Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tình bạn đặc biệt giữa Bắc Triều Tiên và Thụy Sĩ

Tin lạ:

Tình bạn đặc biệt giữa Bắc Triều Tiên và Thụy Sĩ

Nguồn: Le Point
hdat, X-Cafe lược dịch
BTT có phải là quốc gia khép kín nhất thế giới ? Tất cả phụ thuộc vào cách nhìn. Bằng chứng là đất Thụy Sĩ chào đón nhiều vị quan chức của chế độ ở Bình Nhưỡng, ngay cả khi họ thường đến đây một cách bí mật.
Trong tháng 4 năm 2010, báo chí Thụy Sĩ đã nói nhiều đến sự ra đi của ông Ri Tcheul, 75 tuổi, vừa là Đại sứ của BTT tại Thụy Sĩ ở Bern vừa là đại diện của Phái đoàn BTT ở cơ quan Liên hợp quốc tại Geneva. Ông là nhân vật ngoại giao tại vị lâu nhất ở Thụy Sĩ. Ông nhậm chức ngày 19 tháng hai năm 1988. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông thực ra là bảo đảm cho giáo dục các con của Kim Jong-il. Kim Jong-nam học tại Geneva, Kim Jong-chol và Kim Jong-un, người con út vừa tiếp nhận quyền lực ở BTT sau cái chết của cha mình, thì ở Bern. Kim Jong-un đã sống ẩn danh tại thủ đô Thụy Sĩ từ 1996 đến 2001.
Tcheul Ri cũng được coi là một trong những người chủ chốt để quản lý các tài sản bí mật của chế độ BTT tại Thụy Sĩ, với giá trị theo dự tính của Mỹ khoảng 4-5 tỷ $.
Cũng tháng 4 năm 2010, Kim Jong-Ryul, một tướng của BTT đào tẩu, đã tiết lộ trong một cuốn sách rằng trong hai thập kỷ, ông đã lách lệnh cấm vận của các nước Phương Tây đối với BTT khi mua hàng ở Thụy Sĩ và Áo. Ngay cả các loại vũ khí bị cấm. Vẫn theo ông ta, gia đình của nhà độc tài BTT thường xuyên đến nghỉ ở bên hồ Léman (Geneva). Năm 2001 họ đã mua nhiều đồng hồ Thụy Sĩ với số tiền lên đến 6 triệu franc Thụy Sĩ (gần 2 triệu euros)!

Binh lính Thụy Sĩ ở Triều Tiên
Thụy Sĩ và BTT từ lâu đã duy trì mối quan hệ mật thiết. Các trang web của Bộ Ngoại giao cho biết, lần đầu tiên quân đội Thụy Sĩ phục vụ ở nước ngoài là vào năm 1953 ở biên giới giữa hai miền Triều Tiên? Kể từ đó, quân đội với lá cờ thập trắng tiếp tục tham gia canh chừng biên giới này. Bern không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng vào năm 1974, mà còn tích cực tham gia trong một Ủy ban kiểm soát của các quốc gia trung lập ở Triều Tiên.
Tuy quá trình đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân vẫn còn bế tắc, nhưng nó lại diễn ra tại Geneva. Ngoài ra, Cơ quan Phát triển và Hợp tác (SDC) Thụy Sĩ là một trong những tổ chức tiền phong giúp đỡ BTT, khi nước này gặp nạn đói vào đầu những năm 90. Nhiều nhà nông nghiệp BTT đã đến học cách sản xuất pho mát dê ở vùng thung lũng Alpine, món mà Kim Jong-il rất thích ăn.
Chương trình hạt nhân của BTT
Một số nhà quan sát nước ngoài đã nghi ngờ đến "kích thước" quá khổ của cơ quan đại diện BTT tại Thụy Sĩ, nơi thường được coi là cái "ổ của gián điệp". Nhà báo Ron Hochuli, người đã bỏ ra nhiều công nghiên cứu và viết nhiều bài về quan hệ giữa Thụy Sĩ và BTT, nhận xét rằng chế độ Bình Nhưỡng có thể đã có liên hệ với mạng lưới của Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, cha đẻ của bom nguyên tử của Pakistan, ở Thụy Sĩ.
Thị trấn nhỏ Haag, trong bang St Gallen, gần biên giới với Liechtenstein và Áo,là nơi cư ngụ của kỹ sư Friedrich Tinner và hai người con trai, Urs và Marco. Họ là những chuyên gia trong máy ly tâm có thể được sử dụng làm giàu uranium, và cho phép sản xuất một quả bom nguyên tử. Từ những năm 90, gia đình này được cho là đã góp phần vào chương trình hạt nhân của Libya, Iran và BTT ...
Năm 2006, nhà báo Ron Hochuli, trong một bài viết mang tên "những hoạt động của chính quyền Kim Jong-il ở Thụy Sĩ", đã đặt vấn đề về tính "trung lập" của Thụy Sĩ có thể bị mất đi qua những quan hệ với BTT.


Le Point.fr - Publié le 23/12/2011 

La Corée du Nord fait souvent la une de la presse helvétique. Pas seulement parce que Kim Jong-un a étudié à Berne.

Kim Jong-un, ici en 2010 sur le sol nord-coréen, a passé plusieurs années de sa vie... en Suisse. Kim Jong-un, ici en 2010 sur le sol nord-coréen, a passé plusieurs années de sa vie... en Suisse. © AFP

La Corée du Nord, pays le plus fermé au monde ? Tout dépend du point de vue. Ainsi, le sol suisse accueille nombre de dignitaires du régime de Pyongyang, souvent dans le plus grand secret. Mais en avril 2010, les journaux suisses s'étaient fait l'écho du départ de Son Excellence Ri Tcheul, 75 ans, à la fois ambassadeur de la Corée du Nord en Suisse à Berne et représentant de la mission nord-coréenne auprès de l'ONU à Genève. Accrédité depuis le 19 février 1988, il était le plus ancien diplomate en poste dans la Confédération. Sa tâche a d'abord consisté à veiller sur l'éducation des enfants du président Kim Jong-il. Kim Jong-nam étudiait à Genève, Kim Jong-chol et Kim Jong-un, le petit dernier qui vient de prendre le pouvoir en Corée du Nord après le décès de son père, à Berne. Kim Jong-un a vécu incognito dans la capitale fédérale de 1996 à 2001.
Ri Tcheul était aussi considéré comme l'un des hommes-clés pour la gestion de la fortune cachée du régime nord-coréen en Suisse, que les Américains estiment entre quatre et cinq milliards de dollars. En avril 2010 toujours, Kim Jong-ryul, un général nord-coréen ayant fait défection, révélait dans un livre que, pendant deux décennies, il avait contourné l'embargo qui frappait son pays en faisant des emplettes en Suisse et en Autriche. Qu'il s'agisse d'armes sophistiquées ou d'équipements de surveillance*. Selon ce général, la famille du dictateur nord-coréen séjournait fréquemment sur les bords du lac Léman, achetant en 2001 pour six millions de francs suisses (un million d'euros) de montres !

Des soldats suisses en Corée

La Suisse et la Corée du Nord entretiennent depuis fort longtemps des relations approfondies. Le site du Département fédéral des affaires étrangères (DFAE) rappelle que le "premier engagement à l'étranger de militaires suisses" a eu lieu en 1953 sur la ligne de démarcation qui sépare les deux Corées ! Depuis, des militaires à croix blanche continuent de surveiller la frontière... Non seulement Berne a établi des relations diplomatiques avec Pyongyang dès 1974, mais la Confédération participe activement à la Commission de supervision des nations neutres en Corée (NNSC).
Il est vrai que le processus de négociations sur le désarmement nucléaire, toujours dans l'impasse, se déroule à Genève. Par ailleurs, la Direction suisse du développement et de la coopération (DDC) a été l'une des premières organisations à soutenir la Corée du Nord frappée par la famine au début des années quatre-vingt-dix. Des agriculteurs nord-coréens viennent s'initier dans les vallées alpines à la fabrication du fromage de chèvre, qu'appréciait tout particulièrement Kim Jong-il...

Programme nucléaire nord-coréen

Toutefois, certains observateurs étrangers s'inquiètent de la taille totalement surdimensionnée des représentations nord-coréennes en Suisse, souvent qualifiées de "nids d'espions". Le journaliste Ron Hochuli, qui a consacré plusieurs articles aux curieuses relations helvético-nord-coréennes, laisse entendre que le régime de Pyongyang aurait noué des contacts avec le réseau du docteur Abdul Qadeer Khan, le père de la bombe atomique pakistanaise, via la Confédération.
Dans la petite ville de Haag, dans le canton de Saint-Gall, près de la frontière du Liechtenstein et de l'Autriche, l'ingénieur Friedrich Tinner, et ses deux fils, Urs et Marco, sont des spécialistes des centrifugeuses qui peuvent servir à l'enrichissement de l'uranium, et ainsi permettre la fabrication d'une bombe atomique. Depuis les années quatre-vingt-dix, les Tinner sont soupçonnés d'avoir contribué aux programmes nucléaires de la Libye, de l'Iran et de la Corée du Nord... En 2006 déjà, le journaliste Ron Hochuli, dans un article intitulé "Les étranges manoeuvres helvétiques de Kim Jong-il", se demandait si la crédibilité de la "neutralité active" de la Suisse ne risquait pas d'en prendre "un sérieux coup".
* Im Dienst des Diktators (Au service des dictateurs). Éditions Ueberreuter (Vienne)
Click here to find out more!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét