Chuyện về nước của tôi
Blog: Tin dưới đây không biết có đúng không, nhưng dịch vụ HKVN quá kém là chuyện có thật.
1. Tôi mua vé về VN của hàng hàng không AIR FRANCE chuyến AF 2443 từ Genève đi Paris và AF 0176 từ Paris về VN... Cứ đinh ninh là đi máy bay của AIR FRANCE, nhưng lên máy bay mới biết là VN airlines. Hỏi tiếp viên thì được trả lời là 2 hãng liên kết vận chuyển khách hộ nhau. Thế là AIR FRANCE bán khách cho VN airlines chứ còn gì nữa. Ấm ức mở vé điện tử in từ máy tính ra xem lại thì hóa ra còn dòng chữ bé viết ở dưới và ở cột khác: "Vol assuré par VN airlines" (chuyến bay do VN airlines thực hiện). Như thế là họ đúng, mình chẳng kiện được, lỗi do mình đọc không kỹ; nhưng khi mua qua mạng với vài dòng thông tin đơn giản thì có biết đâu, chỉ xem giá thấy hợp lý là mua; sau đó AIR FRANCE gửi vé điện tử cho mới có thông tin chi tiết trên. Xem boarding card của người cùng bay mua của chính hãng VN airlines thì ký hiệu chuyến bay là VN106: còn của tôi thì chuyến bay mang 2 tên: VN106 và AF 1076: tức là 1 chuyến bay chung của cả 2 hãng. Nhưng thực tế trên máy bay không hề có nhân viên nào của AIR FRANCE cả.
2. Trên máy bay, chỗ cắm tai nghe để xem phim... bị hỏng; báo nhân viên thì được trả lời là họ chịu, không xử lý được. Thế là cả chuyến bay tôi chỉ xem hình. Ngược lại, màn hình tại chỗ ngồi của con trai tôi bị treo, không hoạt động; nhân viên cũng chịu không xử lý được. Thế là cháu phải ngó sang xem nhờ màn hình của tôi. Dĩ nhiên, tiếng thì cũng không nghe được.
3. Tiếp viên gọi nhau ý ới trên máy bay. Ví dụ khi phân phát đồ ăn, tiếp viên dãy bên này thiếu thứ gì đó thì lại ý ới gọi tiếp viên dãy bên kia xem còn không thì đưa sang, cứ như trong máy bay chỉ có họ với nhau. Hỏi xin thêm gói lạc mấy gam thì bảo cứ chờ, nếu phát hết mà còn thì sẽ đưa. Trong quá trình bay, nhờ nhân viên cái gì đều bảo chờ, nhiều cái chờ mãi đến lúc xuống cũng chẳng thấy đâu. Chán.
Dịp hè về nước chúng tôi mua vé về của Quatar Airlines và đi của Russian Airlines. Chất lượng chẳng có gì phải chê cả.
Dịp hè về nước chúng tôi mua vé về của Quatar Airlines và đi của Russian Airlines. Chất lượng chẳng có gì phải chê cả.
4. Đau nhất là lúc lấy hành lý. Hồi hè bà ngoại và mấy bố con lần lượt về nước theo nhiều chuyến bay đã đau vì phải chờ 1-2h mới lấy được hành lý là chuyện thường, lúc đó khổ nhất là nóng như đốt mà phòng nhận hành lý lại không có điều hòa. Do đó lần này, vừa nhìn thấy băng chuyền hành lý là cháu nhà tôi đã khiếp vía kể oang oang với mọi người chuyện xảy ra dịp hè. Y như cũ, nhưng lần này có tiến bộ hơn là sân bay có loa thông báo do trục trặc kỹ thuật, hành lý sẽ ra băng chuyền muộn... Và chúng tôi đã phải đợi từ 6h đến 7h15 sáng mới lấy được hành lý. Mà sau chúng tôi còn rất nhiều người khác chưa nhìn thấy hành lý của mình.
5. Ngoài ra, còn một thất vọng nữa là HKVN dù làm thất lạc hành lý của khách nhưng khi tìm thấy, thay vì phải đem đến tận nhà trả cho khách thì lại bắt khách trở lại sân bay nhận. Chuyện này chỉ có thể xảy ra trong cơ chế độc quyền hoàn toàn của HKVN dưới sự bảo kê của các nhà chức trách giám sát hoạt động hàng không.
5. Ngoài ra, còn một thất vọng nữa là HKVN dù làm thất lạc hành lý của khách nhưng khi tìm thấy, thay vì phải đem đến tận nhà trả cho khách thì lại bắt khách trở lại sân bay nhận. Chuyện này chỉ có thể xảy ra trong cơ chế độc quyền hoàn toàn của HKVN dưới sự bảo kê của các nhà chức trách giám sát hoạt động hàng không.
6. Chuyến trở lại Paris của tôi có ký hiệu AF0177 cũng sẽ do VN airlines thực hiện, chắc là lại thế.
Bài học rút ra: Khi mua vé phải cẩn thận hơn; và về đến
sân bay VN thì phải vui vẻ chấp nhận vì: Cái nước mình nó thế.
Nếu đi với trẻ em thì phải quán triệt trước cho cháu để khỏi sốc.
Ngoài ra nên chuẩn bị đồ chơi cho cháu chơi trong khi chờ lấy hành lý.
Nếu đi với trẻ em thì phải quán triệt trước cho cháu để khỏi sốc.
Ngoài ra nên chuẩn bị đồ chơi cho cháu chơi trong khi chờ lấy hành lý.
Cẩn thận bị 'móc ruột' hành lý.
VIỆT NAM (NV) - Mất một tiếng đồng hồ chờ đợi mới nhận đủ hành lý, một Việt kiều Anh quốc từ sân bay Nội Bài về lại nhà ở Hà Nội mới hay vali bị bẻ khóa, nhiều món đồ đã “không cánh mà bay.”
Khổ chủ là bà MN sáng 25 tháng 12 cho VNExpress biết sự việc xảy ra cách nay một tuần lễ tại phi trường Nội Bài. Bà từ London trở về Hà Nội thăm nhà mang theo hai vali lớn không kể chiếc túi xách mang vai.
Cuộc hành trình kéo dài 11 tiếng đồng hồ đưa bà MN đến Nội Bài. Chờ hơn một tiếng đồng hồ, bà MN mới nhận lại được hai chiếc vali. Về đến nhà xem lại, bà MN tá hỏa khi thấy một chiếc bị bẻ mất khóa. Một số quà gồm hai chiếc đồng hồ đeo tay và ba gói mỹ phẩm cùng một số quần áo hàng hiệu đã biến mất.
|
Theo VNExpress, một viên chức lãnh đạo hãng Vietnam Airlines cũng bị mất trộm hai máy vi tính xách tay để trong valise cách nay không lâu. Ông này thú nhận rằng ông không thể tưởng tượng được có một ngày chính mình là nạn nhân của nạn ăn cắp hàng hóa trong hành lý mà thủ phạm có thể không ai khác hơn là nhân viên thuộc quyền.
Ngay sau khi vụ mất trộm hàng đựng trong hành lý mới nhất xảy ra tại sân bay Nội Bài, VNExpress cho hay giới chức thẩm quyền đã lập tức khuyến cáo mọi người “không nên để hàng có giá trị trong hành lý ký gửi.”
Cũng theo VNExpress, ngoài nạn trộm cắp hàng mà người ta nghi ngờ do các nhân viên phục vụ mặt đất thực hiện, còn có nạn thất lạc hành lý mà không biết bao giờ mới tìm lại được. Ðặc biệt vào dịp Tết, số chuyến bay đến Việt Nam dầy đặc và hành khách nhập cảnh quá đông, tệ nạn thất lạc hành lý xảy ra liên tiếp tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Cách nay hai năm, một Việt kiều bị một Việt kiều khác “cầm nhầm” valise trên băng chuyền qua máy soi. Hai tháng sau, ông này mới tìm lại được kiện hàng bị thất lạc sau thời gian mệt mỏi kiếm tìm, khiếu nại lung tung.
Có người cho rằng vì cửa ngõ hàng không không có người kiểm soát thẻ trước khi hành khách ra khỏi sân bay là nguyên nhân dẫn tới nạn thất lạc hành lý. Tuy nhiên, nhiều người phản đối lập luận này cho rằng không có sân bay nào trên thế giới kiểm soát thẻ hành lý ở cửa ra sân bay.
Vấn đề đáng nói ở các sân bay Việt Nam, đặc biệt tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, là nạn mất cắp thường xảy ra trên đường vận chuyển từ máy bay vào đến băng chuyền.
Có lẽ không có sân bay nào trên thế giới lại bắt buộc 100% hành lý phải đưa qua máy soi X-ray trước khi khách hàng ra khỏi cổng sân bay.
Một số Việt kiều cho biết họ đã bị nhũng nhiễu tại công đoạn này. Nhiều người quá mệt, chỉ muốn rút ngắn thời gian để trở về khách sạn hoặc ra ngoài với người thân đang chờ đợi quá lâu, đành móc túi chung tiền cho nhân viên hải quan phụ trách việc soi hành lý.
Hầu hết các sân bay trên thế giới hiện nay không buộc hành khách phải đưa hành lý qua máy soi, trừ những trường hợp có nghi ngờ mang hàng lậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét