Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Dân Bắc Hàn khóc có thật không?

Dân Bắc Hàn khóc có thật không?





Cảnh vật vã khóc than tại Bắc Hàn sau khi ông Kim Jong-il qua đời thật như một cơn sốt lan rộng.
Nhưng người dân thực sự cảm nhận mất mát hay chỉ là vì họ nghĩ mình phải ra vẻ như thế?
Cả quốc gia Bắc Hàn như nhận được ám hiệu từ người dẫn chương trình truyền hình nhà nước mặc áo đen và không thể kiềm được nước mắt.
Cảnh tượng khóc than gợi nhắc giây phút xót thương theo sau cái chết của người cha, Kim Nhật Thành năm 1994. Đây có phải là nỗi đau chân thực?
Thật khó biết, theo lời Anthony Daniels, một nhà phân tâm học thường viết với bút danh Theodore Dalrymple. Ông thăm Bắc Hàn năm 1989 trong đoàn đại biểu Anh quốc tham dự Lễ hội Quốc tế Thanh niên và Sinh viên.
"Tất cả là sự trộn lẫn tội nghiệp giữa sợ hãi, khủng bố, lo lắng về tương lai, sự cuồng tín của đám đông và cũng có thể có cả nỗi đau từ đáy lòng."

Cảm xúc đám đông
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật"
Ông nhớ lại vào năm 1989, tại đây nước này người ta chẳng hề biểu lộ cảm xúc - ngoại trừ sự cuồng tín của đám đông.
"Khi tôi có mặt ở sân vận động khổng lồ và Lãnh tụ Vĩ đại (Kim Nhật Thành) bước vào, tất cả đứng dậy và bắt đầu thờ phụng thành kính và la hét."
"Có thể họ sợ hãi nếu họ không làm thế, nhưng cũng rất có thể nhiều người thực sự trung thành với Lãnh tụ Vĩ đại."

"Ta còn nhớ khi Stalin chết, người dân khóc than trên đường phố, dù rằng ít dạt dào như ở Bắc Hàn."
Tại phương Tây, có vài trường hợp khi người dân thực sự thấy phải bộc lộ tình cảm, theo lời ông Daniels.
Sau khi Công nương Diana tử nạn, một số người thấy thật không phải nếu chỉ trích nỗi buồn đau của đám đông. Nhưng dù sao cảm giác bắt buộc phải khóc cũng khác hẳn so với ở Bắc Hàn.
Trong tác phẩm về Bắc Hàn, 'Nothing To Envy: Ordinary Lives in North Korea', Barbara Demick nói đến cái chết của Kim Nhật Thành năm 1994: "Tấn kịch đau khổ có cả tính chất cạnh tranh. Ai có thể khóc to nhất?"
Bà để ý một sinh viên ở Bình Nhưỡng chẳng thấy cảm xúc gì trong khi xung quanh vật vã than khóc.


Cảnh người dân Bắc Hàn khóc trên truyền hình khi nghe tin lãnh tụ Kim Yong Il qua đời
"Cả tương lai của anh tùy thuộc khả năng khóc được không. Không chỉ sự nghiệp, tấm thẻ đảng Lao Động, mà cả sinh mạng. Đó là chuyện sống hay chết."
Anh ta được cứu thoát sau khi tự kéo căng mi mắt và nhãn cầu cho đến khi mi mắt rách toạc. Thế là, anh ta bắt đầu khóc hệt như mọi người.
Còn theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương trình Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, vì cái chết của lãnh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngã, an toàn và khả năng sống sót của họ.
Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lãnh tụ yêu quý chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết gì nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo.
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không," ông nói.
Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và "những chiến thắng vĩ đại" trong quá khứ là nhờ tài lãnh đạo, vì thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.
Nhưng ông Kerry Brown nói nỗi đau của năm 1994 gây sốc hơn, vì vị trí của Kim Nhật Thành trong xã hội lớn hơn nhiều.
Vì vậy, giai đoạn đau thương này sẽ không sâu sắc hay chân thành như lần trước.
---------

Người Triều Tiên khóc như mưa tiếc thương Kim Jong-il

Người người, nhà nhà ở đất nước Triều Tiên hôm nay chìm trong nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn dành cho Chủ tịch Kim Jong-il, sau khi tin về sự ra đi của ông được truyền hình nước này thông báo.
> Người Hàn Quốc sốc vì Kim Jong-il
> Chủ tịch Kim an nghỉ cạnh cha
> Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh

Một bức ảnh chụp màn hình ghi lại một khoảnh khắc trong bản tin của đài truyền hình trung ương Triều Tiên. Lúc này, người phát thanh viên bật khóc nghẹn ngào khi vẫn đang đọc bản tin thông báo về sự ra đi của Chủ tịch Kim được phát ngày hôm nay. Ảnh: AFP
Các nhân viên đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hạ lá quốc kỳ Triều Tiên xuống độ cao chỉ bằng một nửa so với thông thường, để tưởng nhớ tới nhà lãnh đạo 69 tuổi. Ảnh: AP
Hình ảnh được đài truyền hình trung ương Triều Tiên truyền đi cho thấy các nữ diễn viên tại một nhà hát ở Triều Tiên òa khóc nức nở khi nghe tin về sự ra đi của Chủ tịch Kim. Ảnh: AFP
Một hình ảnh khác cũng trên đài truyền hình trung ương Triều Tiên cho thấy một đảng viên đảng Lao động Triều Tiên tại một địa phương chưa xác định đang cùng khóc với nhiều người khác. Ảnh: AFP
Một nam diễn viên nhà hát quốc gia Triều Tiên không kìm nén được cảm xúc trong một buổi gặp mặt để tưởng nhớ tới Chủ tịch Kim, người qua đời ngày 17/12 vì một cơn đau tim. Ảnh: AFP
Người dân Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng vật vã trong nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn dành cho Chủ tịch Kim. Ảnh: KCNA
Một bé gái nhạt nhòa trong nước mắt dành cho ông Kim Jong-il, chủ tịch thứ hai của đất nước Triều Tiên. Cha ông, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, là chủ tịch đầu tiên. Con trai ông, đại tướng Kim Jong-un, sẽ là người kế tục truyền thống lãnh đạo của gia đình. Ảnh: KCNA
Người dân Triều Tiên tập trung tại một địa điểm ở thủ đô Bình Nhưỡng để cùng khóc thương Chủ tịch Kim. Họ sẽ có cơ hội được nhìn thấy "nhà lãnh đạo kính mến" lần cuối cùng trong tang lễ được tổ chức trong những ngày sắp tới. Ảnh: KCNA
Những người cao tuổi Triều Tiên quỳ gối trên mặt đường để cùng chia sẻ nỗi đau thương tiếc Chủ tịch Kim. Phía xa sau lưng họ là tòa tháp Chủ Thể (Juche), một kiến trúc nổi tiếng ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP
Những người cao tuổi Triều Tiên quỳ gối trên mặt đường để cùng chia sẻ nỗi đau thương tiếc Chủ tịch Kim. Phía xa sau lưng họ là tòa tháp Chủ Thể (Juche), một kiến trúc nổi tiếng ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP
Người người, nhà nhà ở thủ đô Bình Nhưỡng cùng đổ ra những tụ điểm công cộng để bày tỏ niềm tiếc thương và nỗi đau mất mát trước sự ra đi của Chủ tịch Kim Jong-il. Ảnh: AFP
Video: Người người Triều Tiên khóc thương Chủ tịch Kim Jong-il
Kim Jong-il lúc sinh thời
Phát thanh viên khóc trong bản tin Kim Jong-il qua đời

Hà Giang

 Hội chứng khóc lóc ở Bắc Hàn

Thứ năm, 22 tháng 12, 2011

Mấy năm trước tôi có nuôi một con chó. Nó rất dễ thương nhưng hay phóng uế bừa bãi.
Nó thường ị ngay trước cửa nhà, tôi tức lắm, dắt nó đến chỗ bãi phân, chỉ cho nó thấy rồi đánh nó. Nó la khóc thảm thiết nhưng rồi vẫn cứ tiếp tục thói quen cũ. Có lần tôi nổi giận đánh nó què chân nhưng vẫn không thay đổi được gì.
Sự trung thành của loài vật
Có điều rất lạ là tuy bị tôi đánh què chân nhưng nó vẫn rất thương tôi. Tôi đi đâu xa về nó đón tôi đầu hẻm, chạy ra mừng, ngoắc đuôi, kêu ăng ẳng, nhào vô người tôi liếm mặt, mừng đến té đái.
Tôi vẫn tự hỏi: tại sao mình đã từng trừng phạt nó tàn nhẫn như vậy, từng đánh nó què chân mà chẳng những nó không oán mình lại còn giữ vẹn tấm lòng trung thành, thương yêu không hề suy suyển?
Nghĩ hoài cũng tìm ra được đáp án: chó là con vật đã được thuần hóa lâu đời, từ nhiều thế hệ, nhiều ngàn năm. Trong đầu nó không còn ý thức về sự phản kháng, sự thù hận, căm ghét chủ nhà. Trong đầu nó chỉ có một ý thức là: VÂNG PHỤC, TRUNG THÀNH, trong đầu nó không hề có ý niệm TỰ DO vì suốt từ đời ông đời cha nó đều làm tôi tớ cho con người, cam chịu đánh đập, xỉ vả, bỏ đói, cam chịu ăn chút cơm thừa canh cặn vì nó nghĩ: trời sinh kiếp chó là phải chịu như thế, không thể khác được. Dù bị hành hạ, bị ngược đãi thậm chí bị giết chóc vẫn cứ trung thành, thương yêu, tôn thờ người chủ của mình như thần thánh…
"Con vật có thể bị thuần hóa. Nhưng con người mà bị thuần hóa đến mức phải khóc thương kẻ đã nô dịch, đã bỏ đói cả dân tộc mình như thế thì tội nghiệp quá. Còn gì là phẩm giá con người nữa hỡi trời!"
Khi con người còn ăn lông ở lỗ thì loài chó sống trong rừng, chúng là những con sói hung dữ. Con người thử đánh nó xem, nó sẽ chồm tới, phủ đầu, cắn cổ chết tươi liền. Nhưng từ khi con người văn minh dần dần, đem con sói về nhà nuôi nấng, dạy dỗ, thuần hóa… thì sói đã biến thành chó nhà và dần dà mất đi ý thức phản kháng, ý thức tự do, cùng lúc sự vâng phục, sự trung thành, sự cam chịu hình thành trong “nhân cách” của chúng như một tập tính, một thuộc tính, một bản tính.
Chủ bỏ đói tôi, đánh tôi, giết tôi… đó là quyền của chủ. Còn tôi thương yêu, trung thành với chủ đó là bổn phận của tôi.
Sự ngu trung của con người
Thời phong kiến xa xưa bọn vua chúa vẫn dạy dân kiểu đó: “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo dân chết, dân mà không chết là không trung thành). Cái ý thức ấy đã trở thành tập tính, thành chân lý, thành đạo đức.
Cho nên xem các phim lịch sử Trung Quốc ta vẫn thấy nhiều cảnh vua “ban” cho một cận thần hay thê thiếp gì đó một chén độc dược hay một dải lụa để tự tử thì nạn nhân phải quỳ xuống khấu đầu lạy: “thần tạ ơn bệ hạ” là cũng nằm trong cái đạo lý ấy. Đó là thứ đạo lý của những loài vật được thuần hóa.
Truyện Đông Chu Liệt Quốc kể rằng Tề Hoàn Công nói với đầu bếp Dịch Nha: “Món gì trẫm cũng từng ăn qua, chỉ có thịt người là chưa ăn”. Hôm sau Dịch Nha dâng lên vua một món thịt, vua ăn, thấy rất ngon, vừa mềm vừa có hương vị lạ, bèn hỏi đó là thịt gì, Dịch Nha thưa: “Hôm qua bệ hạ nói rằng chỉ có thịt người là chưa được ăn vì thế thần đã làm thịt đứa con trai của mình để dâng lên bệ hạ.”
Sự quy phục mà đạt đến mức đó thì người đã biến thành súc sinh rồi. Xã hội phong kiến xưa không những đã tạo ra một lớp người được thuần hóa mà còn biến họ thành súc sinh.
Tình yêu lãnh tụ
Truyền thông Bắc Triều Tiên nói hàng triệu người dân nước này "chìm trong nỗi đau khôn tả" trước tin ông Kim Jong-il qua đời.
Ngày 17/12/2011 Chủ tịch Kim Jong-il chết trên một chuyến xe lửa. Ông là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Bắc Hàn mặc dù trên thế giới ai cũng biết đây là một trong những nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới.
Hàn Quốc đã từng viện trợ cho Bắc Hàn thuốc men, mì gói, đồ ăn cho trẻ em và các vật phẩm khác với tổng trị giá hơn bốn triệu đôla, đồng thời bác bỏ lời đề nghị của Bắc Hàn muốn được viện trợ xi măng, vật tư xây dựng vì sợ chính quyền Bình Nhưỡng có thể chuyển chúng cho quân đội sử dụng.
Hàn Quốc cũng đã đóng góp tổng cộng 13,12 triệu đôla cho WHO để viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn trong năm 2009.
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế thì người dân ở Bắc Hàn có nơi phải ăn cả cỏ dại, vỏ cây và rễ cây để sống qua ngày.
Khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời, nhiều người bạn gặp tôi, thắc mắc tại sao một nhà lãnh đạo chỉ biết củng cố quyền lực của phe nhóm mình, bỏ dân đói khổ, rét mướt, lầm than như thế mà khi chết đi người dân lại khóc lóc thảm thiết, kẻ thì đập đầu vào cầu thang, kẻ thì lăn ra đất, người thì ôm mặt kêu trời, nước mắt ràn rụa?
Khi nghe câu hỏi ấy, tôi nghĩ đến con chó của tôi. Tôi đã trừng phạt, bỏ đói nó, đã đánh nó què chân vậy mà khi tôi đi xa về nó vẫn mừng đến té đái. Tôi cũng nghĩ đến những ông quan dưới thời phong kiến bên Tàu khi được vua “ban” cho chén thuốc độc mà còn phải khấu đầu lạy tạ ơn.
Con vật có thể bị thuần hóa. Nhưng con người mà bị thuần hóa đến mức phải khóc thương kẻ đã nô dịch, đã bỏ đói cả dân tộc mình như thế thì tội nghiệp quá. Còn gì là phẩm giá con người nữa hỡi trời!
*
Triều Tiên là một dân tộc anh hùng. Trong Thế chiến thứ 2 họ đã đánh đuổi đế quốc Nhật, trong hòa bình họ đã xây dựng một Hàn Quốc giàu mạnh, văn minh và hiện đại, không hề thua kém các nước châu Âu, được xếp thứ 15 trên thế giới. Dân tộc ấy đã sản sinh ra những tên tuổi lớn trong điện ảnh và ca nhạc như: Han Ga In, Jang Dong Gun, Bi Rain, Song Hye Kyo, và trong bóng đá như Jong Tae-Se (Bắc Hàn), Park Ji Sung (Hàn Quốc)…
Vì đâu mà một dân tộc ưu việt như thế lại phải lâm vào thảm cảnh như hiện nay? Vì đâu mà họ phải khóc lóc thảm thương như vậy? Viết đến đây tôi chợt nhớ hình ảnh một bé gái trạc mưởi một mười hai tuổi, đẹp như thiên thần đã tham dự vào trận khóc lóc bi thương ấy.
Mặt em đầm đìa nước mắt. Những giọt nước mắt ấy không làm tôi xúc động nhưng lại rất đau xót. Trời ơi! một em bé trong trắng, xinh đẹp như thế lẽ ra phải được ngồi bên chiếc đàn piano, bàn tay lướt đi theo những giai điệu đẹp đẽ. Sao em không được làm người tự do? Sao em không được sống hồn nhiên mà lại phải nằm lăn lộn khóc lóc cho một gia tộc đã, đang và sẽ kéo cả một nửa dân tộc Triều Tiên vào thời kỳ bộ lạc?
Rất may là em đã không bị bọn nịnh thần làm thịt để nấu món ăn dâng lên lãnh tụ như anh chàng Dịch Nha thời Xuân Thu nọ.


1 nhận xét: