Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Đọc "Bên thắng cuộc", xem lại phim "Giải phóng Sài Gòn (2005)"

Đọc "Bên thắng cuộc", xem lại phim "Giải phóng Sài Gòn"



Tên phim: Giải Phóng Sài Gòn
Đạo diễn: Long Vân
Thể loại: Phim Lẻ, Phim Việt Nam, Phim Chiến Tranh
Độ dài: Đang cập nhật
Quốc gia: Việt Nam
Phát hành: Đang cập nhật
Diễn viên: Thanh Thuý, Lan Hương, Hà Văn Trọng, Hoàng Quân Tạo, Hồ Tháp, Thành Hội, Minh Hoàng
Nguồn: Sưu tầm

Xem tại: http://xemphimonline.newscn.vn/2012/04/phim-giai-phong-sai-gon.html

Giới thiệu: Bộ phim Giải Phóng Sài Gòn phải thực hiện một trách nhiệm to lớn: tái hiện lại cuộc tổng tấn công năm 1975 từ đầu đến cuối, trong 2 giờ đồng hồ. Phim đạt được phần nào mục tiêu lớn ấy. Không giống như phim truyện (cần có "truyện", có cao trào, với những hồi hộp gay cấn), nhân vật chính của phim chính là cuộc tổng tấn công lịch sử năm 1975.

Bộ phim lần lượt giới thiệu cho khán giả những nhân vật lịch sử có thật, đây là tổng bí thư Lê Duẩn đứng trầm ngâm suy nghĩ về thời cuộc và nhớ đến Hồ Chủ Tịch, đây là đại tướng Võ Nguyên Giáp đầy căng thẳng và quả quyết chỉ huy trận chiến từ xa, đây là đồng chí Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) và thượng tướng Trần Văn Trà hiền lành và hoà đồng với anh em ở chiến khu D, đây là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước chiến thắng của quân đội ta và sự bỏ rơi của nước Mỹ, đây là Nguyễn Hữu Hạnh, người của ta cài vào hàng ngũ địch để đến phút chót đã thuyết phục tổng tống Dương Văn Minh thương thuyết và đầu hàng, không gây đổ máu nhân dân và binh sĩ, đây là ông đại sứ Martin, người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam trong cuộc đào thoát năm 1975...; những trận đánh lịch sử nổi tiếng, ở Huế, rồi Xuân Lộc, rồi cuộc tấn công vào Sài Gòn ngày 30.4.1975...

Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, các nhà làm phim thực hiện một bộ phim truyện nhựa quy mô lớn về Tổng tiến công và nổi dậy thống nhất đất nước. Đó là bộ phim Giải Phóng Sài Gòn của Hãng phim truyện Việt Nam.

Đây có thể coi là một bộ phim kỷ lục với gần 10 năm thực hiện kể từ khâu kịch bản, với sự tham gia của 5 nhà biên kịch và sự tái hiện những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử.

Hiện tại bộ phim đang được thực hiện phần hậu kỳ tại Thái Lan để kịp hoàn thành, công chiếu rộng rãi trong Tuần phim chào mừng 30/4 sắp tới.

Thắng lợi mở màn giải phóng Buôn Ma Thuột; để bảo vệ chính quyền Sài Gòn, đối phương phải tính đến việc rút khỏi khỏi Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung; những trận Pháo kích Sân Bay Biên Hoà; hình ảnh những anh bộ đội Giải Phóng quân tiến vào Sài Gòn; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử... được tái hiện lại qua những thước phim với nhiều đại cảnh hoành tráng. Nhiều chi tiết của cuộc chiến dựa trên những bút ký, bài báo và tiểu thuyết của đại tá Nguyễn Trần Thiết, người hơn 10 năm trên các chiến trường miền Nam với tư cách phóng viên quân đội. Là 1 trong 5 tác giả kịch bản phim, ông cảm thấy rất tâm đắc với tác phẩm dù rằng đây là lần đầu tiên ông bước chân vào lĩnh vực điện ảnh.

Đại tá Nguyễn Trần Thiết - Biên kịch phim truyện nhựa Giải phóng Sài Gòn, cho biết: "Cái chính của kịch bản là làm thế nào để người xem hiểu được tại sao ta lại thắng Mỹ. Đó là tài chỉ huy, đó là sự đồng lòng quân dân, sự dũng cảm của các chiến sỹ... Với vốn sống của một anh phóng viên chiến tranh đi theo chiến dịch từ đầu tới cuối, nên nhiều chi tiết sống động, thực tế cuộc sống giúp tôi thực hiện kịch bản này".

Giải phóng Sài Gòn là một bộ phim đầy ắp các nhân vật có thật. Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều nhà chỉ huy quân sự cao cấp... Phía bên kia là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại sứ Mỹ Mactin và tướng Weyand... Chân dung và tính cách của các nhân vật đươc khắc hoạ khá rõ nét qua những cuộc đối thoại, họp bàn trước mỗi trận đánh quan trọng... Đó cũng là ý tưởng của đạo diễn Long Vân, người đã từng khá thành công với 2 tác phẩm "Biệt động Sài Gòn" và "Hẹn gặp lại Sài Gòn". Hơn 20 năm nghiên cứu về đề tài này, ông muốn tạo sự hẫp dẫn và độc đáo của "Giải phóng Sài Gòn" trước các thước phim tư liệu khác.

Lần đầu tiên, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng qua một bộ phim truyện nhựa., với tầm vóc của ông, đây là một thách thức không nhỏ với các nhà làm phim.

Bên cạnh những trận đánh lớn, những nhân vật có thật nổi tiếng, một tuyến nhân vật khác tạo nên đường dây xúc cảm bình dị cho bộ phim. Đó là sư trưởng Trần Du với nữ cán bộ nội thành Bẩy Lương. Đó là tình yêu giữa cô giao liên và một chiến sỹ xe tăng. Khán giả sẽ tìm thấy ở đó cuộc sống của những con người Việt Nam trong và bên ngoài cuộc chiến, với tình cha con, vợ chồng, tình cảm lứa đôi... Có những hy sinh, mất mát, niềm vui và khổ đau... Và vượt lên trên tất cả, những con người ấy đã sát cánh bên nhau chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc thân yêu.


Phim 'Giải phóng Sài Gòn


Vnexpress: Sau 13 năm, "Giải phóng Sài Gòn" - bộ phim ôm nhiều kỷ lục: thời gian thực hiện lâu nhất (qua 3 đời giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam), kinh phí vào hàng lớn nhất (12,5 tỷ đồng) - đồng loạt được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc vào ngày 27/4/2005.

Bắt đầu bằng trận đánh mở màn Buôn Mê Thuột, Giải phóng Sài Gòn đưa khán giả đến với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kéo dài trong 55 ngày đêm với các quyết định quan trọng của Bộ chính trị, Bộ tổng tham mưu, cùng những diễn biến thần tốc, quyết liệt và kết thúc bằng thắng lợi vào trưa ngày 30/4/1975. Trên cái nền ấy, gần 20 nhân vật lịch sử: tổng bí thư Lê Duẩn, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Văn Tiến Dũng… cũng như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Dương Văn Minh… được tái hiện.


Cảnh họp Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đạo diễn Long Vân - từng làm phim Biệt động Sài Gòn, Người không mang họ... - cho biết qua tác phẩm điện ảnh này, khán giả sẽ hiểu rõ thêm “đêm trước” các quyết định quan trọng, diễn biến những trận đánh nổi tiếng: Buôn Mê Thuột, Xuân Lộc, nội thành Sài Gòn… cùng nhiều diễn biến khác. “Chúng ta không thể làm phim chiến tranh hoành tráng như Mỹ, mà phải tìm cách thể hiện khác. Sẽ không có quá nhiều cảnh máu chảy đầu rơi nơi chiến tuyến mà chúng tôi muốn để khán giả tự cảm nhận”, ông nói. Sự khốc liệt của trận Xuân Lộc sẽ được thể hiện qua hình ảnh hàng chục máy bay, xe tăng, hàng nghìn binh lính của chính quyền Sài Gòn được huy động tái chiếm cũng như sự đau buồn của bộ tổng tham mưu quân đội giải phóng khi nhận được báo cáo.

Sẽ có rất nhiều gương mặt xuất hiện, nhưng Giải phóng Sài Gòn lại không có nhân vật chính. Thay vào đó, đạo diễn Long Vân hy vọng phim sẽ cuốn hút bởi sự hiển hiện bằng xương bằng thịt của những nhân vật lịch sử quan trọng. Nhà làm phim tự đặt ra yêu cầu là vẫn phải trình bày lịch sử một cách trung thực - như khán giả từng biết qua sách báo, nhưng lại phải tạo nên sự hấp dẫn hơn những thước phim tư liệu đang được chiếu rộng khắp trên truyền hình. Vì vậy, trong phim được lồng vào câu chuyện của một gia đình chồng Nam, vợ Bắc bị chia cắt bởi chiến tranh. Họ ngỡ sẽ gặp lại nhau tại Sài Gòn trưa 30/4 khi người vợ - nữ chiến sĩ biệt động - dẫn đường cho xe tăng vào nội thành, còn chồng và con trai có mặt trong đoàn quân tiến vào thành phố… “Tôi nghĩ rằng, đây là cuộc chiến tranh toàn dân, nên mất mát của cả hai miền Nam Bắc là điều không tránh khỏi” - ông Long Vân nói.

"Có lúc chúng tôi tưởng phải bỏ cuộc…"

Đạo diễn Long Vân tâm sự như vậy. Ông cho biết, đoàn làm phim đặc biệt nản lòng sau khi khảo sát chiến trường xưa. “Tất cả đã đổi thay, tôi cảm thấy ngợp không làm được”… Kể từ khi duyệt kịch bản tới lúc phim ra mắt là gần 13 năm trời, có thời điểm Giải phóng Sài Gòn phải tạm dừng… chờ cấp kinh phí. Bắt đầu từ năm 1991-1992, nhà báo Hoàng Hà đã phối hợp với đạo diễn Long Vân viết kịch bản phim Sài Gòn vần thắng vút cao - theo gợi ý của đồng chí Trần Trọng Tân, Phó chính ủy TP HCM. Phim đã được dự kiến hoàn thành vào năm 2000 - kỷ niệm 25 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng không kịp.

Thông qua hội đồng duyệt kịch bản quốc gia, kịch bản được chỉnh sửa hoàn thiện hơn với nhóm tác giả: Hoàng Hà, Long Vân, Nguyễn Trần Thiết, Lê Đăng Thực, Vũ Văn Nha. Đến tận năm 1999 phim mới được khởi quay. NSƯT Long Vân cho biết, đây là phim sử thi, dựng nhiều đại cảnh, huy động hàng nghìn quần chúng, phải xin hàng chục, hàng trăm giấy phép cho những sự kiện bất thường: xe tăng vào TP HCM, thực hiện cảnh khói nổ trong nội ô… nên thời gian làm phim cũng kéo dài hơn. Gần 30 năm qua, bối cảnh đã thay đổi nhiều, nên tốn nhiều kinh phí để dựng lại cảnh chiến trường. Tháng 9/2004, phim mới quay xong và chuyển sang làm hậu kỳ tại Thái Lan.



Cảnh xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.

Ngoài 12,5 tỷ đồng tiền của nhà nước, phim còn nhận được sự trợ giúp rất lớn của Bộ Quốc phòng. “Không thể tính ra tiền được. Nếu không có sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, đặc biệt là quân khu 7, quân đoàn 1… thì chúng tôi khó có thể thực hiện. Đơn vị nào cũng trợ giúp hết sức như thời chúng tôi làm Biệt động Sài Gòn, nhưng bây giờ là cơ chế thị trường nên cũng có một số khác biệt. Chẳng hạn, chi phí bảo dưỡng, đi lại, ăn ở cho hàng nghìn binh lính quần chúng cũng là một vấn đề” - đạo diễn Long Vân nói.

“Làm phim sử thi rất khó, nhất là để vừa lòng khán giả trẻ tuổi” - ông Long Vân thừa nhận. “Tôi hy vọng rằng, sự thật lịch sử cùng nhiều điều chưa biết về bản chất sự kiện sẽ hấp dẫn khán giả. Chẳng hạn, người xem chỉ biết tổng bí thư Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng chúng tôi phải cho họ thấy hành động của các vị lãnh đạo ấy như thế nào”.

Thịnh Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét