – 200 tỷ m3, tổng trữ lượng gia tăng ước tính khoảng 1,5 – 2 tỷ m3. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét điều gì sẽ xảy ra trên thực tế khi tiến hành thăm dò địa chất và khoan khai thác ở Nga.
Những quy mô thực sự
Công ty trách nhiệm hữu hạn “Gazflot” có 3 giàn khoan, trong đó có giàn khoan nổi chuyên dụng “Bắc Cực”, được dùng để khoan các giếng ở thềm lục địa Bắc Cực sâu tới 6500 m ở vùng biển sâu 100 m; có 7 tàu chuyên dụng bảo đảm việc vận chuyển; các tàu chở dầu, tàu cứu hộ,v.v..
Trên thế giới, trước hết ở các biển và đại dương, mỗi năm người ta tiến hành khoan tới 1000 giếng để tìm kiếm và thăm dò, và 2000 giếng được khoan để khai thác và có hơn 100 nghìn giếng đã được khoan để thăm dò. 30% trong số đó là các giếng ở ngoài biển. Người ta nhận định rằng trữ lượng khí cácbon ở các biển nhiều hơn trên đất liền 3 lần.
Chỉ gần đây các mỏ ở khu vực Sakhalin và Bắc Cực của Nga mới được liệt vào các mỏ có trữ lượng lớn. Đó là vì việc nghiên cứu còn nghèo nàn và tham gia muộn vào quá trình khoan ngoài khơi do quy mô khoan nhỏ của các mỏ ngoài khơi ở trong nước và nảy sinh vấn đề về tính hiệu quả của các công việc, về sự gia tăng mạnh mẽ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở các thềm lục địa ở Bắc Cực của Nga — nếu như bắt đầu từ đâu, thì mỗi một giếng khoan thành công như vậy sẽ bảo đảm cho sự gia tăng đáng kể trữ lượng.
Tuy nhiên, triển vọng khai thác ngoài khơi của Nga là rất lớn bởi vì Nga có 22% thềm lục địa ở các đại dương, 80% các vùng dầu mỏ và khí đốt có triển vọng (có nghĩa là còn chưa được thăm dò cụ thể). Đây là các mỏ ở Bắc Cực (85%) và các vùng biển ở Viễn Đông (12%). Các công ty thăm dò và khai thác ngoài khơi của Nga cần phải làm cho các khả năng tổ chức và kỹ thuật thích ứng với quy mô của nhiệm vụ này.
Nếu coi các quy mô toàn cầu là điểm xuất phát, thì các cơ cấu về khoan ngoài khơi, được tạo ra ở Nga (hay là các cơ cấu của nước ngoài, được thu hút theo các hợp đồng) cần phải có các cơ sở sản xuất tổng hợp để khoan ở các thềm lục địa trên 1000 giếng. Hiện nay có những dự thảo chương trình khai thác ở các thềm lục địa ở Băc Cực của Nga, dự tính cho thời gian ít nhất là 20 năm. Khi đó cần phải khoan khoảng 50 giếng/năm.
Có một tập thể lao động hoàn toàn có khả năng làm việc khác hẳn với Công ty trách nhiệm hữu hạn “Gazflot”. Ở đó có khoảng 1.000 chuyên gia có tay nghề cao đang làm việc, trong đó có 700 người trực tiếp làm việc ở 3 chi nhánh sản xuất tại Murmansk, Kaliningrad và Yuzhno-Sakhalinsk. Rõ ràng, có thể khẳng định rằng “Gazflot” là một công ty hàng đầu ở Nga về khai thác các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi ở Bắc Cực và các vùng biển Viễn Đông. Tuy nhiên, khả năng của Công ty này không đáp ứng được những quy mô đang dự tính trong chương trình khai thác ngoài khơi của Nga. Tình hình như vậy hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.
Các yếu tố khủng hoảng
Các yếu tố khủng hoảng chính của ngành năng lượng Nga là do có tỷ lệ lớn các thiết bị đã lỗi thời xét cả phương diện hữu hình và vô hình; sự cần thiết phải khai thác các mỏ dầu khí mới ở phía Đông Bắc nước Nga, ở các khu vực vùng cực và ở ven vùng cực, ở các thềm lục địa nước sâu của các biển, kể cả Bắc Cực. Nếu để duy trì khối lượng khai thác hiện tại cho giai đoạn đến năm 2020 thì cần tăng đầu tư ít nhất là gấp ba lần. Người ta nhận định, việc khai thác các mỏ ở thêm lục địa Bắc Cực cần đầu tư 500 tỷ USD (đây là con số gần đúng. Nó tăng lên tùy theo chương trình khai thác khu vực Bắc Cực của Nga như thế nào: 10 năm trước, người ta nói cần đầu tư khoảng 15 tỷ USD, 3 năm trước – khoảng 120 tỷ USD).
Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, khối lượng đầu tư hàng năm ở Tổ hợp Năng lượng – Nhiên liệu đã giảm gần 4 lần, chỉ để hiện đại hóa các quỹ sản xuất mỗi năm thì đã cần 20 – 25 tỷ USD. Đối với ngành công nghiệp khí đốt tổng giá trị của các dự án đầu tư để duy trì các vị trí xuất khẩu trên thị trường châu Âu tới năm 2015 cần khoảng 35 – 40 tỷ USD, ngành công nghiệp dầu mỏ từ 55 – 60 tỷ USD.
Cần cải thiện về chất việc thăm dò địa chất. Việc thăm dò này, đặc biệt là ở ngoài biển, gắn liền với rủi ro về đầu tư, và mất nhiêu thời gian, hơn nữa hàm lượng khoa học rất cao. Điều đó có nghĩa là đòi hỏi đầu tư vào các công trình nghiên cứu lý thuyết và sử dụng các công nghệ và trang thiết bị đắt tiền, ở đây thu nhập từ đầu tư trực tiếp là tối thiểu. Để duy trì sự hoạt động của hệ thống cần trực tiếp mua các thiết bị địa-vật lý và thiết bị phức tạp khác cho những hoạt động dịch vụ. Do tất cả những lý do này, việc thăm dò địa chất và địa-vật lý ở Nga vẫn là đặc quyền của nhà nước. Các công ty trong nước không muốn mạo hiểm thăm dò nếu như không được nhà nước bảo đảm chắc chắn rằng nếu thành công họ có thể được sử dụng các kết quả khảo sát. Do nhiều nguyên nhân, các công ty, dầu mỏ tư nhân của Nga và các công ty xuyên quốc gia tuyệt nhiên không khuyến khích đầu tư dài hạn. Vì vậy, hiện nay việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa Bắc Cực đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
1) Giữ nguyên trạng như hiện nay. Tập đoàn Gazprom cùng với tập đoàn Rosneft tiến hành khai thác các thềm lục. Lý do: quá trình tư hữu hóa sẽ dẫn đến việc mất mát nguồn nhân lực, phá hủy toàn bộ các công nghệ, thay vào chỗ Công ty trách nhiệm hữu hạn “Gazflot” đang hoạt động có hiệu quả chỉ là những mảnh vỡ. Nói thẳng ra rằng, việc này có nghĩa là các tập đoàn nhà nước muốn duy trì sự độc quyền đối với việc khoan ngoài khơi. Nhưng rõ ràng là việc không thực hiện được các chương trình khai thác dầu khí ở Bắc Cực trong điều kiện vẫn duy trì tỉnh trạng hiện nay, sẽ làm giảm một cách tương ứng tiềm năng năng lượng của đất nước.
2) Phương án mà thực tiễn trên thế giới người ta vẫn làm: thành lập các công ty mạnh thuộc các khu vực (vốn của tư nhân), trong đó có các công ty khoan ở ngoài khơi. Ở đây cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các công ty xuyên quốc gia tham gia khai thác ở thềm lục địa Bắc Cực. Rõ ràng là cách tiếp cận này sẽ gặp phải sự chống đối của các công ty nhà nước, trước tiên là Tập đoàn Gazprom. cần phải nói rằng Tập đoàn này có ảnh hưởng lớn là do nó kiểm soát một loạt phương tiện truyền thông. Nó sẽ đưa ra ý kiến rằng bất kỳ sự thay đổi quy chế nào của Gazprom – sẽ là một quả mìn đặt dưới nền tảng của nền kinh tế Nga, bởi sự độc quyền nói trên là tài sản của nhân dân, là chỗ dựa của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, điều chủ yếu – không phải là số phận của Tập đoàn Gazprom. Trong hoạt động của mình, Gazprom dựa vào đội ngũ chuyên gia hùng hậu có trình độ chuyên môn cao, có tiềm năng sáng tạo to lớn.
Vấn đề là ở chỗ khác: về nguyên tắc, liệu đất nước ta (Nga) có khả năng thực hiện được chương trình khai thác dầu khí ở thềm lục địa Bắc Cực – chương trình lớn về quy mô, phức tạp về kỹ thuật và các điều kiện thiên nhiên, chi phí đầu tư cực kỳ tổn kém – hay không? Hoặc, định hướng lại một cách hợp lý một loạt chương trình năng lượng có tính chất địa phương nhằm mục đích bảo đảm việc hiện đại hóa tổng thể, đa dạng hóa, và sự trỗi dậy của nền kinh tế Nga trên cơ sở này? ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét