Nếu “vách đá tài khóa” xảy ra, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái với mức tăng trưởng âm. Tin tức tại nước Mỹ trong những ngày gần đây thường hay nhắc tới cụm từ “vách đá tài khóa” (fiscal clif). Chắc hẳn cũng có người thắc mắc không hiểu “vách đá tài khóa” là gì mà lại quan trọng đến tương lai của nước Mỹ đến như vậy.
“Vách đá tài khóa” là gì?
Cụm từ “vách đá tài khóa” được sử dụng để nói về nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ gặp phải với một loạt các thay đổi trong chính sách sẽ tự động có hiệu lực vào cuối năm nay nếu như Quốc Hội Mỹ không hành động.
Về phía thu ngân sách, vấn đề lớn nhất chính là các chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush và chính sách cắt giảm tiền lương. Về phía ngân sách chi tiêu, các khoản giảm chi ngân sách tự động trong thỏa thuận về trần nợ công được đưa ra trong mùa Hè năm ngoái sẽ có hiệu lực.
Một loạt thay đổi lớn diễn ra sẽ khiến ngân sách sụt giảm mạnh và theo lý thuyết kinh tế thì đây là mối đe dọa lớn đến quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Khi nào thì “vách đá tài khóa” xảy ra?
Thuế tiền lương sẽ hết hạn vào tháng 12 trong khi chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush sẽ đáo hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều loại thuế mới cũng như mức thuế cao hơn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2013.
Do thuế tiền lương được khấu trừ vào tiền lương hàng tuần, hiệu ứng sẽ xảy ra ngay lập tức. Hiệu ứng từ thuế thu nhập cá nhân chỉ bắt đầu xảy ra vào năm 2013. Nếu như các chủ sử dụng lao động điều chỉnh, hiệu ứng sẽ đến sớm hơn trong khi hiệu ứng có thể bị trì hoãn nếu như có rào cản nào đó xuất hiện.
Các khoản cắt giảm chi tiêu cũng bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1. Trong đó, chi tiêu cho quốc phòng và phi quốc phòng, mỗi khoản sẽ giảm $27 tỷ, trong khi chi tiêu cho chương trình Medicare cũng giảm $12 tỷ.
Nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ủy Ban Ngân Sách Quốc Hội Mỹ (CBO) ước tính rằng tăng trưởng Tổng Sản Lượng Quốc Nội (GDP) của Mỹ sẽ bị sụt giảm 3.9% nếu như vách đá tài khóa trở thành sự thực. Nếu đúng là như vậy, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái với mức tăng trưởng âm.
Thêm vào đó, những dự đoán cho rằng vách đá tài khóa sẽ xảy ra cũng khiến tăng trưởng GDP giảm 0.5%.
Trong ngắn hạn, vách đá tài khóa sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực cho nền kinh tế. Do đó, thỏa thuận nhằm giảm bớt tác hại của những thay đổi này sẽ giúp ích rất nhiều. Cũng theo ước tính của CBO, nếu như khoản cắt giảm thuế tiền lương đáo hạn nhưng các hạng mục khác tiếp tục được kéo dài, tăng trưởng GDP sẽ chỉ sụt giảm 2.3%. Đây cũng không phải là điều tốt, nhưng ít ra thì nước Mỹ cũng tránh được tăng trưởng âm.
Tuy nhiên, một số người lại lạc quan về vách đá tài khóa. Theo 1 báo cáo được Carlyle Group công bố, thâm hụt ngân sách giảm xuống sẽ giúp giải quyết các vấn đề về ngân sách trong ngắn và trung hạn.
Mặc dù vậy, cũng cần phải chú ý rằng trong khi thâm hụt ngân sách được giảm xuống, tăng trưởng sụt giảm sẽ khiến thâm hụt tăng thêm $47 tỷ trong giai đoạn 2012 - 2013. Điều này nhắc nhở rằng tăng trưởng vẫn là một công cụ quan trọng và thường được đánh giá thấp trong việc giảm thâm hụt ngân sách.
Làm thế nào để ngăn chặn vách đá tài khóa?
Cách đơn giản nhất chính là ngăn chặn không cho bất cứ chính sách nào có hiệu lực. Các chính sách cắt giảm thuế lại tiếp tục được áp dụng mặc dù hoàn toàn đối lập với kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của ông Obama. Tuy nhiên, rất ít người muốn làm như vậy.
Do đó, cách tốt nhất là ngăn chặn hầu hết các yếu tố trong khi hạn chế qui mô hoặc xóa bỏ hoàn toàn một số yếu tố khác, đặc biệt là chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush và chính sách giảm thuế tiền lương.
Tất cả các trường hợp này đều khiến tăng trưởng giảm xuống. Tuy nhiên, nếu như để cho chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush (đặc biệt là chính sách đối với người có thu nhập cao) hết hạn, mức thiệt hại sẽ là thấp nhất.
Vách đá tài khóa cũng có thể được bẻ ngược bằng cách thỏa thuận như những gì đã diễn ra mùa Hè năm ngoài. Một nhóm các thượng nghị sĩ đã cố gắng thực hiện ý tưởng này. Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Ủy Ban Ngân Sách của Hạ Viện và là ứng cử viên Phó Tổng Thống tranh cử trong chiến dịch của ông Mitt Romney trong cuộc bầu cử vừa qua, đã trình bày kế hoạch giúp nước Mỹ tránh được vách đá tài khóa. Ý tưởng của ông là trì hoãn một số suy giảm trong ngắn hạn trong khi chịu đựng thâm hụt ngân sách sụt giảm trong dài hạn.
Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra trong quá khứ, giải pháp luôn là điều gây nhiều tranh cãi. Rất khó để có thể nhận được sự nhất trí hoàn toàn từ 60 thượng nghị sĩ và 218 dân biểu. Đó chính là lý do vì sao vách đá tài khóa lại là mối nguy lớn nhất đang đe dọa nước Mỹ và khiến thị trường chứng khoán Mỹ liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây. (H.N - Theo Washington Post)
“Vách đá tài khóa” là gì?
Cụm từ “vách đá tài khóa” được sử dụng để nói về nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ gặp phải với một loạt các thay đổi trong chính sách sẽ tự động có hiệu lực vào cuối năm nay nếu như Quốc Hội Mỹ không hành động.
Về phía thu ngân sách, vấn đề lớn nhất chính là các chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush và chính sách cắt giảm tiền lương. Về phía ngân sách chi tiêu, các khoản giảm chi ngân sách tự động trong thỏa thuận về trần nợ công được đưa ra trong mùa Hè năm ngoái sẽ có hiệu lực.
Một loạt thay đổi lớn diễn ra sẽ khiến ngân sách sụt giảm mạnh và theo lý thuyết kinh tế thì đây là mối đe dọa lớn đến quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Khi nào thì “vách đá tài khóa” xảy ra?
Thuế tiền lương sẽ hết hạn vào tháng 12 trong khi chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush sẽ đáo hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều loại thuế mới cũng như mức thuế cao hơn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2013.
Do thuế tiền lương được khấu trừ vào tiền lương hàng tuần, hiệu ứng sẽ xảy ra ngay lập tức. Hiệu ứng từ thuế thu nhập cá nhân chỉ bắt đầu xảy ra vào năm 2013. Nếu như các chủ sử dụng lao động điều chỉnh, hiệu ứng sẽ đến sớm hơn trong khi hiệu ứng có thể bị trì hoãn nếu như có rào cản nào đó xuất hiện.
Các khoản cắt giảm chi tiêu cũng bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1. Trong đó, chi tiêu cho quốc phòng và phi quốc phòng, mỗi khoản sẽ giảm $27 tỷ, trong khi chi tiêu cho chương trình Medicare cũng giảm $12 tỷ.
Nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ủy Ban Ngân Sách Quốc Hội Mỹ (CBO) ước tính rằng tăng trưởng Tổng Sản Lượng Quốc Nội (GDP) của Mỹ sẽ bị sụt giảm 3.9% nếu như vách đá tài khóa trở thành sự thực. Nếu đúng là như vậy, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái với mức tăng trưởng âm.
Thêm vào đó, những dự đoán cho rằng vách đá tài khóa sẽ xảy ra cũng khiến tăng trưởng GDP giảm 0.5%.
Trong ngắn hạn, vách đá tài khóa sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực cho nền kinh tế. Do đó, thỏa thuận nhằm giảm bớt tác hại của những thay đổi này sẽ giúp ích rất nhiều. Cũng theo ước tính của CBO, nếu như khoản cắt giảm thuế tiền lương đáo hạn nhưng các hạng mục khác tiếp tục được kéo dài, tăng trưởng GDP sẽ chỉ sụt giảm 2.3%. Đây cũng không phải là điều tốt, nhưng ít ra thì nước Mỹ cũng tránh được tăng trưởng âm.
Tuy nhiên, một số người lại lạc quan về vách đá tài khóa. Theo 1 báo cáo được Carlyle Group công bố, thâm hụt ngân sách giảm xuống sẽ giúp giải quyết các vấn đề về ngân sách trong ngắn và trung hạn.
Mặc dù vậy, cũng cần phải chú ý rằng trong khi thâm hụt ngân sách được giảm xuống, tăng trưởng sụt giảm sẽ khiến thâm hụt tăng thêm $47 tỷ trong giai đoạn 2012 - 2013. Điều này nhắc nhở rằng tăng trưởng vẫn là một công cụ quan trọng và thường được đánh giá thấp trong việc giảm thâm hụt ngân sách.
Làm thế nào để ngăn chặn vách đá tài khóa?
Cách đơn giản nhất chính là ngăn chặn không cho bất cứ chính sách nào có hiệu lực. Các chính sách cắt giảm thuế lại tiếp tục được áp dụng mặc dù hoàn toàn đối lập với kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của ông Obama. Tuy nhiên, rất ít người muốn làm như vậy.
Do đó, cách tốt nhất là ngăn chặn hầu hết các yếu tố trong khi hạn chế qui mô hoặc xóa bỏ hoàn toàn một số yếu tố khác, đặc biệt là chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush và chính sách giảm thuế tiền lương.
Tất cả các trường hợp này đều khiến tăng trưởng giảm xuống. Tuy nhiên, nếu như để cho chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng Thống Bush (đặc biệt là chính sách đối với người có thu nhập cao) hết hạn, mức thiệt hại sẽ là thấp nhất.
Vách đá tài khóa cũng có thể được bẻ ngược bằng cách thỏa thuận như những gì đã diễn ra mùa Hè năm ngoài. Một nhóm các thượng nghị sĩ đã cố gắng thực hiện ý tưởng này. Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Ủy Ban Ngân Sách của Hạ Viện và là ứng cử viên Phó Tổng Thống tranh cử trong chiến dịch của ông Mitt Romney trong cuộc bầu cử vừa qua, đã trình bày kế hoạch giúp nước Mỹ tránh được vách đá tài khóa. Ý tưởng của ông là trì hoãn một số suy giảm trong ngắn hạn trong khi chịu đựng thâm hụt ngân sách sụt giảm trong dài hạn.
Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra trong quá khứ, giải pháp luôn là điều gây nhiều tranh cãi. Rất khó để có thể nhận được sự nhất trí hoàn toàn từ 60 thượng nghị sĩ và 218 dân biểu. Đó chính là lý do vì sao vách đá tài khóa lại là mối nguy lớn nhất đang đe dọa nước Mỹ và khiến thị trường chứng khoán Mỹ liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây. (H.N - Theo Washington Post)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét