Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

CÁI GIÁ CỦA TRẦN XUÂN GIÁ

Bài này tôi đọc cách đây gần 1 tuần, nội dung chẳng có gì nên tính không lưu lại, nhưng đang làm chuyện khác lại nhớ đến vài ý đã comment trong bài này trên trang Hiệu Minh nên giờ lưu lại để có ý tham khảo lúc cần. Nội dung comment của tôi ở dưới bài này. Gốc bài: Trang Bùi Văn Bổng.


CÁI GIÁ CỦA TRẦN XUÂN GIÁ

* MINH DIỆN

Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đấu tư Trần Xuân Gía luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng.

Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.

Khi bao nhiêu người đồng lứa với ông ngã xuống trên các chiến trường, ngay tại quê hương ông, thì ông xênh xang ngồi giữa những giảng đường đại học ở Moskva, Plekhnov, Liên bang Xô Viết cũ.

Trở về nước, ông làm thầy, làm quan ngay tắp lự, không phải trải qua một ngày thử thách. Năm 2002, sau hơn hai chục năm làm quan, ông rời cái ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, dù đã ở tuổi 63, lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách của chính phủ, một cấp hàm tương đương bộ trưởng, nhưng tầm bao quát lớn hơn, bởi những chính sách do ông tham mưu mang tính vĩ mô.

Ngay khi còn ngồi trên cái ghế quyền lưc ấy, Trần Xuân Giá đã tính toán bước tiếp theo, nói đúng hơn là chuẩn bị một cái ghế khác, đó là làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng. Sự toan tính của ông chính xác như một khớp nối trên cơ thể, năm 2007, khi đã ở tuổi sát nút thất thập cổ lai hy, vừa rời ghế Trưởng ban của chính phủ, ông chễm chệ ngồi lên cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ABC.

Thực ra ở Việt Nam những người “hết lòng vì nước dấn thân làm công bộc cho dân không hiếm”, nhưng nhẽ ra, đối với một người từng được học hành ở một nước văn minh như nước Nga, thì Trần Xuân Gía phải khác họ, nghĩa là phải biết nguồn năng lượng của mình đã cạn, mình hưởng lợi đã nhiều, phài biết điểm dừng, nhưng đàng này ông lại đam mê hơn cả những người khác.


Phải chăng niềm đam mê của Trần Xuân Giá, là vì muốn cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân giúp cho nền kinh tế nước nhà hòa nhập nhanh hơn, vượt qua khó khăn, làm cho dân giàu nước mạnh , như ông từng viết trên báo Thanh Niên? Phải chăng ông làm việc cho ACB không phải vì tiền, như ông bộc bạch “tôi có lương hưu và nếu thiếu thì có con lo thêm cho hai vợ chồng già”?

Tôi không tin đó là lời nói thật!

Còn nhớ trong một lần trả lời chất vấn cùa đại biểu Quốc hội khi còn làm Bộ trường Bộ Kế hoạch - đầu tư, ông Trần Xuân Giá nói: “Bộ KHĐT không có tiêu cực, thay vì 6 cửa chỉ cần một cửa !”. Ông nói hùng hồn như vậy từ năm 1998, mà đến bây giờ đã thành hiện thực đâu? Và ngay từ ngày đó hàng loạt vụ án bị phanh phui bắt nguồn từ cái nơi “không có tiêu cực” của Trần Xuân Giá ấy. Tôi đã được nghe Tăng Minh Phụng, và nhiều doanh nhân nói về Trần Xuân Giá, nên biết ông trung thực tới cỡ nào? Mới đây, khi báo chí đưa tin bị khởi tố, ông ta đã biện khẩu chống chế không biết ngượng mồm: “Tôi rất buồn vì khi tôi từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, người ta bịa đặt tôi bị khởi tố. Nhưng người đưa tin lên báo đã gọi điện xin lỗi tôi rồi”.

Ông Trấn Xuân Giá luôn tỏ ra một người cao đạo, đầy bản lĩnh, và vô can trước sự việc sảy ra. Ông ta bảo rằng mình từ nhiệm vì lý do sức khỏe, không ai bắt ông từ nhiệm, và “mọi người yêu cầu tôi tiếp tục cống hiến”. Sự thật đâu phải như vậy! Sự thật là, ông định một đi không trở lại trong chuyến “ đi công tác” ở Mỹ từ ngày 6-8-2012, nhưng không được, nên phải quay về, và toan tính đánh đổi cái ghế chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB lấy cái “ve” miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có sức ép ấy, không bao giờ Trần Xuân Giá thoái vị.

Chức chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, ngồi trên một núi tiền, đâu phải dễ giành được. Ngay từ năm 2006, Trần Xuân Giá mơ tới nó.

Bấy giờ còn đang ngồi trên ghế Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, Trần Xuân Giá đã làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về việc bành trướng ACB. Ông Giá nói “ACB phải có đủ sức mạnh để chi phối toàn bộ hệ thống ngân hàng cổ phấn”.

Việc làm của Trần Xuân Giá đã vi phạm nghiêm trọng quy định công chức nhà nước và quy định của đảng. Tôi không cần nhắc lại vì mọi người đều biết, Trần Xuân Giá biết rõ hơn ví chính ông là người góp phần làm ra những quy định đó. Nhưng cái lợi làm ông mờ mắt chăng?

Nguyễn Đức Kiên được Trần Xuân Giá làm tư vấn hơn được một đống vàng! Vì Trần Xuân Giá là một chính khách lâu năm, có mối quan hệ rất sâu rộng, dày dạn kinh nghiệm, lại đang làm Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, được Thủ tường tin tưởng. Qua cái kênh thông tin này, Nguyễn Đức Kiên hiểu được hướng đi của nển kinh tế, những chính sách sắp ban hành, những mối quan hệ, những bí mật của các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại những ý tưởng, manh mún làm ăn của Nguyễn Đức Kiên được len lỏi một cách có ý thức vào những chính sách mà Trần Xuân Giá làm tham mưu cho chính phủ. Trong giới doanh nhân, nước nào cũng vậy, ai nắm được nhiều thông tin người đó thắng, thông tin là một mặt hàng vô giá mà doanh nhân nào cũng muốn mua. Trần Xuân Giá không chỉ là một kinh thông tin bình thường, mà còn là người tư vấn, thì Nguyễn Đức Kiên trăm trận trăm thắng, thâu tóm ngân hàng như trở bàn tay là phải.

Trần Xuân Giá là một nhà kinh tế rất thực dụng, ông ta hiểu giới doanh nhân, nắm chắc quy luật giá trị cung cầu, nên cái giá mà Nguyễn Đức Kiên phải trả cho Trấn Xuân Giá đâu chỉ mười ngàn đô la một tháng như công khai? Một nhà báo thân cận với Nguyễn Đức Kiên viết trên Blog của minh “Anh Kiên nói muốn cho chị D H, cho thật chứ không cho vay, vài trăm ngàn đô la!”. Đối với một chù doanh nghiệp không thân thiết Nguyễn Đức Kiên còn hào phóng như vậy, thì với một bậc thầy như Trần Xuân Giá, Kiên hậu đãi cỡ nào? Một nửa ngôi biệt thự khu sang trọng bậc nhất Hà Nội, một chiếc xe Lexus bóng lộn chưa phải cái giá của Trần Xuân Giá!

Nghe nói, tết năm ngoái có người tặng Trần Xuân Giá bức thư pháp có bốn câu “Thụ thảo trường xuân” ý nói ông như cây cổ thụ trường tồn với mùa xuân.

Đúng, nếu như ông không quá tham và ác, bày cho Bầu Kiên cái mẹo hại dân hại nước vừa qua thì dù sao ông Giá sẽ còn giá!

Lợi dụng cái “Luật doanh nghiệp” mà mình là “cha đẻ”, Trần Xuân Giá tư vấn, và trực tiếp ký nghị quyết, cho phép Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, rút 718 tỷ đồng, giao cho 19 nhân viên ngân hàng mang sang gửi Ngân hàng Vietinbank , chi nhánh Nhà Bè, do Huỳnh Thị Huyền Như phụ trách để lấy chênh lệch từ 3,7 đến 8%. Chỉ một cú lách luật nhẹ nhàng ấy, nhóm này kiếm hơn chục tỷ, riêng Trần Xuân Giá được thưởng nóng 800 triệu.

Trong khi Trần Xuân Giá và nhóm lợi ích của ông hả hê với hàng đống tiền như vậy, thì các doanh nghiệp dài cổ chờ cái gọi là lãi suất ưu đãi, rồi giảm lãi suất mà thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố trước bàn dân thiên hạ. Người dân phải chấp nhân gửi tiết kiệm với lãi suất thấp, thị trường tài chính khủng hoảng sâu, chứng khoán, bất động sản bế tắc…Đúng như cơ quan điều tra nhận định,đây là hành vị hết sức nghiêm trọng, bời nó làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, đến chính sách bình ổn giá, chống lạm phát, làm đời sống của nhân dân thêm khốn đốn.

Cái gọi là làm việc vì muốn cống hiến cho dân cho nước chứ không phải vì tiền của Trấn Xuân Giá đã bắt dân phải trả giá đắt như vậy!

Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo 4.600 tỷ đồng, trong đó có 718 tỉ cùa ngân hàng ACB. Người phài chịu trách nhiệm về hậu quả nghiêm trọng đó ngoài Nguyễn Đức Kiên, không ai khác là Trần Xuân Giá.

Ấy vậy mà ông cũng cố ngụy biện khi trả lời PV báo Tiền Phong: "Ông Trần Xuân Giá nói: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Vì tin đồn mà suốt từ sáng đến giờ, mình nhận tới hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân. Thực ra, người đưa thông tin lên báo cũng đã gọi điện và nhắn tin xin lỗi mình và mình có nói là có thể do lỗi nghiệp vụ nên không oán trách gì”. Không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả. Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi".

Ngụy biện gì thì ông Giá nói cũng có chỗ khá chi là chuẩn xác "toàn bộ câu chuyện chỉ ở chỗ đó thôi!". Đúng thế, ở cái chỗ khi ông được giao thảo luật, làm luật dù biết nhưng vẫn "chừa ra" những khe hở để rồi nuôi âm mưu sau này lách qua đó, nghĩ rằng thủ thuật cao tay như vậy thì pháp luật cũng phải bó tay! Hóa ra, dù tinh khôn nhưng hình như khi "cái tuổi nó đuổi thông minh" vào ngưỡng lú, ông vẫn bị giấu đau hở đuôi.

Thật nực cười khi có người nhắc đi nhắc lại “ông Trần Xuân Giá có nhiều công lao”.

Đất nước mình hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, rồi phải thắt lưng buộc bụng, vắt kiệt sức mình để nuôi Trần Xuân Giá học hành, ra làm quan suốt 46 năm qua (từ 1966) được hưởng chính sách đãi ngộ, ăn trên ngồi trốc; cái may mắn được hưởng “Việt ưu” như thế hàng triệu người lính, người dân không dám mơ ước!

Một người được đảng nhà nước quan thâm như thế, lại lợi dụng chính những kẽ hở của luật pháp do mình làm ra, để trục lợi cá nhân, làm hại nước hại dân như thế, còn mở miệng nói công lao?

Trần Xuân Giá phải cộng thêm trách nhiệm vô ơn đối với dân với nước vào cái giá mà ông ta phải trả, đừng nói tới cái gọi là công lao mà ông ta chưa từng có.

Bây giờ mới thấy cái kết cục "Thụ thảo trường xuân" nó không "vận vào" cho ông, mà nó lại hóa ra trật lấc như thế, ông không được "thụ thảo" mà ông lại bị thụ lý! Cái giá của Trần Xuân Giá và những kẻ như Trần Xuân Giá nếu hôm nay chưa trả thì cũng sẽ có ngày phải trả, vì “lật thuyền mới biết dân như nước!”.

MD

(Tác giả gửi Bản thảo đến BVB).
------------------

toithichdoc says:
Tôi thuộc nhóm người rất ác cảm với cách sống và làm việc của bác Giá. Điều này tôi đã còm vài lần trong trang này của bác HM, mặc dù có thể cách diễn đạt của tôi đã làm bác HM hiểu nhầm là tôi đánh giá cao bác ấy. Trong 1 lần còm trên HM, tôi đã viết khi thấy Mạnh Quân viết bài ca ngợi bác Giá, tôi rất phẫn nộ nên đã viết 1 còm rất dài phản ứng; tuy nhiên, sau khi post lên, nghĩ lại, thấy bác đã già, ung thư giai đoạn cuối, gốc gác lại là nhà giáo, đồng nghiệp cùng trường kinh tế kế hoạch với bố tôi… nên cũng thương, hơn nữa giờ nói cũng chẳng có tác dụng gì nên cuối cùng tôi đã loay hoay xóa đi.
Theo hiểu biết của tôi, đa phần những thông tin trong bài viết của anh Minh Diện và blog Bùi Văn Bồng là đúng, nên kết cục hôm nay đến với bác Giá theo tôi là xứng đáng, như vậy trong trường hợp bác Giá, trời đã có mắt, mặc dù kết cục này cũng chỉ là hậu quả của cuộc chiến trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Tiếc rằng ở VN, trời chỉ có mắt trong quá ít trường hợp.
Tôi biết bác Giá từ ngày bác còn là giáo viên, rồi đột nhiên được đưa thẳng lên làm Phó chủ nhiệm Ủy ban vật giá, rồi…, và được nghe nhiều chuyện về bác. Nhưng đến khi phải trực tiếp làm việc với bác và đội quân dưới trướng bác, tôi mới hiểu rõ hơn bản chất con người bác là độc tài, kênh kiệu, hèn với người trên, thâm hiểm với kẻ dưới, tham lam không giới hạn, tạo cơ hội cho nhân viên kiếm chác và dĩ nhiên bác có phần. Bác nắm quyền ở đâu thì cơ quan đó trở nên thối nát, người người ghét và muốn tránh (nhưng không tránh được, vẫn phải đến xin xỏ), điển hình nhắt là khi bác làm trùm sò ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Chỉ duy nhất trong giai đoạn bác nắm quyền, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được cả nước gọi là siêu Bộ và trong Bộ có nhóm được mệnh danh là G7 gồm 7 đơn vị có quyền tác oai tác quái cực lớn để bắt các nơi cống nộp, và dĩ nhiên như mọi người vẫn nói, đó là những bàn tay bạch tuộc của bác để thò xuống các bộ, ngành, địa phương vơ vét.
Về đóng góp của bác trong xây dựng chính sách ở Bộ KHĐT hay ban NC của TTCP…, tôi cũng đã còm ở HM bằng cách đặt vài câu hỏi, thực ra là khẳng định… nên tôi rất nhất trí với anh Minh Diện: Thật nực cười khi có người nhắc đi nhắc lại “ông Trần Xuân Giá có nhiều công lao”. Điển hình nhất là khi bác Giá sang làm trùm sò ở Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, bác đã làm nó không còn là một trung tâm khoa học – tư vấn – nói thẳng – nói thật, thu hút các nhân tài khắp trong và ngoài nước như dưới thời bác Trần Đức Nguyên, mà thành một cơ quan hành chính đóng cửa bảo nhau. Vừa mới sang làm Trưởng ban, xem danh sách cố vấn Thủ tướng, cố vấn Trưởng ban hàng năm cập nhật, thấy tên một số người hay nói ngược ý bác, lập tức bác gạch luôn ra khỏi danh sách…
Tính tôi hay viết dài cho đủ ý, nhưng còm thì không nên vậy, nên tôi dừng ở đây. Lẽ ra tôi cũng quên chuyện này, nhưng hôm qua đọc bài này trên trang bác Bổng, giờ lại thấy bác HM đăng lại với lời mở đầu: “có nhiều điểm ngược với những gì mà Hiệu Minh Blog vẫn quan niệm”, tôi đành viết còm này, vì nghĩ chắc bài này có nhiều điểm ngược với những gì mà bác Hiệu Minh vẫn quan niệm, chứ chưa chắc đã ngược với đông đảo thành viên khác biết về bác Giá của toàn Hiệu Minh Blog.
36
3

Đánh giá comment
  • Lão phu says:
    Về cái còm của bác, tôi lại nghĩ rằng bác làm cho tôi tin. Văn phong còm nó khác với văn phong của một bài viết. Tôi tin bởi vì tôi biết bác, cũng như tôi thấy bác định còm rồi loay hoay xóa đi… Bác cân nhắc đến từng việc làm. Điều ấy làm cho tôi tin bác.
    7
    1

    Đánh giá comment
    • toithichdoc says:
      Cám ơn Lão phu đã đồng cảm. Ở trên, tôi không nói bác Giá là nhà khoa học vì thực ra bác ấy đã bao giờ làm khoa học đâu, từ nhà giáo chuyển thẳng sang làm lãnh đạo cấp cao, cả đời không có công trình nghiên cứu khoa học nào, chỉ biết đến danh và tiền. Cuối đời bác về với ACB là đúng với bản chất của bác.
      Ngược lại, những nhà khoa học chân chính, dù qua nhiều năm tháng thăng trầm, rồi buộc phải nhân nhượng nhiều thứ để được cất nhắc lên làm lãnh đạo (vì ở VN không có chức, không có quyền thì không thể đưa các ý tưởng khoa học của mình vào cuộc sống được), nhưng về cuối đời, họ sẽ lại trở lại là chính mình: Một nhà khoa học giản dị, thật thà, nói thẳng, nói thật…
      Các trường hợp như bác Trần Đức Nguyên (Trưởng ban NC của Thủ tướng) hay chú Việt Phương (Phó trưởng ban, tôi gọi là chú, vì chú được cử làm cố vấn kinh tế cho chúng tôi ngay khi đám học toán chúng tôi vừa ra trường là đến làm tại Trung tâm toán ứng dụng trong kinh tế do GS Hoàng Tụy làm giám đốc) là điển hình, vì ngay sau khi về hưu, các bác, chú đã cùng GS Hoàng Tụy và anh Quang A thành lập Viện Nghiên cứu phát triển IDS rất nổi tiếng, chắc các bạn đọc HM Blog ai cũng biết.
      20
      1

      Đánh giá comment

toithichdoc says:
Chào các bác trong hang Cua.
Đọc nhanh một số còm trong bài tôi thấy các bác cho rằng đánh giá bác Giá cần phải xem bác có phạm tội và bị tòa kết tội không, chứ tòa chưa kết tội thì không thể bảo bác xấu được. Tôi thì không nghĩ thế. Sống trong xã hội, tiêu chuẩn đầu tiên là đức. Dân chúng không cần biết anh có bị tòa xử hay không, kết tội như thế nào, chỉ nhìn cách sống, cách làm việc, cách quan hệ với cộng đồng… của anh là có thể đánh giá anh là tốt, là xấu, nhất là khi anh là một người lãnh đạo. Đánh giá của đông đảo người dân mới là quan trọng. Khối quan chức phạm đủ tội, ai cũng biết, cứ nhìn gia sản ông ta tăng vù vù, con cháu coi trời bằng vung…. nhưng ở nước ta để kiếm được bằng chứng, đưa ra tòa thì khó lắm.
Mặt khác, tòa của ta xử có công tâm không ? có xuất phát từ chân lý, lẽ phải không ? Cái này chắc ai cũng biết.
Không thể nói như bác Giá được: "người dân làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi”. Luật pháp không thể điều chỉnh mọi chi tiết của cuộc sống, do đó bên cạnh luật pháp, còn có tiêu chuẩn đạo đức sống của cả cộng đồng để điều chỉnh hành vi của mỗi người, cái này còn quan trọng hơn luật pháp. Ví dụ không thể nói luật pháp không cấm len lỏi gây ách tắc giao thông mà mình cứ chen lấn mọi người để vượt lên được... Vì thế con người ta phải được giáo dục từ bé để biết cách hòa nhập với cộng đồng. Riêng trường hợp bác Giá, với việc đem tiền ACB đi gửi chỗ khác lấy lãi suất cao, tôi tin là đã vi phạm pháp luật.
Khi đọc bài của a Minh Diện, tôi không nghĩ đến chuyện bác Giá sau này có bị ra tòa không, tòa xử thế nào, mà chỉ xem thông tin anh ấy viết có khớp với các thông tin tôi quan sát thấy và nghe các anh em đáng tin cậy nói chuyện.
Tuy nhiên, cũng phải nói ấn tượng đầu tiên của tôi khi đọc bài này của anh Diện là cách viết không hay, đúng như bác Lão phu viết: có hơi ác cảm và áp đặt. Nên viết nhẹ nhàng hơn, bỏ qua những chỗ không cần thiết, tập trung vào mấy điểm chính thì hay hơn. Nhưng tôi cũng thấy đây không phải là công trình khoa học, và trong khuôn khổ bài viết quá ngắn thì anh Diện không thể chứng minh rõ được, không thể kể lể dài dòng, thường các bài viết loại này chỉ là đề xuất ý tưởng, quan điểm thôi, còn sau nó tác giả có một loạt lý lẽ chứng minh, nhưng không viết. Thế mới nói biết 10 nhưng thường chỉ viết ra 1.
Viết vội vài dòng, có sơ suất xin các bác thông cảm.
Xin lỗi tôi dừng vì phải đi làm đây.
Chúc các bác có một ngày mới vui vẻ, an lành nhé.
6
4

Đánh giá comment

HỒ THƠM says:
Tôi thích đọc toithichdoc !!! , hi hi…!!!
Bác Bồng đã nện một chùy vào ánh hào quang giả tạo Trần Xuân Giá , tui nghĩ là đúng , chắc bác Bồng nắm được một số dữ liệu về cuộc đời và … cống hiến của cụ Giá , và cụ toithichdoc@ giáng tiếp một búa vào những tia hào quang còn … “nháy nháy” của cụ Giá ! Cùng với hậu quả cụ Giá phải trả giá ( lý do thì đã rõ ) , tui tin cả hai người ! . Có điều tui … “phê bình nghiêm khắc” cụ tuithichdoc@ hi hi…, sao lại đứng trước cái sai , cái ác , những điều dối trá , ảnh hưởng xấu đến cả đất nước mà lại … “mất lập trường quan điểm ” , hời hợt thế này :
” nghĩ lại, thấy bác đã già, ung thư giai đoạn cuối, gốc gác lại là nhà giáo, đồng nghiệp cùng trường kinh tế kế hoạch với bố tôi… nên cũng thương,” . Già + ung thư + bản thân nhà giáo + đồng nghiệp + … cũng không xóa được tội mình gây ra đâu nhé !
Không biết ngày còn ngồi ghế thượng thư, bác Giá có công gì to lớn trong xây dựng đất nước, nhưng tui nhớ ngày ấy có lần đọc báo … cảnh giác , có đăng tin bọn lừa đảo dùng tên tuổi cụ Xuân Giá để trục lợi , đương nhiên cụ Giá vô can nhưng tui lại giật mình tự hỏi vì sao bọn lừa đảo lại “dựa hơi” cụ Giá mà chưa bao giờ “dựa hơi” các bộ trưởng hay những lãnh đạo uy tín khác ??
Hồi kết của cụ Xuân Giá , như bác Bồng đã nói “Thụ thảo trường xuân” nó không “vận vào” cho ông” , thế nên bây giờ nó trở thành
“Thụ án trường niên ” rồi , hu hu…!!!
12
1

Đánh giá comment



Bình Nguyên says:
Bác Minh Diện đã dùng một văn phong nặng nề trong bài này và có nhiều người cho rằng không nên như thế, nhưng tôi thì muốn chia sẻ với bác Minh Diện, cũng như với các bác toithichdoc, Trần Kẽm, Hồ Thơm. Đem luật pháp ra soi tội của ông Giá, có thể chỉ thấy một vết mờ nho nhỏ, và rồi người ta đem nhân thân nặng ký của ông ra đong đếm (vì dù sao ông cũng từng là đồng hội đồng thuyền với họ) thì vết mờ ấy rất dễ được xóa. Luật hiện thời không chắc xử được, chỉ còn công luận có thể truy xét ông ấy mà thôi.
Đúng là không thể kết ông tội lợi dụng kẽ hở pháp luật nhằm trục lợi, đó là một cách kết tội thiếu cơ sở, áp đặt và tự tiện. Tội của ông, nếu có thể, thì chỉ là vi phạm nguyên tắc kinh doanh, đó là trao tiền của ngân hàng dưới tư cách pháp nhân cho 19 nhân viên dưới tư cách người thường mà không có lý do chính đáng. Hành vi đó gọi là hoạt động chui, bất hợp pháp, trốn thuế (bởi với số tiền lớn như thế, lợi nhuận mà các cá nhân này nhận được dưới hình thức thu nhập đều phải chịu thuế thu nhập).
Nhưng đó để không phải là tội lớn, cho dù còn có người cho rằng hành vi trao tiền cho nhân viên không đơn giản là để thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất như bác NCB đã phân tích, mà là nhằm lũng đoạn nội trạng ngân hàng thu hút vốn. Thủ thuật này tinh vi ở chỗ ACB có thể chọn thời điểm thích hợp ra lệnh cho 19 nhân viên kia đồng loạt rút tiền, gây khó khăn cho ngân hàng đó và ép chủ ngân hàng vay vốn của ACB với lãi suất cao (có thể dưới hình thức ủy thác đầu tư chẳng hạn), dần dần có thể gây áp lực bán cổ phần cho người của ACB và bắt đầu hành trình thâu tóm ngân hàng. Nhưng tội này khó thu thập chứng cứ và thiếu cơ sở xét xử.
Ông là một người có kiến thức, từng nắm giữ trọng trách cao trong nhà nước, mà hành xử như vậy thì quả là thấp cả TẦM lẫn TÂM. Điều mà bác Minh Diện nêu lên, thiết nghĩ, không chỉ hướng đến mỗi cá nhân ông Giá, mà còn cho cả cái hệ thống đương thời hổ lốn, nơi đã dung nạp những ông một chín một mười như ông Giá đó.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét