Mùa hoa
Mùa đàn ông mệt như áo rũ
Mùa đàn ông mệt như áo rũ
Mùa hoa
Mùa đàn bà
Mặt đỏ phừng
Thừa sức vác ông chồng
Phăm phăm lên núi
Mùa hoa
Mùa đàn ông
Mệt như chiếc áo rũ
Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ
Cả bài thơ là một nụ cười hóm hỉnh tinh nghịch của anh con trai Tày - Y Phương. Mùa xuân đến, mùa hoa nở.Trời, đất, người đều nở tung nguồn sinh lực mới.Nhưng vượt ra khỏi công thức: Mùa xuân chỉ đem đến sự tươi tốt cho cây cỏ, đem lại sinh lực dồi dào cho sinh vật; vượt ra khỏi công thức: đàn ông là phái mạnh, đàn bà là phái yếu, sự kỳ diệu của mùa xuân đã đem lại sức mạnh hừng hực cho người đàn bà miền núi : Không những thừa sức vác ông chồng, dáng bộ lại phăm phăm, lại còn leo dốc!
Cái sức mạnh hồn nhiên không cần che giấu như các phụ nữ thị thành hay che giấu ấy mới đáng yêu làm sao! Làm gì mà đàn ông chả ... ra bã, thành chiếc áo rũ ! Người đàn bà ấy là mùa xuân nguyên thuỷ, chưa bị che khuất bởi thời trang và sự yểu điệu nữ tính mà người phụ nữ thành thị cố tỏ ra như vậy.
Nếu hình tượng người phụ nữ trong bài này biểu tượng cho sức xuân, thì người đàn ông cũng là mùa xuân ở dạng...âm bản. Trước khi bị tiêu hao sinh lực, sức mạnh của người đàn ông chắc chẳng kém gì một chàng.. gà trống. Cái giỏi của Y Phương là bắt chộp được thời điểm ấy của anh đàn ông để nói mặt khác của mùa xuân bằng những chữ dùng xứng hợp tài tình áo rũ, vịn rào, ngái ngủ. Cũng là phút mệt mỏi “trời cho” không cần che giấu của người đàn ông miền núi . Đây là một đôi câu đối thật sinh động hay là một bức hí họa, nụ cười ẩn khuất sau những dòng chữ.
Y Phương như người thợ săn tiết kiệm từng viên đạn, dùng 17 chữ nói về người đàn bà thì cũng chỉ dùng 17 chữ nói về người đàn ông mà thành một biểu tượng đầy sức sống và hạnh phúc trần tục của con người khi mùa xuân đến với nụ cười độ lượng đầy thông cảm.
Cái sức mạnh hồn nhiên không cần che giấu như các phụ nữ thị thành hay che giấu ấy mới đáng yêu làm sao! Làm gì mà đàn ông chả ... ra bã, thành chiếc áo rũ ! Người đàn bà ấy là mùa xuân nguyên thuỷ, chưa bị che khuất bởi thời trang và sự yểu điệu nữ tính mà người phụ nữ thành thị cố tỏ ra như vậy.
Nếu hình tượng người phụ nữ trong bài này biểu tượng cho sức xuân, thì người đàn ông cũng là mùa xuân ở dạng...âm bản. Trước khi bị tiêu hao sinh lực, sức mạnh của người đàn ông chắc chẳng kém gì một chàng.. gà trống. Cái giỏi của Y Phương là bắt chộp được thời điểm ấy của anh đàn ông để nói mặt khác của mùa xuân bằng những chữ dùng xứng hợp tài tình áo rũ, vịn rào, ngái ngủ. Cũng là phút mệt mỏi “trời cho” không cần che giấu của người đàn ông miền núi . Đây là một đôi câu đối thật sinh động hay là một bức hí họa, nụ cười ẩn khuất sau những dòng chữ.
Y Phương như người thợ săn tiết kiệm từng viên đạn, dùng 17 chữ nói về người đàn bà thì cũng chỉ dùng 17 chữ nói về người đàn ông mà thành một biểu tượng đầy sức sống và hạnh phúc trần tục của con người khi mùa xuân đến với nụ cười độ lượng đầy thông cảm.
VÂN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét