Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Tác động của Chính sách 'Đồng tiền yếu'

Tài liệu cũ lưu trên máy tính của tôi:

Tác động của Chính sách 'Đồng tiền yếu'

Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi tiền đồng mất giá trong chính sách “Đồng tiền yếu”.
Một thực tế đã và đang diễn ra, đó là đồng tiền Việt Nam (VND) đang giảm giá so với đồng dollar Mỹ (USD). Một dollar Mỹ (1 USD) tương đương 10.000 VND – 12.000 VND cách đây hơn 10-12 năm, giờ đã là khoảng 19.500 VND theo giá thị trường (gần gấp đôi). Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tự nhiên, khách quan, do “bàn tay vô hình” của thị trường tự chi phối và điều tiết hay do chính sách can thiệp tỉ giá của ngân hàng nhà nước và chính phủ từ mềm mại, linh hoạt, nhẹ nhàng hay “đột ngột” gây sốc cho thị trường. Điều này tác động đến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói riêng như thế nào?
Khảo sát trường hợp doanh nghiệp A, B, C, D, E, F như dưới đây:
Assumption:
Export 100USD
VND devalued
2.000VND (18.000VND to 20.000VND)
Profit rate at 10%:
(a) 180.000VND (before devalued) or (b) 10USD; Fixed profit proposed per VND or USD export after all costs and expenses

A
B
C
D
E
F
No
Import Rate
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1
USD paid
$50
$60
$70
$80
$90
$100
2
Incremental charge (VND)
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
3
Profit after devaluation in (a) in VND
80
60
40
20
0
-20
4
Profit after devaluation in (b) in VND
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
5
Incremental profit up to local materials rate
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Note: this means every 10% of local-made material will create 10% profit increasing

Giả thiết:
- Doanh nghiệp trong các trường hợp A, B, C, D, E, F đều thu được doanh số 100 USD khi xuất hàng

- Các trường hợp làm hàng xuất khẩu với tỉ lệ nội địa hóa khác nhau: A – nhập khẩu 50% (phải trả cho bên bán nước ngoài 50 USD để nhập hàng nguyên vật liệu về) tức A phải mua nguyên liệu đầu vào hết 50 USD, còn lại mua trong nước hay tỉ lệ nội địa hóa đầu vào của A trong trường hợp này là tối đa 50% (không kể hàng hóa A mua được trong nước cũng do doanh nghiệp khác nhập khẩu về); tương tự B có tỉ lệ nhập khẩu là 60% hay 60 USD tức tỉ lệ nội địa tối đa tới 40% (dùng mua hàng trong nước)… và F – nhập khẩu 100% hay nhập hoàn toàn cho mỗi 100 USD doanh số thu về hay F là doanh nghiệp nhập khẩu 100 USD cho mỗi 100USD xuất khẩu (giả thiết lý thuyết hoặc F chính là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu).
- Tỷ giá biến động từ 1 USD tương đương 18.000 VND lên 20.000 VND như thời gian vừa qua, tức biến động 2.000 VND cho mỗi USD.
- Lợi nhuận (sau chi phí) thu về của các doanh nghiệp A, B, C, D, E, F đều là 10% trên doanh số xuất khẩu 100USD; tức là (a) 180.000 VND tại thời điểm trước khi tỉ giá biến động (doanh nghiệp dự kiến lời 10% bằng tiền Đồng vì các chi phí doanh nghiệp trong nước được dự kiến bằng VND; và là (b) 10 USD tại thời điểm thu về bằng USD hàng xuất khẩu. Giả thiết khác: doanh nghiệp chưa thể tăng giá hàng hóa bán ra.
Giải thích:
Chúng ta nhận thấy, để thu về 100 USD, doanh nghiệp phải trả cho bên bán nước ngoài (hàng 1) bằng USD với tỉ lệ tăng tương ứng theo tỉ lệ hàng nguyên liệu phải nhập về. Số tiền đồng (VND) phải trả thêm cho mỗi USD cũng gia tăng theo (hàng 2 – nhân với 2.000VND).
So với dự kiến lợi nhuận bằng tiền đồng (VND) tức trường hợp (a) thì (xem hàng số 3) lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ giảm từ A: 80.000VND xuống –F: 20.000VND (thua lỗ); nếu theo dự kiến bằng USD như trường hợp (b) (doanh nghiệp được bán USD theo giá thị trường khi xuất khẩu và thu tiền về) thì đỡ hơn một chút (xem hàng số 4). Hàng số 5, cho thấy khi so sánh giữa các trường hợp A, B, C, D, E, F thì mỗi khi tỉ lệ % số tiền USD phải trả để mua hàng nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh (nhập khẩu) tăng lên 10% thì lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp giảm 10%. Điều này tỉ lệ nghịch với tỉ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu.
Nếu doanh nghiệp chỉ phải thanh toán hàng hóa bằng tiền đồng VND trong nước thì sẽ không phải chịu thiệt khi tỉ giá biến động như vừa qua (ít tác động). Doanh nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa càng cao sẽ có ưu thế lợi nhuận lớn hơn doanh nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa thấp, do chịu thiệt khi tiền đồng Việt Nam giảm giá hay phá giá tiền đồng. Ví dụ: A (nhập khẩu 50% và mua nội địa tối đa tới 50%) sẽ có lợi hơn B, C, D, E và dĩ nhiên là F vì có tỉ lệ nhập khẩu cho sản xuất kinh doanh cao hơn (xét biến động tỉ giá chứ không khảo sát lợi thế khi doanh nghiệp mua hàng giá rẻ từ nước ngoài).
Tỉ lệ nội địa hóa tùy thuộc nhiều vào lĩnh vực, ngành nghề, chủng loại hàng hóa cũng như lợi thế so sánh của mỗi quốc gia như tài nguyên thiên nhiên (mỏ quặng, thủy hải sản, nông lâm sản…); cơ cấu dân số và chất lượng dân số lao động già, trẻ; trình độ giáo dục, khoa học công nghệ, phát minh sáng kiến, trình độ quản lý nhà nước và điều hành kinh tế vĩ mô – thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của chính sách và pháp luật, khả năng học hỏi, sáng tạo, rút kinh nghiệm và vượt khó trong điều hành doanh nghiệp; và các mối tương quan lịch sử, địa chính trị, kinh tế truyền thống của các quốc gia và khu vực.
Do vậy, việc quyết định điều chỉnh tăng hay giảm giá tiền đồng so sánh với một ngoại tệ nào đó, ở đây là USD – một ngoại tệ truyền thống mạnh nhất trên thế giới, phải nhìn vào cấu trúc hiện tại của nền kinh tế đất nước. Ngoài các yếu tố như thâm hụt ngân sách (bội chi khoảng 5% năm 2008 và 6.9% năm 2009), tăng trưởng tín dụng nhanh (hơn 40% liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009 - theo TBKTSG số 1-2010, trang 12), đầu tư kém hiệu quả và thất thoát trong các dự án nguồn vốn nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ và nhà nước phải tái đầu tư để cứu) hoặc vay ODA (cần lưu ý là các quốc gia có khả năng tự chủ tài chính cao sẽ không cần phải vay ODA - vay ưu đãi lãi suất tương đối thấp, dài hạn và có điều kiện - ngay cả các quốc gia trong khu vực như Thailand, Indonesia, Malaysia… với phép tính đơn giản là phải thuê chuyên gia của nước cho vay, trả lương cao; mua hàng hóa của nước cho vay ODA, thì họ đã lời vài chục phần trăm cho việc bán hàng hóa này, thực chất đây có thể là một bài toán kinh doanh chứ không hẳn là viện trợ hay trợ giúp 100% - đây là gánh nặng phải trả trong tương lai con cháu chúng ta, nếu chúng ta sử dụng vốn ODA phung phí, không hiệu quả, thất thoát, tham nhũng – hơn nữa, việc điều chỉnh tỉ giá cũng có thể làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài phải trả khi thanh toán bằng ngoại tệ), dự trữ ngoại tệ, vàng ở mức độ an toàn ra sao, mức độ nợ nước ngoài và lãi suất phải trả hàng năm… chúng ta cần chú ý vấn đề tỉ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại cũng như tương lai.
Nên chăng các nhà điều hành kinh tế vĩ mô cần có các nghiên cứu sâu, các thông tin lượng hóa đầy đủ, cụ thể như: lĩnh vực nào, ngành nghề nào, công ty nào sẽ được lợi hay hại từ biến động tỉ giá tăng hay giảm? Dự báo trước sẽ giúp phòng tránh các tác động xấu trên thị trường.
Không thể máy móc sao chép các mô hinh kinh tế các nước khác trong khi điều kiện mỗi nước hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất dựa vào sức lao động giá rẻ và tiêu tốn tài nguyên môi trường nhưng cũng có tỉ lệ nội địa hóa hàng hóa nâng cao hơn Việt Nam ( hàng công nghiệp chiếm tới 95% tổng lượng hàng xuất khẩu năm 2008 – theo TBKTSG số 1-2010, trang 50); các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức,… có nền xuất khẩu dựa vào chất xám, công nghệ cao, hiện đại có thể muốn giử chính sách đồng tiền yếu để hỗ trợ xuất khẩu. Nói cách khác, các công ty Trung Quốc với tỉ lệ nội địa hóa cao hơn sẽ có lợi hơn các công ty Việt Nam có tỉ lệ nội địa hóa thấp trong cùng một chính sách ‘đồng tiền yếu’ hỗ trợ xuất khẩu!
Khi phải quyết định phá giá hay giảm giá đồng tiền VND – chính sách “đồng tiền yếu” - để cứu thâm hụt ngân sách hay hỗ trợ xuất khẩu, nâng sức cạnh tranh hàng hóa để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, hoặc chống nhập siêu cao (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu – có lẽ không thể tránh khỏi trong phát triển kinh tế giai đoạn hiện tại), nếu không cân nhắc kỹ các yếu tố lợi hại, sẽ chịu các tác động như giá tiêu dùng gia tăng nhanh (nhiều nghiên cứu, nhận định tỉ lệ lạm phát sẽ tăng cao trong năm 2010 – điều này có lẽ là hiển nhiên, bởi vì giá USD đã tăng khoảng 5-7% và giá vàng đã tăng từ 22 – 23 triệu đồng/lượng tới khoảng 27 triệu đồng/lượng như hiện nay tức hơn 17% trong năm 2009 – trên bình diện từ 2-3 năm, 2007 – 2009, thì cả vàng vàUSD đã tăng hơn 20% - 25% so với VND), ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội mà người lao động nghèo sẽ gánh chịu nặng nề nhất ( ví dụ: gói xôi tăng từ 3,000VND lên 5,000VND; ổ bánh mì tăng từ 5,000VND lên 8,000VND thì người lao động, hưu trí với mức lương và thu nhập cố định thấp sẽ bị thiệt hại nặng nhất, không đủ tiền cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày).
Bất ổn về tỉ giá sẽ khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân có tâm lý găm giữ vàng, USD, bất động sản… để tránh bị mất giá tài sản. Không thể kêu gọi họ hy sinh quyền lợi riêng vì một mục đích chung chưa rõ ràng, cụ thể ( ví dụ: tôi bán USD với giá 18.500 VND cho ngân hàng, liệu khi cần nhập hàng tôi có được mua USD với giá đó không? Hay ngân hàng vẫn ‘bắt’ doanh nghiệp tự mua USD từ ‘chợ đen’? Hơn nữa, người khác có hy sinh như tôi? Ai được hưởng lợi nhiều hơn?). Thực tế, nếu đầu năm 2009, ai đó bán vàng ra đầu tư sản xuất kinh doanh, sau một năm làm ăn có lãi, có thể không mua lại được số vàng đầu năm đã bán.
Trên bình diện quốc tế, một quốc gia có đồng tiền chưa chuyển đổi tự do được (khi đi công tác nước ngoài, chúng ta phải tự mua USD để mang theo dùng, chưa thể mang VND theo và đổi tiền ở ngân hàng nước ngoài) sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong thương mại quốc tế cũng như uy tín và thương hiệu của đất nước (ví dụ: doanh nghiệp không thể thương thảo hợp đồng mua hàng và thanh toán bằng VND). Chúng ta cũng tự đánh mất khả năng sử dụng ‘bàn tay vô hình’ của thị trường để điều chỉnh chính sách tỉ giá. Các thay đổi chính sách tỉ giá liên tục, mang tính chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm mà sai sót là tất yếu, chạy sau biến động thị trường sẽ làm mất uy tín về khả năng điều hành kinh tế vĩ mô (năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2009 đã tụt hạng từ 68/131 giai đoạn 2007-2008 đến 70/134 giai đoạn 2008-2009 xuống 75/133 giai đoạn 2009-2010, chủ yếu do yếu tố về ổn định kinh tế vĩ mô, tụt sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112 – theo TBKTSG số 1-2010, trang 11) tạo một tâm lý không tốt cho cả người mua, người bán và các thương vụ hợp tác làm ăn từ nhỏ tới lớn, cho tới hợp tác ở qui mô quốc tế khu vực và thế giới.
Nên chăng phải có một lộ trình rõ ràng giúp đồng tiền Việt Nam có khả năng chuyển đổi tự do, sòng phẳng với các đồng tiền phổ biến khác trên thế giới? Đây cũng là một nội dung quan trọng của hội nhập với nền kinh tế thế giới?
--------
ý kiến anh Nguyễn văn Liêm cần làm sáng tỏ 1 điều
Tức là ngân hàng không có đồng ngoại tệ nào vẫn có thể bán ngoại tệ không giới hạn cho người dân vậy chẳng khác nào gửi tiết kiệm bảo đảm bằng ngoại tệ. Nếu tỉ giá biến động ngân hàng bị lỗ là cái chắc trừ khi nhà nước cho phép ngân hàng vay và cho vay bằng ngoại tệ quy tiền đồng. Vậy chẳng hoá ra nhà nước đôla hoá nền kinh tế.
-------------
Bài viết của bạn Cảnh Thái rất hay. Chính sách đồng tiền yếu mang lại lợi ích cho những quốc gia có giá trị xuất siêu cao (TQ là quốc gia điển hình lợi dụng và áp đặt chính sách này). Đối với những doanh nhiệp nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thì họ cũng phải tính tới yếu tố này trong hoạt động SXKD thôi. Tất nhiên, các chuyên gia chính phủ thì cũng nhìn thấy điều đó nhưng việc điều chỉnh lại liên quan đến nhiều yếu tố (ví dụ: sức mạnh nội tại của nền sx công nghiệp ...) và sẽ phải có lộ trình.
-------
Cần xem lại bài viết
F – nhập khẩu 100% hay nhập hoàn toàn cho mỗi 100 USD doanh số thu về hay F là doanh nghiệp nhập khẩu 100 USD cho mỗi 100USD xuất khẩu (giả thiết lý thuyết hoặc F chính là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu). -------> Giả thuyết sai hoàn toàn, nếu doanh nghiệp F nhập khẩu hoàn toàn 100 USD và xuất khẩu hoàn toàn thu được 100USD tương tự, với doanh nghiệp này thể tồn tại vì không bao giờ có được lợi nhuận thu về. Như trên chỉ số import rate như trên chỉ có thể hiểu như sau: - Tỷ lệ % nguyên liệu (nói cụ thể là như vậy) được nhập khẩu trên sản phẩm được xuất khẩu hoàn toàn.
Như vậy thì giả thuyết trên mới có thể đúng: doanh nghiệp F nhập khẩu 100% nguyên liệu sản xuất 1 sản phẩm, và sản phẩm đó được xuất khẩu hoàn toàn 100%. Ta có thể được là có thể F nhập khẩu 100% tương ứng với 100USD phải trả, và có thể xuất đi với giá 120 USD thu được.
Bản giả định phân tích bằng số cũng hoàn toàn khó hiểu đối với người đọc không có chuyên môn.
--------
Cam on tac gia Canh Thai ve bai viet va mot vai y kien dong gop
Cam on tac gia Canh Thai ve bai viet tren. Nhung phan tich trong bai viet giup toi hieu ro hon tac dong cua ti gia toi hoat dong kinh doanh cua doanh nghiep.
Tuy nhien, co mot so diem trong bai viet khong ro lam, theo toi co le nhung sai sot nay la do loi danh may (typing mistakes) khi dua bai len bao. Toi co mot so gop y nhu ben duoi, neu co gi sai sot rat mong anh Canh Thai bo qua. (do may cua toi khong co software go tieng Viet, nen toi dung tieng Viet khong dau). a) 3 Profit after devaluation in (a) in VND $80 $60 $40 $20 $0 -$20: -> $80.000 $60.000 $40.000 $20.000 $0 -$20.000. b) Ví dụ: A (nhập khẩu 50% và mua nội địa tối đa tới 50%) sẽ có lợi hơn B, C, D, E và dĩ nhiên là F vì có tỉ lệ nhập khẩu cho sản xuất kinh doanh cao hơn (xét biến động tỉ giá chứ không khảo sát lợi thế khi doanh nghiệp mua hàng giá rẻ từ nước ngoài).: ->...va di nhien la F, vi nhung doanh nghiep nay co ti le nhap khau cho san xuat kinh doanh cao hon A.... c) Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất dựa vào sức lao động giá rẻ và tiêu tốn tài nguyên môi trường nhưng cũng có tỉ lệ nội địa hóa hàng hóa nâng cao hơn Việt Nam ( hàng công nghiệp chiếm tới 95% tổng lượng hàng xuất khẩu năm 2008: -> 95% la ti trong hang cong nghiep trong tong khoi luong xuat khau cua Trung Quoc. Vay, ti le noi dia hoa cua hang hoa Trung Quoc la bao nhieu?
( Thien Nguyen )

Kết quả tính toán phải như thế này
Theo số liệu trong ví dụ của bạn thì phải như thế này:
DN A & E nhập tương ứng 50% & 90% nguyên vật liệu, tỷ giá 18.000vnd/usd,lợi nhuận dự kiến 10%=180.000vnd(hoặc 10usd)/100 usd tiền hàng xuất khẩu. DN A dự kiến thu về được 1.800.000vnd, lợi nhuận 180.000vnd, như vậy giá vốn hàng bán là 1.620.000. Khi tỷ giá tăng thêm 2000vnd/1usd DN A phải trả thêm 100.000vnd cho 50% số NVL nhập làm giá vốn tăng lên 1.720.000vnd. Nhưng tổng thu về tiền hàng xuất khẩu tính theo tỷ giá mới lên đến 2.000.000vnd (100usd) trừ giá vốn 1.720.000vnd lợi nhuận còn lại lên đến 280.000vnd > 180.000vnd dự kiến ban đầu lẫn tính theo ngoại tệ. Tương tự với DN E. Khi tỷ giá tăng thêm 2000vnd/1usd DN E phải trả thêm 180.000vnd cho 90% số NVL nhập làm giá vốn tăng lên 1.800.000vnd. Tổng thu về tiền hàng xuất khẩu tính theo tỷ giá mới 2.000.000vnd trừ giá vốn 1.800.000vnd lợi nhuận còn lại 200.000vnd > dự kiến ban đầu tính theo vnd = nếu tính theo ngoại tệ.
------------
Tôi cho rằng muốn người dân giữ tiền VN đồng thay vì ngoại tệ khác thì trước hết Nhà nước phải đảm bảo giá trị của tiền đồng trước. Ngoài ra NHNN phải có đủ nguồn ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp.
Muốn đạt được 2 mục tiêu trên thì NHNN phải mạnh về lĩnh vực quản lý vĩ mô. Không nên ban hành các quyết định quản lý hành chính hoặc làm theo kiểu bắt dân phải xài tiền đồng như ý kiến của ông Liêm.
---------
Thực tế hoàn toàn ngược lại với nhận định của bạn
"Một thực tế đã và đang diễn ra, đó là đồng tiền Việt Nam (VND) đang giảm giá so với đồng dollar Mỹ (USD)" - Nhận định này của bạn không chính xác. Bạn chỉ so sánh độ trượt giá của USD và VND mà "quên mất" việc so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nền kinh tế Mỹ và Việt Nam.
So sánh cho thấy đồng USD do lạm phát thấp của Mỹ thì mất giá ít hơn rất nhiều khi so với đồng VND do lạm phát ở Việt Nam rất cao. Do đó việc khống chế tỷ giá ở mức 18.500đ/USD hiện nay (bán ra tại các Ngân hàng) thì không phải là đồng tiền Việt Nam (VND) đang giảm giá so với đồng dollar Mỹ (USD), mà là ngược lại.
( David Hoang )

Bạn Liêm nên xem lại khủng hoảng tài chính châu Á 1990
Theo tôi thấy ý kiến bạn Liêm cũng có phần đúng, nhưng theo tôi bạn lên xem lại lại khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990.
Việc ngân hàng nhà nước sẵn sàng tung ra USD là cực kì nguy hiểm (VND deo bam vao USD). Giới giới đầu cơ sẽ có cơ hội găm USD (khi do co the rút vốn ra khỏi VN) ) và thị trường ko có USD .. tỉ giá VND và USD tăng cực cao và VND mất giá thê thảm ... lúc đó buộc nhà nước phải tung USD dự trữ ra dể bình ổn thị trường nhưng bao nhiêu mới đủ.
Theo tôi biết thì dự trữ ngoại tệ của nhà nước khoảng vào 20 - 30 tỉ USD. Ai dám nói với trữ lượng như thế chúng ta có thể chống lại giới đầu cơ từ các nước cơ bản.
Còn về ý kiến 2 của bạn tôi cho là khó thực hiên được ...... với khoá chặt đổi ngoại tệ bằng việc kê khai lý do như thế thực sự ko thiết thực.
Tôi nghĩ việc nhà nước để tỉ giá thấp như vậy:
1, là do trữ lượng USD của chúng ta ko cao lên bao giờ cũng đề phòng và để giá trị VND thấp hơn cả giá trị thực của nó.
2, là về vấn đề xuất nhập khẩu như bạn Cảnh Thái đã nói . Việc để tỉ giá VND thấp sẽ làm cho hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm ( ho tro xuat khau) :))
Viết về tác hại của chính sách tiền tệ sau vậy.
Bài Viết Này thuộc tầm vỹ mô, người thường đọc cũng khó lĩnh hội được
Tiền VND mất giá đâu hẳn là chênh lệch yếu mạnh so với ngoại tệ đâu! Cứ so với giá vàng thì thấy: USD cũng mất giá theo giá vàng đấy chứ! Hồi những năm 97,98 một chỉ vàng có 500.000 đồng, giờ lên tới 2.000.000 đồng.
Tôi không có số liệu về USD nhưng chắc chắn đồng tiền này cũng mất giá theo vàng> Bởi vì nước nào cũng có lạm phát. Còn so VND với USD thì rõ ràng là đồng tiền mình yếu hơn! Nhưng mà mất giá nhiều như thế thì có thể hiểu đơn giản là nhà nước đã phát hành quá nhiều tiền giấy ra thị trường, tong khi hàng hóa ít hơn. Cái này có khi đọc Lý thuyết tài chính tiền tệ thì rõ hơn.
Còn cái câu kết của bài viết rất hay! Lại giống như Trung Quốc chẳng hạn, Khi nước này đang muốn đi lên siêu cường thì bao giờ cũng phải bắt đầu từ đồng tiền có mạnh hay không đã! Nhưng theo dự đoán của tôi, lộ trình này chắc tầm 50 năm nữa cũng là khá lắm rồi chỉ để có đồng tiền mạnh thôi. Giờ mình còn chưa là nước công nghiệp cơ mà!
Bạn Liêm nên xem lại khủng hoảng tài chính châu Á 1990
Theo tôi thấy ý kiến bạn Liêm cũng có phần đúng, nhưng theo tôi bạn lên xem lại lại khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990.
Việc ngân hàng nhà nước sẵn sàng tung ra USD là cực kì nguy hiểm (VND deo bam vao USD). Giới giới đầu cơ sẽ có cơ hội găm USD (khi do co the rút vốn ra khỏi VN) ) và thị trường ko có USD .. tỉ giá VND và USD tăng cực cao và VND mất giá thê thảm ... lúc đó buộc nhà nước phải tung USD dự trữ ra dể bình ổn thị trường nhưng bao nhiêu mới đủ.
Theo tôi biết thì dự trữ ngoại tệ của nhà nước khoảng vào 20 - 30 tỉ USD. Ai dám nói với trữ lượng như thế chúng ta có thể chống lại giới đầu cơ từ các nước cơ bản.
Còn về ý kiến 2 của bạn tôi cho là khó thực hiên được ...... với khoá chặt đổi ngoại tệ bằng việc kê khai lý do như thế thực sự ko thiết thực.
Tôi nghĩ việc nhà nước để tỉ giá thấp như vậy:
1, là do trữ lượng USD của chúng ta ko cao lên bao giờ cũng đề phòng và để giá trị VND thấp hơn cả giá trị thực của nó.
2, là về vấn đề xuất nhập khẩu như bạn Cảnh Thái đã nói . Việc để tỉ giá VND thấp sẽ làm cho hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm ( ho tro xuat khau) :))
Viết về tác hại của chính sách tiền tệ sau vậy.
-------
Tác giả đã ngụy biện về lợi nhuận tuyệt đối dựa trên tỷ lệ 10% quy đổi ra VND theo giá cũ.
--------
1. Chính sách đeo bám vào đồng USD không biết có làm phát sinh khả năng "sụp" dự trữ ngoại hối như kiểu nước Anh năm 1992 hay Thái Lan năm 1997 hay không? Khi mà dự trữ ngoại hối suy kiệt do "tấn công đầu cơ" có quy mô đối với đồng VND.
2. Việc xóa hẳn thị trường chợ đen chỉ thực sự được thực hiện khi mà giá đồng tiền nằm ở mức "đúng" với thị trường kì vọng. Tức là ở điểm mà cung gặp cầu. Tôi nghĩ "bàn tay vô hình" sẽ điều chỉnh được thị trường. Thả nổi đồng VND một cách có kiểm soát sẽ dần khiến thị trường chợ đen bị thủ tiêu.
--------
Chỉ cần 1 năm, tất cả tiền nhàn rỗi của dân sẽ chuyển sang VND hết
Chào bạn Cảnh Thái,

Rất đồng ý với bạn về những phân tích khá hay và thực tế trên. Tôi nghĩ, các chuyên gia tài chính của chúng ta đều biết điều này và thậm chí còn biết sâu rộng hơn chúng ta nhiều lắm. Nhưng không hiểu vì sao họ không làm.
Tôi muốn bổ sung với bạn một số ý kiến như sau:
1 - Nên chăng Việt Nam có một chính sách "đeo bám" vào đồng USD? Lý do, ngoài một số giao dịch với khối EU thì gần như tất cả giao dịch ngoại thương của chúng ta đều dùng USD. Vậy chỉ cần nhà nước bám chặt 1 tỷ giá cứng nào đấy, ví dụ lấy hoàn cảnh hiện nay là 18.500 VND/USD chẳng hạn và sẵn sàng tung đồng VND hoặc USD ra để giữ giá này (đừng nói là nhà nước không đủ USD để tung ra nhé! tôi sẽ giải thích sau), như vậy cả xuất lẫn nhập đều rất dễ hạch toán.
2 - Xoá hẳn giá chợ đen bằng chính sách tiền tệ chứ không phải chính sách hành chính. Nghĩa là tất cả các ngân hàng sẵn sàng bán bất kỳ ngoại tệ nào với giá nhà nước cho bất kỳ ai muốn mua, mua bao nhiêu cũng được, nhưng với điều kiện, sau khi mua phải ký gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn tại ngân hàng. (Trường hợp muốn chuyển ra nước ngoài như con đi học, khám chữa bệnh, .v.v. thì phải có bằng chứng, muốn rút lại vốn phải quy ra VND). Như vậy thì chắc chắn những người buôn lậu không thể mua được ngoại tệ ngân hàng mà lại chấm dứt tâm lý giữ của bằng ngoại tệ của dân chúng (vì lãi ngoại tệ nói chung thấp hơn nhiều so với VND). Ngược lại, tất cả các nguồn ngoại tệ chính thức như xuất khẩu, kiều hối .v.v. chỉ được bán ngoại tệ cho ngân hàng với một biên độ mua/bán do NHNN quy định, không được rút tiền mặt ngoại tệ. Bằng cách này, tất cả các công ty XNK đều muốn mua/bán bao nhiêu và bất kỳ lúc nào cũng được, xoá cơ chế xin-cho nhờ vả hiện nay.
Theo tôi, chỉ cần thực hiện 2 điều này trong vòng 1 năm, tất cả tiền nhàn rỗi của dân sẽ chuyển sang VND hết và sẽ giải phóng 1 lượng ngoại tệ rất lớn cho lưu thông xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính 2 chính sách này sẽ tương hỗ cho nhau, cái nọ giúp cái kia có cơ sở hiện thực hoá. Bên cạnh đó, chính sách số 2 sẽ làm cho thị trường chợ đen chỉ còn là sân chơi của riêng dân buôn lậu mà thôi, quy luật cung cầu sẽ tự điều tiết thị trường này và giảm hẳn tác động của nó lên nền kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, chính sách này còn giúp nâng cao ý thức của người dân tôn trọng giá trị đồng tiền Việt, giảm dần tâm lý cái gì cũng quy ra đô là mất hẳn uy tín quốc gia.
--------
Bẫy thu nhập trung bình 
 
06/01/2010 0:27 

 
Kèm theo gói viện trợ 500 triệu đô la, hôm 23.12.2009, World Bank xác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình.
Họ ghi nhận chỉ cần 7 năm tăng trưởng, chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước đói nghèo. Kể cả năm qua, trong lúc kinh tế toàn cầu suy thoái, chúng ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32%.
Ghi nhận trên là tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam năm nay cũng có nhiều nỗi lo. Giá cả tăng, lạm phát đe dọa và bong bóng bất động sản bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội.
Trong hội nghị các nhà tài trợ ở Hà Nội, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc World Bank tại Việt Nam nêu thêm một nỗi lo: nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình.
Quốc gia có mức thu nhập trung bình phải có thu nhập bình quân đầu người mỗi năm đạt từ 1.000 – 12.000 đô la. Cao hơn gọi là quốc gia phát triển, thấp hơn là quốc gia đói nghèo.
Thuật ngữ bẫy thu nhập trung bình (middle income trap) dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, song không giàu nổi do nhiều nguyên nhân.
Việt Nam làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy ấy?
Hai chuyên gia kinh tế nước ngoài được dẫn lời sau đây có một số lời tâm sự, trong đó ông Trưởng khoa kinh tế chương trình Fulbright, Jonathan Pincus cho rằng chúng ta còn nhiều người nghèo quá. Hàng triệu người vẫn đang mắc kẹt ở những vùng nông thôn. Có gia đình cả chục miệng ăn, song chỉ sở hữu được vài sào đất thì làm sao mà không nghèo. Và ông cho rằng chúng ta thoát nghèo là nhờ biết “rút” một phần người lao động ra khỏi những vùng sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ.
“Muốn phát triển bền vững, các bạn phải nắm vững công nghệ sản xuất mới, nâng cao kỹ năng của người lao động để sử dụng công nghệ đó, tạo ra những sản phẩm tinh xảo và tung sản phẩm này xâm nhập vào các thị trường mới” - Pincus trả lời phỏng vấn của Thanh Niên và kể thêm một câu chuyện chả biết có cười nổi hay không:
“Ngành may mặc các bạn tốt đấy, xuất khẩu hằng năm cả tỉ đô la, nhưng cũng chính các bạn lại nhập khẩu hàng tỉ đô la quần áo từ Trung Quốc”.
Sự tăng trưởng của Việt Nam cũng được ông Kenichi Ohno - Giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng cố vấn Nhật Bản ở Hà Nội đánh giá trong tài liệu “Bẫy thu nhập trung bình: gợi ý cho chiến lược công nghiệp hóa tại Đông Á và Phi châu” là “vẫn ở thế thụ động, chủ yếu dựa vào lượng tài chính bên ngoài đổ vào”.
Ông cho rằng chúng ta mới chỉ ở giai đoạn 1: sở hữu công nghệ sản xuất đơn giản nhưng không biết cách xài nên vẫn phải nhờ mấy anh ngoại quốc. Thái Lan và Malaysia đang ở giai đoạn 2: có các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng cũng giống Việt Nam là không biết vận hành.
Hàn Quốc và Đài Loan đã tự làm được điều đó và theo Ohno, hai nền kinh tế này đã tiến đến giai đoạn 3 là tự mình tạo ra những sản phẩm có giá trị cao và họ đã đạt đến nền kinh tế thu nhập cao.
Tự tạo ra những “giá trị nội địa” chính là mấu chốt để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia thoát bẫy và kẹt bẫy.
Tạo ra được những giá trị nội địa này để hoàn tất bước nhảy từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3, thông thường tốn khoảng 50 năm.
Chỉ có vài nền kinh tế thoát bẫy, trong đó có Hàn Quốc, Đài Loan. Ở Đông Nam Á thì mới chỉ có Singapore.
Còn Việt Nam thì sao? Ba mươi năm, năm mươi năm hay hơn nữa phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của chính phủ đối ứng với từng vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển đổi.
Xin mượn lời ông trưởng khoa Jonathan Pincus để kết thúc bài viết: “Sẽ mất rất nhiều năm mới có thể đạt đến nền kinh tế hiện đại, do đó không bao giờ là quá sớm cho một quyết định khởi hành”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét