NHỮNG CHIẾC LỀU MƯỜNG ẢI
PHẠM XUÂN CẦN
Trường phổ thông cơ sở Mường Ải. Trưa mùa đông. Một đứa trẻ lớp năm, người Mông đứng bên bếp lửa. Trên bếp một nồi nước đang sôi. Thằng bé vặt từng nắm rau cải bỏ vào nồi. Nó luộc rau? Không, nó cho thêm một ít muối. Vậy là một nồi canh. Bếp lửa nằm ngay dưới chân cầu thang. Một chiếc cầu thang bé tí, dẫn lên một cái lán cũng bé tý. Lán rộng chỉ ba bốn mét vuông. Trên đó lố nhố năm sáu đứa trẻ cũng bé tý. Tất cả đang thập thò trong tấm chăn mỏng. Chúng vừa tan lớp, đang chờ cơm chín. Thằng bé đang nấu canh có lẽ hôm nay đến phiên trực. Xung quanh lán treo đầy những bộ quần áo, đa phần cũ và rách. Không biết là chúng giặt phơi hay cứ vắt lên đấy, lúc nào cần thì lấy mặc. Quần áo cũ và cáu bẩn. Những khuôn mặt cũng cáu bẩn. Nhưng tất cả không giấu được những nét thanh tú, lanh lợi, rât nét của lũ trẻ. Đó là “cận cảnh” của một cái lán, trong hơn hai mưoi cái lán nằm rải rác quanh trường phổ thông cơ sở Mường Ải. Có tất cả một trăm hai mươi em học sinh sống trong những cái lán ấy.
Đó là “mô hình nội trú dân nuôi” của ngành giáo dục Kỳ Sơn. Những đứa trẻ Khơ mú, HMông, Thái…ở các bản cách trường đến cả ngày hay ba bốn tiếng đi bộ đã đựơc gia đình chung nhau dựng lều ở đây. Hàng tuần chúng về nhà vào thứ 7, chủ nhật. Trở lại trường với gạo, muối, bí xanh ,rau và nếu may mắn hơn một ít thịt đã được băm và kho rất mặn, chúng đã yên tâm cho một tuần sống xa nhà. Nhìn những đứa trẻ lớp năm, lớp sáu đã phải tự lập, với một cuộc sống kham khổ, thật cám cảnh. Tôi nghĩ đến con tôi, cháu tôi, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố. Tuổi ấy, bố mẹ đang phải rát họng, rát cổ chúng mới chịu ăn cho. Đang phải ngày mấy buổi đưa đến lớp, rồi đón về, tối tối còn đưa đón đi học thêm. Nghỉ hè về quê còn phải nhờ người kèm…
Rồi thì tôi nghĩ đến …tôi, gần bốn mươi năm trước. Thời ấy hàng ngày chúng tôi vẫn cuốc bộ bảy tám cây số đến trường. Những người ở xa hơn thì không thể cứ hàng ngày đi về như vậy. Kể cả tôi, năm cuối cấp cũng phải trọ học. Vậy là, những chiếc lán đã ra đời. Sau trường tôi san sát những dãy lán. Tất cả đều dựng bằng tre và lợp bằng cỏ tranh hoặc lá mía. Có khác chăng là không làm theo kiểu nhà sàn như những chiếc lán Mường Ải mà thôi. Tôi không ở lán, nhưng đã nhiều dịp nghỉ tạm vào buổi trưa và “ ăn chực” bữa cơm với bạn. Ở lán kham khổ, nhưng mà vui lắm. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảnh xì xụp cơm canh quanh bếp lửa, trong lán nhỏ mùa đông. Hầu như rất ít bữa được ăn cơm chín. Đơn giản chỉ vì những cái bụng đói của tuổi học trò không đủ kiên nhẫn để chờ. Chúng tôi vẫn nói vui rằng mồm bọn ở lán toàn lát bằng gạch chịu lửa, không biết nóng là gì. Nhưng dẫu sao hồi ấy chúng tôi cũng đã là những học sinh cấp ba, những thanh niên, lại ở miền xuôi…
Rồi thì tôi nghĩ đến …tôi, gần bốn mươi năm trước. Thời ấy hàng ngày chúng tôi vẫn cuốc bộ bảy tám cây số đến trường. Những người ở xa hơn thì không thể cứ hàng ngày đi về như vậy. Kể cả tôi, năm cuối cấp cũng phải trọ học. Vậy là, những chiếc lán đã ra đời. Sau trường tôi san sát những dãy lán. Tất cả đều dựng bằng tre và lợp bằng cỏ tranh hoặc lá mía. Có khác chăng là không làm theo kiểu nhà sàn như những chiếc lán Mường Ải mà thôi. Tôi không ở lán, nhưng đã nhiều dịp nghỉ tạm vào buổi trưa và “ ăn chực” bữa cơm với bạn. Ở lán kham khổ, nhưng mà vui lắm. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảnh xì xụp cơm canh quanh bếp lửa, trong lán nhỏ mùa đông. Hầu như rất ít bữa được ăn cơm chín. Đơn giản chỉ vì những cái bụng đói của tuổi học trò không đủ kiên nhẫn để chờ. Chúng tôi vẫn nói vui rằng mồm bọn ở lán toàn lát bằng gạch chịu lửa, không biết nóng là gì. Nhưng dẫu sao hồi ấy chúng tôi cũng đã là những học sinh cấp ba, những thanh niên, lại ở miền xuôi…
Sau gần bốn mươi năm, những học trò tinh nghịch ấy đã ở tuổi làm cha, làm mẹ, có người đã làm ông, làm bà. Một số trong đó đã là tiến sỹ, thạc sỹ, sỹ quan cao cấp, chánh phó chủ tịch huyện. Có người trở lại dạy ngay trên mái trường xưa.
Tôi đứng lặng đi trước những chiếc lều Mường Ải. Và, nhìn ngược lên ngọn núi phía trước mặt. Trên đó ngoằn nghoèo một lối mòn nhỏ, men theo sườn và vắt qua đỉnh núi. Bên kia núi là nhà các em. Hàng tuần, những chiếc gùi nhỏ, trên những tấm lưng nhỏ, lại theo những bàn chân nhỏ, cõng gạo muối đến trường đến lán. Và, cõng về con chữ cùng với niềm hy vọng cho cả gia đình làng bản. Biết đâu, chính con đường ngoằn ngoèo vắt qua đỉnh núi kia và những mái lều này sẽ cam kết một tương lai tốt đẹp hơn cho Mường Ải? Tôi không dám chắc.
Chỉ biết rằng, nhờ cái “mô hình nội trú dân nuôi” này mà Mường Ải hầu như không có học sinh bỏ học. Và, trưa nay, hai mươi chiếc lều, có hai mươi bếp lửa đang cháy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét