Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Hội nghị CG 'lột xác' sau 20 năm tồn tại

Hoan hô những thay đổi của CG:

Bàn tròn tài trợ 'lột xác' sau 20 năm tồn tại

Sẽ không còn cảnh các nhà tài trợ lần lượt đưa ra các con số ODA cam kết cho Việt Nam như thường lệ tại Hội nghị CG năm nay.
Nợ xấu có thể khiến Việt Nam mất 7 tỷ USD

Tin liên quan:
Đã thành thông lệ hàng năm, Hội nghị CG cuối kỳ tổ chức vào tháng 12 luôn có phần công bố cam kết tài trợ ODA. Như cuối năm 2011, tổng cam kết từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cho Việt Nam cho 2012 là gần 7,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, có nhiều thay đổi trong Hội nghị CG 2012 được tổ chức vào tuần tới, trong đó sẽ không còn phần công bố trên, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết tại buổi họp báo chiều nay tại Hà Nội.
"Cuộc họp CG từ nay sẽ không còn là nơi huy động viện trợ nữa, mà là cơ hội để các bên cùng nhau đối thoại về chính sách, trên tinh thần hợp tác và xây dựng", bà Victoria Kwakwa nói. Cũng theo bà Kwakwa, không như trước đây, hiện nay các nhà đầu tư quốc tế đã biết rõ hơn về Việt Nam và ngược lại. Do đó giữa Việt Nam và nhà tài trợ có thể bàn thảo về phương thức hợp tác vào bất cứ khoảng thời gian nào, thay vì đưa ra một con số vào mỗi cuối năm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tại Hội nghị CG năm nay. Ảnh:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tại Hội nghị CG năm nay. Ảnh: TB, ảnh tư liệu từ CG những năm trước.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề con số không còn mục tiêu lớn nhất nữa, vị Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu. Điều quan trọng là sau cuộc họp, các bên tìm ra được giải pháp để giải quyết những thách thức mới đặt ra. Trên tinh thần đó, từ cuộc họp năm sau, Hội nghị CG cũng sẽ đổi tên thành "Diễn đàn Phát triển Việt Nam".
Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam, thường gọi là Hội nghị CG đã trải qua lịch sử gần 20 năm kể từ khi ra đời vào 1993 tại Paris. Tổng vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết trong khoảng thời gian trên là gần 70 tỷ USD. Riêng 3 năm gần đây có tổng cam kết bằng 50% toàn bộ số vốn những năm trước đó cộng lại.
Sau nhiều năm, cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam dần được mở rộng và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam.
Nhiều thách thức mới nổi
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: TB
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: TB
Cũng trong buổi họp báo chiều nay, các đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới gọi tên nhiều thách thức mới xuất hiện trong kinh tế Việt Nam và chúng sẽ là một trong những vấn đề sẽ được mang ra mổ xẻ tại Hội nghị CG tuần tới.
Ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Dự trữ ngoại tệ tăng nhưng vẫn thấp so với quốc tế 2,3 tháng nhập khẩu so với 7,1 tháng của Hàn Quốc hay 8,7 tháng của Thái Lan). Đại diện của Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo việc nới lỏng các chính sách tài khoá hoặc tiền tệ quá sớm có thể làm lạm phát gia tăng trở lại. Triển khai chậm trễ và kém hiệu quả quá trình quá trình cải cách cơ cấu, kể cả giải quyết nợ xấu trong ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang là vật cản tới tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Ngay cả trong những lĩnh vực tưởng chừng vừa có sự khởi sắc như xuất khẩu, vẫn tồn tại nhiều lo ngại. Tính chung 11 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế xuất khẩu của khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hầu như không tăng. Đóng góp chủ yếu vào đà tăng 18% chủ yếu là khối doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, vị Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng trung hạn. Theo bà, không cần tới 5 năm tới, Việt Nam cũng có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, như Thái Lan hay các nước châu Á khác đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997.
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế phục hồi không chắc chắn, năm nay dự kiến GDP toàn cầu tăng trưởng ở 2,3%, giảm liên tục từ 4,3% năm 2010 và 2,7% năm 2011. Năm nay, ngoại trừ Thái Lan và Philippines, các quốc gia Đông Á đều chứng kiến đà tăng trưởng chậm lại. Riêng với Việt Nam, tăng trưởng dự kiến là 5,2% năm nay và 5,5% năm sau.
Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012 sẽ diễn ra vào ngày 10/12. Hội nghị năm nay mang chủ đề "Đặt nền móng cho phát triển bền vững". Hội nghị CG cho Việt Nam có sự tham gia của đại diện Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ song phương và đa phương, các tổ chức phi chính phủ. Dự kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam.
Thanh Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét