Bài viêt cũ của tôi cách đây đúng 10 năm:
Tháng 4.2001: Cập nhật lại tình hình kinh tế năm 2000
Các chính sách ngắn hạn: Trở lại những biện pháp giai đoạn 1988-89, thực chất là đổi mới lần thứ hai. Trong ba nhân tố kích thích tăng trưởng năm 2000: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và chính sách kích cầu, ta thấy đến năm 2001, các khả năng để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong cơ chế hiện nay, các khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ... đều đã bị hạn chế. Do đó, chỉ còn cách phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để tạo ra bước đột phá về tăng trưởng.
Thành công của cải cách năm 1988-1989 là nhờ vào hai việc diễn ra đồng thời:
1) Tự do hoá kinh tế, trước tiên là xoá bỏ cơ chế thu mua hàng nông sản theo giá cưỡng bức năm 1987, giao đất giao rừng, tự do hoá thị trường nội địa năm 1988, tự do hoá giá cả, xuất nhập khẩu, tự do hoá tài chính, ngân hàng năm 1989...
2) Nhưng chỉ tự do hoá thôi thì hiệu quả đem lại thấp. Việc thứ hai cực kỳ quan trọng là phá giá tỷ giá mạnh tới 715,2% năm 1988 và trong các năm 1988-1991, tốc độ phá giá đều cao hơn tốc độ lạm phát. Tự do hoá mở ra cơ hội phát triển, nhưng thị trường trong nước quá chật hẹp, sẽ không thể phát triển nhanh và kéo dài. Phá giá mạnh làm chi phí sản xuất tính theo ngoại tệ giảm rất mạnh, tạo ra cơ hội tuyệt vời để xâm nhập vào thị trường thế giới rộng mênh mông (như kinh nghiệm của Trung Quốc và nhiều nước khác đã cho thấy). Xuất gạo gạo tăng vọt, các ngành nông nghiệp đều phát triển mạnh. Dân chúng di cư từ thành thị về nông thôn để làm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp làm hàng xuất khẩu cũng phát triển mạnh. Chỉ có các ngành công nghiệp nặng, hướng nội, quen sống dựa vào bao cấp và bảo hộ là đình đốn.
Việt nam nên áp dụng trở lại hai việc này vào thời điểm hiện nay (tức năm 2001).
1. Những kết quả khả quan năm 2000:
Về sản xuất: Đạt kết quả khả quan ngoài dự kiến (kế hoạch GDP chỉ tăng 5,5%), Tất cả các chỉ tiêu KT, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, nổi bật là:
- Tốc độ tăng trưởng GDP: 6,75% so với 4,8% năm 1999;
- Giá trị SX công nghiệp tăng 15,7%, là mức cao nhất từ năm 1986 đến nay, chỉ sau năm 1992 (17,1%)
- Sản lượng lương thực quy thóc đạt 35,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,64%, cao hơn trung bình của thập kỷ 90.
Về xuất khẩu: Vượt xa so với kế hoạch (kế hoạch: 11,1%)
- Xuất đạt 14,4 tỷ đô la, tăng 25% so với năm 1999, trở lại quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng XK và tỷ lệ tăng trưởng GDP khoảng 3-4 lần.
- Trong 18 nhóm hàng XK chủ lực, chỉ có XK gạo giảm về khối lượng (25%), còn các mặt hàng khác đều tăng về khối lượng. Mặc dù giá nhiều loại hàng XK giảm nhưng nhờ giá dầu thô tăng mạnh nên tốc độ tăng trưởng XK danh nghĩa cao hơn tốc độ tăng trưởng XK theo giá cố định (18%).
Những mặt khác đều tương đối tốt: Thu chi tài chính, thặng dư cán cân thanh toán vãng lai, tăng dự trữ ngoại tệ.
2. Nguyên nhân của những thành tựu:
a/ Nhân tố cơ bản làm cho kinh tế VN năm 2000 thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, trở lại nhịp độ tăng trưởng khá, là đã có một số chính sách thích hợp và tích cực, mạnh dạn hơn của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời, Chính phủ cũng thực hiện 1 chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng rộng lớn để tạo điều kiện lôi kéo toàn nền kinh tế phát triển trở lại.
- Các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu đối với nông nghiệp, công nghiệp... Riêng nhập khẩu năm 2000 tăng tới 34% so với 1999; đó là do chính sách cho phép nhập rộng rãi sau 3 năm hạn chế (97: 4,3%; 98:-0,9%; 99: 0,9%).
- Nới lỏng chính sách tài chính, chính sách tiền tệ từ quý 2/99 kéo dài suốt trong năm 2000. Lần đầu tiên kể từ năm 1994, đã thực hiện tăng lương cho công chức vào 1/2000.
- Những giải pháp cơ cấu, tài chính, tiền tệ và tín dụng nêu trên đã tạo bước thay đổi lớn trong đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, làm tăng tổng cầu.
b/ Tuy nhiên, vai trò của nhân tố tăng giá dầu thô là rất quan trọng. Nếu loại trừ ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố này thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 chỉ là 4,65%, thấp hơn năm 1999.
- Về khía cạnh lợi do tăng giá dầu: Năm 2000, xuất khẩu dầu tăng 4,2% về lượng, nhưng tới 71,2% về giá trị. Do đó riêng phần tăng giá trị XK dầu thô do nhân tố tăng giá xuất là 64,3%%.
Tổng giá trị xuất khẩu dầu thô năm 2000 là 3,58 tỷ USD, tăng 71,2% so với 1999, tương đương 1,49 tỷ USD (so thống kê cuối cùng: 3,62 tỷ, tăng 73,1%). Phần tăng do tăng giá là 1,4 tỷ USD. Đây là số lợi trực tiếp về xuất do việc tăng giá dầu.
- Khía cạnh bất lợi do tăng giá dầu: Năm 2000, nhập khẩu dầu tăng 16% về lượng, 91,3% về giá trị. Do đó phần tăng nhập do tăng giá là 64,9%.
Tổng giá trị nhập dầu: 2,02 tỷ USD, tăng 0,96 tỷ USD so với năm 1999, trong đó phần tăng do tăng giá dầu là 0,79 tỷ USD
- So sánh trực tiếp lợi và hai do tăng giá dầu thấy phía VN được lợi là 1,4-0,79 = 0,61 tỷ USD.
- GDP năm 1999 là 28,63 tỷ USD; năm 2000 là 31,17 tỷ USD, tăng 8,88% so với năm 1999, trong đó tăng 6,75% về lượng, 2% về thay đổi tỷ giá. Mức chênh lệch giữa 2 năm là 2,54 tỷ USD. Như vậy, phần lợi do tăng giá dầu thô 0,61 tỷ, chiếm 24% phần tăng thêm của GDP.
- Đóng góp của tăng giá dầu vào tăng 6,7% của GDP:
0,61 / 1,02 / 28,63 = 0,021 = 2,1%
- Đóng góp của các nhân tố khác:
(31,17 - 0,61) / 1,02 / 28,63 = 0,0465 = 4,65%
Tổng hai khoản là 6,75%.
- Đóng góp vào ngân sách từ dầu mỏ: 23000 tỷ đồng, tăng ...% so 1999, trong đó riêng việc tăng giá dầu làm tăng thu ngân sách thêm khoảng 10000 tỷ đồng.
3. Nền kinh tế Việt nam con đầy những yếu kém, khó khăn
a/ Sản xuất phục hồi chủ yếu dựa vào chính sách kích cầu và xuất khẩu, nhưng trong năp 2001, các nhân tố này không còn thuận lợi như trước nữa:
- Tăng trưởng xuất khẩu: Các báo cáo đều khảng định thị trường xuất khẩu cho Việt nam sẽ khó khăn hơn do kinh tế thế giới đang và sẽ tiếp tục giảm sút mạnh. Giá dầu mỏ giảm 15% kể từ đầu năm, và có khả năng giảm tiếp. Giá 18 mặt hàng quan trọng nhất của VN đều giảm. Xuất khẩu sang EU, Nhật bản khó khăn vì đồng euro, yên liên tục mất giá. Trong quốc vào WTO sẽ cạnh tranh mạnh với VN, Kinh tế Mỹ, Nhật suy thoái, giá cước vận tại vào Mỹ tăng 20% trong khi ta xuất khẩu chủ yếu dưới dạng FOB...
- Chính sách kích cầu:
+ Đầu tư đã tăng nhanh so với 1999, tỷ lệ đầu tư trên GDP cao, nhưng hiệu quả lại giảm nhanh. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư năm 2000 là 14,6% nhưng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh chỉ tăng 11,9%, của doanh nghiệp NN tăng 15,2%, trong khi đầu tư tín dụng Nhà nước tăng tới 29,7%, mà loại này có hiệu quả rất thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư XH giảm liên tục.
+ Chính sách tài chính, tiền tệ: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 99, 2000 đã lên tới 5% GDP và kéo dài 2 năm, nhưng chưa có tác dụng lôi cuốn các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư nhiều. Nguy hiểm hơn, hiệu quả các các loại đầu tư qua ngân sách thấp. Nếu cứ tiếp tục đà này thì hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào khó khăn nghiêm trọng.
b/ Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng phục vụ thị trường nội địa, giá thành sản phẩm tăng nhanh, nền kinh tế đang mất nhanh sức cạnh tranh
Tăng trưởng nhanh nhất vẫn là các ngành sản xuất hướng nội. Kinh doanh xuất khẩu không có lãi, hoặc lãi rất ít, nhưng kinh doanh nhập khẩu lại có lãi rất cao và lãi này được các công ty xuất nhập khẩu dùng để bù đắp cho thiệt khi xuất khẩu.
Do phục vụ thị trường nội địa, nên nhập khẩu đầu vào nhiều, nhưng xuất ra ít. Xuất tăng 25%, nhưng nhập tăng 34%. Một số mặt hàng: nhập khẩu nguyên vật liệu dệt, may, da tăng 21,7%; nhập sợi dệt tăng 18,2%, nhưng xuất hàng dệt may chỉ tăng 3,9%; Nhập linh kiện điện tử, máy tính tăng 37,9%, xuất ít về khối lượng và chỉ tăng 33%. Nhập phân bón tăng 10%, xuất gạo giảm 33%, xuất khẩu 8 mặt hàng trồng trọt chính (lạc, cao su, cà phê, chè, gạo, điều, tiêu, rau quả) giảm 9,8%. Các mặt hàng như ô tô, xe máy... nhập tăng rất nhanh.
Chi phí sản xuất trong nước rất cao, làm cho giá hàng Việt nam cao hơn thị trường quốc tế, dẫn tới không xuất khẩu được, hoặc phải dùng lãi của nhập bù cho xuất. Nếu không tính đến yếu tố dầu thô, xuất khẩu năm 1999 là 9,45 tỷ, năm 2000 là 10,87 tỷ, tăng chỉ 15% chứ không phải 25%. Để hỗ trợ xuất khẩu và đảm bảo mức sống cho người làm hàng xuất khẩu, Nhà nước đã có nhiều loại trợ giúp dạng bao cấp, bảo hộ, mua tạm trữ, mua theo giá sàn cao hơn giá thị trường. Xu hướng này ngày càng tăng.
Do xuất khẩu dầu mỏ 3,6 tỷ USD (tiền trên trời rơi xuống), thực hiện trên 2 tỷ USD vốn FDI, 1,8 tỷ USD vốn ODA (tăng 22% so với 1999), chi kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thanh toán nợ xã hội với các tầng lớp có công với cách mạng, từ nguồn ngân sách tăng nhanh, kiều hối khoảng 2-3 tỷ USD... nên đã có một lượng tiền rất lớn chạy vào Việt nam. Một bộ phận không nhỏ trong số tiền này được tiêu xài bừa bãi hoặc chạy vào túi tầng lớp có chức có quyền các cấp, để rồi họ tiêu xài lãng phí (ít thôi vì giá hàng ngày càng hạ, không tội gì mua nhiều) và mua bất động sản (chủ yếu, vì giá đất chỉ có tăng do đất chật, người đông và nhà nước sẽ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng).
Những năm 99, 2000 là giai đoạn có sự phân cấp, tản quyền tràn lan, nhưng không đi kèm chế độ trách nhiệm rõ ràng, không có cơ chế hậu kiểm, không có kỷ luật thích đáng... nên tính trạng tham nhũng phát triển mạnh, nhất là ở cấp tỉnh, huyện, doanh nghiệp. Do lãng phí, tham ô tăng nhanh, nên giá thành sản xuất tăng nhanh, giá ở VN đắt hơn giá quốc tế, nền kinh tế mất dần sức cạnh tranh.
Đáng lo ngại là khu vực dễ thương mại quốc tế nhất là nông nghiệp đã không còn sức cạnh tranh. Có thể nói, hầu như tất cả các loại hàng nông sản của ta đều có giá thành ngang bằng hoặc cao hơn giá trung bình trên thị trường quốc tế. Do đó, khi giá quốc tế hạ xuống dưới mức trung bình thì chúng ta không thể xuất khẩu được, hoặc nhà nước phải có chính sách bao cấp ngay. Nguyên do là giá thành trên một đơn vị sản phẩm quá cao, mà sâu xa là bộ máy quản lý kém hiệu quả của dân.
Gạo là một ví dụ: Năng suất lúa của ta vào loại cao trên thế giới và so với các nước trong khu vực. Giá thành sản xuất tại đồng bằng sông Cửu long chỉ 1100 đồng / kg thóc, nhưng nông dân phải đóng thêm các loại phí và phúc lợi địa phương tương đương 25% giá thành, tức 275 đồng, tổng chi phí thành 1375 đồng /kg. Nhưng để nông dân có thu nhập đủ sống, Nghị quyết TW yêu cầu phải tăng vào giá thành 40% để có giá bán, tức thêm 440 đồng. Tổng giá bán của nông dân phải là: 1815 đồng/ kg. Nếu nông dân dựa 60% vào lúa để sống, 40% vào các ngành nghề khác, thì giá bán là 1639 đồng / kg thóc.
Nhưng giá xuất chỉ là 135 USD/ tấn gạo, tức 1958 đồng/kg gạo, 1300 đồng /kg thóc (2/3 so với giá gạo; nếu tính theo tỷ lệ 50/50 tại đồng bằng Sông Cửu long thì giá xuất chỉ được 1000 đồng/ kg thóc). Trên thị trường đồng bằng sông Cửu long, giá thóc chỉ 1300-1400 đồng/kg, mua tại cửa kho gạo, 1050-1100 đồng / kg mua tại ruộng. Như vậy, nếu chỉ so với tổng chi phí 1375 đồng/ kg thóc, thì xuất khẩu đã không có lãi.
4. Nguyên nhân của những khó khăn hiện nay
Hai nguyên nhân chính làm sản xuất kém hiệu quả, chỉ dựa vào vốn đầu tư trong khi cơ cấu đầu tư và sản xuất sai lệch theo hướng phục vụ thị trường trong nước, là bộ máy hành chính quan liêu và chính sách tỷ giá không hợp lý.
- Về bộ máy, ai cũng biết tính trạng lãng phí tràn lan trong ăn tiêu của bộ máy quản lý kinh tế Việt nam so với thế giới. Mọi cơ quan, cá nhân cấp trên xuống cấp dưới, nhất là xuống các đơn vị sản xuất kinh doanh, đều được chiêu đãi và phong bì. Mọi chi phí này cuối cùng đều phải đổ lên đầu sản phẩm. Đối với ví dụ cây lúa ở trên, giá thành 1100 đồng / kg thóc, nhưng để sản xuất, phải có phân bón, thuốc sâu, xăng dầu, thuỷ lợi, máy cày, dụng cụ lao động khác. Các chi phí đầu vào này, dĩ nhiên sẽ rất cao để tạo ra thu nhập cho các công ty xuất nhập khẩu để họ tiêu xài, tham nhũng và bù lỗ cho xuất khẩu (xuất khẩu Nhà nước bắt phải mua theo giá sàn cao hơn giá thị trường). Lại thêm khoản 25% đóng góp nghĩa vụ ở địa phương.
Nếu giảm được các loại chi phí nêu trên khoảng 300 đồng, thì giá bán của nông dân thay vì 1639, có thể tụt xuống 1339 đồng, thấp hơn một chút so với giá thu được qua xuất khẩu là 1300 đồng/ kg, nhưng trong đó đã có 264 đồng tiền lãi (60% của 440 đồng).
Kinh nghiệm Trung quốc cho thấy, nhờ chống tham nhũng mạnh, nên chi phí sản xuất của Trung quốc rất thấp, hàng Trung quốc tràn ngập thế giới và chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực ngay cả ở Việt nam. Như vậy, vấn đề cực kỳ quan của ta là phải cải cách bộ máy và chống tham nhũng
- Về tỷgiá: Theo tính toán ở trên, dù có cải cách bộ máy để giảm chi phí như thế nào, thì thu nhập qua xuất khẩu vẫn không đủ tạo lợi nhuận hợp lý cho nông dân, doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu và đóng góp cho nhà nước vì mức lãi 200 đồng / kg thóc ở trên rất thấp.
Tình trạng trên không chỉ xảy ra đối với lúa gạo mà cả với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu khác. Do vậy, nếu chuyển dịch cơ cấu vẫn không giải quyết được vấn đề. Để tăng năng suất cũng rất khó vì nhiều sản phẩm của ta đã có năng suất đã khá cao so với thế giới, và để nâng năng suất, cần rất nhiều thời gian. Theo chúng tôi, ở đây, có vấn đề là tỷ giá đồng Việt nam quá cao so với đồng đô la Mỹ, làm cho giá hàng trên thị trường quốc tế tính sang tiền Việt trở lên quá rẻ, trong khi hàng xuất tính sang đô la lại quá đắt. Thực tế, đồng đô la lên giá trên toàn thế giới nhưng ở Việt nam, nhiều năm qua, việc điều chỉnh tỷ giá diễn ra quá chậm trong khi những năm gần đây, năng suất lao động tăng chậm lại.
Nguyên nhân của việc tỷ giá tăng chậm là nguồn ngoại tệ vào Việt nam ngày càng nhiều. Lẽ ra, một mặt, chính phủ phải có chính sách quyết liệt hơn nhằm khuyến khích để người có ngoại tệ nhập khẩu đầu vào sản xuất, và ngân hàng trung ương phải tìm cách thu hồi luông ngoại tệ này về để đưa vào đầu tư qua kênh ngân hàng. Nhưng chúng ta đã không làm như thế. Ngược lại, đã kìm hãm nhập khẩu rất chặt trong 3 năm 1997-1999, chỉ nới lỏng năm 2000 kèm theo phá giá nhẹ.
Tỷ giá bất hợp lý dẫn tới không khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, kể cả nhập khẩu bất hợp pháp. Co cấu kinh tế, đầu tư bị lái theo hướng phục vụ thị trường nội địa và tăng cường bảo hộ. Thu nhập của người làm hàng xuất khẩu, điển hình là nông dân, ngày càng giảm. Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng ngày càng tăng, mâu thuẫn xã hội phát triển.
5. Đề xuất chính sách phát triển sắp tới
a/ Các chính sách ngắn hạn: Trở lại những biện pháp giai đoạn 1988-89, thực chất là đổi mới lần thứ hai.
Trong ba nhân tố kích thích tăng trưởng năm 2000: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và chính sách kích cầu, ta thấy đến năm 2001, các khả năng để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong cơ chế hiện nay, các khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ... đều đã bị hạn chế, có thể tiến thêm 1 bước nhỏ nhưng nếu quá đà thì sẽ xuất hiện nguy cơ khủng khoảng. Do đó, chỉ còn cách phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để tạo ra bước đột phá về tăng trưởng.
Thành công của cải cách năm 1988-1989 là nhờ vào hai việc diễn ra đồng thời:
+ Tự do hoá kinh tế, trước tiên là xoá bỏ cơ chế thu mua hàng nông sản theo giá cưỡng bức năm 1987, giao đất giao rừng, tự do hoá thị trường nội địa năm 1988, tự do hoá giá cả, xuất nhập khẩu, tự do hoá tài chính, ngân hàng năm 1989...
+ Nhưng chỉ tự do hoá thôi thì hiệu quả đem lại thấp. Việc thứ hai cực kỳ quan trọng là phá giá tỷ giá mạnh tới 715,2% năm 1988 và trong các năm 1988-1991, tốc độ phá giá đều cao hơn tốc độ lạm phát.
Tự do hoá mở ra cơ hội phát triển, nhưng thị trường trong nước quá chật hẹp, sẽ không thể phát triển nhanh và kéo dài. Phá giá mạnh làm chi phí sản xuất tính theo ngoại tệ giảm rất mạnh, tạo ra cơ hội tuyệt vời để xâm nhập vào thị trường thế giới rộng mênh mông.
Xuất gạo gạo tăng vọt, các ngành nông nghiệp đều phát triển mạnh. Dân chúng di cư từ thành thị về nông thôn để làm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp làm hàng xuất khẩu cũng phát triển mạnh. Chỉ có các ngành công nghiệp nặng, hướng nội, quen sống dựa vào bao cấp và bảo hộ là đình đốn.
Việt nam nên áp dụng trở lại hai việc này vào thời điểm hiện nay: Tự do hoá thực sự nền kinh tế trên một loạt các lĩnh vực, từ sản xuất đến xuất nhập khẩu, ngân hàng, lãi suất, tỷ giá, đất đai, lao động. Tự do hoá sẽ hạn chế được quyền hành can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ máy tham nhũng, mở ra những cơ hội mới để giảm mạnh giá thành, bán được hàng và phát triển.
Luật Doanh nghiệp là một ví dụ tốt. Chỉ cần giảm một chút quyền can thiệp của Bộ máy quan chức là không khí kinh doanh đã sôi động hơn.
Tuy nhiên, cũng như năm 1988-91, đến nay, do tỷ giá bị giữ cố định đã nhiều năm nên thoát li khá xa so với đòi hỏi của nền kinh tế, việc tư do hoá kinh tế và điều chỉnh tỷ giá nhẹ kiểu mini có nhiều khả năng không đủ để mang lại lợi nhuận cao
Cần pháp giá khoảng 30%, làm 1 lần ngay trong năm 2001 vì các lý do sau đây:
+ Theo tính toán của chúng tôi, tỷ giá thực (reel exchange rate) của ta so với 18 bạn hàng chính đã lên giá khoảng 15-20% so với năm 1992 (năm 1992, tỷ giá danh nghĩa được đưa từ 14000 xuống 10500), và khoảng 40% so với trung bình của các năm 1989-1991. Nếu so với năm 1988 thì mức độ lên giá còn cao hơn nhiều. Nếu so với đô là Mỹ, tiền Việt nam bị đánh giá cao khoảng 35%. Do đó, để trở lại sức cạnh tranh của những năm đầu thập kỷ, cần phá giá danh nghĩa ít nhất phải 30%, để khi phá giá xảy ra, lạm phát lên khoảng 10% thì tỷ giá thực sẽ còn được phát giá ở mức 15-20%, đủ tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
+ Đối với xuất khẩu nông sản, cụ thể là gạo: Nế tỷ giá tăng 30%, thành 18850 đồng / 1 USD, thì sau khi xuất 1kg gạo nông dân sẽ thu về 2524 đồng, quy ra thóc là 1900 đồng / 1 kg thóc xuất khẩu. So với giá thành sản xuất và lệ phí nông thôn 1375 *10% lạm phát, thành 1513 đồng / kg thóc, thì nông dân và doanh nghiệp có khoảng 400 đồng lợi nhuận, chiếm 36% giá thành sản xuất, gần đạt yêu cầu của Trung ương.
Phá giá không phải là phá xã hội. Đây chỉ là một biện pháp kinh tế, đừng thổi phồng thành to chuyện. Trong điều kiện hiện nay, pháp giá 1 lần ở mức 30-50% chắc chắn không gây đảo lộn xã hội. Có thể kinh tế tạm thời phát triển chậm lại trong năm 2001 theo nguyên tắc đường cong J, những từ năm 2002 sẽ phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế sẽ được điều chỉnh theo hướng hợp lý: hướng về xuất khẩu, giảm chênh lệch thành thị, nông thôn, miền núi, miền xuôi, hệ thống tài chính, ngân hàng sẽ vững mạnh hơn vì nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn...
b/ Các chính sách dài hạn: Phát triển bền vững, ổn định xã hội, xoá đói, giảm nghèo.
- Phát triển phải căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiềm năng, không nên vội vã, sẽ gây khủng hoảng và ảnh hưởng xấu với thế hệ sau. Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Việt nam hiện này khoảng 7-8%.
- Phát triển đi kèm ổn định xã hội, xoá đói, giảm nghèo.
….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét