"..nếu anh là một điệp viên nhị trùng quý báu của Hà Nội thì tại sao họ không cứu anh ra bưng để khai thác thêm tin tức. Ngay khi anh về trú ẩn tại Hố Nai thì con đường về mật khu thật là gần xịt, tại sao anh không dọt lẹ để bị bắn và bắt giết". "Hoặc giả vì anh đã bỏ bên kia hồi chánh nên không dám trở về bưng để bị các đồng chí cũ xử giảo thảm khốc? Hơn nữa ngay cả Bác Sỹ Trần Kim Tuyến sau này cũng nói ông không tin là Thảo trá hàng".
Tôi quen Phạm Ngọc Thảo từ năm 1939. Lúc ấy tôi mới nhập học Quốc Học Khải Định sau khi đậu bằng Thành Chung ở Thanh Hóa. Lớp có cả thảy 40 học sinh, 33 Nam và 7 nữ gồm đủ thành phần đến từ nhiều nơi nhưng đều là người Trung chỉ trừ có Nguyễn Khắc Hoạch là cháu họa sỹ Mai Trung Thứ dậy vẽ ở đây và anh chàng cù-không-cười Nguyễn Khải Tạo, có nét mặt tưng tửng mỗi khi lên bảng làm cả lớp khúc khích, là dân Bắc Kỳ rau muống. (Tiến Sỹ Văn Chương Nguyễn Khắc Hoạch là Khoa Trưởng Văn Khoa Sài Gòn. Sau này ông trở thành Viện Trưởng Viện Việt Học thay thế Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa).
Được ba ngày sau Censeur Giamachi dẫn vào lớp một học sinh mới trông hơi khác lạ, có cái tên Tây Albert Phạm Ngọc Thuần, nước da mai mái đậm đà và có cái mắt trái lác xệch. Anh là người độc nhất Nam Kỳ, mặc quần short đến đầu gối để lộ cặp giò khẳng khiu. Anh được xếp ngồi cạnh tôi, ăn nói nhỏ nhẹ vói một giọng miền Nam trầm bổng và hay chêm tiếng Tây vào câu chuyện.
Trong nội trú anh cũng nằm giường cạnh tôi, luôn luôn tĩnh lặng củ mỉ cù mì giữa một đám ồn ào nhất quỷ nhì ma. Những ngày cuối tuần anh thường rủ tôi đi thăm Hồ Tĩnh Tâm ngồi trầm ngâm ngắm sen thơm ngát và nói toàn chuyện cách mạng Pháp. Anh ta rất ghét cái dữ tợn của Robespierre và Marat và yêu tư tưởng xã hội Rousseau và Voltaire. Anh cũng bàn về cái quá khích và vô nhân bản của Marx-Lenin với chủ trương bạo lực quá độ và duy trì chính quyền bằng bạo lực.
Cuối năm học không thấy Albert trở lại, nghe nói đã được gia đình gửi qua Pháp du học. Mãi đến tháng Mười 1945 tôi mới tình cờ gặp lại anh mà lại ở Hà Nội? Hôm ấy khoảng 10 giờ tối, đã có sương mù giầy đặc và khí hậu bắt đầu xe lạnh, tôi đang đứng trước thềm nhà A thì Albert hiện ra như trong phim trinh thám.
Tôi không nhận ra vì anh mặc bộ bà-ba đen, cổ quấn chiếc khăn rằn ri mầu hồng thẫm của dân miệt vườn Nam Kỳ. Đầu anh đội chiếc mũ vải mềm mầu nâu mà vành uốn lượn lên cụp xuống, chân anh đi đôi dép quai chéo, đế bằng vỏ lốp xe hơi. Anh hấp tấp bắt tay tôi và nói thẳng một lèo, “Moi mới ra vội vã lắm để dự khoá họp Quốc Hội đầu tiên trong phái đoàn Nam Bộ; đêm nay người ta xếp cho cả bọn ở đây và mai phải đi rất sớm”!
Là một thanh niên chỉ biết yêu nước và ghét ngoại bang đô hộ, tôi chả có chú ý gì đến chính trị và những khúc mắc về cơ cấu chính quyền nên tôi đã không níu kéo anh vài phút để ít nhất biết phái đoàn có những ai và làm công việc gì? Như vậy cuộc gặp gỡ sau sáu năm chỉ có không đầy năm phút mà thôi.Rồi thời gian qua với trận Điện Biên Phủ đánh dấu sự chia cắt đất nước Bắc Nam. Tôi vào làm việc tại Sài Gòn rồi nhập ngũ qua học ở trường Không Quân Pháp Salon de Provence. Khi trở về thì miền Nam đã có chính thể Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong khi trái lại Bắc Kỳ đã thành Cộng Hòa Nhân Dân Mác Xít.
Vào khoảng 1955 nghe nói đến một cán bộ hồi chánh tên là Phạm Ngọc Thảo về làm việc tại Viện Hối Đoái. Về sau y được Bộ Nội Vụ cho đeo lon Đại Úy và giao làm với Bảo An Tỉnh Đoàn Vĩnh Long. Rồi được bổ Tỉnh Trưởng Bến Tre. Bến Tre mà tên cũ là Thủ Đầu Một là một tỉnh trù phú và Việt Minh dùng làm nơi dưỡng quân. Tỉnh Trưởng mới hết sức năng động, hay đứng giữa công chúng diễn giảng và lập lại hoàn toàn an ninh địa phương. Một thời gian sau tỉnh trưởng được thay thế vì đã hoàn tất nhiệm vụ.
Năm 1960 sau vụ đảo chính nhẩy dù với Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng đã lắng thì một hôm tôi đang ngồi ngáp ruồi ở Bộ Tư Lệnh Không Quân bỗng nhiên điện thoại reo.
Uể oải nhấc máy lên thì đầu giây bên kia một giọng Nam chay nói,
“Tôi là Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, tôi muốn gặp Đại Úy Trần Đỗ Cung”.
Tôi vội trả lời, “Vâng thưa tôi đây nhưng Trung Tá cần gì và Trung Tá là ai”?
Thì được trả lời ngay,
“Albert Phạm Ngọc Thuần bạn học anh ở Lycée Khải Định đây, còn nhớ không”?
“Nhớ chứ, nhưng anh đổi tên từ hồi nào và tôi nghe nói anh làm Tỉnh Trưởng Bến Tre kia mà”?
Thảo nói, “Xong việc rồi, giờ moi ngồi tại văn phòng cố vấn chánh trị trên đường Hồng Thập Tự, xế cửa Cercle Sportif. Có rảnh thì ghé lại chơi, chúng mình sẽ nói nhiều kỷ niệm thời 1-S năm xưa Cung nhé”!Một hôm nhân đi tập với Maitre Vatin tôi ghé lại. Cũng hơi khớp vì nghĩ là mình sẽ vào hang hùm đây. Tôi dựa chiếc Velo Solex vào giá và một lính gác mặt lạnh như tiền bước đến. Sau khi xem giấy tờ hắn khám người tôi cẩn thận và hướng dẫn tôi đến bàn giấy Trung Tá Thảo.
Tôi thấy anh không khác xưa mấy, cũng nước da mai mái, cũng cái mắt lác xệch, cũng dáng người mảnh khảnh, có chăng là bây giờ anh không mặc quần short nữa mà đóng bộ quân phục gọn gàng với hai đôi hoa mai bạc. Thảo bắt tay chặt chẽ và mời tôi ngồi, sai lính đem cho tôi một ly soda. Chúng tôi chuyện trò cả nửa giờ, hết các thầy rồi qua các chị, cảm động với bao nhiêu kỷ niệm hồi tuổi trẻ trong trắng hồn nhiên. Tôi đứng dậy đi qua Cercle Sportif cho kịp lớp thể dục tập thể. Thảo tiễn tôi ra đến cửa và nói bâng quơ, “không biết còn bao nhiêu bạn cũ ở Sài Gòn, nếu gặp nhau một bữa thì chắc vui lắm nhỉ”! Tôi chỉ gật gù qua loa đồng ý.
Trong lúc tập thể dục và nhất là khi đi tắm tôi nghĩ đi nghĩ lại lời nói bâng quơ của bạn và chợt nghĩ đến bạn Phạm Qụy, một Luật Sư nổi tiếng, có tư gia sang trọng ở số 132 Dường Công Lý. Có thể nếu anh ta nhận lời đứng tổ chức một bữa ăn tối thì hay quá. Sáng hôm sau tôi điện thoại cho Qụy và Qụy hết sức hoan nghênh ý kiến. Được vài hôm anh ấy liên lạc được vài bạn cũ và mời đến dùng cơm tối. Tối hôm ấy có độ mười người như Hải Quân Trung Tá Võ Sum, chị Ngọc Trâm tức ca sỹ Minh Trang, Phó Tổng Giám Đốc Điện Lực Tôn Thất Uẩn, Phó Tổng Giám Đốc Quan Thuế Đoàn Hòa, Trần Ngọc Nhụy em Tổng Giám Đốc Nông Tín Cuộc Trần Ngọc Liên, Hồ Tường, Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, tôi Đại Úy Không Quân và anh chị Phạm Quỵ.
Bữa cơm đặc Huế ngon miệng do bàn tay khéo léo của bà chủ nhà kéo dài mấy tiếng đồng hồ, ai nấy tranh nhau kể lại các chuyện vui thời học trò vô tư và vô sự. Nào là nét cá biệt của mỗi thầy, những đặc tính của một vài bạn. Trên lầu nội trú, Trần Kế Tạo anh ruột chị Qụy lẻn vào phòng thầy Quốc đổ đầy nước ướt sũng rương quần áo của giám thị. Sự ẩu đả giữa Tôn Thất Uẩn và Hoàng Tuệ lăn cù xéo nát mấy luống rau cải vì “hai con gà cồ” tức nhau tiếng gáy Ngọc Trâm. Đến đây thì chị Trâm trố mắt nói tôi không biết chuyện ấy và Tôn Thất Uẩn đỏ mặt bảo đâu có. Chuyển qua chuyện chị Trâm lấy thầy Quả và được đích người đẹp nói là tuổi trẻ quá bồng bột mà Thầy Quả thật có duyên. Những tiếng cười vang với những tràng vỗ tay bôm bốp kéo dài cho đến mười một giờ đêm thì chia tay, tiếc một đêm họp mặt mau tàn.
Sau khi hai phi công Quốc và Cử dội bom dinh Độc Lập, vị Tư Lệnh đương nhiệm dẫn toàn thể sỹ quan tham mưu lên trình diện Tổng Thống tại Dinh Gia Long để nghe ông Ngô Đình Diệm đơn ca hiểu thị với giọng Huế đặc xệt mà không nhìn thẳng vào mặt cử tọa đứng cứng ngắc. Về đến Tân Sơn Nhất thì Tư Lệnh “mặt đỏ xần mũ đội lệch” cho gọi tôi vào hất hàm nói, “Đại Tá Đỗ Mậu gọi, anh đi trình diện lập tức”! Lên an ninh quân đội có nghĩa là nhìn thấy cơ nguy tra khảo đánh đập nên tôi hết sức rét.
Nhưng không ngờ tôi lại được vị Đại Tá “mặt sắt đen xì” tiếp một cách rất thân tình và thông báo sẽ ký giấy thuận cho lên Thiếu Tá. Trở về bàn giấy ngáp ruồi vặt để được Tư Lệnh dằn mặt, “Anh tưởng anh được ông Đỗ Mậu che chở mà xong hả?” thì điện thoại lại reo vang. Đầu giây bên kia Phạm Ngọc Thảo nói “moi đang theo học Anh Ngữ bên này để sửa soạn đi học tham mưu Fort Leavenworth; Cung có rảnh thì sang đây ăn cơm trưa và mình sẽ ghé qua đón”?
Đúng 12 giờ trưa Thảo lái xe Jeep qua và tôi theo anh ta qua Tổng Tham Mưu, định tâm sẽ cùng anh ghé ăn trưa tại Câu Lạc Bộ Sỹ Quan. Nhưng Thảo quẹo trái ngay khi qua cổng, đậu xe trước dãy nhà hai tầng của các Tướng. Tôi đi theo anh lên lầu, quẹo phải đến căn áp chót của Đại Tá Đỗ Mậu, kế cận căn của Trần Thiện Khiêm và anh thản nhiên mở cửa cho tôi cùng vào.
Tôi gặp một Trung Tá lục quân lạ mặt thì được Thảo giới thiệu là Trung Tá Phạm Đăng Tấn, phụ tá của Đại Tá Đỗ Mậu. Trung Tá Tấn mở tủ lạnh đem ra bàn ăn các đồ nguội jambon-saucisse, bánh mì và xếp đặt bàn cho ba người cùng ngồi ăn. Thảo mở đầu ngay, nói về tình hình chính trị rối ren nguy hiểm và cần thay đổi để cứu vãn vì ta đang đương đầu với bọn cộng sản mưu mô và xảo quyền với tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của chúng.
Một cuộc đảo chính đang được hình thành hầu xoay lại tình thế trước đe dọa gia tăng của cộng sản. Đại Tá Đỗ Mậu cũng như ông bên cạnh Trần Thiện Khiêm đã đồng ý và đã có nhiều đơn vị cùng các Tướng Lãnh sẵn sàng tham gia. Tôi ngồi nghe chăm chú, suy nghĩ cho bản thân đang bị trù dập bởi cánh Cần Lao. Bỗng Thảo nhìn thẳng mặt tôi hỏi, “Cung, toi phải nắm lấy Không Quân. Chỉ cần toi cho vài chiếc máy bay lên bay vè vè và đưa ra một số ít binh sỹ đứng các ngả đường huy trương thanh thế, không cần biết bắn cũng được. Đã có kế hoạch đối với Hải Quân, có thêm Không Quân thì hoàn toàn”.
Tôi nói ngay, theo tập quán trong quân chủng người chỉ huy cần phải là phi hành mà tôi chỉ là dân kỹ thuật bò sát nên không làm được. Tấn hỏi ngay, “anh có thể đề nghị một tên không”? Tấn nắm vững tình hình các sỹ quan nên đã cùng tôi duyệt đủ tên chỉ huy trong Không Quân. Nhìn đi nhìn lại, nào Võ Dinh, nào Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Xuân Lành rồi Nguyễn Huy Ánh, Võ Công Thống, thấy chẳng ai có thể thích hợp nên tôi nẩy ý kiến đề nghị Nguyễn Cao Kỳ đang bị thất sủng mất chức chỉ huy Liên Phi Đoàn Vận Tải và có lệnh đổi ra Nha Trang làm huấn luyện viên bay. Tấn nói hay lắm và anh có thể móc nối Kỳ được không?
Tôi nói ngay sẽ cố gắng tuy nhiên sự giao hảo giữa tôi với Kỳ không tốt đẹp lắm. Tôi kể lại hồi làm với Trần Văn Hổ tôi hay mò sang đơn vị của Kỳ mỗi buổi trưa, leo lên phi cơ và rút túi chiếc mouchoir trắng tinh ra tuốt các giây cable điều khiển đuôi và bánh lái. Khi tôi thấy hầu hết các cables có các sợi nhỏ bị tưa đứt vướng các sợi chỉ trắng nên tôi đề nghị ông Hổ cho ngưng bay tất cả các C-47 chờ thay cables mới. Trong buổi họp trên bộ Tư Lệnh, Kỳ nổi sùng chỉ mặt tôi nói, “kể từ nay tôi không muốn ông Đại Úy Cung leo lên phi cơ của tôi mà không có phép của tôi”. Trung Tá Hổ liền ôn tồn nói, “Ông Đại Úy Cung làm là thay mặt cho tôi”. Và Kỳ im bặt rồi từ đó chúng tôi rất lạnh nhạt với nhau. Cả Tấn và Thảo đều đồng thanh nói, “chuyện vặt mà, anh Cung cứ cố gắng”! Tôi thêm “Kỳ là một thứ Don Quichote, hùng hổ nhưng trí đoản và liều mạng. Và anh ta đang bất mãn lắm”!
Về đến nhà tôi mở tủ lấy ra một chai Johnny Walker Black Label trong số rượu quý mà học trò ngoại quốc biếu tôi và bỏ vào túi giấy. Sáng hôm sau tôi qua bàn giấy Kỳ thì thấy anh ta đang lúi húi dọn dẹp các ngăn kéo ý chừng để bàn giao cho chỉ huy trưởng mới. Tôi để túi đựng chai rượu lên bàn và nói, “Tôi có nhiều rượu quý học trò ngoại quốc biếu mà không biết uống; nay thấy anh sắp đổi nhiệm sở tôi đem sang làm quà để anh thưởng thức”. Kỳ rút chai rượu ra ngắm nghía, xiết chặt tay tôi và cám ơn.
Trưa tôi về nhà vừa sửa soạn ngồi vào bàn ăn thì xe Jeep Kỳ xịch tới. Anh ta chậm rãi bước lên thềm và ngồi vào sofa. Tôi chạy đến ngồi cạnh thì Kỳ nói, “Moa cám ơn toa cho moa chai rượu ngon. Nhưng moa thắc mắc mãi, phải đến hỏi toa có cái gì đằng sau vậy”?
Kể ra thì cũng tinh khôn thật. Tôi liền nói chuyện này rất nguy hiểm, anh phải giữ kín như bưng. Kỳ gật gù và tôi kể buổi họp với Tấn và Thảo trong căn nhà của Đỗ Mậu. “Nếu anh đồng ý thì họ sẽ liên lạc phối hợp thẳng với anh. Nhưng phải hết sức kín nếu không cả anh và tôi sẽ toi mạng”! Kỳ không nói đi nói lại, chỉ xiết tay tôi thật chặt và thêm vắn tắt, “OK”!
Tôi thông báo cho Tấn và Thảo thì họ mừng lắm và Thảo bảo tôi liên lạc thường xuyên với anh tại tư gia số 51 Đường Tự Đức, căn dặn nên cẩn thận, dùng Taxi trả tiền trước đề phòng con mắt của Mật Vụ. Một lần tôi đến nhà Thảo trong một biệt thự công có lính gác. Hôm ấy vào khoảng đầu tháng Mười 1962 tôi ngồi với Thảo ở chiếc bàn gỗ dưới dàn cây leo. Thảo cho tôi biết qua loa kế hoạch, khi nổ súng thì hai chúng tôi đều mỗi người ngồi trên một xe thiết giáp của Dương Hiếu Nghĩa tiến về dinh Gia Long. Vậy tôi phải liên lạc mật thiết với Thảo để biết ngày N, giờ G và địa điểm thiết giáp. Lúc đầu dự trù vào ngày 26 tháng Mười nhưng vì kế hoạch Bravo và Anti Bravo của ông Nhu nên phải hủy bỏ.
Một hai lần khác đến tôi mới biết là Thảo đã cho vợ con qua Mỹ trước và tôi được gặp một hai cấp chỉ huy quan trọng mà tôi không nhớ tên, ăn mặc thường phục. Lần cuối cùng tôi đến nhà Thảo là sáng ngày 29 tháng Mười. Tôi mới mua một chiếc xe Morris 1100 mới toanh, đậu bãi trước Sở Thú và trả tiền bao thuê taxi đến 51 Tự Đức. Khi Taxi vừa đậu trước cổng và tôi nhận chuông thì anh lính gác mở hé lỗ vuông cổng sắt rồi nói vắn tắt “có mật vụ”. Liếc mắt qua bên kia đường thì thấy hai nhân viên nhà đèn mặc áo liền quần xanh đang lúi húi ghi chép. Tôi nhẩy phắt lên taxi về Sở Thú. Khi đi ngang một nhà có bảng SỞ XÃ HỘI PHỦ TỔNG THỐNG thì thấy bóng một xe Jeep phóng ra. Tôi vội vã lái xe mình trực chỉ Tân Sơn Nhất, vượt qua cả đèn đỏ nhưng qua kính chiếu hậu không thấy xe đuổi theo. Về đến nhà tôi lo lắng nghĩ rằng chỉ nội đêm nay hay mai chúng sẽ đến tìm mình và không dám ra khỏi cổng Phi Long, vợ con chẳng biết mô tê gì hết!
Bởi vậy khi nổ súng tôi đã không có mặt trên xe thiết giáp chỉ định mà tôi ngồi ở bàn giấy thường lệ, hai chân gác lên mặt bàn thoải mái, với một cái radio nhỏ vặn vừa nghe. Mấy sỹ quan Không Quân có lẽ cho rằng tôi là người biết chuyện, luôn ghé lại hỏi thăm tình hình. Độ bốn giờ sáng thì Nguyễn Cao Kỳ ghé qua với bốn năm thủ túc súng ống đầy mình. Họ đều mặc quần áo bay xám, riêng Kỳ trưng một bộ màu cam của Hải Quân Mỹ. Kỳ nói với tôi bằng một giọng khẩn cấp, “Cung, toa ở đây lo Không Quân để moa đi bắt thằng Hiền rồi thằng Sang”. Huỳnh Hữu Hiền mới được bổ nhiệm thay Nguyễn Xuân Vinh đi Mỹ còn Phạm Ngọc Sang thì luôn luôn lái máy bay cho Tổng Thống. Cả hai đều là người Nam, tính tình hiền lành vô sự. Tôi tự nghĩ mình lo Không Quân thế quái nào được, chẳng có đàn em thân tín nào mà cũng chưa bao giờ đụng đến súng.
Hơn nữa tên Tham Mưu Trưởng Đỗ Khắc Mai, Cần Lao Gộc sờ sờ ra đấy mà Kỳ đã vô tâm không cô lập. Bởi vậy trong lúc nhốn nháo Mai điện thoại cho các Tướng phúc trình, “Thưa Không Quân yên tĩnh, em chu toàn mọi việc ở đây”. Do đó các Tướng làm lệnh cử Mai làm Tư Lệnh Không Quân và Kỳ bị hất cẳng. Ngay hôm sau có giấy Đỗ Mậu gửi sang thăng cấp Đại Tá cho tôi vì có công với cách mạng. Mai đưa tôi xem rồi xin để Không Quân đề nghị lên hầu giữ hệ thống chỉ huy. Ngay hôm sau có lệnh cho Mai đi Tùy Viên Quân Sự ở Bonn, Kỳ nắm lấy Tư Lệnh Không Quân và sự việc bị chôn vùi. Tôi chẳng để ý gì cái vặt ấy vì trong thâm tâm chỉ muốn xuất ngũ. Hơn nữa mình đâu có nghĩ là có công cán gì với cách mạng? Khi Tướng Đỗ Mậu được chỉ định chức Ủy Viên Văn Hóa cho gọi tôi và Thảo lên làm việc với ông ta, tôi cũng lờ như không biết.
Tình hình chính trị Sài Gòn trở nên lộn xộn khi các Tướng trong Hội Đồng Quân Lực chia chác quyền hành và thi nhau gắn lon gắn sao cho đồng bọn. Cái bát nháo này làm cho Mỹ điên đầu và Hà Nội thấy cơ hội ngàn năm một thuở đã đến. Trong thời kỳ này Nguyễn Khánh đã bứng Trần Thiện Khiêm đi làm Đại Sứ tại Washington đem theo tùy viên báo chí Phạm Ngọc Thảo. Nguyễn Khánh cho lệnh gọi Thảo về nhưng Khiêm đã lo giấy tờ cho Thảo đi Hồng Kông rồi bí mật quay về Sài Gòn qua ngã Nam Vang liên lạc với Lâm Văn Phát tổ chức đảo chính.
Nguyễn Khánh đã thoát nạn nhờ Nguyễn Cao Kỳ lái C-47 bốc đi Vũng Tầu trước khi Kỳ bay về Biên Hoà trong căn cứ không quân cấm trại nghiêm ngặt. Tại đây một phòng Hành Quân Đặc Biệt được thiết lập và trên không phận một phi tuần AD-6 bao vùng ầm ì trên không trung. Rồi Phạm Văn Liễu đi với Tướng cố vấn Không Quân Roland chở Lâm Văn Phát trên một chiếc C-123 của Mỹ đáp xuống Biên Hòa để điều đình. Anh hề Nguyễn Khánh bị Hội Đồng Quân Lực chỉnh lý cho làm Đại Sứ Lưu Động đi không biết ngày về mang theo một túi plastic đựng bụi đất Việt Nam.
Đêm hôm ấy căn cứ không quân Tân Sơn Nhất lại cấm trại trăm phần trăm. Tôi với Nguyễn Tấn Hồng mặc quân phục lái xe Jeep ra phố vắng tanh qua các chốt gác đến nhà Bùi Diễm trên đường Charner thì biết cả Diễm lẫn Đặng Văn Sung và Nguyễn Đình Tú đã ẩn trốn trên trần nhà. Lâm Văn Phát đi trốn bị Tòa Án Quân Sự xử tử hình khiếm diện và Phạm Ngọc Thảo bị tầm nã gắt. Tuy nhiên có một sự điều đình để Tòa bỏ vụ án Lâm Văn Phát.
Khi ấy tôi đang làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Trưởng Thanh Niên Nguyễn Cao Kỳ trong chính phủ Trần Văn Hương. Tổng Trưởng Kỳ chỉ đến Bộ đúng một lần bằng trực thăng đáp xuống sân cỏ nội bộ dưới sự vỗ tay thán phục của công chức nam nữ. Tổng Trưởng cũng không thèm đi họp hội đồng nội các và Đổng Lý thay thế để nhìn thấy Thủ Tướng lẩm cẩm trong khi Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh ngồi dũa móng tay lơ đãng.Môt buổi sáng vào khoảng 9 giờ, có một em bé độ mười lăm đến Bộ xin gặp tôi. Khi được đưa vào bàn giấy tôi, cô bé ấy đưa cho tôi một bức thư nhỏ viết tay nói là của ông Phạm Ngọc Thảo, “Nhờ Cung liên lạc với ông chủ giúp đỡ và em bé có thể cho biết số điện thoại và chỗ của tôi”. Tôi biết danh từ ông chủ ám chỉ Nguyễn Cao Kỳ. Tôi hỏi cô bé thì biết là Thảo hiện ẩn trốn trên trần tiệm bán đồ thể thao Émile Bodin ở đường Bonard. Tôi quay số điện thoại mà cô bé cho tôi thì Thảo trả lời bóng gió, “Tôi ở miệt vườn lên đây. Độ này thất bát quá, gạo khan hiếm nên nhà máy chỉ chạy cầm chừng. Tôi bị đau mắt chói lắm, đầu tóc lo nghĩ bạc phơ nên trông kỳ lắm. Ông có rảnh thì chở tôi lên ông chủ xin giúp đỡ cho qua lúc nầy. Nếu được thì xin ông đón tôi lúc 1 giờ hôm nay ở Givral”!
Tôi hiểu ra là Thảo ngụy trang đeo kính đen đàu đội mũ tùm hụp. Tuy nhiên vừa lúc ấy có tin chính phủ dân sự Phan Huy Quát đã thành hình mà ông Quát là chỗ đàn anh thân tình và đứng đắn nên tôi đắn đo suy nghĩ mình có nên tiếp tay phá thối nữa không? Bởi vậy tôi đã không đến điểm hẹn Givral. Về sau có tin là Thảo đã mò về khu vực họ đạo Hố Nai rồi bị an ninh mai phục bắn vỡ hàm tưởng chết bỏ nằm trên bờ suối. Thảo tỉnh lại viết lên cát “xin gọi Phan Xi Cô cứu” và được một linh mục đem về chăm nom. Rồi an ninh đến chở bằng trực thăng về cơ quan, tra tấn tàn nhẫn. Nghe nói Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng Xùi, một Biệt Động Quân được Nguyễn Ngọc Loan xin biệt phái qua Cảnh Sát, không ưa cái mắt lác của Thảo mà tra khảo đến chết.
Tôi vừa được Yung Krall tức Đặng Mỹ Dung cho biết là khi cô ta lên Sài Gòn có đến thăm ông Thảo tại nhà gần Sở Thú. Rồi khi bà Thảo và các con đi Mỹ thì cô Kim chị của Dung cũng được đi Mỹ và đã lần hồi tới gặp bà Thảo xin một chỗ dạy tiếng Việt tại Fort Bliss ở El Paso Texas. Lúc ấy ông Thảo đã bị giết rồi. Năm 1997 Yung Krall có đến thăm bà Thảo cùng gia đình ở Escondido và bà còn giữ mối hận thù nói rằng, “Thằng giết chồng tôi, tôi và con cái sẽ tìm để giết nó”! Mỹ Dung cố khuyên giải, “Nên để cho các em sống bình an; bác trai làm chính trị mà chính trị thì tàn ác mưu mô nhiều lắm”, nhưng bác gái một mực vẫn căm thù không đội trời chung.
Theo tôi suy nghĩ thì câu chuyện xẩy ra đã lâu quá rồi. Đống tro tàn nguội lạnh từ lâu có lẽ cũng lần hồi cuốn theo chiều gió. Vả lại bà Thảo nay cũng lớn tuổi mà lại vừa trải qua một trường hợp giải phẫu thập tử nhất sinh. Thôi thì ân chưa trả, oán chưa báo cũng nên phú cho số mệnh!
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy hối hận. Nếu tôi đến đón Thảo tại Givral chở gặp Nguyễn Cao Kỳ thì chắc là Thảo chưa chết thảm. Tuy nhiên con người ta thay đổi vì hoàn cảnh, Kỳ đang say sưa trong vị trí mới chắc đâu sẽ làm gì cho Thảo. Mà tôi lại bị mắc kẹt vào một hoàn cảnh khó khăn không lường đuợc, trong thời kỳ Sài Gòn bát nháo với các Tướng Tá kèn cựa, tiêm nhiễm ích kỷ và tham vọng. Thì hãy đổ cho số phận vậy!
Tôi vẫn không cho Thảo là cộng sản nằm vùng mặc dầu sau khi chiếm được Sài Gòn, những người thắng trận đã dàn dựng tuyên dương anh là anh hùng nhân dân như đã từng dàn cảnh mọi việc có lợi cho bài bản tuyên truyền của họ, theo đúng sách vở của Marx, “la fin justifie le moyen và mentez mentez toujours et les gens finiront par le croire”. Tuy nhiên có lẽ ý kiến của tôi là do những cảm nhận chủ quan riêng mà tôi dành cho anh trong những lần tiếp xúc lúc còn trẻ. Và theo lời kể lại của Nguyễn Trung Trinh hiện ở Paris thì vào cuối năm 1946 Trinh gặp Thảo ở Thị Nghè lúc anh đang chỉ huy một tiểu đội phục kích Pháp. Thảo dụ Trinh nhập bọn đánh Tây nhưng khi thấy bạn do dự thì anh nói ngay, “Moa biết toa có nhiều quen biết phía bên kia; vậy toa cứ đi công chuyện của toa và chúng mình vẫn là anh em bạn thân nhé”! Thật là trung hậu và quảng đại!
Hơn nữa nếu anh là một điệp viên nhị trùng quý báu của Hà Nội thì tại sao họ không cứu anh ra bưng để khai thác thêm tin tức. Ngay khi anh về trú ẩn tại Hố Nai thì con đường về mật khu thật là gần xịt, tại sao anh không dọt lẹ để bị bắn và bắt giết. Một yếu tố nữa là anh đã cho vợ và sáu con nhỏ qua Hoa Kỳ trước? Bảo vệ gia đình mình tại một nơi chốn tự do xa lánh hẳn môi trường xã hội chủ nghĩa mà anh đã cho là không thích hợp? Hoặc giả vì anh đã bỏ bên kia hồi chánh nên không dám trở về bưng để bị các đồng chí cũ xử giảo thảm khốc? Hơn nữa ngay cả Bác Sỹ Trần Kim Tuyến sau này cũng nói ông không tin là Thảo trá hàng. Tất cả chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ không có một dữ kiện xác thực chứng minh. Nhưng trong cõi đời này có cái gì là hoàn toàn thực chất đâu, Đức Phật đã chẳng giảng là “sắc sắc không không” hay sao?
Prunedale, 15 December 2006
Trần Đỗ Cung
Được ba ngày sau Censeur Giamachi dẫn vào lớp một học sinh mới trông hơi khác lạ, có cái tên Tây Albert Phạm Ngọc Thuần, nước da mai mái đậm đà và có cái mắt trái lác xệch. Anh là người độc nhất Nam Kỳ, mặc quần short đến đầu gối để lộ cặp giò khẳng khiu. Anh được xếp ngồi cạnh tôi, ăn nói nhỏ nhẹ vói một giọng miền Nam trầm bổng và hay chêm tiếng Tây vào câu chuyện.
Trong nội trú anh cũng nằm giường cạnh tôi, luôn luôn tĩnh lặng củ mỉ cù mì giữa một đám ồn ào nhất quỷ nhì ma. Những ngày cuối tuần anh thường rủ tôi đi thăm Hồ Tĩnh Tâm ngồi trầm ngâm ngắm sen thơm ngát và nói toàn chuyện cách mạng Pháp. Anh ta rất ghét cái dữ tợn của Robespierre và Marat và yêu tư tưởng xã hội Rousseau và Voltaire. Anh cũng bàn về cái quá khích và vô nhân bản của Marx-Lenin với chủ trương bạo lực quá độ và duy trì chính quyền bằng bạo lực.
Cuối năm học không thấy Albert trở lại, nghe nói đã được gia đình gửi qua Pháp du học. Mãi đến tháng Mười 1945 tôi mới tình cờ gặp lại anh mà lại ở Hà Nội? Hôm ấy khoảng 10 giờ tối, đã có sương mù giầy đặc và khí hậu bắt đầu xe lạnh, tôi đang đứng trước thềm nhà A thì Albert hiện ra như trong phim trinh thám.
Tôi không nhận ra vì anh mặc bộ bà-ba đen, cổ quấn chiếc khăn rằn ri mầu hồng thẫm của dân miệt vườn Nam Kỳ. Đầu anh đội chiếc mũ vải mềm mầu nâu mà vành uốn lượn lên cụp xuống, chân anh đi đôi dép quai chéo, đế bằng vỏ lốp xe hơi. Anh hấp tấp bắt tay tôi và nói thẳng một lèo, “Moi mới ra vội vã lắm để dự khoá họp Quốc Hội đầu tiên trong phái đoàn Nam Bộ; đêm nay người ta xếp cho cả bọn ở đây và mai phải đi rất sớm”!
Là một thanh niên chỉ biết yêu nước và ghét ngoại bang đô hộ, tôi chả có chú ý gì đến chính trị và những khúc mắc về cơ cấu chính quyền nên tôi đã không níu kéo anh vài phút để ít nhất biết phái đoàn có những ai và làm công việc gì? Như vậy cuộc gặp gỡ sau sáu năm chỉ có không đầy năm phút mà thôi.Rồi thời gian qua với trận Điện Biên Phủ đánh dấu sự chia cắt đất nước Bắc Nam. Tôi vào làm việc tại Sài Gòn rồi nhập ngũ qua học ở trường Không Quân Pháp Salon de Provence. Khi trở về thì miền Nam đã có chính thể Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong khi trái lại Bắc Kỳ đã thành Cộng Hòa Nhân Dân Mác Xít.
Vào khoảng 1955 nghe nói đến một cán bộ hồi chánh tên là Phạm Ngọc Thảo về làm việc tại Viện Hối Đoái. Về sau y được Bộ Nội Vụ cho đeo lon Đại Úy và giao làm với Bảo An Tỉnh Đoàn Vĩnh Long. Rồi được bổ Tỉnh Trưởng Bến Tre. Bến Tre mà tên cũ là Thủ Đầu Một là một tỉnh trù phú và Việt Minh dùng làm nơi dưỡng quân. Tỉnh Trưởng mới hết sức năng động, hay đứng giữa công chúng diễn giảng và lập lại hoàn toàn an ninh địa phương. Một thời gian sau tỉnh trưởng được thay thế vì đã hoàn tất nhiệm vụ.
Năm 1960 sau vụ đảo chính nhẩy dù với Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng đã lắng thì một hôm tôi đang ngồi ngáp ruồi ở Bộ Tư Lệnh Không Quân bỗng nhiên điện thoại reo.
Uể oải nhấc máy lên thì đầu giây bên kia một giọng Nam chay nói,
“Tôi là Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, tôi muốn gặp Đại Úy Trần Đỗ Cung”.
Tôi vội trả lời, “Vâng thưa tôi đây nhưng Trung Tá cần gì và Trung Tá là ai”?
Thì được trả lời ngay,
“Albert Phạm Ngọc Thuần bạn học anh ở Lycée Khải Định đây, còn nhớ không”?
“Nhớ chứ, nhưng anh đổi tên từ hồi nào và tôi nghe nói anh làm Tỉnh Trưởng Bến Tre kia mà”?
Thảo nói, “Xong việc rồi, giờ moi ngồi tại văn phòng cố vấn chánh trị trên đường Hồng Thập Tự, xế cửa Cercle Sportif. Có rảnh thì ghé lại chơi, chúng mình sẽ nói nhiều kỷ niệm thời 1-S năm xưa Cung nhé”!Một hôm nhân đi tập với Maitre Vatin tôi ghé lại. Cũng hơi khớp vì nghĩ là mình sẽ vào hang hùm đây. Tôi dựa chiếc Velo Solex vào giá và một lính gác mặt lạnh như tiền bước đến. Sau khi xem giấy tờ hắn khám người tôi cẩn thận và hướng dẫn tôi đến bàn giấy Trung Tá Thảo.
Tôi thấy anh không khác xưa mấy, cũng nước da mai mái, cũng cái mắt lác xệch, cũng dáng người mảnh khảnh, có chăng là bây giờ anh không mặc quần short nữa mà đóng bộ quân phục gọn gàng với hai đôi hoa mai bạc. Thảo bắt tay chặt chẽ và mời tôi ngồi, sai lính đem cho tôi một ly soda. Chúng tôi chuyện trò cả nửa giờ, hết các thầy rồi qua các chị, cảm động với bao nhiêu kỷ niệm hồi tuổi trẻ trong trắng hồn nhiên. Tôi đứng dậy đi qua Cercle Sportif cho kịp lớp thể dục tập thể. Thảo tiễn tôi ra đến cửa và nói bâng quơ, “không biết còn bao nhiêu bạn cũ ở Sài Gòn, nếu gặp nhau một bữa thì chắc vui lắm nhỉ”! Tôi chỉ gật gù qua loa đồng ý.
Trong lúc tập thể dục và nhất là khi đi tắm tôi nghĩ đi nghĩ lại lời nói bâng quơ của bạn và chợt nghĩ đến bạn Phạm Qụy, một Luật Sư nổi tiếng, có tư gia sang trọng ở số 132 Dường Công Lý. Có thể nếu anh ta nhận lời đứng tổ chức một bữa ăn tối thì hay quá. Sáng hôm sau tôi điện thoại cho Qụy và Qụy hết sức hoan nghênh ý kiến. Được vài hôm anh ấy liên lạc được vài bạn cũ và mời đến dùng cơm tối. Tối hôm ấy có độ mười người như Hải Quân Trung Tá Võ Sum, chị Ngọc Trâm tức ca sỹ Minh Trang, Phó Tổng Giám Đốc Điện Lực Tôn Thất Uẩn, Phó Tổng Giám Đốc Quan Thuế Đoàn Hòa, Trần Ngọc Nhụy em Tổng Giám Đốc Nông Tín Cuộc Trần Ngọc Liên, Hồ Tường, Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, tôi Đại Úy Không Quân và anh chị Phạm Quỵ.
Bữa cơm đặc Huế ngon miệng do bàn tay khéo léo của bà chủ nhà kéo dài mấy tiếng đồng hồ, ai nấy tranh nhau kể lại các chuyện vui thời học trò vô tư và vô sự. Nào là nét cá biệt của mỗi thầy, những đặc tính của một vài bạn. Trên lầu nội trú, Trần Kế Tạo anh ruột chị Qụy lẻn vào phòng thầy Quốc đổ đầy nước ướt sũng rương quần áo của giám thị. Sự ẩu đả giữa Tôn Thất Uẩn và Hoàng Tuệ lăn cù xéo nát mấy luống rau cải vì “hai con gà cồ” tức nhau tiếng gáy Ngọc Trâm. Đến đây thì chị Trâm trố mắt nói tôi không biết chuyện ấy và Tôn Thất Uẩn đỏ mặt bảo đâu có. Chuyển qua chuyện chị Trâm lấy thầy Quả và được đích người đẹp nói là tuổi trẻ quá bồng bột mà Thầy Quả thật có duyên. Những tiếng cười vang với những tràng vỗ tay bôm bốp kéo dài cho đến mười một giờ đêm thì chia tay, tiếc một đêm họp mặt mau tàn.
Sau khi hai phi công Quốc và Cử dội bom dinh Độc Lập, vị Tư Lệnh đương nhiệm dẫn toàn thể sỹ quan tham mưu lên trình diện Tổng Thống tại Dinh Gia Long để nghe ông Ngô Đình Diệm đơn ca hiểu thị với giọng Huế đặc xệt mà không nhìn thẳng vào mặt cử tọa đứng cứng ngắc. Về đến Tân Sơn Nhất thì Tư Lệnh “mặt đỏ xần mũ đội lệch” cho gọi tôi vào hất hàm nói, “Đại Tá Đỗ Mậu gọi, anh đi trình diện lập tức”! Lên an ninh quân đội có nghĩa là nhìn thấy cơ nguy tra khảo đánh đập nên tôi hết sức rét.
Nhưng không ngờ tôi lại được vị Đại Tá “mặt sắt đen xì” tiếp một cách rất thân tình và thông báo sẽ ký giấy thuận cho lên Thiếu Tá. Trở về bàn giấy ngáp ruồi vặt để được Tư Lệnh dằn mặt, “Anh tưởng anh được ông Đỗ Mậu che chở mà xong hả?” thì điện thoại lại reo vang. Đầu giây bên kia Phạm Ngọc Thảo nói “moi đang theo học Anh Ngữ bên này để sửa soạn đi học tham mưu Fort Leavenworth; Cung có rảnh thì sang đây ăn cơm trưa và mình sẽ ghé qua đón”?
Đúng 12 giờ trưa Thảo lái xe Jeep qua và tôi theo anh ta qua Tổng Tham Mưu, định tâm sẽ cùng anh ghé ăn trưa tại Câu Lạc Bộ Sỹ Quan. Nhưng Thảo quẹo trái ngay khi qua cổng, đậu xe trước dãy nhà hai tầng của các Tướng. Tôi đi theo anh lên lầu, quẹo phải đến căn áp chót của Đại Tá Đỗ Mậu, kế cận căn của Trần Thiện Khiêm và anh thản nhiên mở cửa cho tôi cùng vào.
Tôi gặp một Trung Tá lục quân lạ mặt thì được Thảo giới thiệu là Trung Tá Phạm Đăng Tấn, phụ tá của Đại Tá Đỗ Mậu. Trung Tá Tấn mở tủ lạnh đem ra bàn ăn các đồ nguội jambon-saucisse, bánh mì và xếp đặt bàn cho ba người cùng ngồi ăn. Thảo mở đầu ngay, nói về tình hình chính trị rối ren nguy hiểm và cần thay đổi để cứu vãn vì ta đang đương đầu với bọn cộng sản mưu mô và xảo quyền với tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của chúng.
Một cuộc đảo chính đang được hình thành hầu xoay lại tình thế trước đe dọa gia tăng của cộng sản. Đại Tá Đỗ Mậu cũng như ông bên cạnh Trần Thiện Khiêm đã đồng ý và đã có nhiều đơn vị cùng các Tướng Lãnh sẵn sàng tham gia. Tôi ngồi nghe chăm chú, suy nghĩ cho bản thân đang bị trù dập bởi cánh Cần Lao. Bỗng Thảo nhìn thẳng mặt tôi hỏi, “Cung, toi phải nắm lấy Không Quân. Chỉ cần toi cho vài chiếc máy bay lên bay vè vè và đưa ra một số ít binh sỹ đứng các ngả đường huy trương thanh thế, không cần biết bắn cũng được. Đã có kế hoạch đối với Hải Quân, có thêm Không Quân thì hoàn toàn”.
Tôi nói ngay, theo tập quán trong quân chủng người chỉ huy cần phải là phi hành mà tôi chỉ là dân kỹ thuật bò sát nên không làm được. Tấn hỏi ngay, “anh có thể đề nghị một tên không”? Tấn nắm vững tình hình các sỹ quan nên đã cùng tôi duyệt đủ tên chỉ huy trong Không Quân. Nhìn đi nhìn lại, nào Võ Dinh, nào Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Xuân Lành rồi Nguyễn Huy Ánh, Võ Công Thống, thấy chẳng ai có thể thích hợp nên tôi nẩy ý kiến đề nghị Nguyễn Cao Kỳ đang bị thất sủng mất chức chỉ huy Liên Phi Đoàn Vận Tải và có lệnh đổi ra Nha Trang làm huấn luyện viên bay. Tấn nói hay lắm và anh có thể móc nối Kỳ được không?
Tôi nói ngay sẽ cố gắng tuy nhiên sự giao hảo giữa tôi với Kỳ không tốt đẹp lắm. Tôi kể lại hồi làm với Trần Văn Hổ tôi hay mò sang đơn vị của Kỳ mỗi buổi trưa, leo lên phi cơ và rút túi chiếc mouchoir trắng tinh ra tuốt các giây cable điều khiển đuôi và bánh lái. Khi tôi thấy hầu hết các cables có các sợi nhỏ bị tưa đứt vướng các sợi chỉ trắng nên tôi đề nghị ông Hổ cho ngưng bay tất cả các C-47 chờ thay cables mới. Trong buổi họp trên bộ Tư Lệnh, Kỳ nổi sùng chỉ mặt tôi nói, “kể từ nay tôi không muốn ông Đại Úy Cung leo lên phi cơ của tôi mà không có phép của tôi”. Trung Tá Hổ liền ôn tồn nói, “Ông Đại Úy Cung làm là thay mặt cho tôi”. Và Kỳ im bặt rồi từ đó chúng tôi rất lạnh nhạt với nhau. Cả Tấn và Thảo đều đồng thanh nói, “chuyện vặt mà, anh Cung cứ cố gắng”! Tôi thêm “Kỳ là một thứ Don Quichote, hùng hổ nhưng trí đoản và liều mạng. Và anh ta đang bất mãn lắm”!
Về đến nhà tôi mở tủ lấy ra một chai Johnny Walker Black Label trong số rượu quý mà học trò ngoại quốc biếu tôi và bỏ vào túi giấy. Sáng hôm sau tôi qua bàn giấy Kỳ thì thấy anh ta đang lúi húi dọn dẹp các ngăn kéo ý chừng để bàn giao cho chỉ huy trưởng mới. Tôi để túi đựng chai rượu lên bàn và nói, “Tôi có nhiều rượu quý học trò ngoại quốc biếu mà không biết uống; nay thấy anh sắp đổi nhiệm sở tôi đem sang làm quà để anh thưởng thức”. Kỳ rút chai rượu ra ngắm nghía, xiết chặt tay tôi và cám ơn.
Trưa tôi về nhà vừa sửa soạn ngồi vào bàn ăn thì xe Jeep Kỳ xịch tới. Anh ta chậm rãi bước lên thềm và ngồi vào sofa. Tôi chạy đến ngồi cạnh thì Kỳ nói, “Moa cám ơn toa cho moa chai rượu ngon. Nhưng moa thắc mắc mãi, phải đến hỏi toa có cái gì đằng sau vậy”?
Kể ra thì cũng tinh khôn thật. Tôi liền nói chuyện này rất nguy hiểm, anh phải giữ kín như bưng. Kỳ gật gù và tôi kể buổi họp với Tấn và Thảo trong căn nhà của Đỗ Mậu. “Nếu anh đồng ý thì họ sẽ liên lạc phối hợp thẳng với anh. Nhưng phải hết sức kín nếu không cả anh và tôi sẽ toi mạng”! Kỳ không nói đi nói lại, chỉ xiết tay tôi thật chặt và thêm vắn tắt, “OK”!
Tôi thông báo cho Tấn và Thảo thì họ mừng lắm và Thảo bảo tôi liên lạc thường xuyên với anh tại tư gia số 51 Đường Tự Đức, căn dặn nên cẩn thận, dùng Taxi trả tiền trước đề phòng con mắt của Mật Vụ. Một lần tôi đến nhà Thảo trong một biệt thự công có lính gác. Hôm ấy vào khoảng đầu tháng Mười 1962 tôi ngồi với Thảo ở chiếc bàn gỗ dưới dàn cây leo. Thảo cho tôi biết qua loa kế hoạch, khi nổ súng thì hai chúng tôi đều mỗi người ngồi trên một xe thiết giáp của Dương Hiếu Nghĩa tiến về dinh Gia Long. Vậy tôi phải liên lạc mật thiết với Thảo để biết ngày N, giờ G và địa điểm thiết giáp. Lúc đầu dự trù vào ngày 26 tháng Mười nhưng vì kế hoạch Bravo và Anti Bravo của ông Nhu nên phải hủy bỏ.
Một hai lần khác đến tôi mới biết là Thảo đã cho vợ con qua Mỹ trước và tôi được gặp một hai cấp chỉ huy quan trọng mà tôi không nhớ tên, ăn mặc thường phục. Lần cuối cùng tôi đến nhà Thảo là sáng ngày 29 tháng Mười. Tôi mới mua một chiếc xe Morris 1100 mới toanh, đậu bãi trước Sở Thú và trả tiền bao thuê taxi đến 51 Tự Đức. Khi Taxi vừa đậu trước cổng và tôi nhận chuông thì anh lính gác mở hé lỗ vuông cổng sắt rồi nói vắn tắt “có mật vụ”. Liếc mắt qua bên kia đường thì thấy hai nhân viên nhà đèn mặc áo liền quần xanh đang lúi húi ghi chép. Tôi nhẩy phắt lên taxi về Sở Thú. Khi đi ngang một nhà có bảng SỞ XÃ HỘI PHỦ TỔNG THỐNG thì thấy bóng một xe Jeep phóng ra. Tôi vội vã lái xe mình trực chỉ Tân Sơn Nhất, vượt qua cả đèn đỏ nhưng qua kính chiếu hậu không thấy xe đuổi theo. Về đến nhà tôi lo lắng nghĩ rằng chỉ nội đêm nay hay mai chúng sẽ đến tìm mình và không dám ra khỏi cổng Phi Long, vợ con chẳng biết mô tê gì hết!
Bởi vậy khi nổ súng tôi đã không có mặt trên xe thiết giáp chỉ định mà tôi ngồi ở bàn giấy thường lệ, hai chân gác lên mặt bàn thoải mái, với một cái radio nhỏ vặn vừa nghe. Mấy sỹ quan Không Quân có lẽ cho rằng tôi là người biết chuyện, luôn ghé lại hỏi thăm tình hình. Độ bốn giờ sáng thì Nguyễn Cao Kỳ ghé qua với bốn năm thủ túc súng ống đầy mình. Họ đều mặc quần áo bay xám, riêng Kỳ trưng một bộ màu cam của Hải Quân Mỹ. Kỳ nói với tôi bằng một giọng khẩn cấp, “Cung, toa ở đây lo Không Quân để moa đi bắt thằng Hiền rồi thằng Sang”. Huỳnh Hữu Hiền mới được bổ nhiệm thay Nguyễn Xuân Vinh đi Mỹ còn Phạm Ngọc Sang thì luôn luôn lái máy bay cho Tổng Thống. Cả hai đều là người Nam, tính tình hiền lành vô sự. Tôi tự nghĩ mình lo Không Quân thế quái nào được, chẳng có đàn em thân tín nào mà cũng chưa bao giờ đụng đến súng.
Hơn nữa tên Tham Mưu Trưởng Đỗ Khắc Mai, Cần Lao Gộc sờ sờ ra đấy mà Kỳ đã vô tâm không cô lập. Bởi vậy trong lúc nhốn nháo Mai điện thoại cho các Tướng phúc trình, “Thưa Không Quân yên tĩnh, em chu toàn mọi việc ở đây”. Do đó các Tướng làm lệnh cử Mai làm Tư Lệnh Không Quân và Kỳ bị hất cẳng. Ngay hôm sau có giấy Đỗ Mậu gửi sang thăng cấp Đại Tá cho tôi vì có công với cách mạng. Mai đưa tôi xem rồi xin để Không Quân đề nghị lên hầu giữ hệ thống chỉ huy. Ngay hôm sau có lệnh cho Mai đi Tùy Viên Quân Sự ở Bonn, Kỳ nắm lấy Tư Lệnh Không Quân và sự việc bị chôn vùi. Tôi chẳng để ý gì cái vặt ấy vì trong thâm tâm chỉ muốn xuất ngũ. Hơn nữa mình đâu có nghĩ là có công cán gì với cách mạng? Khi Tướng Đỗ Mậu được chỉ định chức Ủy Viên Văn Hóa cho gọi tôi và Thảo lên làm việc với ông ta, tôi cũng lờ như không biết.
Tình hình chính trị Sài Gòn trở nên lộn xộn khi các Tướng trong Hội Đồng Quân Lực chia chác quyền hành và thi nhau gắn lon gắn sao cho đồng bọn. Cái bát nháo này làm cho Mỹ điên đầu và Hà Nội thấy cơ hội ngàn năm một thuở đã đến. Trong thời kỳ này Nguyễn Khánh đã bứng Trần Thiện Khiêm đi làm Đại Sứ tại Washington đem theo tùy viên báo chí Phạm Ngọc Thảo. Nguyễn Khánh cho lệnh gọi Thảo về nhưng Khiêm đã lo giấy tờ cho Thảo đi Hồng Kông rồi bí mật quay về Sài Gòn qua ngã Nam Vang liên lạc với Lâm Văn Phát tổ chức đảo chính.
Nguyễn Khánh đã thoát nạn nhờ Nguyễn Cao Kỳ lái C-47 bốc đi Vũng Tầu trước khi Kỳ bay về Biên Hoà trong căn cứ không quân cấm trại nghiêm ngặt. Tại đây một phòng Hành Quân Đặc Biệt được thiết lập và trên không phận một phi tuần AD-6 bao vùng ầm ì trên không trung. Rồi Phạm Văn Liễu đi với Tướng cố vấn Không Quân Roland chở Lâm Văn Phát trên một chiếc C-123 của Mỹ đáp xuống Biên Hòa để điều đình. Anh hề Nguyễn Khánh bị Hội Đồng Quân Lực chỉnh lý cho làm Đại Sứ Lưu Động đi không biết ngày về mang theo một túi plastic đựng bụi đất Việt Nam.
Đêm hôm ấy căn cứ không quân Tân Sơn Nhất lại cấm trại trăm phần trăm. Tôi với Nguyễn Tấn Hồng mặc quân phục lái xe Jeep ra phố vắng tanh qua các chốt gác đến nhà Bùi Diễm trên đường Charner thì biết cả Diễm lẫn Đặng Văn Sung và Nguyễn Đình Tú đã ẩn trốn trên trần nhà. Lâm Văn Phát đi trốn bị Tòa Án Quân Sự xử tử hình khiếm diện và Phạm Ngọc Thảo bị tầm nã gắt. Tuy nhiên có một sự điều đình để Tòa bỏ vụ án Lâm Văn Phát.
Khi ấy tôi đang làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Trưởng Thanh Niên Nguyễn Cao Kỳ trong chính phủ Trần Văn Hương. Tổng Trưởng Kỳ chỉ đến Bộ đúng một lần bằng trực thăng đáp xuống sân cỏ nội bộ dưới sự vỗ tay thán phục của công chức nam nữ. Tổng Trưởng cũng không thèm đi họp hội đồng nội các và Đổng Lý thay thế để nhìn thấy Thủ Tướng lẩm cẩm trong khi Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh ngồi dũa móng tay lơ đãng.Môt buổi sáng vào khoảng 9 giờ, có một em bé độ mười lăm đến Bộ xin gặp tôi. Khi được đưa vào bàn giấy tôi, cô bé ấy đưa cho tôi một bức thư nhỏ viết tay nói là của ông Phạm Ngọc Thảo, “Nhờ Cung liên lạc với ông chủ giúp đỡ và em bé có thể cho biết số điện thoại và chỗ của tôi”. Tôi biết danh từ ông chủ ám chỉ Nguyễn Cao Kỳ. Tôi hỏi cô bé thì biết là Thảo hiện ẩn trốn trên trần tiệm bán đồ thể thao Émile Bodin ở đường Bonard. Tôi quay số điện thoại mà cô bé cho tôi thì Thảo trả lời bóng gió, “Tôi ở miệt vườn lên đây. Độ này thất bát quá, gạo khan hiếm nên nhà máy chỉ chạy cầm chừng. Tôi bị đau mắt chói lắm, đầu tóc lo nghĩ bạc phơ nên trông kỳ lắm. Ông có rảnh thì chở tôi lên ông chủ xin giúp đỡ cho qua lúc nầy. Nếu được thì xin ông đón tôi lúc 1 giờ hôm nay ở Givral”!
Tôi hiểu ra là Thảo ngụy trang đeo kính đen đàu đội mũ tùm hụp. Tuy nhiên vừa lúc ấy có tin chính phủ dân sự Phan Huy Quát đã thành hình mà ông Quát là chỗ đàn anh thân tình và đứng đắn nên tôi đắn đo suy nghĩ mình có nên tiếp tay phá thối nữa không? Bởi vậy tôi đã không đến điểm hẹn Givral. Về sau có tin là Thảo đã mò về khu vực họ đạo Hố Nai rồi bị an ninh mai phục bắn vỡ hàm tưởng chết bỏ nằm trên bờ suối. Thảo tỉnh lại viết lên cát “xin gọi Phan Xi Cô cứu” và được một linh mục đem về chăm nom. Rồi an ninh đến chở bằng trực thăng về cơ quan, tra tấn tàn nhẫn. Nghe nói Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng Xùi, một Biệt Động Quân được Nguyễn Ngọc Loan xin biệt phái qua Cảnh Sát, không ưa cái mắt lác của Thảo mà tra khảo đến chết.
Tôi vừa được Yung Krall tức Đặng Mỹ Dung cho biết là khi cô ta lên Sài Gòn có đến thăm ông Thảo tại nhà gần Sở Thú. Rồi khi bà Thảo và các con đi Mỹ thì cô Kim chị của Dung cũng được đi Mỹ và đã lần hồi tới gặp bà Thảo xin một chỗ dạy tiếng Việt tại Fort Bliss ở El Paso Texas. Lúc ấy ông Thảo đã bị giết rồi. Năm 1997 Yung Krall có đến thăm bà Thảo cùng gia đình ở Escondido và bà còn giữ mối hận thù nói rằng, “Thằng giết chồng tôi, tôi và con cái sẽ tìm để giết nó”! Mỹ Dung cố khuyên giải, “Nên để cho các em sống bình an; bác trai làm chính trị mà chính trị thì tàn ác mưu mô nhiều lắm”, nhưng bác gái một mực vẫn căm thù không đội trời chung.
Theo tôi suy nghĩ thì câu chuyện xẩy ra đã lâu quá rồi. Đống tro tàn nguội lạnh từ lâu có lẽ cũng lần hồi cuốn theo chiều gió. Vả lại bà Thảo nay cũng lớn tuổi mà lại vừa trải qua một trường hợp giải phẫu thập tử nhất sinh. Thôi thì ân chưa trả, oán chưa báo cũng nên phú cho số mệnh!
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy hối hận. Nếu tôi đến đón Thảo tại Givral chở gặp Nguyễn Cao Kỳ thì chắc là Thảo chưa chết thảm. Tuy nhiên con người ta thay đổi vì hoàn cảnh, Kỳ đang say sưa trong vị trí mới chắc đâu sẽ làm gì cho Thảo. Mà tôi lại bị mắc kẹt vào một hoàn cảnh khó khăn không lường đuợc, trong thời kỳ Sài Gòn bát nháo với các Tướng Tá kèn cựa, tiêm nhiễm ích kỷ và tham vọng. Thì hãy đổ cho số phận vậy!
Tôi vẫn không cho Thảo là cộng sản nằm vùng mặc dầu sau khi chiếm được Sài Gòn, những người thắng trận đã dàn dựng tuyên dương anh là anh hùng nhân dân như đã từng dàn cảnh mọi việc có lợi cho bài bản tuyên truyền của họ, theo đúng sách vở của Marx, “la fin justifie le moyen và mentez mentez toujours et les gens finiront par le croire”. Tuy nhiên có lẽ ý kiến của tôi là do những cảm nhận chủ quan riêng mà tôi dành cho anh trong những lần tiếp xúc lúc còn trẻ. Và theo lời kể lại của Nguyễn Trung Trinh hiện ở Paris thì vào cuối năm 1946 Trinh gặp Thảo ở Thị Nghè lúc anh đang chỉ huy một tiểu đội phục kích Pháp. Thảo dụ Trinh nhập bọn đánh Tây nhưng khi thấy bạn do dự thì anh nói ngay, “Moa biết toa có nhiều quen biết phía bên kia; vậy toa cứ đi công chuyện của toa và chúng mình vẫn là anh em bạn thân nhé”! Thật là trung hậu và quảng đại!
Hơn nữa nếu anh là một điệp viên nhị trùng quý báu của Hà Nội thì tại sao họ không cứu anh ra bưng để khai thác thêm tin tức. Ngay khi anh về trú ẩn tại Hố Nai thì con đường về mật khu thật là gần xịt, tại sao anh không dọt lẹ để bị bắn và bắt giết. Một yếu tố nữa là anh đã cho vợ và sáu con nhỏ qua Hoa Kỳ trước? Bảo vệ gia đình mình tại một nơi chốn tự do xa lánh hẳn môi trường xã hội chủ nghĩa mà anh đã cho là không thích hợp? Hoặc giả vì anh đã bỏ bên kia hồi chánh nên không dám trở về bưng để bị các đồng chí cũ xử giảo thảm khốc? Hơn nữa ngay cả Bác Sỹ Trần Kim Tuyến sau này cũng nói ông không tin là Thảo trá hàng. Tất cả chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ không có một dữ kiện xác thực chứng minh. Nhưng trong cõi đời này có cái gì là hoàn toàn thực chất đâu, Đức Phật đã chẳng giảng là “sắc sắc không không” hay sao?
Prunedale, 15 December 2006
Trần Đỗ Cung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét