Output gap
giangle
Tôi có viết vài entry về output gap/potential GDP trước đây và đã giới thiệu một số phương pháp tính (tham khảo thêm bài này của Mark Thoma). Tuần vừa rồi giới blogger lại rộ lên về vấn đề này sau một bài phát biểu của James Bullard, giám đốc Fed St Louis. Bullard hiện là thành viên của FOMC, hội đồng quyết định lãi suất của Fed, và vẫn được cho là hawkish so với các thành viên khác (muốn tăng lãi suất).
Để quyết định lãi suất các nhà kinh tế của Fed sử dụng Taylor's rule, một hàm số liên hệ giữa lãi suất với lạm phát và output gap. Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng hiện tại output gap của Mỹ đang âm rất lớn, không dưới 5%. Do đó theo Taylor's rule lãi suất danh nghĩa đúng ra phải âm nên FOMC giữ lãi suất gần zero là có cơ sở. Phản bác lại lập luận này, Bullard cho rằng output gap hiện tại không (âm) lớn như nhiều người ước tính mà có lẽ đã gần zero, do đó có cơ sở để FOMC tăng lãi suất. Theo Bullard, các ước tính khác sai vì potential GDP sau khi khủng hoảng đã thấp hơn so với các tính toán trước đây (output gap = actual GDP - potential GDP).
Sở dĩ potential GDP của Mỹ sau khủng hoảng giảm vì khi giá nhà đất giảm và không phục hồi lại được, một lượng của cải lớn đã biến mất, do đó năng lực sản xuất của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Lập luận này ngay lập tức bị "ném đá" tơi bời bởi phe "salt water" ( Krugman, Matt Yglesias, Karl Smith, Tim Duy, Scott Sumner) trong khi phe "fresh water" (David Andolfatto, Stephen Williamson, Tyler Cowen) lên tiếng bảo vệ nhưng khá yếu. Bullard, từng theo học kinh tế tại Minnesota và Indiana University, hiện đang là adjunct faculty của Washington University at St Louis, vẫn được cho là thành viên của phe fresh water.
Để quyết định lãi suất các nhà kinh tế của Fed sử dụng Taylor's rule, một hàm số liên hệ giữa lãi suất với lạm phát và output gap. Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng hiện tại output gap của Mỹ đang âm rất lớn, không dưới 5%. Do đó theo Taylor's rule lãi suất danh nghĩa đúng ra phải âm nên FOMC giữ lãi suất gần zero là có cơ sở. Phản bác lại lập luận này, Bullard cho rằng output gap hiện tại không (âm) lớn như nhiều người ước tính mà có lẽ đã gần zero, do đó có cơ sở để FOMC tăng lãi suất. Theo Bullard, các ước tính khác sai vì potential GDP sau khi khủng hoảng đã thấp hơn so với các tính toán trước đây (output gap = actual GDP - potential GDP).
Sở dĩ potential GDP của Mỹ sau khủng hoảng giảm vì khi giá nhà đất giảm và không phục hồi lại được, một lượng của cải lớn đã biến mất, do đó năng lực sản xuất của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Lập luận này ngay lập tức bị "ném đá" tơi bời bởi phe "salt water" ( Krugman, Matt Yglesias, Karl Smith, Tim Duy, Scott Sumner) trong khi phe "fresh water" (David Andolfatto, Stephen Williamson, Tyler Cowen) lên tiếng bảo vệ nhưng khá yếu. Bullard, từng theo học kinh tế tại Minnesota và Indiana University, hiện đang là adjunct faculty của Washington University at St Louis, vẫn được cho là thành viên của phe fresh water.
Trong những phản biện của phe salt water, bài của Tim Duy rõ ràng nhất (nên đọc này, bài của Krugman khá nasty, có ý chê bai bằng PhD của Bullard). Trong đó Tim Duy cho rằng Bullard sai lầm vì wealth effect chỉ ảnh hưởng đến demand side chứ không có tác động trực tiếp lên supply side, nghĩa là potential GDP không bị ảnh hưởng gì. Demand side là lãnh địa của trường phái Keynesian (một bộ phận của salt water), bởi vậy khá ngạc nhiên Bullard đi lạc vào đây trong khi từ trước tới giờ phe fresh water vẫn chê bai các chính sách demand management của giới Keynesian. Quan trọng hơn Tim Duy chỉ ra rằng mặc dù Bullard chỉ trích ước lượng potential output của Congressional Budget Office (CBO) nhưng dường như Bullard không hiểu mô hình và cách tính của CBO. Trên thực tế CBO dựa vào mô hình Solow's growth model để ước lượng potential GDP, một mô hình thuộc lại neo-classical.
Để chữa cháy, Bullard gửi một bức thư trả lời Tim Duy (đến bao giờ mới có một quan chức VN viết thư trả lời blogger hay nhà báo nhỉ?) trích dẫn nghiên cứu của Susanto Basu và John Fernald, trong đó 2 tác giả này chỉ trích các mô hình "one-sector" như Solow's growth model nói riêng và các ước lượng potential output nói chung. Nếu dùng mô hình để ước lượng output gap, họ cho rằng cần sử dụng một mô hình general equilibrium vd một DSGE dựa trên New Keynesian models. Trong bài trả lời này Bullard dường như nhận ra sai lầm của mình trong bài phát biểu trước nên đã chuyển sang một lập luận khác cho rằng nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng vận hành above trend, nghĩa là có output gap dương (Andolfatto bảo vệ Bullard theo hướng này). Do đó những ước lượng potential output dựa vào số liệu lịch sử sẽ bị upward bias.
Tim Duy không buông tha, cho rằng lập luận này vẫn ẩn chứa demand side và như vậy không thuyết phục. Krugman cũng vậy, căn vặn nếu housing bubble làm nền kinh tế overheated thì tại sao lạm phát vẫn thấp. Đến nước này Bullard phải chơi bài "im lặng là thượng sách" :-)
[ Bonus: Không biết tình cờ hay cố ý, Barclay cũng cáo buộc ước lượng của CBO bị inflated với lập luận giống hệt như Bullard. Karl Smith viện dẫn Barro bác bỏ lập luận này.]
Vũ Quang ĐôngFeb 20, 2012 07:52 PM
Vụ này ở Việt Nam cũng có nhiều cái hay và cũng ít người đề cập tới. Hôm rồi, em có làm cái ước lượng đơn giản cho VN dùng Neo (và có lên báo cáo cẩn thận), thì potential output của Việt Nam có mức tăng trưởng đang giảm đi, cụ thể là dự báo sẽ khoảng 5.5% trong năm 2012. Với lực lượng lao động của VN tăng ổn định 2.1-2.3%, thì hàm lượng năng suất của VN tăng khoảng 3% và đang giảm dần (khác với các phát biểu của một số bác cho rằng tăng năng suất của VN là 0%).
Quan sát cho thấy, VN tăng cung tiền, đầu tư (demand side) nhưng chẳng thể tăng trưởng được và toàn đẩy vào lạm phát --> có thể ủng hộ quan điểm rằng: cơ cấu kinh tế không tốt, vì vậy nếu đặt áp lực tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế có thể đang ở đường biên sản xuất thì rốt cuộc mục tiêu để có được tăng trưởng cao sẽ không thành mà cuối cùng chỉ đẩy áp lực tăng giá.
Quan sát cho thấy, VN tăng cung tiền, đầu tư (demand side) nhưng chẳng thể tăng trưởng được và toàn đẩy vào lạm phát --> có thể ủng hộ quan điểm rằng: cơ cấu kinh tế không tốt, vì vậy nếu đặt áp lực tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế có thể đang ở đường biên sản xuất thì rốt cuộc mục tiêu để có được tăng trưởng cao sẽ không thành mà cuối cùng chỉ đẩy áp lực tăng giá.