Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN Đ CỦA HỆ THỐNG CH NGHĨA TƯ BN ĐƯƠNG ĐẠI

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ chật, ngày 19/2/2012
(Tạp chí “Thế giới đương đại”, Trung Quốc, s 10/2011)
Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, chủ nghĩa tự do mới và phương thức chính sách mà các quốc gia phương Tây nắm vai trò chủ đạo trong 30 năm qua trở thành đối tượng bị công kích. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng hiện nay đã làm nổi cộm một quan điểm, đó là hệ thống này không chỉ là vấn đề chính sách tự do mới, mà còn thể hiện rõ vấn đề của hệ thống tư bản. Hiểu được những khiếm khuyết của hệ thống này cũng là một tiền đề để hiểu phương hướng và không gian thay đổi chủ nghĩa tư bản trong tương lai.
Hệ thống tư bản chủ nghĩa là một hệ thống cạnh tranh, kiểm soát và biến hóa
Kể từ năm 2008 đến nay, phần lớn các cuộc thảo luận xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã thể hiện rõ hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất chủ yếu là từ góc độ chính sách cụ thể, nhấn mạnh khủng hoảng là do chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới tồn tại mấy chục năm thiếu sự kiểm soát về tài chính. Có người đi theo quan điểm này nhấn mạnh nhiều hơn đến vấn đề chính sách hoặc “tính chất kỹ thuật”. Trong số họ, có một số người tuy nhắc đến vấn đề “hệ thống” hoặc “chế độ”, nhưng chỉ là vấn đề hệ thống tài chính cụ thể, không đề cập đến vấn đề hệ thống hoặc chế độ. Một quan điểm khác chỉ nhấn mạnh những vấn đề mang tính hệ thống của chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng những điều được nêu ra cũng không thống nhất với nhau, vấn đề mà nhiều người nhấn mạnh thực chất là vấn đề mô hình chủ nghĩa tự do mới đóng vai trò chủ đạo trong mấy chục năm qua hoặc nói một cách mơ hồ là vấn đề mô hình của Mỹ. Một số người theo phái cực tả, đặc biệt là những người Mácxít thì nhấn mạnh vấn đề mà các cuộc khủng hoảng phản ánh không chỉ là khủng hoảng kinh tế, mà là khủng hoảng trên toàn hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, một số người cũng có cùng quan điểm này nhưng lại phân tích khác. Có người cho rằng chủ nghĩa tư bản đang đối mặt với sự sụp đổ, nhưng thực chất họ chỉ lên án chủ nghĩa tự do mới chứ không phải lên án chính chủ nghĩa tư bản. Cũng có ý kiến cho rằng đa số phân tích chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ thuật và chính sách, hoặc chỉ dừng lại ở cấp độ mô hình chủ nghĩa tự do mới. Các hành động cứu thị trường chứng khoán của các nước và cấp độ quốc tế trong vài năm gần đây phần nhiều là phản ánh các quan niệm ý thức.
Khi các học giả Mácxít ở phương Tây có ý đồ vận dụng lý luận khủng hoảng để giải thích hệ thống tư bản chủ nghĩa, tuy lý giải không cặn kẽ, nhưng do sự câu nệ về khái niệm và phương pháp, một số kết luận đưa ra thường được đơn giản hóa, chẳng hạn như “Thuyết về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản”.
Gần đây, do cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Âu Mỹ không ngừng leo thang và đông đảo công chúng đã thể hiện thiếu niềm tin đối với các quốc gia Âu Mỹ, càng ngày càng nhiều người bắt đầu thừa nhận cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng toàn diện của hệ thống tư bản chủ nghĩa, từ đó yêu cầu xem xét lại mối quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế (chứ không chỉ khủng hoảng tài chính) với toàn bộ hệ thống chủ nghĩa tư bản, trong đó có chế độ dân chủ phương Tây. Tuy nhiên, để lý giải hệ thống tư bản chủ nghĩa, chúng ta cần nắm vững hai mối quan hệ, một là không thể đơn giản coi chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tự do mới, cho rằng thay đổi phương thức của chủ nghĩa tự do mới là có thể giải quyết vấn đề; Thực ra, sự hưng thịnh của phương thức chủ nghĩa tự do mới tồn tại mấy chục năm nay là vấn đề phát triển của chủ nghĩa tư bản truyền thống. Hai là không đơn giản hóa coi hệ thống chủ nghĩa tư bản là một cơ chế bất biến đã định, mà phải đánh giá từ góc nhìn lịch sử, nhìn từ góc độ thay đổi để hiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Trên cơ sở lý giải đó, người viết có thể đánh giá hệ thống chủ nghĩa tư bản từ ba phương điện sau đây:
Trước hết, chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa là một hệ thống cạnh tranh. Nhân tố cơ bản nhất chính là cơ chế cạnh tranh và tích lũy của chủ nghĩa tư bản. Sự cần thiết của cạnh tranh và tích lũy là động lực thúc đẩy nền sản xuất tư bản không ngừng phát triển. Giống như vậy, khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản cũng là sự phản ánh của vấn đề cơ chế giữa cạnh tranh và tích lũy. Thứ hai, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kiểm soát. Quan hệ giữa kiểm soát và bị kiểm soát là nhân tố quan trọng trong quan hệ sản xuất tư bản. Mối quan hệ này vừa thể hiện trong quá trình tổ chức của các doanh nghiệp, vừa thể hiện các mối quan hệ ở cấp độ quốc gia (thậm chí quốc tế) và xã hội. Đặc biệt là ở cấp độ quốc gia, nhà nước làm thế nào để lựa chọn phương thức và biện pháp kiểm soát tiến trình kinh tế và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế vận hành và không gian phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thứ ba, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống thay đổi. Sự cần thiết của cạnh tranh và tích lũy đã thúc đẩy sự không ngừng cải cách và đổi mới của chủ nghĩa tư bản, Điều này vừa bao gồm sáng tạo kỹ thuật vừa bao gồm đổi mới về xã hội. Đổi mới về xã hội thường được thể hiện và thúc đẩy thông qua cuộc đọ sức giữa các lực lượng chính trị và cạnh tranh ý thức hệ khác nhau trong xã hội. Khủng hoảng kinh tế và hiện tượng trì trệ thường phản ánh năng lực đổi mới kỹ thuật và xã hội giảm sút. Tuy nhiên, khủng hoảng thường trở thành cơ hội và động lực để thúc đẩy đổi mới xã hội tư bản. Lựa chọn những phương thức khác nhau nhằm ứng phó với khủng hoảng là nhân tố quyết định phương hướng và không gian thay đổi chủ nghĩa tự bản. Tóm lại, là một chế độ xã hội, phương hướng phát triển và không gian thay đổi của chủ nghĩa tư bản được quyết định bởi trạng thái và không gian vận hành của cơ chế cạnh tranh, cơ chế kiểm soát và cơ chế đổi mới.
Khủng hoảng tài chính là hệ quả tất yếu do những khiếm khuyết của hệ thống vốn có
Cuộc khủng hoảng lần này có thể được xem là khiếm khuyết của hệ thống vốn có và một hệ quả tất yếu do các mâu thuẫn tích tụ.
Hệ thống vốn có ở đây chỉ hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Đại chiến thế giới thứ hai được phát triển và hình thành từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Từ sau khi kết thúc cuộc đại chiến này đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã trải qua “thời kỳ hoàng kim” với nền kinh tế tăng trưởng nhanh và xã hội phồn vinh. Thời kỳ này xuất hiện trên cơ sở sự thay đổi từ ba phương diện của một hệ thống.
Trước hết, về cơ chế cạnh tranh và tích lũy. Cơ chế này được phát triển theo hướng từ coi trọng bảo vệ môi trường tự do và cạnh tranh cá nhân phát triển sang nhấn mạnh môi trường cạnh tranh tổng thể, từ đó nhấn mạnh sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội và sự đầu tư, tăng trưởng cao phải có sự đồng bộ giữa tăng đầu tư và nhu cầu. Như vậy, chính sách tạo đầy đủ việc làm, tăng thu ngân sách, xây dựng mạng lưới phúc lợi xã hội đều trở thành tiền đề và nhân tố quan trọng để duy trì vòng tuần hoàn tăng trưởng đầu tư. Do đó, mọi người đã coi mô hình tích lũy là “cơ cấu tích lũy của xã hội”. So với các nhu cầu khác, đất nước đã tăng cường chức năng điều tiết đối với phát triển cân bằng tiến trình kinh tế và xã hội, bao gồm can dự đối với tiến trình kinh tế và xây dựng phúc lợi xã hội.
Thứ hai, về phương diện quốc tế, hệ thống kiểm soát kinh tế quốc tế theo Hệ thống Bretton Woods đã thay đổi trạng thái không có trật tự trước Đại chiến thế giới thứ hai. Điều đó làm cho hệ thống kiểm soát của chủ nghĩa tư bản hoạt động hiệu quả trong một thời kỳ. Đồng thời, hàng loạt đổi mới về kỹ thuật và cơ chế đã bảo đảm và thúc đẩy mô hình này. Trong thời gian đó, quan niệm và chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy xã hội công bằng hơn đã được mọi người đồng thuận, đồng thời trở thành cơ sở quan trọng để đổi mới xã hội.
Tuy nhiên, việc vận hành hiệu quả hệ thống này phụ thuộc vào một số điều kiện lịch sử nhất định: Là một cơ chế tích lũy, hệ thống này là một vòng tuần hoàn lành mạnh giữa đầu tư cao, tăng trưởng nhanh và nhu cầu lớn sau chiến tranh. Hơn nữa, hệ thống này còn dựa trên một số điều kiện lịch sử nhất định, trong đó có thực tế hiệu ứng của cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ, tái thiết sau chiến tranh, chính phủ bành trướng và tạo nhiều việc làm. Là một hệ thống kiển soát, ở cấp độ nhà nước, hệ thống đó được xây dựng trên nền tảng mở rộng vai trò và chức năng quốc tế. Ớ cấp độ quốc tế hệ thống đó dựa vào một trật tự kinh tế ổn định do hệ thống Bretton Woods cung cấp, hơn nữa, hiệu quả từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, lần thứ ba và sự đồng thuận về lý tưởng sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai đã tăng cường khả năng đổi mới của hệ thống.
Tuy nhiên, bản thân hệ thống này tồn tại nhiều khiếm khuyết rõ rệt, đồng thời những thay đổi cùng với điều kiện nói trên ngày càng rõ rệt. Sự cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu là vấn đề cốt lõi để vận hành hệ thống tích lũy, nhưng việc tăng trưởng chậm lại có thể phá vỡ sự cân bằng, vấn đề lạm phát do chính sách kích thích tiêu dùng (bao gồm việc chính phủ tăng chi ngân sách, tăng lương) trở nên nổi cộm. Việc làm này dẫn đến không đủ động lực để đầu tư, rơi vào vòng tuần hoàn ác tính của lạm phát và kinh tế đình đốn. Sự đình đốn về kinh tế vào thập niên 70 của thế kỷ XX trên thực tế là kết quả do tích tụ mâu thuẫn nội tại. Cũng giống như vậy, hệ thống kiểm soát, của nhà nước từng một thời có hiệu quả, đã ngày càng bị người dân nghi ngờ do sự phình to đầu tư công và toàn cầu hóa. Hơn nữa, bản thân hệ thống này đã chứa đựng mâu thuẫn không thể khắc phục, xóa bỏ hệ thống này là một điều tất yếu. về cơ bản, hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Đại chiến thế giới lần thứ hai được xây dựng lại trên cơ sở vai trò của nhà nước trong trật tự kinh tế, chính trị và xã hội, nhưng toàn cầu hóa đã thay đổi tất cả. Trên thực tế, bản thân sự hưng thịnh của phương thức chính sách và chính trị theo chủ nghĩa tự do mới là một phản ứng đối với vấn đề yếu kém lộ rõ của cơ chế truyền thống.
Phương thức chính sách của chủ nghĩa tự do mới khiến các nước tư bản có thể ứng phó với thách thức kinh tế toàn cầu hóa bằng phương thức linh hoạt hơn. Tuy nhiên, phương thức này đã phải trả giá bằng sự thay đổi một số nhân tố đặc trưng đã từng làm nên thành công của hệ thống truyền thống. Phương thức mới đã làm suy yếu cơ cấu tích lũy xã hội được hình thành trong hệ thống sau Đại chiến thế giới thứ hai, biểu hiện bằng việc nhấn mạnh sự cần thiết của cạnh tranh kinh tế và làm suy yếu những chính sách đoàn kết xã hội truyền thống. Do đó, người dân không được thụ hưởng tăng trưởng kinh tế, dẫn đến mất cân bằng mới giữa đầu tư và nhu cầu. Các nguồn tài chính có xu hướng dồn về thị trường tài chính mang tính đầu cơ và ngắn hạn nhiều hơn. Đây có thể được coi là một phản ứng đối với sự mất cân bằng của thị trường vốn, thực sự là một trong những nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính này. Đồng thời, hệ thống đó đã gia tăng sự chuyển dịch quyền lực kinh tế từ sở hữu công cộng sang sở hữu tư nhân, làm yếu năng lực điều hành của nhà nước truyền thống. Hơn nữa, trên phạm vi quốc tế, cơ chế phối hợp kinh tế quốc tế mới không thể ngăn chặn xu hướng chuyển dịch mang tính chất đầu cơ của nguồn tài chính, càng không thể ngăn chặn và điều chỉnh cơn chấn động mãnh liệt của thị trường Ngoài ra, thế mạnh của tư tưởng và chính sách chính trị của chủ nghĩa tự do mới cũng bị khả năng cải cách của chủ nghĩa tư bản kiềm chế. về logic, chủ nghĩa tự do mới là sự quay trở lại chủ nghĩa tự do cổ điển truyền thống, là một đòn phản lại quan niệm tiến bộ chiếm vai trò chủ đạo trong tiến trình “của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX.
Thứ ba, về mặt thực hiện chính sách, đối mặt với thế mạnh đó của chủ nghĩa tự do mới, các lực lượng tiến bộ tuy không ngừng tìm cách ứng phó, trong đó có “con đường thứ ba” mà Đảng Dân chủ xã hội đưa ra vào thập niên 90 thế kỷ XX, nhưng chính sách của đảng này phần nhiều là thỏa hiệp với thị trường, không phải là sự thay đổi thời đại mang tính chất xây dựng, còn lập trường chống toàn cầu hóa của lực lượng cánh tả cấp tiến không thể thực hiện được trong thực tiễn đời sống chính trị. Cho đến nay, lực lượng tiến bộ chưa thể đưa ra cương lĩnh mang tính chất thay đổi thời đại, đối phó với thách thức toàn cầu hóa mang tính thiết thực khả thi. Do đó, chủ nghĩa tư bản thiếu nguồn gốc tư tưởng và động lực chính trị để cải cách. Có thể thấy, chính sách của chủ nghĩa tự do mới tuy là nguyên nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, nhưng vấn đề cơ bản do những khiếm khuyết của hệ thống chủ nghĩa tư bản truyền thống chưa được khắc phục hiệu quả trong thời đại toàn cầu hóa mới. Hiện nay, sự lan rộng của cuộc khủng hoảng đã thể hiện rõ việc này.
Khủng hoảng có thể tr thành liều thuốc kích thích cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng triển vọng cũng chưa lạc quan
Như trên đã phân tích, chủ nghĩa tư bản trong thời đại hậu khủng hoảng tài chính phải thực sự thoát khỏi bóng đen khủng hoảng, cần xây dựng lại mô hình tích lũy cạnh tranh, hệ thống điều hành và hệ thống đổi mới. về mặt logic, việc xây dựng lại không nên trên cơ sở khái niệm nhà nước truyền thống, mà nên trên cơ sở sự cân bằng giữa toàn cầu, quốc gia và xã hội. Hơn nữa, sự lan rộng và ngày càng trở nên sâu sắc của cuộc khủng hoảng hiện nay có thể trở thành liều thuốc kích thích cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng tương lai cũng chưa chắc đã sáng sủa.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một mặt, người ta quan tâm đến việc làm thế nào để ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng và phục hồi kinh tế. Mặt khác, họ mong muốn khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống hoặc xây dựng một hệ thống mới. Xem xét tình hình hiện nay, với hai vấn đề trên, vấn đề thứ hai khó khăn hơn vấn đề thứ nhất. Bởi vì khôi phục kinh tế phải thực hiện trong một thời gian dài, có thể thực hiện được, nhưng khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống tư bản chủ nghĩa chắc chắn khó hơn nhiều.
Trước hết, về cơ chế tích lũy, hạn chế và quy chế hóa đối với chuyển dịch vốn là lời kêu gọi lớn nhất hiện nay, cũng là phương hướng cải cách thực tế. Ở mức độ nhất định, cuộc cải cách này có thể điều chỉnh trạng thái mất cân bằng giữa nền kinh tế ảo và kinh tế thực, nhưng chưa chắc có thể xây dựng lại cơ cấu tích lũy xã hội vốn đã mất cân bằng. Bởi vì, nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến mất cân bằng cơ cấu là phát triển toàn cầu hóa và vấn đề cơ chế phúc lợi truyền thống tại các nước Âu Mỹ không thể bị mất đi. Cũng chính vì vậy, xây dựng một cơ cấu tích lũy xã hội mới phụ thuộc vào hai điều kiện có liên quan với nhau, đó là xây dựng một cơ cấu tích lũy sản xuất mới trên cơ sở cân bằng giữa đầu tư, sản xuất và hệ thống tiêu dùng toàn cầu và thay đổi một cách thực chất vấn đề phúc lợi xã hội truyền thống tại các nước phát triển. Triển vọng đó hiển nhiên không thể nhìn thấy trong thời gian gần.
Thứ hai, xem xét từ hệ thống kiểm soát điều hành. Từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính hiện nay, tuy yêu cầu tăng cường kiểm soát thị trường tiến trình xã hội rất quyết liệt, cũng có người cho rằng phương thức của chủ nghĩa Keynes nên một lần nữa trở thành biện pháp hiệu quả khắc phục khủng hoảng, nhưng việc quốc tế hóa sản xuất và tài chính trong thực tế đã phát triển đầy đủ đến hôm nay. Hệ thống kiểm soát xây dựng trên cơ sở nhà nước truyền thống nên kết hợp với cơ cấu sản xuất và tích lũy tư bản chủ nghĩa, về mặt lý luận, hệ thống kiểm soát xuyên quốc gia nên là phương án giải quyết căn bản nhất. Việc quản lý toàn cầu mà một số lực lượng tiến bộ đưa ra vào thập niên 90 của thế kỷ XX trên thực tế xuất phát từ đánh giá này. Tuy nhiên, đánh giá từ điều kiện thực tế, hệ thống kiểm soát đơn thuần theo đuôi một siêu cường vừa không phải là thực tế, vừa chưa trở thành lý tưởng. Phương án thực tế là hệ thống kiểm soát linh hoạt, nhiều cấp độ, bao gồm sự phối hợp giữa toàn cầu hoặc khu vực, phương thức kiểm soát mới của nhà nước, quản lý một cách có hiệu quả địa phương, trong đó vấn đề then chốt là xây dựng lại phương thức vai trò và chức năng quốc gia. về mặt ý nghĩa này, cho dù EU xử lý tiến trình khủng
hoảng nợ châu Âu như thế nào thì cũng có thể trở thành một phiên bản thay đổi hệ thống kiểm soát tư bản chủ nghĩa, bởi vì đây là thử nghiệm nhằm ứng phó với khủng hoảng hệ thống trên phạm vi thế giới hiện nay. Tuy nhiên, phương án của EU luôn chỉ mang tính khu vực, về mặt ý nghĩa toàn cầu, vấn đề then chốt hiện nay là phải xây dựng một cơ chế tham gia và đối thoại bình đẳng để đánh giá hệ thống kinh tế quốc tế. về mặt cải cách và đổi mới, đổi mới về kỹ thuật và xã hội đều cần thiết cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong đó vấn đề cần thiết nhất là đổi mới xã hội. Chẳng hạn như kinh nghiệm lịch sử cho thấy vấn đề then chốt để đổi mới xã hội là hệ quả của cuộc đấu giữa lực lượng tiến bộ và lực lượng bảo thủ. Nói một cách cụ thể, vấn đề này là lực lượng tiến bộ xã hội có thể đưa ra phương án mang tính thay thế thúc đẩy cải cách xã hội và họ có thể được quần chúng xã hội chấp nhận. Do đó, tình hình các nước Âu Mỹ không dễ lạc quan. Từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa tự do mới kêu gọi nới lỏng việc kiểm soát trở thành đối tượng bị công kích. Người ta luôn tuyên bố chủ nghĩa này đang mất đi tính hợp pháp, nhưng trên thực tế, mảnh đất chủ nghĩa tự do mới “hưng thịnh” vẫn chưa có sự thay đổi thực chất. Điều này chủ yếu là vấn đề môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa và chế độ phúc lợi truyền thống của các nước phát triển Âu Mỹ. Hiện nay, các lực lượng tiến bộ xã hội bao gồm các đảng dân chủ xã hội ở châu Âu và một số lực lượng chính trị cấp tiến khác tuy không ngừng đưa ra một số chủ trương, nhưng khác với tình hình chủ nghĩa tư bản sau Đại chiến thế giới lần thứ Hai, lực lượng tiến bộ chưa thể đưa ra phương án toàn diện mang tính chất thay thế khả thi được đa số chấp nhận. Chính vì lý do đó, cuộc khủng hoảng này làm cho các nước phương Tây hiện nay rơi vào tình trạng phân hóa hai cực mới. Một mặt là phương án và lực lượng cải cách mang ý nghĩa thay thế mới xuất hiện, mặt khác, phong trào Đảng Trà ở Mỹ cho thấy một số lực lượng bảo thủ truyền thống vẫn trỗi dậy, thậm chí có quan niệm và chủ trương bảo thủ hơn. Việc đổi mới xã hội cần nhận thức chung mới và chủ nghĩa tiến bộ gánh vác trách nhiệm lớn hơn.
Tóm lại, suy ngẫm đối với cuộc khủng hoảng tài chính trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi chúng ta phải đánh giá chủ nghĩa tư bản trong thời đại hậu khủng hoảng tài chính từ ý nghĩa cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở sự chỉ trích chủ nghĩa tự do mới. Nhìn nhận từ góc độ biến đổi, cuộc khủng hoảng là hệ quả của khiếm khuyết hệ thống vốn có, nhưng cũng có thể trở thành điểm khởi đầu thúc đẩy cải cách hệ thống này, cho dù tương lai không thể lạc quan./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét