Tôi đồng tình với các phát biểu thận trọng và
hợp lý về CSTT năm 2012 của Thống đốc Bình
trong bài trả lời dưới đây. Hoan hô Bác. Nhưng
đúng như Bác nói: Việc làm quan trọng hơn lời nói.
đúng như Bác nói: Việc làm quan trọng hơn lời nói.
Thống đốc Ngân hàng: ‘Việc làm quan trọng hơn lời nói’
Trở thành Nhân vật của năm qua bình chọn của bạn đọc VnExpress.net, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có những chia sẻ về quan điểm cá nhân cũng như những thách thức mà ông gặp phải trong năm 2012.
Thống đốc là Nhân vật của năm do độc giả bầu chọn
Thống đốc Ngân hàng: 'Ném chuột không vỡ bình'
Sẽ giảm nhanh các ngân hàng yếu kém
- Nhiều bạn đọc cho rằng Thống đốc là một nhà lãnh đạo khá kiệm lời. Ông nghĩ gì về điều này.
- Trước hết xin cảm ơn độc giả của VnExpress.net đã dành nhiều tình cảm cho cá nhân tôi cũng như ngành ngân hàng. Tôi cho rằng ở cương vị một nhà điều hành thì nói là một việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với bản thân mình, tôi luôn cho rằng việc làm cũng như kết quả mới là yếu tố quyết định và quan trọng nhất.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng việc làm quan trọng hơn lời nói. Ảnh: Hoàng Hà. |
- Năm 2012, quan điểm điều hành tiền tệ của Thống đốc cũng như Ngân hàng Nhà nước trong năm tới sẽ như thế nào?
- 2012 là một năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi Việt Nam thực sự bắt tay vào triển khai các kế hoạch, chiến lược cho 5 - 10 năm tới. Tuy vậy, đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, vĩ mô trong nước chưa vững chắc, nền kinh tế sẽ phải đồng lòng phấn đấu theo phương châm: thắt lưng buộc bụng, đẩy lùi lạm phát, củng cố kinh tế vĩ mô đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với đó là cải cách toàn diện, sâu sắc và quyết liệt nền kinh tế, xây dựng nền tảng cho phát triển nhanh nhưng chất lượng và bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.
Do đó, tiền tệ năm 2012 về cơ bản vẫn sẽ là một chính sách chặt chẽ, nhưng được điều hành chủ động và linh hoạt hơn. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách vừa tháo gỡ khó khăn, tồn tại trước mắt, vừa tạo cơ sở vững chắc cho ổn định kinh tế lâu dài.
- Cụ thể Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện những chính sách gì?
- Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành phù hợp với lạm phát mục tiêu và diễn biến thực tế. Vốn cho các ngân hàng cũng như thanh khoản đối với nền kinh tế sẽ được điều hoà một cách hợp lý thông qua các kênh tái cấp vốn, thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tín phiếu… Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò vừa điều tiết, vừa là người can thiệp cuối cùng trên thị trường. Tương quan lãi suất giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ sẽ được điều hành theo hướng có lợi cho tiền đồng, khuyến khích người dân giữ đồng nội tệ.
Tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2012 sẽ tăng trưởng khoảng 15-17%. Tỷ lệ này không cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng mà tuỳ vào năng lực và tình hình thực tế của từng nơi. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phi sản xuất vẫn được duy trì ở mức thích hợp nhưng nội hàm sẽ được làm rõ cho phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng, góp phần giải quyết một số khó khăn trước mắt của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Tín dụng năm 2012 sẽ được ưu tiên cho nông nghiệp – nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng sẽ đáp ứng đầy đủ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có sản phẩm đang tiêu thụ được trên thị trường.
Trong lĩnh vực bất động sản, tín dụng cũng sẽ mở ra một số đối tượng và lĩnh vực như: xây dựng nhà ở tái định cư, các dự án hoàn thành trong năm 2012 (đặc biệt là nhà cho người có nhập trung bình - thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá…). Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, những biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán có cơ hội khởi sắc. Tỷ giá cũng sẽ được điều hành theo hướng ổn định. Cùng với việc nhập siêu giảm, việc điều hành này sẽ góp phần đưa cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư khoảng 2 tỷ USD.
2012 cũng là năm đầu tiên Ngân hàng Nhà nước triển khai đề án tái cấu trúc lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Trọng tâm của năm là xử lý dứt điểm tình trạng tài chính yếu kém của một số ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống, kiên quyết xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là cạnh tranh lãi suất. Quá trình tái cơ cấu được tiến hành trên nền tảng đảm bảo an toàn của toàn hệ thống cũng như quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
- Thống đốc cho rằng thách thức lớn nhất đang chờ đợi mình trong năm 2012 là gì và ông có giải pháp như thế nào để vượt qua thách thức đó?
- Với những công việc đã nêu ở trên, tôi cho rằng rào cản lớn nhất chính là việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống ngân hàng sẽ động chạm nhiều đến lợi ích nhóm. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương cũng là một trở lực lớn.
Để vượt qua, không có cách nào khác là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, lợi ích nhóm cần tuân thủ tuyệt đối quyền lợi của toàn bộ người dân. Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ sẽ điều hành một cách công khai, minh bạch rõ ràng, đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục nhưng cũng sẽ kiên quyết, dứt khoát trong hành động.
Nhật Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét