Kinh tế 2012: Những cái nhìn bi quan
(VEF.VN) - Lo lắng với tình hình vĩ mô hiện tại cùng cái nhìn kém lạc quan với triển vọng nền kinh tế trong tương lai gần, các nhà đầu tư cho rằng, Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn, thậm chí không hấp dẫn để đầu tư.
Kết quả khảo sát ý kiến những người ra quyết định đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam hoặc những nhà đầu tư có danh mục đầu tư tập trung vào Việt Nam - do Grant Thornton Việt Nam triển khai - cho thấy, lĩnh vực đầu tư tư nhân ở Việt Nam đang có chiều hướng tiêu cực hơn khi nhìn về triển vọng kinh tế đầu tư trong 12 tháng tới.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong quý IV/2011, có một sự thay đổi đáng kể từ quan điểm tích cực sang quan điểm tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tiếp theo. Tỷ lệ các quan điểm tiêu cực về tình hình kinh tế Việt Nam tăng đến 51%. Trong khi quan điểm tích cực giảm từ 53% trong quý II/2011 xuống còn 17%. Điều này phản ánh các vấn đề khó khăn của nền kinh kế vĩ mô vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và lãi suất vẫn cao.
Theo các chuyên gia, bất ổn kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước, tiếp tục gây tâm lý e dè cho các nhà đầu tư.
"Chính vì phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài hơn so với trước kia", ông Alan Dy, Giám đốc kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, nhận xét.
Thực tế tại Việt Nam đang chứng minh tình trạng kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng dễ bị và bị ảnh hưởng nhanh thế nào. Số liệu của Tổng cục Thuế công bố ngày 26/10 cho thấy, 9 tháng đầu năm 2011, trong số khoảng 57.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có tới 47.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.
Đặc biệt, tại hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, số lượng doanh nghiệp khai tử tăng lên nhanh chóng. Tại Hà Nội, khoảng 3.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trên tổng số khoảng 14.500 doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng năm 2011. Ở các năm trước, con số này chỉ vào khoảng 400-500. Tại TP.HCM, có 1.663 doanh nghiệp khai tử trong tổng số 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Từ quan điểm tiêu cực và cái nhìn kém lạc quan với triển vọng nền kinh tế như vậy, mức độ hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam đã sụt giảm đến con số thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ các đối tượng khảo sát có kế hoạch gia tăng đầu tư vào Việt Nam cũng giảm đáng kể, từ 53% trong cuộc khảo sát lần trước xuống còn 29% trong cuộc khảo sát lần này. Cũng có đến 41% ý kiến phản hồi cho rằng Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn hoặc không hấp dẫn để đầu tư.
Ông Bill Hutchison, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Grant Thornton Việt Nam, nhận định: "Triển vọng kinh doanh ảm đạm cùng với sự suy giảm về niềm tin đã khiến cho các nhà đầu tư chọn cách chờ đợi vào thời điểm này".
Nhưng việc các nhà đầu tư dè dặt chờ đợi không phải là lý do duy nhất khiến tình hình đầu tư tại Việt Nam trở nên đình trệ. Việc giảm đầu tư và hạn chế kế hoạch đầu tư một phần còn là do khả năng tiếp cận vốn vay luôn rất khó khăn suốt nhiều tháng qua. Đây được xem là một trong những rào cản chính đối với hoạt động đầu tư.
Khó tiếp cận vốn vay, trong khi đầu ra bị thu hẹp do khó khăn của kinh tế toàn cầu, biên lợi nhuận giảm sút nên thặng dư vốn dành cho đầu tư lại càng hạn chế. Những điều này đã quây doanh nghiệp trong vòng luẩn quẩn: khó khăn nhưng không thể đầu tư, nâng cấp, dẫn tới thị trường ngày càng bị thu hẹp và khó khăn lại ập tới thêm.
"Để đảm bảo được sự bền vững, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần phải có sự lưu tâm giải quyết các vấn đề và các hạn chế. Khi điều đó được thực hiện, Việt Nam sẽ cảm nhận được sớm hơn các lợi ích này", ông Ken Atkinson, Giám đốc Điều hành Grant Thornton Việt Nam, khuyến nghị.
Các vấn đề và các hạn chế được nói tới ở đây bao gồm tham nhũng, quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém và hệ thống luật pháp chưa đồng bộ. Đây được đánh giá là những trở ngại hàng đầu đối với các nhà đầu tư.
Những khuyến nghị trên cũng được cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ. Nhiều chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp cho rằng lúc này cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn hỗ trợ là giảm lãi suất xuống dưới 15%/năm và lạm phát xuống dưới 10%/năm.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong quý IV/2011, có một sự thay đổi đáng kể từ quan điểm tích cực sang quan điểm tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tiếp theo. Tỷ lệ các quan điểm tiêu cực về tình hình kinh tế Việt Nam tăng đến 51%. Trong khi quan điểm tích cực giảm từ 53% trong quý II/2011 xuống còn 17%. Điều này phản ánh các vấn đề khó khăn của nền kinh kế vĩ mô vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và lãi suất vẫn cao.
Theo các chuyên gia, bất ổn kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước, tiếp tục gây tâm lý e dè cho các nhà đầu tư.
"Chính vì phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài hơn so với trước kia", ông Alan Dy, Giám đốc kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, nhận xét.
Thực tế tại Việt Nam đang chứng minh tình trạng kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng dễ bị và bị ảnh hưởng nhanh thế nào. Số liệu của Tổng cục Thuế công bố ngày 26/10 cho thấy, 9 tháng đầu năm 2011, trong số khoảng 57.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có tới 47.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.
Đặc biệt, tại hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, số lượng doanh nghiệp khai tử tăng lên nhanh chóng. Tại Hà Nội, khoảng 3.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trên tổng số khoảng 14.500 doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng năm 2011. Ở các năm trước, con số này chỉ vào khoảng 400-500. Tại TP.HCM, có 1.663 doanh nghiệp khai tử trong tổng số 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Từ quan điểm tiêu cực và cái nhìn kém lạc quan với triển vọng nền kinh tế như vậy, mức độ hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam đã sụt giảm đến con số thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ các đối tượng khảo sát có kế hoạch gia tăng đầu tư vào Việt Nam cũng giảm đáng kể, từ 53% trong cuộc khảo sát lần trước xuống còn 29% trong cuộc khảo sát lần này. Cũng có đến 41% ý kiến phản hồi cho rằng Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn hoặc không hấp dẫn để đầu tư.
Ông Bill Hutchison, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Grant Thornton Việt Nam, nhận định: "Triển vọng kinh doanh ảm đạm cùng với sự suy giảm về niềm tin đã khiến cho các nhà đầu tư chọn cách chờ đợi vào thời điểm này".
Nhưng việc các nhà đầu tư dè dặt chờ đợi không phải là lý do duy nhất khiến tình hình đầu tư tại Việt Nam trở nên đình trệ. Việc giảm đầu tư và hạn chế kế hoạch đầu tư một phần còn là do khả năng tiếp cận vốn vay luôn rất khó khăn suốt nhiều tháng qua. Đây được xem là một trong những rào cản chính đối với hoạt động đầu tư.
Khó tiếp cận vốn vay, trong khi đầu ra bị thu hẹp do khó khăn của kinh tế toàn cầu, biên lợi nhuận giảm sút nên thặng dư vốn dành cho đầu tư lại càng hạn chế. Những điều này đã quây doanh nghiệp trong vòng luẩn quẩn: khó khăn nhưng không thể đầu tư, nâng cấp, dẫn tới thị trường ngày càng bị thu hẹp và khó khăn lại ập tới thêm.
"Để đảm bảo được sự bền vững, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần phải có sự lưu tâm giải quyết các vấn đề và các hạn chế. Khi điều đó được thực hiện, Việt Nam sẽ cảm nhận được sớm hơn các lợi ích này", ông Ken Atkinson, Giám đốc Điều hành Grant Thornton Việt Nam, khuyến nghị.
Các vấn đề và các hạn chế được nói tới ở đây bao gồm tham nhũng, quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém và hệ thống luật pháp chưa đồng bộ. Đây được đánh giá là những trở ngại hàng đầu đối với các nhà đầu tư.
Những khuyến nghị trên cũng được cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ. Nhiều chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp cho rằng lúc này cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn hỗ trợ là giảm lãi suất xuống dưới 15%/năm và lạm phát xuống dưới 10%/năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét