Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Tăng lương không ảnh hưởng đến lạm phát

Lại một phát ngôn gây sốc. Lần này là của bác Huệ.
Có lẽ các quan chức cấp cao đang ngấm ngầm cạnh tranh nhau để giành giải người có phát ngôn phản khoa học (kinh tế) nhất của năm 2012 (Ig-Nobel). Nếu đúng vậy thì cuộc đua năm nay sẽ còn rất dài. Sẽ còn được nghe nhiều phát ngôn cực sốc nữa trong những tháng tới. Mà đâu chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Quan chức quản lý hành chính cũng hào hứng không kém, mới nhất là bác Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, trong vụ thu hồi, cưỡng chế đất đối với nông dân Đoàn Văn Vươn tại xã Quang Vinh huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).
Lan man quá, xin quay tuyên ngôn của GS.TS. Vương Đình Huệ. 
Ở nước ta, có ai tin là tăng lương sẽ không làm tăng lạm phát ?



Tăng lương không ảnh hưởng đến lạm phát

(VEF.VN) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ về vấn đề tăng lương sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 sắp tới tại buổi đối thoại trực tuyến chiều 17/1.
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Chính phủ muốn tăng thu nhập thực tế, chứ không phải tiền lương danh nghĩa, lương tăng 1 mà giá cả tăng 1,5 hoặc 2 lần thì không có ý nghĩa gì.
Nguồn tăng lương hàng năm hoàn toàn dựa vào tăng thu ngân sách Nhà nước. Các bộ và địa phương phải dành 50% vượt thu hàng năm để làm công tác cải cách tiền lương.
Chính phủ chưa bao giờ in thêm tiền để trả lương cho người lao động, trong khi đó lạm phát chủ yếu do yếu tố tiền tệ, chi tiêu công không hiệu quả. Do đó bản chất của việc tăng lương không gắn với vấn đề tiền tệ cũng như cung tiền nên không gắn với lạm phát.
Thêm vào đó, yếu tố tâm lý hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước minh bạch chích sách, giải thích kỹ, tăng lương sẽ không gây ra tâm lý "té nước theo mưa". Nếu làm tốt, yếu tố lạm phát kỳ vọng sẽ được kiềm chế, lạm phát thực tế sẽ không đi trước hay song hành với việc tăng lương.




Liên quan đến giá cả các mặt hàng quan trọng. Trong đó có lo ngại của người dân về việc giá điện sẽ tăng thế nào trong 2012 và tác động thế nào đến giá cả, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, các cơ quan chuyên môn tính toán rằng khi giá điện tăng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua hai vòng. Vòng một, qua trực tiếp chi phí, cứ tăng 1% giá điện thì tác động tới 0,0246%.
Như vừa rồi, giá điện tăng 5% thì tác động tới CPI 0,153%. Tác động tại vòng hai gấp đôi vòng 1, nghĩa là giá điện tăng 1% thì tác động tăng 0,0492% CPI. Tính cả hai vòng, giá điện tăng 5% khiến CPI tăng khoảng 0,369%.
Khi Chính phủ tăng giá điện đều có tuyên bố chính sách hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp. Giá điện 2012 về cơ bản đáp ứng được giá thành kế hoạch, phân bổ thêm một phần lỗ của năm 2011, cũng như đáp ứng được một phần giá bán than sẽ được điều chỉnh 80% so với hiện nay. Với tinh thần đó, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ và phải kiềm chế lạm phát dưới một con số.
Để kiềm chế được tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như quản lý giá  xăng dầu, than và điện, Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, để thực hiện đươc điều này, phải minh bạch cả khâu chính sách cũng như thông tin của doanh nghiệp.
Sắp tới, đối với xăng dầu, chúng ta vừa kiên trì thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, nhưng cũng xem xét nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số vấn đề cần thiết như chu kỳ để tính điều chỉnh tăng hoặc giảm giá, với thời gian sẽ ngắn hơn, phù hợp với diễn biến của giá thế giới. Nghiên cứu hoàn thiện thêm công thức tính giá cơ sở, có thể đưa lãi định mức ra khỏi công thức tính giá cơ sở để đảm bảo sự minh bạch về lỗ lãi.
Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu Chính phủ ban hành năm 2009, theo đó, quyền định giá thuộc doanh nghiệp. Quyền định giá ở đây là trong khuôn khổ, tức là xăng dầu vẫn là mặt hàng Nhà nước quản lý về giá.
Quý 1-2011, chúng ta điều hành tăng tỉ giá với mức 9,3% và doanh nghiệp định giá, nâng giá xăng dầu lên hai lần vào tháng 2 với mức rất cao. Trong trường hợp đó, Nhà nước phải thực hiện biện pháp bình ổn giá. Nghị định này cho phép trong điều kiện bất thường, Nhà nước vẫn có quyền kiểm soát và quyết định về giá.
Tôi cho rằng, việc có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước trong vấn đề định giá xăng dầu là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, giá cơ sở đang ở mức rất thấp, hiện giá xăng, thuế nhập khẩu của xăng là ở mức 4%; mazut 0%; diesel, dầu hỏa 5%.
Đây là mức thuế suất nhập khẩu thấp hơn rất nhiều so với khung thuế hiện hành. Vì vậy, trước mắt, chúng ta sẽ khôi phục lại giá cơ sở. Khi giá cơ sở này được khôi phục lại theo đúng tinh thần giá cơ sở của Nghị định 84, thì chúng ta sẽ hoàn toàn để cho các doanh nghiệp tự xem xét và điều chỉnh giá trong khuôn khổ. Nếu để các doanh nghiệp tự định giá, Bộ Tài chính, Công Thương kiểm tra hậu kiểm, chứ hoàn toàn không phải là chuyện xin - cho.



Spirale des prix/salaire

Dans la macro-économie, spirale des prix/salaire (également appelé spirale de salaire/prix) représente a cercle méchant processus dans lequel différents côtés de l'essai d'affaire de salaire à suivre l'inflation pour protéger des revenus réels réels. Ce processus est alternativement une cause de inflation. Il peut commencer l'un ou l'autre dû à la haute une demande globale ou en raison de chocs d'approvisionnement, comme une hausse de prix du pétrole. Il y a deux éléments séparés de cette spirale qui coexistent et agissent l'un sur l'autre :
  • Les propriétaires d'affaires augmentent des prix pour protéger des marges bénéficiaires contre des coûts croissants, y compris des coûts de salaire nominal, et pour maintenir valeur réelle des marges bénéficiaires de tomber.
  • Les salariés essayent de pousser leurs salaires après imposition nominaux vers le haut au rattraper par rapport aux prix en hausse, pour empêcher salaires réels de tomber. Maintenir le pouvoir d'achat égal aux coûts croissants s'est reflété par le panier de la CPI des marchandises et des services, un salaire imposable doit augmenter plus rapidement que la CPI elle-même pour avoir comme conséquence une augmentation de salaire après imposition comparable au plus grand coût de marchandises et de services - à moins que des tranches d'imposition sont classées.
Ainsi les « salaires chassent des prix et les prix chassent des salaires, » persistant même face à la récession (douce) d'a. Cette spirale des prix/salaire agit l'un sur l'autre avec espérances inflationnistes pour produire le processus inflationniste longévital. Certains discutent cela politiques des revenus ou un grave récession est nécessaire pour arrêter la spirale.
Le premier élément de la spirale des prix/salaire ne s'applique pas si les marchés sont relativement concurrentiel, alors que la seconde ne s'applique pas si les ouvriers manquent syndicats ou d'autres sources de pouvoir de négociation. Ainsi, dans néo-libéral ère de la 20ème en retard et tôt 21èmes siècles, quand les marchés sont devenus plus concurrentiels et les syndicats se sont fanés, le rôle de la spirale des prix/salaire s'est rétréci.
La spirale est également affaiblie si productivité de travail élévations à une vitesse rapide. La productivité de travail de montée (les ouvriers de quantité produisent par heure) compense des employeurs des coûts salariaux plus élevés tout en permettant à des employés de recevoir les salaires réels réels de montée, tout en permettant à la marge de la compagnie de rester la même chose.
Les nouveaux soucis concernant la spirale de salaire/prix ont apprêté avec des propositions des candidats présidentiels et de leurs plans pour attacher le salaire minimum à l'inflation. L'argument est que les coûts de la main-d'oeuvre obligatoires créeront l'inflation car les compagnies passent dessus le coût plus élevé de marchandises vendues, de ce fait inflation croissante. Puisqu'ils seraient classés sur l'inflation, les salaires iront encore plus haut, continuant la spirale.

Vòng xoáy giá / thu nhập (lương)
Trong nền kinh tế vĩ mô,
vòng xoáy giá / thu nhập (còn gọi là vòng xoáy tiền lương / giá) là một quá trình vòng luẩn quẩn mà trong đó hai mặt khác nhau của trường hợp kiểm tra tiền lương theo kịp với lạm phát để bảo vệ thu nhập thực tế. Quá trình này lần lượt là nguyên nhân của lạm phát. Nó có thể bắt đầu hoặc là do nhu cầu toàn cục cao hoặc do các cú sốc nguồn cung cấp, chẳng hạn như sự gia tăng giá dầu. Có hai yếu tố riêng biệt của xoắn ốc này mà cùng tồn tại và tương tác lẫn nhau:

    
Các chủ doanh nghiệp tăng giá để bảo vệ lợi nhuận so với chi phí gia tăng, bao gồm cả chi phí tiền lương danh nghĩa và để duy trì giá trị thực của lợi nhuận giảm.

    
Nhân viên cố gắng tiêu ngay số tiền lương của họ sau thuế danh nghĩa trước tình trạng giá cả tăng cao để ngăn chặn tiền lương thực tế giảm từ thực tế. Duy trì sức mua bằng với chi phí gia tăng đã được phản ánh bởi các giỏ CPI của hàng hoá và dịch vụ, mức lương phải chịu thuế tăng nhanh hơn so với chỉ số giá riêng của mình để dẫn đến sự gia tăng tiền lương sau thuế so sánh chi phí lớn nhất của hàng hóa và dịch vụ - trừ khi khung thuế được phân loại.
Vì vậy, "tiền lương đuổi theo giá cả và tiền lương đuổi theo giá", quan hệ này tồn tại ngay cả khi đối mặt với suy thoái kinh tế (nhẹ). Đây
vòng xoáy của giá / thu nhập tương tác với các kỳ vọng lạm phát khác để kéo dài quá trình lạm phát. Một số người cho rằng chính sách kiểm soát thu nhập hoặc suy thoái nghiêm trọng là cần thiết để ngăn chặn các vòng xoáy này.
Yếu tố đầu tiên của
vòng xoáy giá / lương không xảy ra nếu các thị trường là tương đối cạnh tranh, trong khi thứ hai không xảy ra nếu thiếu công nhân công đoàn hoặc các nguồn khác của các khả năng thương lượng. Như vậy, trong thời đại tự do kiểu mới của cuối 20 và đầu thế kỷ 21, khi thị trường trở nên cạnh tranh và công đoàn đã phai mờ, vai trò của vòng xoáy giá / tiền lương đã được thu hẹp.
Vòng xoáy này cũng bị suy yếu nếu năng suất lao động tăng với tốc độ nhanh. Năng suất lao động tăng lên (số lượng sản phẩm công nhân sản xuất một giờ) cho phép nhân viên để nhận được tiền lương thực tế thực sự tăng lên vì nó bù đắp được chi phí lao động cao hơn, trong khi vẫn cho phép doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận.
Mối quan tâm mới về các vòng xoáy lương / giá đều được các ứng cử viên tổng thống
đề xuất trong kế hoạch của họ để gắn tiền lương tối thiểu với lạm phát. Với lý luận rằng chi phí lao động cần thiết sẽ tạo ra lạm phát vì chi phí cao hơn giá hàng bán. Do đó làm tăng lạm phát. Vì chi phí sẽ được đưa vào vào lạm phát nên tiền lương sẽ phải cao hơn và tiếp tục vòng xoáy.

1 nhận xét:

  1. có thể GSTS,bộ trưởng Huệ cho rằng tiền lương không nằm trong giỏ hàng hóa để tính CPI-cái để đo lạm phát, nên mới nói vậy. Nhưng lại quên mất quan hệ giữa cung tiền và tốc độ vong quay của tiền, trong trường hợp tốc độ vòng quay của tiền nhanh hơn do đó tiết kiệm được 1 số tiền đủ bù đắp số tiền do tăng lương thì cung tiền không thay đổi do đó mới không tác động đến lạm phát. Mặt khác tiền lương là 1 yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng cũng là 1 yếu tố của cầu, do đó sẽ tác động đến vả lạm phát cầu kéo và lam phát chi phí đẩy

    Trả lờiXóa