Ủng hộ các phân tích trong bài dưới đây của TS Lê Xuân Bá. Riêng nhấn mạnh nguyên nhân lạm phát cơ cấu thì không tán thành. Lạm phát cơ cấu chỉ xảy ra khi nền kinh tế chịu sức ép phải chi tiêu lớn để giải quyết những vấn đề để lại sau chiến tranh, để giải quyết việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp quá cao (thường trong giai đoạn bùng nổ dân số và lao động), để cung cấp nhu cầu lương thực thực phẩm tối thiểu cho đại bộ phận dân số, để giải quyết những nhu cầu cơ sở hạ tầng quá bức xúc... Tuy nhiên, sau 10 năm đầu đổi mới, Việt Nam từ giữa những năm 1990 đến nay đã không còn phải chịu những sức ép quá lớn như trên. Chuyện bức xúc cơ cấu thì ở nước nào cũng có, song trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, tuyệt đại bộ phận các quốc gia trên thế giới đều không để xảy ra lạm phát cao như ở ta. Hiệu quả đầu tư thấp cũng không phải là nguyên nhân chính của lạm phát. Trong hàng nghin.năm phát triển rất lạc hậu, kém hiệu quả nhưng thế giới vẫn không có lạm phát. Lạm phát chỉ xảy ra trong khoảng hơn 100 năm qua. Do vậy, cần khẳng định nguyên nhân cơ bản, xuyên suốt trong nhiều năm qua, của hiện tượng lạm phát ở Việt Nam là tham vọng tăng trưởng quá cao, muốn làm quá nhiều việc, muốn đuổi nhanh và vượt các nước xung quanh.... bằng cách liên tục duy trì tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao, phát hành tiền và dùng chính thuế lạm phát để đầu tư.
Đổi mô hình tăng trưởng để hạ thấp lạm phát
06/05/2011 22:48
Bên lề họp báo công bố báo cáo khảo sát tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ủy ban KTXH khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) thuộc Liên Hiệp Quốc (ngày 5.5), PGS-TS Lê Xuân Bá (ảnh) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư - đã trả lời phỏng vấn của Thanh Niên xung quanh vấn đề kiềm chế lạm phát.
TS Bá cho biết: “Thực tế là tại các thảo luận gần đây, vấn đề ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế không còn được đặt nặng mà thay vào đó là mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM). Bản thân Nghị quyết 11 (NQ11) ban hành tháng 2.2011 về kiểm soát lạm phát và ổn định KTVM cũng không đặt ra con số tăng trưởng là bao nhiêu.
Trong vài năm qua, tình hình lạm phát ở VN diễn biến khá phức tạp. Giữa 2008, lạm phát đã lên tới 28% (tháng 8.2008 so với tháng 8.2007), sau khi giảm xuống 6,9% trong 2009 và đến cuối 2010 con số này là gần 12%. Trong quý 1/2011, lạm phát 6,32% và tính đến hết tháng 4.2011, con số này đã là 9,64%. Mới đây, Chính phủ đã bày tỏ quyết tâm giữ mức lạm phát 2011 tương đương mức 2010. Đây là con số đặt ra để phấn đấu nhưng thực tế không dễ thực hiện. Nhiều dự báo cho rằng từ tháng 5.2011 lạm phát sẽ giảm, mức giảm là bao nhiêu thì còn nhiều ý kiến khác nhau”.
Lạm phát có yếu tố nội bộ nền kinh tế
Ông đánh giá thế nào về nhận định cho rằng nguyên nhân lạm phát tại VN là do những yếu tố mang tính nội tại của nền kinh tế?
Nguyên nhân của lạm phát có rất nhiều trong đó bao gồm hai yếu tố chủ quan và khách quan. Về khách quan, do giá cả thế giới tăng cao nên nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu vào VN cũng tăng theo. Ví dụ như giá xăng dầu tăng 28,46%, thép thành phẩm tăng 27,6%, bông xơ tăng 45,6%... gây ra áp lực lạm phát. Tuy nhiên cần thấy rằng trong cùng bối cảnh như vậy, các quốc gia trong khu vực lại không hề có mức lạm phát cao như VN mà chỉ trong khoảng 4 - 5%. Điều này cho thấy nguyên nhân lạm phát có yếu tố nội bộ của nền kinh tế.
Tình hình lạm phát 2011 không chỉ là hệ quả của các chính sách gần đây mà còn của các chính sách từ trước đó. Năm 2009 chúng ta đã tung ra gói kích thích kinh tế khoảng 7 tỉ USD. Bên cạnh những tác động tích cực, gói kích cầu này cũng đã góp phần tạo ra tình trạng lạm phát trong 2010 và kéo dài đến tận 2011. Đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành NQ11, tuy nhiên để các biện pháp này có tác dụng cần ít nhất là 6 tháng hoặc lâu hơn.
Xét một cách đầy đủ, sâu xa, lạm phát của VN mang tính cơ cấu, chủ yếu do cơ cấu kinh tế còn khá lạc hậu gây ra. Cụ thể nền kinh tế VN tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư (chiếm tới khoảng 60% đóng góp vào tăng trưởng GDP) mà không dựa vào các yếu tố khác như kinh tế tri thức, khoa học công nghệ... Đồng vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả thấp, thậm chí có lúc, có nơi là không có hiệu quả. Nếu những vấn đề này không làm được thì lạm phát sẽ vẫn là vấn đề thường trực của VN.
Đương nhiên việc thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu không phải việc dễ dàng.
Theo ông, VN cần cân bằng giữa vấn đề tăng trưởng và lạm phát ở mức độ nào?
Lạm phát thấp là tốt nhưng thấp ở mức nào thì chưa có ý kiến thống nhất. Có người cho rằng 0% là tốt nhưng cũng có người cho rằng phải có lạm phát vài phần trăm mới kích thích tăng trưởng. Cuối 2008 sau khi có dấu hiệu nền kinh tế suy giảm, Chính phủ đã tung ra gói kích thích kinh tế, lý do đơn giản là nếu thắt chặt đầu tư, hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, số người thất nghiệp sẽ tăng cao... Chống lạm phát không đơn giản chỉ là chuyện rút bớt tiền khỏi lưu thông mà còn phải tính đến điều kiện thực tế, đến tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, hoạt động của DN... Chính vì vậy sẽ không có một tiêu chí cứng nhắc nào mà còn phải căn cứ nhiều yếu tố như đã nêu trên.
Chất lượng tăng trưởng là tri thức, công nghệ...
Trong những năm qua, quan điểm đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu dường như khá phổ biến trong giới hoạch định chính sách. Xin ông cho biết cơ sở của quan điểm này? Vì sao trong thời gian gần đây quan điểm này lại không được đặt nặng?
Có khá nhiều lý do cho việc ủng hộ ưu tiên hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, theo quan điểm này nếu như không có tăng trưởng sẽ không giải quyết được vấn đề việc làm. Có ý kiến cho rằng tăng trưởng mỗi năm phải đạt tối thiểu 5% mới có thể tạo được việc làm mới. Mỗi năm VN có trung bình khoảng 1,6 triệu người đến tuổi lao động nếu không giải quyết được vấn đề việc làm cộng thêm số người có khả năng thất nghiệp do suy thoái kinh tế sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho xã hội. Không ai muốn điều đó xảy ra cả.
Thứ hai, chúng ta thường nói VN có nhiều nguy cơ, nhưng về kinh tế thì có thể khẳng định rằng VN đã tụt hậu khá xa rồi chứ không phải là nguy cơ nữa. Để trở thành các nền kinh tế lớn cần có sự tăng trưởng cao trong dài hạn. Ví dụ như Hàn Quốc tăng trưởng 7 - 8% liên tục trong vài ba chục năm mới có thể trở thành một “con hổ châu Á”. Hoặc Trung Quốc cũng liên tục tăng 9 - 10% trong khoảng 30 năm mới có nền kinh tế thứ hai thế giới như hiện nay. Đó là các lập luận cổ vũ ủng hộ cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, tăng trưởng dựa vào cái gì mới là quan trọng. Như tôi đã nói, vừa qua tăng trưởng kinh tế VN dựa chủ yếu vào vốn đầu tư trong khi nhiều quốc gia khác là sự đóng góp của tri thức, khoa học công nghệ, của lao động có tay nghề... Nghĩa là các yếu tố ngoài vốn chiếm tới 70 - 80% hoặc cao hơn. Chúng ta rất cần tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều chục năm nhưng tăng trưởng như thời gian vừa qua vừa thiếu bền vững vừa không mang lại hiệu quả cao. Thực tế cho thấy nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, không dựa nhiều vào khoa học công nghệ thì lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài sẽ giảm sút và đương nhiên việc này sẽ dẫn tới giảm tăng trưởng, sẽ có tác động không tốt tới phát triển KTXH. Có lẽ nhận thức được vấn đề trên mà “mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá” đã không còn là quan điểm thắng thế nữa.
Xin cảm ơn ông!
Ảnh: T Sơn |
Lạm phát có yếu tố nội bộ nền kinh tế
Ông đánh giá thế nào về nhận định cho rằng nguyên nhân lạm phát tại VN là do những yếu tố mang tính nội tại của nền kinh tế?
Nguyên nhân của lạm phát có rất nhiều trong đó bao gồm hai yếu tố chủ quan và khách quan. Về khách quan, do giá cả thế giới tăng cao nên nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu vào VN cũng tăng theo. Ví dụ như giá xăng dầu tăng 28,46%, thép thành phẩm tăng 27,6%, bông xơ tăng 45,6%... gây ra áp lực lạm phát. Tuy nhiên cần thấy rằng trong cùng bối cảnh như vậy, các quốc gia trong khu vực lại không hề có mức lạm phát cao như VN mà chỉ trong khoảng 4 - 5%. Điều này cho thấy nguyên nhân lạm phát có yếu tố nội bộ của nền kinh tế.
Muốn giữ lạm phát ở mức thấp, chúng ta phải tính tới việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kết hợp tăng trưởng theo chiều rộng với theo chiều sâu (chú trọng hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ), tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả đầu tư... |
Xét một cách đầy đủ, sâu xa, lạm phát của VN mang tính cơ cấu, chủ yếu do cơ cấu kinh tế còn khá lạc hậu gây ra. Cụ thể nền kinh tế VN tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư (chiếm tới khoảng 60% đóng góp vào tăng trưởng GDP) mà không dựa vào các yếu tố khác như kinh tế tri thức, khoa học công nghệ... Đồng vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả thấp, thậm chí có lúc, có nơi là không có hiệu quả. Nếu những vấn đề này không làm được thì lạm phát sẽ vẫn là vấn đề thường trực của VN.
Đương nhiên việc thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu không phải việc dễ dàng.
Tăng trưởng kinh tế ở VN chủ yếu vẫn dựa vào vốn đầu tư - Ảnh: D.Đ.M |
Theo ông, VN cần cân bằng giữa vấn đề tăng trưởng và lạm phát ở mức độ nào?
Lạm phát thấp là tốt nhưng thấp ở mức nào thì chưa có ý kiến thống nhất. Có người cho rằng 0% là tốt nhưng cũng có người cho rằng phải có lạm phát vài phần trăm mới kích thích tăng trưởng. Cuối 2008 sau khi có dấu hiệu nền kinh tế suy giảm, Chính phủ đã tung ra gói kích thích kinh tế, lý do đơn giản là nếu thắt chặt đầu tư, hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, số người thất nghiệp sẽ tăng cao... Chống lạm phát không đơn giản chỉ là chuyện rút bớt tiền khỏi lưu thông mà còn phải tính đến điều kiện thực tế, đến tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, hoạt động của DN... Chính vì vậy sẽ không có một tiêu chí cứng nhắc nào mà còn phải căn cứ nhiều yếu tố như đã nêu trên.
Chất lượng tăng trưởng là tri thức, công nghệ...
Trong những năm qua, quan điểm đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu dường như khá phổ biến trong giới hoạch định chính sách. Xin ông cho biết cơ sở của quan điểm này? Vì sao trong thời gian gần đây quan điểm này lại không được đặt nặng?
Có khá nhiều lý do cho việc ủng hộ ưu tiên hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, theo quan điểm này nếu như không có tăng trưởng sẽ không giải quyết được vấn đề việc làm. Có ý kiến cho rằng tăng trưởng mỗi năm phải đạt tối thiểu 5% mới có thể tạo được việc làm mới. Mỗi năm VN có trung bình khoảng 1,6 triệu người đến tuổi lao động nếu không giải quyết được vấn đề việc làm cộng thêm số người có khả năng thất nghiệp do suy thoái kinh tế sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho xã hội. Không ai muốn điều đó xảy ra cả.
Thứ hai, chúng ta thường nói VN có nhiều nguy cơ, nhưng về kinh tế thì có thể khẳng định rằng VN đã tụt hậu khá xa rồi chứ không phải là nguy cơ nữa. Để trở thành các nền kinh tế lớn cần có sự tăng trưởng cao trong dài hạn. Ví dụ như Hàn Quốc tăng trưởng 7 - 8% liên tục trong vài ba chục năm mới có thể trở thành một “con hổ châu Á”. Hoặc Trung Quốc cũng liên tục tăng 9 - 10% trong khoảng 30 năm mới có nền kinh tế thứ hai thế giới như hiện nay. Đó là các lập luận cổ vũ ủng hộ cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, tăng trưởng dựa vào cái gì mới là quan trọng. Như tôi đã nói, vừa qua tăng trưởng kinh tế VN dựa chủ yếu vào vốn đầu tư trong khi nhiều quốc gia khác là sự đóng góp của tri thức, khoa học công nghệ, của lao động có tay nghề... Nghĩa là các yếu tố ngoài vốn chiếm tới 70 - 80% hoặc cao hơn. Chúng ta rất cần tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều chục năm nhưng tăng trưởng như thời gian vừa qua vừa thiếu bền vững vừa không mang lại hiệu quả cao. Thực tế cho thấy nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, không dựa nhiều vào khoa học công nghệ thì lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài sẽ giảm sút và đương nhiên việc này sẽ dẫn tới giảm tăng trưởng, sẽ có tác động không tốt tới phát triển KTXH. Có lẽ nhận thức được vấn đề trên mà “mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá” đã không còn là quan điểm thắng thế nữa.
Xin cảm ơn ông!
Trường Sơn (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét