100 lý do để sống tại Hà Nội
Tớ đã đọc bài của Mark Rapoport, người New York, đã có 8 năm cùng vợ ngụ cư ở Hà Nội. Ông hiện cùng một cộng sự Việt Nam mở gallery giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm truyền thống của rất nhiều tộc người trên khắp đất nước Việt Nam, mang tên 54 traditions (54 truyền thống). Cửa hàng nằm trên một con phố “Hàng” của Hà Nội xưa. Giờ đây hầu như năm nào, hai người con của Mark cũng sang Hà Nội thăm bố mẹ, và du ngoạn khắp thành phố mà họ thống nhất với ông bà là “nơi lựa chọn số 1 để sống của cả gia đình”. Bốn người đã cùng nhau lập nên một danh mục 100 lý do để yêu thích và muốn sống ở Hà Nội.
Bài viết thật thú vị. Có lẽ tớ cũng nên học mót cách nhìn này về chuyện sống tại Hà Nội, theo nhãn quan của tớ. Nhưng trước hết hãy xem Mark Rapoport quan sát thế nào đã, còn tớ thì để sau đi!
1. Con người – thân thiện nhất, trung thực nhất và nồng ấm nhất so với bất cứ nơi đâu.
2. Con người – làm việc cần cù nhất, ít cằn nhằn nhất, lạc quan nhất so với bất cứ đâu.
3. Sự độ lượng của người Việt Nam (nói chung). Họ khiến chúng tôi cảm thấy được chào đón khi mà chỉ hơn 30 năm trước, một cuộc chiến tranh với sự tham dự của người Mỹ khiến cho 1/8 dân số Việt Nam thiệt mạng, 250 ngàn lính Mỹ chết và mất tích và đem lại cuộc sống cùng khổ cho tất thảy những ai còn sống… Đây là điều mà chúng tôi không thể đo đếm được song cũng là điều mà vì nó, ngày nào tôi cũng thật sự biết ơn.
4. Cả thành phố – một thành phố thực, một thành phố châu Á đích thực, thật dễ đi bộ, sạch sẽ và sống động trên mọi con phố.
5. Thành phố – một địa điểm hết sức an toàn, nơi thanh thiếu niên có thể đi bộ và tự khám phá mọi ngõ ngách mà không cần có cha mẹ theo cùng.
6. Những cái hồ – đây là một thành phố của những cái hồ, có hàng tá, trong đó đa phần đều có đường đi bộ và công viên bao quanh.
7. Cái hồ của chúng tôi – Hồ Tây – cái hồ rộng nhất thành phố, bằng cỡ Công viên trung tâm ở New York – nơi có người dân hàng ngày bắt tôm, cá, chèo thuyền bằng chân.
8. Vùng phụ cận của chúng tôi – khu vực trồng hoa của Hà Nội chừng 15 năm trước, nay hầu hết thành nơi cư trú của tầng lớp trung lưu, lúc nào cũng vội vàng, hối hả.
9. Hàng xóm của chúng tôi – nồng nhiệt, cởi mở, không bao giờ quên nhắc con cái họ nói “Hello, how are you?” (Xin chào, ông/ bà có khỏe không?) với những hàng xóm người nước ngoài như chúng tôi.
10. Con phố của chúng tôi (thực tế là một ngõ lớn trên một con phố ven Hồ Tây), rộng 3m, sáng sớm, trưa và tối đều thật yên ắng, thời gian còn lại luôn nhộn nhịp với những công nhân xây dựng, lũ trẻ con, người đi chợ, những cửa hiệu làm đẹp, xe ôm, các quán hàng nhỏ và rất nhiều hoạt động sống khác nữa.
11. Ngôi nhà của chúng tôi – 4 tầng, 3 tầng đều có mở không gian nhìn ra hồ, và một sân thượng thoáng đãng.
12. Sân thượng – nơi tuyệt vời để ngắm nhìn phong cảnh và cũng tuyệt vời lạnh (đôi khi là quá tuyệt, khi có gió mùa).
13. Cái vòng chơi bóng rổ ở sân sau – thứ mà suốt 50 năm sống ở Mỹ, tôi hằng mong muốn có được, và thật mỉa mai là phải đến Hà Nội, điều đó mới thành sự thực!
14. Chủ nhà của chúng tôi – ông Quang và gia đình ông ấy – nhiều thế hệ sống quây quần bên nhau, là những người bạn tốt, tình cờ giúp chúng tôi có căn nhà để ở cùng bao trải nghiệm nơi thành phố này. Nay, họ sống kế bên chúng tôi.
15. Những con thạch sùng trong nhà. Ở New York, chúng tôi không biết thứ này nên phải mất một chút thời gian để làm quen với chúng ở Hà Nội (nhất là khi chúng kêu trong đêm). Tuy nhiên, chúng giữ cho nhà cửa sạch côn trùng, thật tốt như các chú mèo biết bắt chuột vậy.
16. Người giúp việc bán thời gian của chúng tôi – một người ấm áp, như một niềm vui lớn của gia đình chúng tôi, người đem tới thức ăn tươi sống tuyệt vời, hoa tươi thường xuyên có trong nhà và luôn mỉm cười.
17. Người sửa giày hàng xóm – nhanh và tiết kiệm, không đến 1USD cho một cái lót đế mới (tất nhiên, nó vốn là miếng lốp xe tải cũ nhưng cũng giúp ta đi được ít nhất 5 ngàn dặm).
18. Hàng phở cạnh nhà, món ăn sáng của người Việt Nam: bánh phở, nước luộc gà, thịt bò thái miếng, chanh và hành tươi, thêm ớt. Quán ăn cách nhà chúng tôi chừng 4m, ngon nhất thành phố đối với những người ăn sớm. Nếu 9h sáng mà bạn chưa đến đó, bạn phải đợi đến ngày hôm sau…
19. Bánh mì nóng của những bà cụ già bán ngoài phố, mới, nóng, cứng và giòn, và thuận mua vừa bán…
20. Lũ trẻ con hàng xóm – rất đông, chơi bi và đá bóng trong ngõ, vội vã thực hành những câu nói tiếng Anh mỗi khi đi hoặc chạy ào ngang qua chúng tôi.
21. Quán ăn nhẹ gần nhà (một trong số nhiều, thực thế), nhân viên là bốn thế hệ phụ nữ trong gia đình, luôn muốn chúng tôi thử các món ăn mới của họ, hoa quả tươi thì luôn tuyệt vời, bánh chuối và bánh khoai rán vừa giòn vừa mềm, hay món ốc nướng có tỏi…
22. Bún chả – tiêu chuẩn ăn trưa của người dân nơi đây.
23. Cà phê đen pha phin, được làm từ cà phê hạt tẩm và rang theo cách riêng ở đây, rất đậm, có lẽ đây là một trong những lí do khiến người dân nơi này làm việc được lâu và bền bỉ.
24. Trạm dân phòng ở cuối ngõ. Họ là những người đã nhiều tuổi, không bao giờ đồng ý cho bạn chụp ảnh nếu bức chân dung Cụ Hồ treo trên tường không phải ở chính giữa khuôn hình bạn định chụp.
25. Các quán bia hơi góc phố, phục vụ bia hơi tươi ngon của nội địa, xuất hiện khắp nơi khi chiều xuống.
26. Ngõ Bảo Khánh – như một New Orleans cổ xưa thu nhỏ, một ngõ phố của âm nhạc, quán rượu và tuổi trẻ, ngay cạnh cái hồ trung tâm song lại tự thu mình thành một thế giới riêng…
27. Quán rượu Polite (lịch thiệp) ở ngõ Bảo Khánh, một nơi đúng như tên gọi. Những nhân viên phục vụ trong đồng phục của bia Tiger hay Carlsberg dụ bạn uống bia của họ với nụ cười luôn trên môi.
28. Nhà hàng bia Legend theo phong cách Bavaria, với màn hình TV cỡ lớn, các thùng bia to vật và khách hàng từ khắp thế giới. Một nơi tuyệt vời để xem World Cup.
29. Người hàng xóm bán bánh mì – đến 80 tuổi rồi, vì bà vận áo cánh truyền thống của người già Việt Nam, răng nhuộm đen, nhai trầu và nhổ nước miếng đỏ suốt ngày, vẫn ngoái đầu cười lớn mỗi khi tôi xòe vài nghìn đồng mua hai ổ bánh mì nóng rất Việt Nam.
30. Người mua đồng nát hàng xóm – một phụ nữ trung niên, dãi dầu sương gió, cao chưa đến 1,5m, vận quần áo vá. Cô ấy mua đủ loại chai lọ, bìa carton, đồ nhựa. Chúng tôi không lấy tiền khi có đống đồ nào đó phù hợp dành cho cô ấy, vì vậy, cô ấy có vẻ vui. Khi đó, nụ cười của cô lại chính là niềm vui của chúng tôi.
31. Những người làm vệ sinh đường phố, hầu như chỉ toàn phụ nữ, đẩy loại xe chở rác nhỏ quanh khu vực được phân công, gõ kẻng ra dấu cho mọi người đến đổ rác, làm sạch mọi ngõ ngách của thành phố này.
32. Những bộ quần áo may đo (chỉ bằng 10% giá tiền ở Mỹ), hầu như, đó chỉ là chút xa xỉ thứ yếu và thú vị (song sẽ lại là mối lo lớn nếu hành lý của bạn bị mất trên đường đến đất nước này).
33. Những tấm pano “tuyên truyền cách mạng” rải rác trong thành phố. Nhiều màu đỏ và vàng (màu dân tộc), công nhân, bộ đội, nông dân, người thiểu số, tất cả sải bước bên nhau một cách tự tin hướng đến tương lai tươi sáng hơn (còn áp phích về “chặn đứng AIDS và ma túy”, hầu hết đều có hình ảnh kim tiêm, đầu lâu, những bao cao su mỉm cười, nhảy múa…)
34. Sảnh đón khách của sân bay Nội Bài, một nơi thật hiện đại, duyên dáng, cho thấy một Việt Nam lạc quan hướng đến tương lai phát triển. Nhà ga cũ cách đây vài năm vẫn được sử dụng, thì còn vui hơn nhiều, kích cỡ chỉ bằng cái garage đủ cho bốn xe hơi, có vẻ tao nhã mà rất tân thời. Bạn sẽ vẫn nhìn thấy nó xa xa bên tay trái khi bước vào sảnh mới.
35. Đường sân bay – một con đường rộng dài chạy ngang qua những cánh đồng lúa, không hẳn “nghèo” một cách công khai, chỉ là đích thực “châu Á” – với cái hiện đại đang tranh giành chỗ đứng. Có rất nhiều cảnh đẹp đáng nhớ (một trong những cảnh yêu thích của tôi là cái lều cá được dựng ngay bên dưới những cái cột trụ của một bảng quảng cáo cao ngang sáu tầng nhà không xa phía ngoài sân bay). Nếu bạn đến đây lần đầu tiên, hãy giữ camera trong tay.
36. CLB Hà Nội (Hanoi Club), cách nhà chúng tôi ở hơn 1 km, có một nửa thành viên là người nước ngoài, một nửa là người Việt. Ở đó có bể bơi, sân bóng quần, CLB sức khỏe, bãi lái xe…
37. Bánh ngọt ở CLB Hà Nội, giảm một nửa giá sau 7h tối (bánh vòng thì không ngon lắm nhưng bánh croissant thì đánh bại thứ tôi vẫn dùng ở New York, đúng là một bữa ăn lớn mà ít tiền).
38. Bơi ở CLB Hà Nội (với vợ tôi, nhất là lúc sáng sớm và tối muộn).
39. Chơi bóng quần ở CLB Hà Nội, (đặc biệt khi bạn chơi cùng con gái).
40. Chơi bóng rổ ở sân trường Quốc tế LHQ, (đặc biệt khi con trai bạn chơi cùng).
41. Người phụ nữ làm dịch vụ massage tại nhà cho vợ tôi. Khi xong việc, bà ấy vừa nói vừa thở: “O…K…” (gia tài của cựu tổng thống Mỹ Martin Van Buren – Old Kindhook, nơi ông chào đời, viết tắt thành OK – liên quan đến chiến dịch tranh cử của cố tổng thống M.V.Buren, năm 1840 – bạn xem thêm tin liên quan trên Wikipedia, rất thú vị- PV – … nay được nói ở khắp mọi nơi)
42. Hoa tươi, đặc biệt là hoa hồng được chính những người trồng ra nó mang vào phố bán bằng xe đạp, len lỏi mọi ngóc ngách. Chẳng đắt đỏ chút nào, lại thật dễ dàng làm cho căn nhà thêm tươi tắn.
2. Con người – làm việc cần cù nhất, ít cằn nhằn nhất, lạc quan nhất so với bất cứ đâu.
3. Sự độ lượng của người Việt Nam (nói chung). Họ khiến chúng tôi cảm thấy được chào đón khi mà chỉ hơn 30 năm trước, một cuộc chiến tranh với sự tham dự của người Mỹ khiến cho 1/8 dân số Việt Nam thiệt mạng, 250 ngàn lính Mỹ chết và mất tích và đem lại cuộc sống cùng khổ cho tất thảy những ai còn sống… Đây là điều mà chúng tôi không thể đo đếm được song cũng là điều mà vì nó, ngày nào tôi cũng thật sự biết ơn.
4. Cả thành phố – một thành phố thực, một thành phố châu Á đích thực, thật dễ đi bộ, sạch sẽ và sống động trên mọi con phố.
5. Thành phố – một địa điểm hết sức an toàn, nơi thanh thiếu niên có thể đi bộ và tự khám phá mọi ngõ ngách mà không cần có cha mẹ theo cùng.
6. Những cái hồ – đây là một thành phố của những cái hồ, có hàng tá, trong đó đa phần đều có đường đi bộ và công viên bao quanh.
7. Cái hồ của chúng tôi – Hồ Tây – cái hồ rộng nhất thành phố, bằng cỡ Công viên trung tâm ở New York – nơi có người dân hàng ngày bắt tôm, cá, chèo thuyền bằng chân.
8. Vùng phụ cận của chúng tôi – khu vực trồng hoa của Hà Nội chừng 15 năm trước, nay hầu hết thành nơi cư trú của tầng lớp trung lưu, lúc nào cũng vội vàng, hối hả.
9. Hàng xóm của chúng tôi – nồng nhiệt, cởi mở, không bao giờ quên nhắc con cái họ nói “Hello, how are you?” (Xin chào, ông/ bà có khỏe không?) với những hàng xóm người nước ngoài như chúng tôi.
10. Con phố của chúng tôi (thực tế là một ngõ lớn trên một con phố ven Hồ Tây), rộng 3m, sáng sớm, trưa và tối đều thật yên ắng, thời gian còn lại luôn nhộn nhịp với những công nhân xây dựng, lũ trẻ con, người đi chợ, những cửa hiệu làm đẹp, xe ôm, các quán hàng nhỏ và rất nhiều hoạt động sống khác nữa.
11. Ngôi nhà của chúng tôi – 4 tầng, 3 tầng đều có mở không gian nhìn ra hồ, và một sân thượng thoáng đãng.
12. Sân thượng – nơi tuyệt vời để ngắm nhìn phong cảnh và cũng tuyệt vời lạnh (đôi khi là quá tuyệt, khi có gió mùa).
13. Cái vòng chơi bóng rổ ở sân sau – thứ mà suốt 50 năm sống ở Mỹ, tôi hằng mong muốn có được, và thật mỉa mai là phải đến Hà Nội, điều đó mới thành sự thực!
14. Chủ nhà của chúng tôi – ông Quang và gia đình ông ấy – nhiều thế hệ sống quây quần bên nhau, là những người bạn tốt, tình cờ giúp chúng tôi có căn nhà để ở cùng bao trải nghiệm nơi thành phố này. Nay, họ sống kế bên chúng tôi.
15. Những con thạch sùng trong nhà. Ở New York, chúng tôi không biết thứ này nên phải mất một chút thời gian để làm quen với chúng ở Hà Nội (nhất là khi chúng kêu trong đêm). Tuy nhiên, chúng giữ cho nhà cửa sạch côn trùng, thật tốt như các chú mèo biết bắt chuột vậy.
16. Người giúp việc bán thời gian của chúng tôi – một người ấm áp, như một niềm vui lớn của gia đình chúng tôi, người đem tới thức ăn tươi sống tuyệt vời, hoa tươi thường xuyên có trong nhà và luôn mỉm cười.
17. Người sửa giày hàng xóm – nhanh và tiết kiệm, không đến 1USD cho một cái lót đế mới (tất nhiên, nó vốn là miếng lốp xe tải cũ nhưng cũng giúp ta đi được ít nhất 5 ngàn dặm).
18. Hàng phở cạnh nhà, món ăn sáng của người Việt Nam: bánh phở, nước luộc gà, thịt bò thái miếng, chanh và hành tươi, thêm ớt. Quán ăn cách nhà chúng tôi chừng 4m, ngon nhất thành phố đối với những người ăn sớm. Nếu 9h sáng mà bạn chưa đến đó, bạn phải đợi đến ngày hôm sau…
19. Bánh mì nóng của những bà cụ già bán ngoài phố, mới, nóng, cứng và giòn, và thuận mua vừa bán…
20. Lũ trẻ con hàng xóm – rất đông, chơi bi và đá bóng trong ngõ, vội vã thực hành những câu nói tiếng Anh mỗi khi đi hoặc chạy ào ngang qua chúng tôi.
21. Quán ăn nhẹ gần nhà (một trong số nhiều, thực thế), nhân viên là bốn thế hệ phụ nữ trong gia đình, luôn muốn chúng tôi thử các món ăn mới của họ, hoa quả tươi thì luôn tuyệt vời, bánh chuối và bánh khoai rán vừa giòn vừa mềm, hay món ốc nướng có tỏi…
22. Bún chả – tiêu chuẩn ăn trưa của người dân nơi đây.
23. Cà phê đen pha phin, được làm từ cà phê hạt tẩm và rang theo cách riêng ở đây, rất đậm, có lẽ đây là một trong những lí do khiến người dân nơi này làm việc được lâu và bền bỉ.
24. Trạm dân phòng ở cuối ngõ. Họ là những người đã nhiều tuổi, không bao giờ đồng ý cho bạn chụp ảnh nếu bức chân dung Cụ Hồ treo trên tường không phải ở chính giữa khuôn hình bạn định chụp.
25. Các quán bia hơi góc phố, phục vụ bia hơi tươi ngon của nội địa, xuất hiện khắp nơi khi chiều xuống.
26. Ngõ Bảo Khánh – như một New Orleans cổ xưa thu nhỏ, một ngõ phố của âm nhạc, quán rượu và tuổi trẻ, ngay cạnh cái hồ trung tâm song lại tự thu mình thành một thế giới riêng…
27. Quán rượu Polite (lịch thiệp) ở ngõ Bảo Khánh, một nơi đúng như tên gọi. Những nhân viên phục vụ trong đồng phục của bia Tiger hay Carlsberg dụ bạn uống bia của họ với nụ cười luôn trên môi.
28. Nhà hàng bia Legend theo phong cách Bavaria, với màn hình TV cỡ lớn, các thùng bia to vật và khách hàng từ khắp thế giới. Một nơi tuyệt vời để xem World Cup.
29. Người hàng xóm bán bánh mì – đến 80 tuổi rồi, vì bà vận áo cánh truyền thống của người già Việt Nam, răng nhuộm đen, nhai trầu và nhổ nước miếng đỏ suốt ngày, vẫn ngoái đầu cười lớn mỗi khi tôi xòe vài nghìn đồng mua hai ổ bánh mì nóng rất Việt Nam.
30. Người mua đồng nát hàng xóm – một phụ nữ trung niên, dãi dầu sương gió, cao chưa đến 1,5m, vận quần áo vá. Cô ấy mua đủ loại chai lọ, bìa carton, đồ nhựa. Chúng tôi không lấy tiền khi có đống đồ nào đó phù hợp dành cho cô ấy, vì vậy, cô ấy có vẻ vui. Khi đó, nụ cười của cô lại chính là niềm vui của chúng tôi.
31. Những người làm vệ sinh đường phố, hầu như chỉ toàn phụ nữ, đẩy loại xe chở rác nhỏ quanh khu vực được phân công, gõ kẻng ra dấu cho mọi người đến đổ rác, làm sạch mọi ngõ ngách của thành phố này.
32. Những bộ quần áo may đo (chỉ bằng 10% giá tiền ở Mỹ), hầu như, đó chỉ là chút xa xỉ thứ yếu và thú vị (song sẽ lại là mối lo lớn nếu hành lý của bạn bị mất trên đường đến đất nước này).
33. Những tấm pano “tuyên truyền cách mạng” rải rác trong thành phố. Nhiều màu đỏ và vàng (màu dân tộc), công nhân, bộ đội, nông dân, người thiểu số, tất cả sải bước bên nhau một cách tự tin hướng đến tương lai tươi sáng hơn (còn áp phích về “chặn đứng AIDS và ma túy”, hầu hết đều có hình ảnh kim tiêm, đầu lâu, những bao cao su mỉm cười, nhảy múa…)
34. Sảnh đón khách của sân bay Nội Bài, một nơi thật hiện đại, duyên dáng, cho thấy một Việt Nam lạc quan hướng đến tương lai phát triển. Nhà ga cũ cách đây vài năm vẫn được sử dụng, thì còn vui hơn nhiều, kích cỡ chỉ bằng cái garage đủ cho bốn xe hơi, có vẻ tao nhã mà rất tân thời. Bạn sẽ vẫn nhìn thấy nó xa xa bên tay trái khi bước vào sảnh mới.
35. Đường sân bay – một con đường rộng dài chạy ngang qua những cánh đồng lúa, không hẳn “nghèo” một cách công khai, chỉ là đích thực “châu Á” – với cái hiện đại đang tranh giành chỗ đứng. Có rất nhiều cảnh đẹp đáng nhớ (một trong những cảnh yêu thích của tôi là cái lều cá được dựng ngay bên dưới những cái cột trụ của một bảng quảng cáo cao ngang sáu tầng nhà không xa phía ngoài sân bay). Nếu bạn đến đây lần đầu tiên, hãy giữ camera trong tay.
36. CLB Hà Nội (Hanoi Club), cách nhà chúng tôi ở hơn 1 km, có một nửa thành viên là người nước ngoài, một nửa là người Việt. Ở đó có bể bơi, sân bóng quần, CLB sức khỏe, bãi lái xe…
37. Bánh ngọt ở CLB Hà Nội, giảm một nửa giá sau 7h tối (bánh vòng thì không ngon lắm nhưng bánh croissant thì đánh bại thứ tôi vẫn dùng ở New York, đúng là một bữa ăn lớn mà ít tiền).
38. Bơi ở CLB Hà Nội (với vợ tôi, nhất là lúc sáng sớm và tối muộn).
39. Chơi bóng quần ở CLB Hà Nội, (đặc biệt khi bạn chơi cùng con gái).
40. Chơi bóng rổ ở sân trường Quốc tế LHQ, (đặc biệt khi con trai bạn chơi cùng).
41. Người phụ nữ làm dịch vụ massage tại nhà cho vợ tôi. Khi xong việc, bà ấy vừa nói vừa thở: “O…K…” (gia tài của cựu tổng thống Mỹ Martin Van Buren – Old Kindhook, nơi ông chào đời, viết tắt thành OK – liên quan đến chiến dịch tranh cử của cố tổng thống M.V.Buren, năm 1840 – bạn xem thêm tin liên quan trên Wikipedia, rất thú vị- PV – … nay được nói ở khắp mọi nơi)
42. Hoa tươi, đặc biệt là hoa hồng được chính những người trồng ra nó mang vào phố bán bằng xe đạp, len lỏi mọi ngóc ngách. Chẳng đắt đỏ chút nào, lại thật dễ dàng làm cho căn nhà thêm tươi tắn.
43. Dàn máy điều hòa nhiệt độ trong nhà chúng tôi – mỗi tầng hai chiếc, “ban phước” cho chúng tôi suốt mùa hè (OK – và cả mùa xuân lẫn thu nữa).
44. Kem Việt Nam, hầu như không có vị béo của bơ, nhưng có hương vị rất tuyệt. Những hương vị ưa thích của chúng tôi gồm hương táo, nho khô, quế, dừa và cốm – thứ mà tôi từng tưởng là hồ trăn (pistachio) suốt mấy tháng khi mới sang đây.
45. Những lúc đi bộ buổi tối trước lăng Hồ Chủ tịch – một nơi phần nào giống như Boston Common, không gian mở ở trung tâm một thành phố, với một liên đới lịch sử làm cơ sở. Hàng trăm, hàng trăm gia đình người Việt đến đây mỗi tối, tản bộ, đi bộ thể dục, hoặc ngồi trò chuyện dọc theo những lối đi bên trong thảm cỏ khổng lồ, không có ai ngồi lên cỏ, dấu hiệu cũng có thể nói lên điều: “Thậm chí đừng NGHĨ đến việc ngồi lên cỏ”.
46. Người giúp việc chăm sóc trẻ em – họ có vẻ như đã nghe theo lời khuyên tốt nhất của một người từng làm bác sĩ nhi khoa như tôi mà tôi không cần phải nói thêm với họ: “Trông chừng chúng mọi nơi, lúc nào cũng ôm bế chúng”. Và không phát mông, không la mắng. Thật là một món quà quý làm sao!
47. Cách những ông bố Việt Nam giữ con, đặc biệt là con gái, sự tham gia của người cha trong việc chăm sóc con cái nhiều hơn bất cứ nơi nào tôi từng đến (M. Rapoport từng đi qua hơn 70 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có hầu hết những địa chỉ ở châu Á – PV). Thật là một dấu hiệu tuyệt vời của tương lai.
48. Sự “vắng mặt” thực sự của những đồ chơi chiến tranh. Đối với một đất nước có quá khứ quân sự dữ dội như Việt Nam (cho dù điều đó không sai hoặc không phải là lựa chọn của đất nước), thì sự vắng mặt trên quả là đáng ngạc nhiên gấp bội. Khi tôi nhìn thấy khẩu AK47 đồ chơi, nó chỉ gợi nhắc tôi là sự hiếm hoi của nó quả như một phúc lành (hầu như chỉ vài ba tuần, tôi mới nhìn thấy một lần).
49. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam – một chút giống như phần Nhân học của bảo tàng Lịch sử tự nhiên nước Mỹ. Đây là một bảo tàng tuyệt vời để trưng bày về 53 tộc người thiểu số Việt Nam. Vợ chồng tôi từng triển lãm bộ sưu tập của chúng tôi ở đây và còn tặng lại 100 hiện vật Phòng Khám Phá cho trẻ em Việt Nam.
50. Hồ Trúc Bạch – nơi tôi dành cho nó nhiều thời gian trong ngày. Đường đi quanh hồ mới được làm lại, tựa cái vòng cổ của hồ với những công viên nhỏ và rất nhiều quán café.
51. Những cái xe đạp nước hình thiên nga trên Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, giống như ở Boston, có điều rẻ tiền hơn và ấm áp hơn. Và chúng cũng tạo điều kiện thoải mái hơn cho những nụ hôn của các bạn trẻ, so với nụ hôn… khi ngồi trên xe máy ven hồ!
52. Khu 36 phố phường của Hà Nội cổ, hầu như không có công trình xây dựng cao tầng do các quy định của chính phủ cùng những liên đới với một số tài trợ về bảo tồn của Pháp. Mỗi con phố được đặt tên theo nghề thủ công từng hoặc hiện tập trung tồn tại ở đó.
53. Phố của những người thợ thủ công về da thuộc, chuyên may vỏ bọc yên xe máy và các loại túi hành lý lớn nhỏ (nay là phố Hà Trung, ý này gợi lại việc phố Hàng Da nay không còn cửa hàng nào liên đới đến chất liệu da thuộc, nhưng phố Hà Trung kế bên đó lại thành con phố may đồ như trên – PV).
54. Hàng Vải: nay là phố của bày bán tre và các loại thang tre. Tôi không biết sự thay đổi này có từ khi nào nhưng do Hà Nội gần nghìn năm tuối rồi, nên chắc chuyện này cũng đã được một thời gian…
55. Đêm ở khu phố cổ, rất nhiều người, rất nhiều những đêm nóng và ẩm ướt mồ hôi, không có điều hòa nhiệt độ nên đúng là cuộc sống trào ra, tuôn ra ngoài phố.
56. Bảo, nhiếp ảnh gia yêu thích của tôi. Anh ấy có rất nhiều hình ảnh tuyệt vời về các tộc người thiểu số cũng như những con ngõ nhỏ của Hà Nội.
57. Những đêm mưa (rất nhiều) khắp nơi trong thành phố. Những ánh đèn pha xe máy, khi được nhìn qua làn áo mưa nhựa trong, tạo ra những quả bóng đa màu sắc nghiêng nghiêng trong bóng tối (M. Rapoport tự nhận là người già nhất thế giới mà không có xe hơi, hồi trẻ, ông đi lại bằng xe máy phân khối lớn, nay ở Hà Nội, ông chỉ dùng xe Honda Future 110cc – PV).
58. Thức ăn đường phố, bánh mì thịt nướng, bánh bỏng gạo ngào đường được vo tròn.
59. Những nhà hàng Việt Nam ngon – nay, bạn có thể dùng bữa tại một số nhà hàng đỉnh nhất nước (có người phục vụ đeo găng tay trắng, vận trang phục truyền thống) chỉ với rất ít tiền.
60. Múa rối nước, một trò giải trí tao nhã mà độc đáo của Hà Nội. Những con rối không có chân, cao chừng 3 bộ (xấp xỉ 90cm) bên trên mặt nước, được điều khiển bởi những nghệ sĩ “giấu mặt” (và ướt sũng nước), trình diễn những câu chuyện dân gian truyền thống kèm một dàn nhạc sống có âm thanh khàn khàn… Nhà hát múa rối Thăng Long giải trí cho khách du lịch ngụ ở “một địa điểm sai” (kế bên Hồ Hoàn Kiếm, và thường xuyên tắc nghẽn giao thông tại đó – PV) song lại làm được “một việc đúng”.
44. Kem Việt Nam, hầu như không có vị béo của bơ, nhưng có hương vị rất tuyệt. Những hương vị ưa thích của chúng tôi gồm hương táo, nho khô, quế, dừa và cốm – thứ mà tôi từng tưởng là hồ trăn (pistachio) suốt mấy tháng khi mới sang đây.
45. Những lúc đi bộ buổi tối trước lăng Hồ Chủ tịch – một nơi phần nào giống như Boston Common, không gian mở ở trung tâm một thành phố, với một liên đới lịch sử làm cơ sở. Hàng trăm, hàng trăm gia đình người Việt đến đây mỗi tối, tản bộ, đi bộ thể dục, hoặc ngồi trò chuyện dọc theo những lối đi bên trong thảm cỏ khổng lồ, không có ai ngồi lên cỏ, dấu hiệu cũng có thể nói lên điều: “Thậm chí đừng NGHĨ đến việc ngồi lên cỏ”.
46. Người giúp việc chăm sóc trẻ em – họ có vẻ như đã nghe theo lời khuyên tốt nhất của một người từng làm bác sĩ nhi khoa như tôi mà tôi không cần phải nói thêm với họ: “Trông chừng chúng mọi nơi, lúc nào cũng ôm bế chúng”. Và không phát mông, không la mắng. Thật là một món quà quý làm sao!
47. Cách những ông bố Việt Nam giữ con, đặc biệt là con gái, sự tham gia của người cha trong việc chăm sóc con cái nhiều hơn bất cứ nơi nào tôi từng đến (M. Rapoport từng đi qua hơn 70 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có hầu hết những địa chỉ ở châu Á – PV). Thật là một dấu hiệu tuyệt vời của tương lai.
48. Sự “vắng mặt” thực sự của những đồ chơi chiến tranh. Đối với một đất nước có quá khứ quân sự dữ dội như Việt Nam (cho dù điều đó không sai hoặc không phải là lựa chọn của đất nước), thì sự vắng mặt trên quả là đáng ngạc nhiên gấp bội. Khi tôi nhìn thấy khẩu AK47 đồ chơi, nó chỉ gợi nhắc tôi là sự hiếm hoi của nó quả như một phúc lành (hầu như chỉ vài ba tuần, tôi mới nhìn thấy một lần).
49. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam – một chút giống như phần Nhân học của bảo tàng Lịch sử tự nhiên nước Mỹ. Đây là một bảo tàng tuyệt vời để trưng bày về 53 tộc người thiểu số Việt Nam. Vợ chồng tôi từng triển lãm bộ sưu tập của chúng tôi ở đây và còn tặng lại 100 hiện vật Phòng Khám Phá cho trẻ em Việt Nam.
50. Hồ Trúc Bạch – nơi tôi dành cho nó nhiều thời gian trong ngày. Đường đi quanh hồ mới được làm lại, tựa cái vòng cổ của hồ với những công viên nhỏ và rất nhiều quán café.
51. Những cái xe đạp nước hình thiên nga trên Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, giống như ở Boston, có điều rẻ tiền hơn và ấm áp hơn. Và chúng cũng tạo điều kiện thoải mái hơn cho những nụ hôn của các bạn trẻ, so với nụ hôn… khi ngồi trên xe máy ven hồ!
52. Khu 36 phố phường của Hà Nội cổ, hầu như không có công trình xây dựng cao tầng do các quy định của chính phủ cùng những liên đới với một số tài trợ về bảo tồn của Pháp. Mỗi con phố được đặt tên theo nghề thủ công từng hoặc hiện tập trung tồn tại ở đó.
53. Phố của những người thợ thủ công về da thuộc, chuyên may vỏ bọc yên xe máy và các loại túi hành lý lớn nhỏ (nay là phố Hà Trung, ý này gợi lại việc phố Hàng Da nay không còn cửa hàng nào liên đới đến chất liệu da thuộc, nhưng phố Hà Trung kế bên đó lại thành con phố may đồ như trên – PV).
54. Hàng Vải: nay là phố của bày bán tre và các loại thang tre. Tôi không biết sự thay đổi này có từ khi nào nhưng do Hà Nội gần nghìn năm tuối rồi, nên chắc chuyện này cũng đã được một thời gian…
55. Đêm ở khu phố cổ, rất nhiều người, rất nhiều những đêm nóng và ẩm ướt mồ hôi, không có điều hòa nhiệt độ nên đúng là cuộc sống trào ra, tuôn ra ngoài phố.
56. Bảo, nhiếp ảnh gia yêu thích của tôi. Anh ấy có rất nhiều hình ảnh tuyệt vời về các tộc người thiểu số cũng như những con ngõ nhỏ của Hà Nội.
57. Những đêm mưa (rất nhiều) khắp nơi trong thành phố. Những ánh đèn pha xe máy, khi được nhìn qua làn áo mưa nhựa trong, tạo ra những quả bóng đa màu sắc nghiêng nghiêng trong bóng tối (M. Rapoport tự nhận là người già nhất thế giới mà không có xe hơi, hồi trẻ, ông đi lại bằng xe máy phân khối lớn, nay ở Hà Nội, ông chỉ dùng xe Honda Future 110cc – PV).
58. Thức ăn đường phố, bánh mì thịt nướng, bánh bỏng gạo ngào đường được vo tròn.
59. Những nhà hàng Việt Nam ngon – nay, bạn có thể dùng bữa tại một số nhà hàng đỉnh nhất nước (có người phục vụ đeo găng tay trắng, vận trang phục truyền thống) chỉ với rất ít tiền.
60. Múa rối nước, một trò giải trí tao nhã mà độc đáo của Hà Nội. Những con rối không có chân, cao chừng 3 bộ (xấp xỉ 90cm) bên trên mặt nước, được điều khiển bởi những nghệ sĩ “giấu mặt” (và ướt sũng nước), trình diễn những câu chuyện dân gian truyền thống kèm một dàn nhạc sống có âm thanh khàn khàn… Nhà hát múa rối Thăng Long giải trí cho khách du lịch ngụ ở “một địa điểm sai” (kế bên Hồ Hoàn Kiếm, và thường xuyên tắc nghẽn giao thông tại đó – PV) song lại làm được “một việc đúng”.
61. Moca café, nơi dành cho những ai thèm muốn các món ăn ngon của Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Việt Nam, bất cứ lúc nào…
62. Thức ăn Ấn Độ rất ngon, được nhân viên đem đến tại nhà khi còn nóng hổi, cho dù bạn ở bất kỳ đâu quanh Hà Nội, ví dụ “tòa nhà thứ sáu phía bắc phố thứ 96” chẳng hạn…
63. Lăng Hồ Chủ tịch và bảo tàng Hồ Chí Minh. Một “người thành phố” thạo đời nào đó của Hà Nội có thể thấy quá quen về thứ như thế này song những người dân khắp cả nước vẫn hàng ngày xếp hàng dài đợi đến lượt vào viếng ông, bày tỏ lòng tôn kính với ông.
64. Giao thông ở Hà Nội – không giống bất kỳ đâu trên thế giới. đảm bảo là việc đi lại hàng ngày ở đây đáng giá như phim French Connection 3. Điều duy nhất tôi có thể nói: giới hạn tốc độ là luật duy nhất mà người ta CHỌN để theo.
65. Xích lô. Năm 1993, khi cả gia đình ở đây, chúng tôi chọn nó làm phương tiện đi lại. Chúng thích hợp với những ai ưa cách thức “lạc mốt” mà thư thái khi đi lại quanh Hà Nội. Điều thú vị là xích lô phục vụ người già Việt Nam nhiều ngang bằng với phục vụ khách nước ngoài…
66. Hàng đàn xe máy trên đường phố Hà Nội, hầu hết đều nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, chiếm khoảng 98% số lượng phương tiện giao thông trên đường. Chúng có thể không được tất thảy mọi người thích thú song tôi cũng có một “gã xe máy 45 năm tuổi” nên với tôi, xe máy cũng OK. Có điều, loại xe này khiến cho việc đi băng qua phố quả là một thử thách…
62. Thức ăn Ấn Độ rất ngon, được nhân viên đem đến tại nhà khi còn nóng hổi, cho dù bạn ở bất kỳ đâu quanh Hà Nội, ví dụ “tòa nhà thứ sáu phía bắc phố thứ 96” chẳng hạn…
63. Lăng Hồ Chủ tịch và bảo tàng Hồ Chí Minh. Một “người thành phố” thạo đời nào đó của Hà Nội có thể thấy quá quen về thứ như thế này song những người dân khắp cả nước vẫn hàng ngày xếp hàng dài đợi đến lượt vào viếng ông, bày tỏ lòng tôn kính với ông.
64. Giao thông ở Hà Nội – không giống bất kỳ đâu trên thế giới. đảm bảo là việc đi lại hàng ngày ở đây đáng giá như phim French Connection 3. Điều duy nhất tôi có thể nói: giới hạn tốc độ là luật duy nhất mà người ta CHỌN để theo.
65. Xích lô. Năm 1993, khi cả gia đình ở đây, chúng tôi chọn nó làm phương tiện đi lại. Chúng thích hợp với những ai ưa cách thức “lạc mốt” mà thư thái khi đi lại quanh Hà Nội. Điều thú vị là xích lô phục vụ người già Việt Nam nhiều ngang bằng với phục vụ khách nước ngoài…
66. Hàng đàn xe máy trên đường phố Hà Nội, hầu hết đều nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, chiếm khoảng 98% số lượng phương tiện giao thông trên đường. Chúng có thể không được tất thảy mọi người thích thú song tôi cũng có một “gã xe máy 45 năm tuổi” nên với tôi, xe máy cũng OK. Có điều, loại xe này khiến cho việc đi băng qua phố quả là một thử thách…
67. Cách sang đường độc đáo của người Hà Nội: đi theo đường chéo, đối diện ngay với giao thông và xác định rõ là HỌ- người đang lái xe, phải tránh MÌNH. Nguyên tắc này cũng được áp dụng ngay với những người không đủ dũng cảm quay lưng lại- chỉ cố gắng để làm sao cho HỌ tránh MÌNH được dễ dàng mà thôi, và KHÔNG BAO GIỜ nhảy lùi lại sau hay lao nhanh lên trước.
68. Những “cú thoát chết” trong giao thông ở Hà Nội- những việc xảy ra mà nếu ở New York thì đã có thể gây ra các tiếng la hét hoặc thậm chí ẩu đả nhưng ở Hà Nội thì chỉ dừng lại, cười thoáng với nhau trước khi vụt đi, như thể để nói rằng: “Tôi và anh đang lái xe, tốt hơn là đừng làm ảnh hưởng đến việc này của cả hai bên”.
69. Xe máy như một loại xe vừa chở khách vừa chở hàng. Bởi vậy, khi đến dịp “lái xe ngày chủ nhật”, cả gia đình có khi phải chất chồng nhau trên cái xe ấy, 6 là số lượng người nhiều nhất cùng ngồi trên 1 cái xe máy mà tôi từng chứng kiến, trong khi có người khác còn thề với tôi là từng nhìn thấy 7.
70. Xe máy mà như không phải xe máy, có thể chở những cây tre dài 12,1m, tivi (2 hoặc 3 cái cùng lúc), đồ tang lễ, cây trồng trong chậu cao 4m, biển hiệu dài 7,6m, 1 hay 2 con lợn đã được mổ để đem ra chợ. Quả là thần kinh thép hoặc một khả năng thăng bằng tuyệt vời!
71. Xe máy được dùng để kéo hay đẩy xe đạp, tạo thành những cặp đôi đi xe “có một không hai”.
72. Xe máy giống như điểm đến của những đôi tình nhân trẻ (và có lẽ tất cả mọi người ở đây đều trẻ) để làm tất cả những gì như chúng ta từng muốn hay từng mơ được làm khi lần đầu bên nhau.
73. Phụ nữ Việt Nam khi ngồi trên xe đạp hoặc xe máy- những hình ảnh rất đáng yêu, gò má cao, eo thon và dáng điệu đẹp nhất thế giới. Dáng điệu ấy chuyển từ một vẻ đẹp đơn thuần sang một sự hấp dẫn thực sự khi họ vận bộ quần áo dài truyền thống.
74. Áo dài- Bộ áo này khiến cho mọi phụ nữ trông giống như cánh chim đang bay. Áo mỏng, bó eo lưng hai bên, tà kéo dài xuống kèm quần ống rộng. Cổ áo cao, ống tay dài, ôm sát người mặc. Nó để lộ hầu như tất cả mà cũng như chẳng lộ gì…
75. Phong cách của người Việt Nam, đặc biệt là về sự tiết kiệm. Tôi rất thích một cái áo dài hợp mốt được làm từ vải dùng trong quân đội. Không ở đâu mà một phụ nữ lại trông thật tuyệt khi vận bộ trang phục dân tộc làm từ vải quân đội!
76. Sưu tầm nghệ thuật và các đồ vật của những tộc người thiểu số- những thứ rất tuyệt diệu. Loanh quanh trong khu phố cổ kiếm tìm những thứ này là khoảng thời gian thỏa mãn nhất của tôi khi ở đây, cho dù hiện không dễ tìm được nhiều đồ tốt như trước.
77. Hà Nội là thành phố đạt điểm cao nhất cho cả 3 câu kiểm tra của tôi về Phép lịch sự và Địa điểm tốt để sống.
78. Câu kiểm tra A: Đánh giá về tần số la mắng con trẻ của các bậc cha mẹ (để người khác chứng kiến được) và những hành vi dẫn đến sự la mắng. Trong suốt 30 tháng ở đây, chúng tôi chỉ chứng kiến có 2 vụ “la mắng” (bằng con số bạn chứng kiến chỉ trong 5 phút đi dạo ở Manhattan, Mỹ).
79. Câu kiểm tra B: Đo tần suất của những người nghèo làm từ thiện giúp những người nghèo hơn họ. Những nhân viên trong các cửa hàng bán lẻ (hầu hết là phụ nữ trẻ) chỉ kiếm được vài đô-la cho một ca làm việc từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày và có khi phải làm suốt tuần. Tôi thường thấy họ cho tiền (có khi chỉ một vài ngàn đồng) những người ăn xin (hầu hết là người già và tàn tật). Điều này nói lên rất nhiều về cả hai bên và rộng ra là về tính cách dân tộc.
80. Câu kiểm tra C: đo khoảng thời gian mà một người nước ngoài có thể đi xe trong phố khi quên không gạt chân chống và cho đến khi bị người đi cạnh la ó, bấm còi báo hiệu rủi ro. Ở VN, đó là 19 giây, một số điểm tuyệt đỉnh!
81. Nguồn kiến thức về nghệ thuật thiểu số của tôi, với những người bạn như Cấn Mạnh Hùng, một nhà nhân học được đào tạo bài bản và có nhiều năm sống ở vùng dân tộc thiểu số. Chúng tôi ngồi và thảo luận với nhau có khi hàng giờ liền về rất nhiều chủ đề như văn hóa, tính nguyên bản, các xu hướng, và những truyền thống…
82. Hồ Hoàn Kiếm- trái tim tinh thần của thành phố. Những ngôi đền, quán cafe kiểu Pháp, quầy kem ngon lành, những trò giải trí nhẹ nhàng sống động, từ tập thể dục, chơi cờ, đánh cầu lông đến những bài tập “tự chế” của người già, thường từ 6 giờ chiều cho đến tối muộn.
68. Những “cú thoát chết” trong giao thông ở Hà Nội- những việc xảy ra mà nếu ở New York thì đã có thể gây ra các tiếng la hét hoặc thậm chí ẩu đả nhưng ở Hà Nội thì chỉ dừng lại, cười thoáng với nhau trước khi vụt đi, như thể để nói rằng: “Tôi và anh đang lái xe, tốt hơn là đừng làm ảnh hưởng đến việc này của cả hai bên”.
69. Xe máy như một loại xe vừa chở khách vừa chở hàng. Bởi vậy, khi đến dịp “lái xe ngày chủ nhật”, cả gia đình có khi phải chất chồng nhau trên cái xe ấy, 6 là số lượng người nhiều nhất cùng ngồi trên 1 cái xe máy mà tôi từng chứng kiến, trong khi có người khác còn thề với tôi là từng nhìn thấy 7.
70. Xe máy mà như không phải xe máy, có thể chở những cây tre dài 12,1m, tivi (2 hoặc 3 cái cùng lúc), đồ tang lễ, cây trồng trong chậu cao 4m, biển hiệu dài 7,6m, 1 hay 2 con lợn đã được mổ để đem ra chợ. Quả là thần kinh thép hoặc một khả năng thăng bằng tuyệt vời!
71. Xe máy được dùng để kéo hay đẩy xe đạp, tạo thành những cặp đôi đi xe “có một không hai”.
72. Xe máy giống như điểm đến của những đôi tình nhân trẻ (và có lẽ tất cả mọi người ở đây đều trẻ) để làm tất cả những gì như chúng ta từng muốn hay từng mơ được làm khi lần đầu bên nhau.
73. Phụ nữ Việt Nam khi ngồi trên xe đạp hoặc xe máy- những hình ảnh rất đáng yêu, gò má cao, eo thon và dáng điệu đẹp nhất thế giới. Dáng điệu ấy chuyển từ một vẻ đẹp đơn thuần sang một sự hấp dẫn thực sự khi họ vận bộ quần áo dài truyền thống.
74. Áo dài- Bộ áo này khiến cho mọi phụ nữ trông giống như cánh chim đang bay. Áo mỏng, bó eo lưng hai bên, tà kéo dài xuống kèm quần ống rộng. Cổ áo cao, ống tay dài, ôm sát người mặc. Nó để lộ hầu như tất cả mà cũng như chẳng lộ gì…
75. Phong cách của người Việt Nam, đặc biệt là về sự tiết kiệm. Tôi rất thích một cái áo dài hợp mốt được làm từ vải dùng trong quân đội. Không ở đâu mà một phụ nữ lại trông thật tuyệt khi vận bộ trang phục dân tộc làm từ vải quân đội!
76. Sưu tầm nghệ thuật và các đồ vật của những tộc người thiểu số- những thứ rất tuyệt diệu. Loanh quanh trong khu phố cổ kiếm tìm những thứ này là khoảng thời gian thỏa mãn nhất của tôi khi ở đây, cho dù hiện không dễ tìm được nhiều đồ tốt như trước.
77. Hà Nội là thành phố đạt điểm cao nhất cho cả 3 câu kiểm tra của tôi về Phép lịch sự và Địa điểm tốt để sống.
78. Câu kiểm tra A: Đánh giá về tần số la mắng con trẻ của các bậc cha mẹ (để người khác chứng kiến được) và những hành vi dẫn đến sự la mắng. Trong suốt 30 tháng ở đây, chúng tôi chỉ chứng kiến có 2 vụ “la mắng” (bằng con số bạn chứng kiến chỉ trong 5 phút đi dạo ở Manhattan, Mỹ).
79. Câu kiểm tra B: Đo tần suất của những người nghèo làm từ thiện giúp những người nghèo hơn họ. Những nhân viên trong các cửa hàng bán lẻ (hầu hết là phụ nữ trẻ) chỉ kiếm được vài đô-la cho một ca làm việc từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày và có khi phải làm suốt tuần. Tôi thường thấy họ cho tiền (có khi chỉ một vài ngàn đồng) những người ăn xin (hầu hết là người già và tàn tật). Điều này nói lên rất nhiều về cả hai bên và rộng ra là về tính cách dân tộc.
80. Câu kiểm tra C: đo khoảng thời gian mà một người nước ngoài có thể đi xe trong phố khi quên không gạt chân chống và cho đến khi bị người đi cạnh la ó, bấm còi báo hiệu rủi ro. Ở VN, đó là 19 giây, một số điểm tuyệt đỉnh!
81. Nguồn kiến thức về nghệ thuật thiểu số của tôi, với những người bạn như Cấn Mạnh Hùng, một nhà nhân học được đào tạo bài bản và có nhiều năm sống ở vùng dân tộc thiểu số. Chúng tôi ngồi và thảo luận với nhau có khi hàng giờ liền về rất nhiều chủ đề như văn hóa, tính nguyên bản, các xu hướng, và những truyền thống…
82. Hồ Hoàn Kiếm- trái tim tinh thần của thành phố. Những ngôi đền, quán cafe kiểu Pháp, quầy kem ngon lành, những trò giải trí nhẹ nhàng sống động, từ tập thể dục, chơi cờ, đánh cầu lông đến những bài tập “tự chế” của người già, thường từ 6 giờ chiều cho đến tối muộn.
83. Những người thợ làm khung tranh ảnh, may trang phục, thợ gỗ, may áo sơ mi theo yêu cầu, sang in CD, thợ đóng gói hàng hóa, những thợ giặt thảm quen,… tất cả đều rất thích làm hài lòng chúng tôi, làm việc thật nhanh và rẻ. Hầu như tôi không bao giờ phải hỏi giá trước và có thể tự tin nói rằng giá sẽ rất tốt hoặc thậm chí là tốt hơn cả sự mong đợi.
84. Những người bán xăng vỉa hè, bơm vá săm xe, đo chiều cao cân nặng,… và nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác tương tự. Họ đợi chờ cả ngày mà có khi chỉ được một vài khách cùng số tiền công rẻ mạt. Đó là bằng chứng cho thấy một đất nước còn có thu nhập bình quân đầu người thấp song mặt khác, lại cho thấy tinh thần kinh doanh cùng khả năng chịu đựng cuộc sống không tiện nghi chút nào của người dân nơi đây.
85. Nơi gửi xe máy. Thường thì người ta hay để trên vỉa hè nhưng nếu phải gửi ở một điểm dịch vụ thì giá cũng chỉ bằng 1/10 đô- la, tương đương 1 phần 150 so với giá gửi xe gần tòa thị chính của thành phố New York.
86. Những người nghèo mà bạn phải kính trọng- họ làm việc bền bỉ, vất vả mà hiếm khi phàn nàn gì, và luôn nỗ lực cho một cuộc sống tốt hơn. Những người nghèo ở nhiều đất nước khác nên học bài học đó từ họ.
87. Những người bán bưu thiếp và sách hướng dẫn du lịch quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ. Có thể có một chút “hung hăng”, nhưng thật vui tính và thân thiện một khi đã quen biết họ. Tôi từng giúp những người này bán được hàng cho khách du lịch nước ngoài bằng cách thuyết phục khách hàng “tiềm năng” của họ rằng: Tôi, với tư cách một người sống ở đây, chắc chắn một điều ai đó sẽ chẳng thể hiểu gì về đất nước này nếu không đọc một số cuốn sách, ít nhất cũng là Nỗi buồn chiến tranh và Người Mỹ trầm lặng (hai cuốn này có bản dịch tiếng Anh, được bán như một dạng sách “phải đọc” về VN- PV).
88. “Khu phố vải” (đoạn đầu phố Hàng Cân, Hàng Gai nối với Hàng Bông- PV), một khu vực nhỏ song tập trung dày đặc những cửa hàng bày bán chủ yếu là vải lụa và những mẫu vải truyền thống Á Đông khác. Thợ may đồ quanh đây cũng rất nhiều song nếu bạn muốn may đo thiết kế một bộ đồ như ý, phải đợi vài ngày.
89. Những người bán bánh mỳ ngoài phố, dường như họ có cùng một giọng rao hàng vậy trên khắp những con phố chật ních người vậy.
90. Cuộc giễu binh của hoa tươi buổi sớm. Nếu bạn có thể thức dậy lúc 7 giờ sáng, bạn sẽ bắt gặp cảnh từng đoàn xe đạp của những phụ nữ vận trang phục đơn giản, đội nón lá, đèo đằng sau một giành hoa tươi đủ loại, đủ màu sắc vào phố để bán dạo.
91. Những bà cụ già, vận áo cánh nâu, quần ống rộng màu đen và đôi khi vẫn còn hàm răng nhuộm đen nhức. Họ ngồi như thu mình lại bên cửa nhà song hiếm khi để bạn đi qua mà không có một nụ cười vui vẻ làm nhẹ lòng bạn. Hạnh phúc của họ có khi thất giản đơn: có đủ cái ăn hoặc con cháu nhà hàng xóm không gây lộn trước cửa nhà họ là được…
92. Có rất nhiều nghệ sĩ tài giỏi của Hà Nội làm được tranh đủ kích cỡ, từ để treo tường đến chỉ đủ cho một bưu thiếp. Họ vẽ chân dung Hà Nội, vùng thôn quê và miền núi, hoặc cũng có thể chép lại tranh của một danh họa mà bạn yêu thích. Thật tuyệt khi ghé lại các gallery.
93. Gallery Art Việt Nam- một nơi của nghệ thuật sắc sảo có thể sánh ngang với nghệ thuật ở New York hoặc bất cứ đâu…
94. Những cái đèn lồng được bao bắng giấy mỏng. Hà Nội thì không phải như Hội An- “tâm chấn” của đèn lồng song nhiều nhà hàng và phía trước cửa hàng ở đây cũng có treo đèn lồng với đủ màu sắc, kích cỡ, hình dáng. Có lần, con trai chúng tôi đã sắm 6 chiếc để bài trí trong khu nhà bếp, quả thật đã mắt.
95. Những cái lồng chim. Những con chim thì không có gì đáng nói lắm song lồng nuôi chúng thì quả kỳ lạ, có rất nhiều kiểu cách đặc biệt, trong đó tôi chú ý nhất là cái lồng có hình dáng chùa chiền, dành cho dân sưu tập chim mái. Loại lồng này cũng có những cái được làm vô cùng đẹp mắt, và không nhất thiết phải thả chim vào nuôi…
97. Những ngôi đền, chùa nơi bạn chí ít cũng mong tìm đến một lần. Đầy màu sắc, trang trí lộng lẫy, được chăm sóc cẩn thận và thường bị chen lấn giữa hai tòa nhà thương mại cao tầng. Rất nhiều ngôi đền chùa như vậy rải rác quanh Hà Nội và bạn không dễ nhận ra khi đi trên phố. Hãy dừng lại chốc lát để phát hiện ra chúng (và dễ tìm hơn nếu bạn mua cuốn 130 ngôi chùa Hà Nội).
98. Những ngôi nhà màu sắc sáng sủa. Bên cạnh những trang trí kiểu từ thời Victoria, họ sơn tường ngoài máu vàng sáng, xanh hoặc hồng, khiến cho ngôi nhà mang màu sắc nhiệt đới sặc sỡ giống nhà ở Nova Scotia.
99. Sự pha trộn của những hàng xóm láng giềng có thu nhập khác nhau (trong khu phố cổ). Vì tin rằng mảnh đất đang ở có thể đem lại phúc lộc cho mình và gia đình, nhiều hộ trong khu phố cổ có tiền nhiều mà không chịu rời đến nơi ở khác tiện nghi hơn. Đó là lí do của sự xuất hiện những “ngôi nhà kiểu Victoria điên rồ” bên cạnh những mái nhà cổ hàng trăm năm tuổi, khiến người đi đường phải giật mình hoảng hốt.
100. Sự tiến triển của các thế hệ. Không hiếm khi đi đường, bạn nhìn thấy cảnh một bà cụ già cao chừng 1,4m đi cạnh cô con gái cao 1, 5m và cô cháu gái cao hơn hẳn. Hình ảnh cho thấy một tình trạng dinh dưỡng tồi tệ (đặc biệt cho phái nữ) trong quá khứ đồng thời nói lên sự thay đổi tích cực cho tình trạng ấy ở hiện tại cũng như sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam hướng đến tương lai. Mặt khác, sự nhiệt thành, hăng hái, hài lòng- những bằng chứng phi vật thể có khắp nơi ở thành phố này cho thấy một sự lạc quan mà bạn cảm nhận được là nền tảng chắc chắn của hiện tại. Thật tốt khi biết điều này, phải không?
84. Những người bán xăng vỉa hè, bơm vá săm xe, đo chiều cao cân nặng,… và nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác tương tự. Họ đợi chờ cả ngày mà có khi chỉ được một vài khách cùng số tiền công rẻ mạt. Đó là bằng chứng cho thấy một đất nước còn có thu nhập bình quân đầu người thấp song mặt khác, lại cho thấy tinh thần kinh doanh cùng khả năng chịu đựng cuộc sống không tiện nghi chút nào của người dân nơi đây.
85. Nơi gửi xe máy. Thường thì người ta hay để trên vỉa hè nhưng nếu phải gửi ở một điểm dịch vụ thì giá cũng chỉ bằng 1/10 đô- la, tương đương 1 phần 150 so với giá gửi xe gần tòa thị chính của thành phố New York.
86. Những người nghèo mà bạn phải kính trọng- họ làm việc bền bỉ, vất vả mà hiếm khi phàn nàn gì, và luôn nỗ lực cho một cuộc sống tốt hơn. Những người nghèo ở nhiều đất nước khác nên học bài học đó từ họ.
87. Những người bán bưu thiếp và sách hướng dẫn du lịch quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ. Có thể có một chút “hung hăng”, nhưng thật vui tính và thân thiện một khi đã quen biết họ. Tôi từng giúp những người này bán được hàng cho khách du lịch nước ngoài bằng cách thuyết phục khách hàng “tiềm năng” của họ rằng: Tôi, với tư cách một người sống ở đây, chắc chắn một điều ai đó sẽ chẳng thể hiểu gì về đất nước này nếu không đọc một số cuốn sách, ít nhất cũng là Nỗi buồn chiến tranh và Người Mỹ trầm lặng (hai cuốn này có bản dịch tiếng Anh, được bán như một dạng sách “phải đọc” về VN- PV).
88. “Khu phố vải” (đoạn đầu phố Hàng Cân, Hàng Gai nối với Hàng Bông- PV), một khu vực nhỏ song tập trung dày đặc những cửa hàng bày bán chủ yếu là vải lụa và những mẫu vải truyền thống Á Đông khác. Thợ may đồ quanh đây cũng rất nhiều song nếu bạn muốn may đo thiết kế một bộ đồ như ý, phải đợi vài ngày.
89. Những người bán bánh mỳ ngoài phố, dường như họ có cùng một giọng rao hàng vậy trên khắp những con phố chật ních người vậy.
90. Cuộc giễu binh của hoa tươi buổi sớm. Nếu bạn có thể thức dậy lúc 7 giờ sáng, bạn sẽ bắt gặp cảnh từng đoàn xe đạp của những phụ nữ vận trang phục đơn giản, đội nón lá, đèo đằng sau một giành hoa tươi đủ loại, đủ màu sắc vào phố để bán dạo.
91. Những bà cụ già, vận áo cánh nâu, quần ống rộng màu đen và đôi khi vẫn còn hàm răng nhuộm đen nhức. Họ ngồi như thu mình lại bên cửa nhà song hiếm khi để bạn đi qua mà không có một nụ cười vui vẻ làm nhẹ lòng bạn. Hạnh phúc của họ có khi thất giản đơn: có đủ cái ăn hoặc con cháu nhà hàng xóm không gây lộn trước cửa nhà họ là được…
92. Có rất nhiều nghệ sĩ tài giỏi của Hà Nội làm được tranh đủ kích cỡ, từ để treo tường đến chỉ đủ cho một bưu thiếp. Họ vẽ chân dung Hà Nội, vùng thôn quê và miền núi, hoặc cũng có thể chép lại tranh của một danh họa mà bạn yêu thích. Thật tuyệt khi ghé lại các gallery.
93. Gallery Art Việt Nam- một nơi của nghệ thuật sắc sảo có thể sánh ngang với nghệ thuật ở New York hoặc bất cứ đâu…
94. Những cái đèn lồng được bao bắng giấy mỏng. Hà Nội thì không phải như Hội An- “tâm chấn” của đèn lồng song nhiều nhà hàng và phía trước cửa hàng ở đây cũng có treo đèn lồng với đủ màu sắc, kích cỡ, hình dáng. Có lần, con trai chúng tôi đã sắm 6 chiếc để bài trí trong khu nhà bếp, quả thật đã mắt.
95. Những cái lồng chim. Những con chim thì không có gì đáng nói lắm song lồng nuôi chúng thì quả kỳ lạ, có rất nhiều kiểu cách đặc biệt, trong đó tôi chú ý nhất là cái lồng có hình dáng chùa chiền, dành cho dân sưu tập chim mái. Loại lồng này cũng có những cái được làm vô cùng đẹp mắt, và không nhất thiết phải thả chim vào nuôi…
97. Những ngôi đền, chùa nơi bạn chí ít cũng mong tìm đến một lần. Đầy màu sắc, trang trí lộng lẫy, được chăm sóc cẩn thận và thường bị chen lấn giữa hai tòa nhà thương mại cao tầng. Rất nhiều ngôi đền chùa như vậy rải rác quanh Hà Nội và bạn không dễ nhận ra khi đi trên phố. Hãy dừng lại chốc lát để phát hiện ra chúng (và dễ tìm hơn nếu bạn mua cuốn 130 ngôi chùa Hà Nội).
98. Những ngôi nhà màu sắc sáng sủa. Bên cạnh những trang trí kiểu từ thời Victoria, họ sơn tường ngoài máu vàng sáng, xanh hoặc hồng, khiến cho ngôi nhà mang màu sắc nhiệt đới sặc sỡ giống nhà ở Nova Scotia.
99. Sự pha trộn của những hàng xóm láng giềng có thu nhập khác nhau (trong khu phố cổ). Vì tin rằng mảnh đất đang ở có thể đem lại phúc lộc cho mình và gia đình, nhiều hộ trong khu phố cổ có tiền nhiều mà không chịu rời đến nơi ở khác tiện nghi hơn. Đó là lí do của sự xuất hiện những “ngôi nhà kiểu Victoria điên rồ” bên cạnh những mái nhà cổ hàng trăm năm tuổi, khiến người đi đường phải giật mình hoảng hốt.
100. Sự tiến triển của các thế hệ. Không hiếm khi đi đường, bạn nhìn thấy cảnh một bà cụ già cao chừng 1,4m đi cạnh cô con gái cao 1, 5m và cô cháu gái cao hơn hẳn. Hình ảnh cho thấy một tình trạng dinh dưỡng tồi tệ (đặc biệt cho phái nữ) trong quá khứ đồng thời nói lên sự thay đổi tích cực cho tình trạng ấy ở hiện tại cũng như sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam hướng đến tương lai. Mặt khác, sự nhiệt thành, hăng hái, hài lòng- những bằng chứng phi vật thể có khắp nơi ở thành phố này cho thấy một sự lạc quan mà bạn cảm nhận được là nền tảng chắc chắn của hiện tại. Thật tốt khi biết điều này, phải không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét