Bài 1- Cần nhận thức đúng về cuộc khủng hoảng
Một vấn đề quan trọng đang được đặt ra hiện nay là cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam . Không chỉ có Việt Nam, các nước khác cũng bàn nhiều về chuyện này. Có lẽ vấn đề đầu tiên cần đặt ra là chuyện bắt mạch, thăm bệnh cho nền kinh tế thì mới bốc thuốc đúng bệnh. Nếu tái cơ cấu mà không nhìn thẳng vào căn bệnh, không nhìn thẳng vào khuyết tật trong sâu thẳm của nó, căn nguyên của nó thì không thể đưa ra tái cơ cấu cái gì.
VEF đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt về đề tài trên. Cuộc phỏng vấn do Phan Thế Hải thực hiện.
- Ông có thể đưa ra một vài ý kiến của mình về căn bệnh căn bản của nền kinh tế VN hiện nay?
- Để có thể lý giải được tất cả các hiện tượng của xã hội Việt Nam , đặc biệt là các hiện tượng kinh tế thì chúng ta phải định nghĩa lại trạng thái của thế giới. Thế giới đang bước sang một thời kỳ ngưỡng của tất cả các phát triển thông thường. Đây là dấu hiệu cuối cùng để chấm dứt triệt để trạng thái mà chúng ta gọi là chiến tranh lạnh, tức là tư duy lưỡng cực. Trên thế giới không phải chỉ có một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn có cuộc khủng hoảng thứ hai quan trọng hơn là khủng hoảng nhà nước. Hai cuộc khủng hoảng này cùng song song tồn tại trên thế giới.
Ngay cả khủng hoảng nhà nước cũng có hai loại. Ở phương Tây là khủng hoảng về sự thiếu nhà nước lâu dài trong đời sống kinh tế. Tức là nó đi đến một giới hạn về sự quá tự do, và biểu hiện đầu tiên của cuộc khủng hoảng về sự thiếu nhà nước là khủng hoảng trong kinh tế, và trong khủng hoảng kinh tế thì khủng hoảng tài chính là trung tâm. Tại sao lại như thế? Bảy tám năm trước đây anh có hỏi tôi, tôi cũng đã nói, toàn cầu hóa phá vỡ các tiêu chuẩn của chủ quyền, của các quyền lực quốc gia, phá vỡ các ranh giới, các biên giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hay cuộc khủng hoảng nhà nước ở phương Tây mà biểu hiện tập trung ở sự thiếu hụt vai trò của nhà nước trong tất cả các hoạt động. Toàn cầu hóa đến bây giờ mới bắt đầu sinh ra những mặt tiêu cực, tức là các năng lực quốc gia tuột ra khỏi biên giới và nằm ngoài tầm kiểm soát của tất cả các nhà nước. Cái linh hoạt nhất là tiền tệ, cái linh hoạt thứ hai là công nghệ. Công nghệ cũng tuột ra khỏi quản trị của nhà nước, do đó các lực lượng khủng bố mới có được các bí mật công nghệ quan trọng để từ đấy làm cho các nhà nước phải đối mặt với những lực lượng khủng bố có công nghệ cao. Tiền bạc vượt ra khỏi ranh giới các quốc gia và nó gây ra một cuộc khủng hoảng từ bên trong lòng phương Tây. Cho nên khủng hoảng kinh tế ở các nước có mầu sắc phương Tây xét về mặt kinh tế là rốn bão.
Khía cạnh thứ hai của khủng hoảng nhà nước là cực bên này quá tự do còn cực bên kia là quá độc tài. Sự rung động của Trung Đông và Bắc Phi là biểu hiện của khía cạnh thứ hai của khủng hoảng nhà nước, tức là các nhà nước độc tài. Nối hai hiện tượng khủng hoảng này thì chúng ta nhận ra đây là thời đại của các ranh giới của những quan niệm cổ xưa, những quan niệm truyền thống về khủng hoảng hay về vai trò của nhà nước. Sự vắng bóng của nhà nước tạo ra khủng hoảng kinh tế, sự có mặt thái quá của nhà nước tạo ra khủng hoảng xã hội. Chúng ta phải quan niệm vấn đề như thế thì mới giải thích được hiện tượng Việt Nam .
Việt Nam và Trung Hoa có một trạng thái, đó là trạng thái ở giữa, trung dung hơn. Đó là sự có mặt của nhà nước trong tất cả các khu vực, trừ kinh tế, do đó mới tạo ra được một sự phát triển khá ổn định. Những nguy cơ của việc vắng bóng nhà nước đã làm xuất hiện một số tư tưởng của các nhà chính trị tương đối bảo thủ là khôi phục lại địa vị của nhà nước trong đời sống kinh tế. Nhưng khôi phục lại địa vị của nhà nước trong kinh tế về cơ bản là lành mạnh vì nó có lý thuyết, còn khôi phục lại địa vị của nhà nước trong kinh tế cộng với những địa vị thái quá của nhà nước trong các phần còn lại của đời sống xã hội thì nó chất nặng lên trên lưng xã hội sự thống trị hay sự cai trị của nhà nước và nó đẩy các quốc gia như chúng ta về phía tả, tức là về phía gây ra khủng hoảng nhà nước theo quan điểm chính trị.
Cái đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn không phải là khủng hoảng kinh tế thuần túy. Nếu người ta đi tìm cách để tái cấu trúc lại nền kinh tế Việt Nam như là đòi hỏi của một cuộc khủng hoảng kinh tế thì chúng ta sẽ sai. Tôi sợ rằng vào thời điểm này chúng ta đang nhận thức sai về bản chất của các cuộc khủng hoảng ở Việt Nam . Nếu chúng ta kết hợp rút bớt vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội khác để nâng cao vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thì chúng ta mới tạo ra được một trạng thái cân bằng hay trạng thái hợp lý của vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội.
Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên tính toàn trị về mặt xã hội và chúng ta tăng cường vai trò của nhà nước trong kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, tức là chúng ta dần dần nhà nước hóa đời sống xã hội và chúng ta sẽ phạm phải sai lầm. Cho nên tất cả chương trình được gọi là cải cách đầu tư công, cải cách khu vực công, cải cách công ty nhà nước....tất cả những việc ấy xét về mặt lý luận không thể đem đến một kết quả tích cực được. Bởi vì chúng ta xác lập một trạng thái mất cân đối rộng hơn, toàn diện hơn sự mất cân đối về kinh tế hiện nay.
Nếu không nhận ra vấn đề như vậy thì cải cách không có phương hướng. Chúng ta định nghĩa lại thời đại của chúng ta, mở rộng ra phạm vi toàn cầu để hiểu sự xa rời của nhà nước đối với các trách nhiệm có chất lượng kinh tế của phương Tây nó tạo ra cuộc khủng hoảng này. Và nói đúng hơn đó chính là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng này nó không giống định nghĩa như chúng ta vẫn quan niệm là đêm trước của cách mạng, là đêm trước của cái nọ cái kia. Đây là một cuộc khủng hoảng thuần túy kinh tế do sự vắng bóng một cách có hệ thống vai trò nhà nước trong đời sống kinh tế.
Nói cách khác là sự hạn chế của các quyền lực nhà nước trong đời sống kinh tế tài chính tạo ra cuộc khủng hoảng ở phương Tây hiện nay, và chúng ta chỉ là những dấu hiệu cảm ứng, không phải là những dấu hiệu thực. Nếu có khủng hoảng của chúng ta thì không phải đấy là cuộc khủng hoảng kinh tế thuần túy mà có lẽ là cuộc khủng hoảng phát triển. Cách đây mấy hôm tôi có thảo luận với một giáo sư của một trường đại học ở Anh do Phòng Thương mại và công nghiệp giới thiệu đến đây. Tôi có nói sự lớn quá của quyền lực nhà nước sẽ tạo ra sự chậm phát triển, nhưng sự vắng bóng của quyền lực nhà nước sẽ tạo ra sự khủng hoảng. Làm thế nào để nhà nước giữ được một địa vị tạo ra cả sự phát triển lẫn sự ổn định, sự cân bằng của nó đấy chính là nhiệm vụ của lý luận, nhiệm vụ của khoa học chính trị.
- Bây giờ ta thử đi sâu hơn một chút về Việt Nam, Việt Nam cũng có câu chuyện của sự vắng bóng nhà nước, nhưng ngược lại cũng có câu chuyện của sự độc tài?
- Nếu tăng cường yếu tố nhà nước kiểm soát nền kinh tế thì chúng ta sẽ đẩy toàn bộ xã hội đến cực bên tả, đấy là một nguy cơ. Tôi không hiểu bây giờ các nhà lãnh đạo định tiến hành cuộc cải cách cơ cấu, cải cách kinh tế, cải cách thể chế theo hướng nào. Nếu chúng ta muốn tăng cường sự có mặt của nhà nước trong kinh tế tức là chúng ta khôi phục lại chế độ toàn trị. Thành công của Đảng trong suốt hơn ¼ thế kỷ đổi mới chính là nhà nước rút khỏi đời sống kinh tế một cách đáng kể và nó tạo ra một giai đoạn phát triển. Sự phát triển ấy bị từ trường của sự thiếu tự do chính trị làm méo. Mô tả hiện tượng méo của sự phát triển kinh tế của xã hội chúng ta là như thế nào? Tức là nó không tư nhân hóa được giống như những định nghĩa tương đối truyền thống của nhân loại về lĩnh vực cải cách kinh tế.
Phải nói là chúng ta tư nhân hóa theo nghĩa tiêu cực, tức là sự đánh cắp tài sản trên quy mô xã hội làm cho nhà nước luôn luôn rơi vào tình trạng không yên tâm. Và nhà nước vẫn có đầy đủ quyền lực trong tất cả các lĩnh vực còn lại của xã hội, cho nên nhà nước tăng cường kiểm soát lại đời sống kinh tế. Ví dụ, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói về chuyện nhà nước độc quyền về vàng chẳng hạn, thế thì đương nhiên nhà nước sẽ có những nhu cầu độc quyền khác nữa. Hai nhiệm kỳ này chúng ta thấy Đảng nói kinh tế nhà nước là chủ đạo. Bây giờ chúng ta tăng cường vai trò của nhà nước trong kinh tế, trong khi chúng ta không giãn bớt vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội và chính trị thì chúng ta sẽ trượt về phía độc tài. Khi chúng ta trượt về phía độc tài thì chúng ta lại gặp một cuộc khủng hoảng khác. Thay vì khủng hoảng kinh tế thì chúng ta sẽ có khủng hoảng xã hội. Cho nên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là biểu hiện đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội. Đài Tiếng nói Việt Nam đã đến phỏng vấn tôi là năm 2012 sẽ như thế nào? Tôi trả lởi rằng, năm 2012 có rất nhiều cơ hội nếu chúng ta đúng, nhưng sẽ là một cái hố tiêu năng khổng lồ nếu chúng ta sai, và tôi sợ rằng chúng ta đang sai. Bởi vì nhà nước hoàn toàn chủ động và chủ quan trong quá trình đưa ra các tiêu chuẩn của cuộc cải cách. Không có một sự thăm dò xã hội nào, không có một cuộc thảo luận xã hội nào đáng kể để xây dựng tiêu chuẩn chính trị cho công cuộc cải cách thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế.
Cho nên tôi sợ rằng với từ trường lệch như thế này chúng ta tự nhiên rơi vào cái bẫy của việc nhà nước hóa một cách toàn diện và chúng ta sẽ gặp một cuộc khủng hoảng khác, cuộc khủng hoảng ấy không còn là cuộc khủng hoảng kinh tế. Cho nên sự đúng đắn hay sự cân đối trong chuyện này nó dẫn đến hai hậu quả: hoặc là chúng ta khôi phục lại được sự cân bằng xã hội, hoặc chúng ta đẩy đất nước đến một cuộc khủng hoảng toàn diện hơn, không còn là kinh tế nữa. Tôi thấy hiện nay có một số ý kiến đưa ra là những gì nhà nước không cần nắm giữ thì nhà nước thoái vốn và nhà nước bán. Đấy là ý chí thuần tuý của Nhà nước. Nhà nước không phải là một đối tượng độc lập, nhà nước là sản phẩm xã hội, vậy bằng cách nào để nhà nước tỏ thái độ cần hay không cần? Không có.
Nhà nước là một chủ thể quản trị, nhà nước không phải là chủ thể kinh doanh. Nhà nước không cần thì nhà nước bán, thoái vốn, điều đó hoàn toàn chủ quan. Không có một điều tra xã hội học nào để xác nhận danh mục cái mà nhà nước không cần, và ai nói tiếng nói là nhà nước không cần. Nhà nước không nói tiếng nói ấy được. Nhà nước không thể nói là mình không cần vì nhà nước không phải là một chủ thể. Nhà nước là một cơ cấu được xã hội tạo ra thay mặt mình để quản trị đất nước. Nhà nước không có tiếng nói độc lập. Nhà nước mạnh dạn, tiên phong đưa ra ý chí nhà nước không cần, chỉ nguyên một câu ấy thôi là phản ánh đầy đủ tính chủ quan của cái gọi là các khuynh hướng cho cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước không cần thì bán, nhưng bán cho ai là không có tiêu chuẩn, và môi trường mà anh bán đi ấy được bảo hộ như thế nào thì anh không nói. Con cá này không đáng ở trong thùng này thì chuyển nó sang thùng kia, nhưng thùng kia có nước hay không. Cá nước ngọt thì quẳng sang thùng nước mặn hay cá nước mặn thì quẳng sang thùng nước ngọt anh có chuẩn bị không. Nhà nước thẩy ra và trong quá trình thẩy ra ấy thì không phải ai cũng có quyền bình đẳng trong việc đấu thầu hay nhận thầu. Và những ví dụ đầu tiên cho thấy rằng, không có tiêu chuẩn pháp quyền trong quá trình thẩy ra và tóm lấy. Và nó sẽ đẻ ra một cơ hội khổng lồ trong việc đánh tháo tài sản quốc gia.
Xét về phương diện tổng thể thì chúng ta hoàn toàn chưa xây dựng được hệ tiêu chuẩn của cải cách, của tái cơ cấu vi mô đối với các xí nghiệp và của cải cách vĩ mô đối với thể chế. Hội nghị Trung ương III thành công ở chỗ Ban chấp hành Trung ương đã đưa ra thảo luận về nhu cầu cần phải cải cách thể chế hay cải cách cơ cấu vi mô đối với các doanh nghiệp. Nhưng Đảng cũng chỉ nói mỗi nhu cầu của mình mà không đưa ra được các tiêu chuẩn chỉ đạo quá trình tái cơ cấu vi mô đối với các xí nghiệp và cải cách vĩ mô đối với thể chế. Không có tiêu chuẩn. Xã hội chúng ta là xã hội nhạy cảm, cho nên các cơ sở xã hội sẽ làm trước, giống như bán tháo vàng của tất cả các cơ sở khác sau khi dự thảo được tiết lộ ra ngoài là chỉ có SJC được công nhận. Chúng ta sẽ có rất nhiều quá trình tiền cải cách giống như tin đổi tiền lọt ra ngoài lập tức là người ta phải đem tiền đi mua đủ mọi thứ. Cho nên ở thời kỳ đổi tiền cuối cùng của nước cộng hòa của chúng ta thì một cái bánh rán có thể đổi được một lượng tiền mua được một cái xe đạp vào lúc bình thường.
Đây có phải là một thời điểm tháo khoán cho toàn bộ các tài sản quốc gia hay không? Bộ Tài chính thành lập một ủy ban xây dựng đề án cải cách doanh nghiệp nhà nước, tôi nghĩ rằng chỉ nguyên những cơ cấu ban đầu xác lập để tiến hành cuộc cải cách này hoàn toàn không tương xứng với các nguy cơ mà cuộc cải cách này tạo ra đối với tài sản quốc gia và đối với nền kinh tế cũng như đối với ổn định xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta nhận thức và chuẩn bị cho các cuộc cải cách này hết sức sơ sài.
(Kỳ sau: Quản trị DNNN – Hệ quả của thể chế chính trị)
VEF đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt về đề tài trên. Cuộc phỏng vấn do Phan Thế Hải thực hiện.
- Ông có thể đưa ra một vài ý kiến của mình về căn bệnh căn bản của nền kinh tế VN hiện nay?
- Để có thể lý giải được tất cả các hiện tượng của xã hội Việt Nam , đặc biệt là các hiện tượng kinh tế thì chúng ta phải định nghĩa lại trạng thái của thế giới. Thế giới đang bước sang một thời kỳ ngưỡng của tất cả các phát triển thông thường. Đây là dấu hiệu cuối cùng để chấm dứt triệt để trạng thái mà chúng ta gọi là chiến tranh lạnh, tức là tư duy lưỡng cực. Trên thế giới không phải chỉ có một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn có cuộc khủng hoảng thứ hai quan trọng hơn là khủng hoảng nhà nước. Hai cuộc khủng hoảng này cùng song song tồn tại trên thế giới.
Ngay cả khủng hoảng nhà nước cũng có hai loại. Ở phương Tây là khủng hoảng về sự thiếu nhà nước lâu dài trong đời sống kinh tế. Tức là nó đi đến một giới hạn về sự quá tự do, và biểu hiện đầu tiên của cuộc khủng hoảng về sự thiếu nhà nước là khủng hoảng trong kinh tế, và trong khủng hoảng kinh tế thì khủng hoảng tài chính là trung tâm. Tại sao lại như thế? Bảy tám năm trước đây anh có hỏi tôi, tôi cũng đã nói, toàn cầu hóa phá vỡ các tiêu chuẩn của chủ quyền, của các quyền lực quốc gia, phá vỡ các ranh giới, các biên giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hay cuộc khủng hoảng nhà nước ở phương Tây mà biểu hiện tập trung ở sự thiếu hụt vai trò của nhà nước trong tất cả các hoạt động. Toàn cầu hóa đến bây giờ mới bắt đầu sinh ra những mặt tiêu cực, tức là các năng lực quốc gia tuột ra khỏi biên giới và nằm ngoài tầm kiểm soát của tất cả các nhà nước. Cái linh hoạt nhất là tiền tệ, cái linh hoạt thứ hai là công nghệ. Công nghệ cũng tuột ra khỏi quản trị của nhà nước, do đó các lực lượng khủng bố mới có được các bí mật công nghệ quan trọng để từ đấy làm cho các nhà nước phải đối mặt với những lực lượng khủng bố có công nghệ cao. Tiền bạc vượt ra khỏi ranh giới các quốc gia và nó gây ra một cuộc khủng hoảng từ bên trong lòng phương Tây. Cho nên khủng hoảng kinh tế ở các nước có mầu sắc phương Tây xét về mặt kinh tế là rốn bão.
Khía cạnh thứ hai của khủng hoảng nhà nước là cực bên này quá tự do còn cực bên kia là quá độc tài. Sự rung động của Trung Đông và Bắc Phi là biểu hiện của khía cạnh thứ hai của khủng hoảng nhà nước, tức là các nhà nước độc tài. Nối hai hiện tượng khủng hoảng này thì chúng ta nhận ra đây là thời đại của các ranh giới của những quan niệm cổ xưa, những quan niệm truyền thống về khủng hoảng hay về vai trò của nhà nước. Sự vắng bóng của nhà nước tạo ra khủng hoảng kinh tế, sự có mặt thái quá của nhà nước tạo ra khủng hoảng xã hội. Chúng ta phải quan niệm vấn đề như thế thì mới giải thích được hiện tượng Việt Nam .
Việt Nam và Trung Hoa có một trạng thái, đó là trạng thái ở giữa, trung dung hơn. Đó là sự có mặt của nhà nước trong tất cả các khu vực, trừ kinh tế, do đó mới tạo ra được một sự phát triển khá ổn định. Những nguy cơ của việc vắng bóng nhà nước đã làm xuất hiện một số tư tưởng của các nhà chính trị tương đối bảo thủ là khôi phục lại địa vị của nhà nước trong đời sống kinh tế. Nhưng khôi phục lại địa vị của nhà nước trong kinh tế về cơ bản là lành mạnh vì nó có lý thuyết, còn khôi phục lại địa vị của nhà nước trong kinh tế cộng với những địa vị thái quá của nhà nước trong các phần còn lại của đời sống xã hội thì nó chất nặng lên trên lưng xã hội sự thống trị hay sự cai trị của nhà nước và nó đẩy các quốc gia như chúng ta về phía tả, tức là về phía gây ra khủng hoảng nhà nước theo quan điểm chính trị.
Cái đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn không phải là khủng hoảng kinh tế thuần túy. Nếu người ta đi tìm cách để tái cấu trúc lại nền kinh tế Việt Nam như là đòi hỏi của một cuộc khủng hoảng kinh tế thì chúng ta sẽ sai. Tôi sợ rằng vào thời điểm này chúng ta đang nhận thức sai về bản chất của các cuộc khủng hoảng ở Việt Nam . Nếu chúng ta kết hợp rút bớt vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội khác để nâng cao vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thì chúng ta mới tạo ra được một trạng thái cân bằng hay trạng thái hợp lý của vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội.
Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên tính toàn trị về mặt xã hội và chúng ta tăng cường vai trò của nhà nước trong kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, tức là chúng ta dần dần nhà nước hóa đời sống xã hội và chúng ta sẽ phạm phải sai lầm. Cho nên tất cả chương trình được gọi là cải cách đầu tư công, cải cách khu vực công, cải cách công ty nhà nước....tất cả những việc ấy xét về mặt lý luận không thể đem đến một kết quả tích cực được. Bởi vì chúng ta xác lập một trạng thái mất cân đối rộng hơn, toàn diện hơn sự mất cân đối về kinh tế hiện nay.
Nếu không nhận ra vấn đề như vậy thì cải cách không có phương hướng. Chúng ta định nghĩa lại thời đại của chúng ta, mở rộng ra phạm vi toàn cầu để hiểu sự xa rời của nhà nước đối với các trách nhiệm có chất lượng kinh tế của phương Tây nó tạo ra cuộc khủng hoảng này. Và nói đúng hơn đó chính là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng này nó không giống định nghĩa như chúng ta vẫn quan niệm là đêm trước của cách mạng, là đêm trước của cái nọ cái kia. Đây là một cuộc khủng hoảng thuần túy kinh tế do sự vắng bóng một cách có hệ thống vai trò nhà nước trong đời sống kinh tế.
Nói cách khác là sự hạn chế của các quyền lực nhà nước trong đời sống kinh tế tài chính tạo ra cuộc khủng hoảng ở phương Tây hiện nay, và chúng ta chỉ là những dấu hiệu cảm ứng, không phải là những dấu hiệu thực. Nếu có khủng hoảng của chúng ta thì không phải đấy là cuộc khủng hoảng kinh tế thuần túy mà có lẽ là cuộc khủng hoảng phát triển. Cách đây mấy hôm tôi có thảo luận với một giáo sư của một trường đại học ở Anh do Phòng Thương mại và công nghiệp giới thiệu đến đây. Tôi có nói sự lớn quá của quyền lực nhà nước sẽ tạo ra sự chậm phát triển, nhưng sự vắng bóng của quyền lực nhà nước sẽ tạo ra sự khủng hoảng. Làm thế nào để nhà nước giữ được một địa vị tạo ra cả sự phát triển lẫn sự ổn định, sự cân bằng của nó đấy chính là nhiệm vụ của lý luận, nhiệm vụ của khoa học chính trị.
- Bây giờ ta thử đi sâu hơn một chút về Việt Nam, Việt Nam cũng có câu chuyện của sự vắng bóng nhà nước, nhưng ngược lại cũng có câu chuyện của sự độc tài?
- Nếu tăng cường yếu tố nhà nước kiểm soát nền kinh tế thì chúng ta sẽ đẩy toàn bộ xã hội đến cực bên tả, đấy là một nguy cơ. Tôi không hiểu bây giờ các nhà lãnh đạo định tiến hành cuộc cải cách cơ cấu, cải cách kinh tế, cải cách thể chế theo hướng nào. Nếu chúng ta muốn tăng cường sự có mặt của nhà nước trong kinh tế tức là chúng ta khôi phục lại chế độ toàn trị. Thành công của Đảng trong suốt hơn ¼ thế kỷ đổi mới chính là nhà nước rút khỏi đời sống kinh tế một cách đáng kể và nó tạo ra một giai đoạn phát triển. Sự phát triển ấy bị từ trường của sự thiếu tự do chính trị làm méo. Mô tả hiện tượng méo của sự phát triển kinh tế của xã hội chúng ta là như thế nào? Tức là nó không tư nhân hóa được giống như những định nghĩa tương đối truyền thống của nhân loại về lĩnh vực cải cách kinh tế.
Phải nói là chúng ta tư nhân hóa theo nghĩa tiêu cực, tức là sự đánh cắp tài sản trên quy mô xã hội làm cho nhà nước luôn luôn rơi vào tình trạng không yên tâm. Và nhà nước vẫn có đầy đủ quyền lực trong tất cả các lĩnh vực còn lại của xã hội, cho nên nhà nước tăng cường kiểm soát lại đời sống kinh tế. Ví dụ, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói về chuyện nhà nước độc quyền về vàng chẳng hạn, thế thì đương nhiên nhà nước sẽ có những nhu cầu độc quyền khác nữa. Hai nhiệm kỳ này chúng ta thấy Đảng nói kinh tế nhà nước là chủ đạo. Bây giờ chúng ta tăng cường vai trò của nhà nước trong kinh tế, trong khi chúng ta không giãn bớt vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội và chính trị thì chúng ta sẽ trượt về phía độc tài. Khi chúng ta trượt về phía độc tài thì chúng ta lại gặp một cuộc khủng hoảng khác. Thay vì khủng hoảng kinh tế thì chúng ta sẽ có khủng hoảng xã hội. Cho nên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là biểu hiện đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội. Đài Tiếng nói Việt Nam đã đến phỏng vấn tôi là năm 2012 sẽ như thế nào? Tôi trả lởi rằng, năm 2012 có rất nhiều cơ hội nếu chúng ta đúng, nhưng sẽ là một cái hố tiêu năng khổng lồ nếu chúng ta sai, và tôi sợ rằng chúng ta đang sai. Bởi vì nhà nước hoàn toàn chủ động và chủ quan trong quá trình đưa ra các tiêu chuẩn của cuộc cải cách. Không có một sự thăm dò xã hội nào, không có một cuộc thảo luận xã hội nào đáng kể để xây dựng tiêu chuẩn chính trị cho công cuộc cải cách thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế.
Cho nên tôi sợ rằng với từ trường lệch như thế này chúng ta tự nhiên rơi vào cái bẫy của việc nhà nước hóa một cách toàn diện và chúng ta sẽ gặp một cuộc khủng hoảng khác, cuộc khủng hoảng ấy không còn là cuộc khủng hoảng kinh tế. Cho nên sự đúng đắn hay sự cân đối trong chuyện này nó dẫn đến hai hậu quả: hoặc là chúng ta khôi phục lại được sự cân bằng xã hội, hoặc chúng ta đẩy đất nước đến một cuộc khủng hoảng toàn diện hơn, không còn là kinh tế nữa. Tôi thấy hiện nay có một số ý kiến đưa ra là những gì nhà nước không cần nắm giữ thì nhà nước thoái vốn và nhà nước bán. Đấy là ý chí thuần tuý của Nhà nước. Nhà nước không phải là một đối tượng độc lập, nhà nước là sản phẩm xã hội, vậy bằng cách nào để nhà nước tỏ thái độ cần hay không cần? Không có.
Nhà nước là một chủ thể quản trị, nhà nước không phải là chủ thể kinh doanh. Nhà nước không cần thì nhà nước bán, thoái vốn, điều đó hoàn toàn chủ quan. Không có một điều tra xã hội học nào để xác nhận danh mục cái mà nhà nước không cần, và ai nói tiếng nói là nhà nước không cần. Nhà nước không nói tiếng nói ấy được. Nhà nước không thể nói là mình không cần vì nhà nước không phải là một chủ thể. Nhà nước là một cơ cấu được xã hội tạo ra thay mặt mình để quản trị đất nước. Nhà nước không có tiếng nói độc lập. Nhà nước mạnh dạn, tiên phong đưa ra ý chí nhà nước không cần, chỉ nguyên một câu ấy thôi là phản ánh đầy đủ tính chủ quan của cái gọi là các khuynh hướng cho cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước không cần thì bán, nhưng bán cho ai là không có tiêu chuẩn, và môi trường mà anh bán đi ấy được bảo hộ như thế nào thì anh không nói. Con cá này không đáng ở trong thùng này thì chuyển nó sang thùng kia, nhưng thùng kia có nước hay không. Cá nước ngọt thì quẳng sang thùng nước mặn hay cá nước mặn thì quẳng sang thùng nước ngọt anh có chuẩn bị không. Nhà nước thẩy ra và trong quá trình thẩy ra ấy thì không phải ai cũng có quyền bình đẳng trong việc đấu thầu hay nhận thầu. Và những ví dụ đầu tiên cho thấy rằng, không có tiêu chuẩn pháp quyền trong quá trình thẩy ra và tóm lấy. Và nó sẽ đẻ ra một cơ hội khổng lồ trong việc đánh tháo tài sản quốc gia.
Xét về phương diện tổng thể thì chúng ta hoàn toàn chưa xây dựng được hệ tiêu chuẩn của cải cách, của tái cơ cấu vi mô đối với các xí nghiệp và của cải cách vĩ mô đối với thể chế. Hội nghị Trung ương III thành công ở chỗ Ban chấp hành Trung ương đã đưa ra thảo luận về nhu cầu cần phải cải cách thể chế hay cải cách cơ cấu vi mô đối với các doanh nghiệp. Nhưng Đảng cũng chỉ nói mỗi nhu cầu của mình mà không đưa ra được các tiêu chuẩn chỉ đạo quá trình tái cơ cấu vi mô đối với các xí nghiệp và cải cách vĩ mô đối với thể chế. Không có tiêu chuẩn. Xã hội chúng ta là xã hội nhạy cảm, cho nên các cơ sở xã hội sẽ làm trước, giống như bán tháo vàng của tất cả các cơ sở khác sau khi dự thảo được tiết lộ ra ngoài là chỉ có SJC được công nhận. Chúng ta sẽ có rất nhiều quá trình tiền cải cách giống như tin đổi tiền lọt ra ngoài lập tức là người ta phải đem tiền đi mua đủ mọi thứ. Cho nên ở thời kỳ đổi tiền cuối cùng của nước cộng hòa của chúng ta thì một cái bánh rán có thể đổi được một lượng tiền mua được một cái xe đạp vào lúc bình thường.
Đây có phải là một thời điểm tháo khoán cho toàn bộ các tài sản quốc gia hay không? Bộ Tài chính thành lập một ủy ban xây dựng đề án cải cách doanh nghiệp nhà nước, tôi nghĩ rằng chỉ nguyên những cơ cấu ban đầu xác lập để tiến hành cuộc cải cách này hoàn toàn không tương xứng với các nguy cơ mà cuộc cải cách này tạo ra đối với tài sản quốc gia và đối với nền kinh tế cũng như đối với ổn định xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta nhận thức và chuẩn bị cho các cuộc cải cách này hết sức sơ sài.
(Kỳ sau: Quản trị DNNN – Hệ quả của thể chế chính trị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét