Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin

Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin

Tác giả: Jonathan Rogers

Người dịch: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế
Nguồn: International Financing Review,

CHÚNG TA NGHĨ gì về Việt Nam? Chắc chắn phải là chiến tranh – thứ đã biến đổi nếp suy nghĩ của quốc gia này theo cách hết sức khó hiểu.
Có thể những bộ óc tiểu thuyết sẽ gợi lại tác phẩm Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene trong năm 1950 và giả định của nó rằng Việt Nam sẽ không phát triển tốt dưới chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa cộng sản mà là dưới một “Lực lượng thứ Ba” có cơ sở là sự kết hợp của các truyền thống địa phương.
Greene đã không nhắc tới việc quỵt nợ các nhà đầu tư nước ngoài như một truyền thống địa phương này. Nhưng các chủ nợ nước ngoài của tập đoàn đóng tàu Vinashin cảm nhận rõ ràng rằng họ đang trả nhiều hơn cổ phần họ giữ cho tham vọng quốc tế của quốc gia này.
Trở lại năm 2005, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra kế hoạch đẩy tỉ trọng của ngành công nghiệp biển quốc gia này lên tới 50% GDP vào năm 2020. Ông ta đề xuất dồn khoảng 200 công ty vận tải biển vào một tập đoàn – Vinashin – với mục đích rõ ràng là tạo nên tập đoàn đóng tàu biển lớn thứ 4 trên thế giới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Ông ta đã quá phấn khích bởi bản kế hoạch hoành tráng này đến nỗi ông ta đã dự một cuộc họp với Standard & Poor’s để thúc đẩy việc xếp hạng một Vinashin non nớt ngang bằng tín dụng quốc gia.
S&P tuân theo yêu cầu này và Moody’s cũng vậy. Và Vinashin đã đat được một khoản vay trả góp 600 triệu đô la có thời hạn 8 năm thông qua Credit Suisse với lá thư ủng hộ từ chính phủ cam kết hỗ trợ Vinashin cả về hoạt động lẫn tài chính. Tham vọng vĩ đại của Việt Nam nhằm xây dựng nên một người khổng lồ vận tải biển dường như chuẩn bị thành hiện thực.

CHUYỂN SANG NĂM 2010 và tất cả trở nên tồi tệ. Chính phủ Việt Nam tuyên bố phát hiện sai phạm tại tập đoàn này nhưng không nêu cụ thể bao nhiêu tiền bị thất thoát hay thất thoát đi đâu.
Chính phủ Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin đã đầu tư hàng loạt vào các lĩnh vực ngoài ngành như du lịch, sản xuất xe máy và bất động sản. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan nếu như bạn không phải là một trong các chủ nợ của khoản vay 600 triệu đô la kia.
Các chủ nợ chính gồm có Credit Suisse, DEPFA, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisors và Maybank. Dẫu cho họ phấn khởi khi Vinashin trả lãi của khoản vay vào tháng Sáu năm 2010 nhưng niềm vui này không kéo dài lâu khi tập đoàn này xù khoản nợ trả góp 6 tháng sau đó. Đồng thời Moody’s và S&P hạ xếp hạng tín dụng Việt Nam trùng với thời điểm đình chỉ xếp hạng Vinashin. Khoản vay đã chính thức vỡ nợ.
Sau đó Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết.
Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục.
Elliott rời khỏi ủy ban giám sát sau khi nhận được đề nghị trên và khởi kiện Vinashin ra tòa án Anh dựa trên cơ sở rằng khoản vay được soạn thảo dưới luật Anh.
Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa án Anh nhưng còn lâu mới có thể thi hành được phán quyết của tòa án nước ngoài tại nơi họ đầu tư tài sản.
NHƯNG còn có một rắc rối nữa có thể gây nản lòng ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ Việt Nam. Đó là việc 2 tập đoàn quốc doanh lớn nhất Việt Nam, Vinalines và PetroVietnam đều là chủ sở hữu của một phần tài sản thuộc Vinashin theo sự tái cơ cấu do nhà nước chỉ đạo.
Việc vô tình sở hữu các đơn vị bảo lãnh cho khoản vay này có thể dẫn tới vỡ nợ dây chuyền cho những khoản vay của chính Vinalines và PetroVietnam.
Đó là vấn đề với PetroVietnam khi hãng này đang hỏi vay vốn 1,5 tỷ đô la để mua tài sản của hãng ConocoPhillips tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang lo sợ rằng số cổ phần này sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc vốn đã không hài lòng với Việt Nam trong bối cảnh xung đột thường xuyên tại biển Đông.

Một giàn khoan dầu ngoài biển Đông

Nếu như khoản vay tự động vỡ nợ dây chuyền do bảo lãnh cho Vinashin, PetroVietnam hoàn toàn bị trói tay. Mọi thứ trở nên lộn xộn.
Sau chuyện lộn xộn này, bài học rõ ràng của các nhà đầu tư là phải cẩn trọng cực độ với những công cụ giúp tăng tín dụng như các lá thư ủng hộ và ngay cả bản thân xếp hạng tín dụng.
Sự phức tạp của vụ Vinashin này ở chỗ định chế vỡ nợ thực sự ở đây là một quốc gia chứ không đơn thuần là một tập đoàn. Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận thị trường tài chính nước ngoài trong tương lai thì phải cố tránh tạo ra tiền lệ ô nhục có thể ngăn nó tham gia sân chơi này.

---------------
http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article

Vietnam may end up paying for Vinashin's default 


IFR Chief Analyst Jonathan Rogers
Jonathan Rogers, IFR Chief Analyst
WHAT DO WE think of when we think of Vietnam? Inescapably, of course, the war – which has shaped the country’s mindset in ways most will struggle to understand.
Perhaps the literary-minded will recall Graham Greene’s 1950s novel the Quiet American and its proposition that Vietnam would thrive not under colonialism or communism but under a “Third Force” based on a combination of local traditions.
Greene didn’t mention the bilking of foreign investors as one of those traditions. But overseas creditors of shipbuilder Vinashin feel, understandably, that they are being made to foot more than their share of the bill for the country’s international ambitions.
Back in 2005, Vietnam’s prime minister, Nguyen Tan Dung, outlined plans to boost the country’s maritime industry to 50% of GDP by 2020. He proposed rolling its 200-odd shipping companies into one entity – Vinashin – with the explicit aim of creating the world’s fourth largest shipbuilder.
So enthused was he by this grand scheme that he pitched up at a meeting with Standard & Poor’s, exhorting them to grant the fledgling Vinashin a rating in line with the sovereign.
S&P duly complied with this request, as did Moody’s, and Vinashin was able in 2007 to obtain a US$600m eight-year amortising loan, through Credit Suisse and with the help of a letter of support from the government pledging to support Vinashin both operationally and financially. Vietnam’s grand ambition to build a shipping giant seemed to be coming to fruition.
FLASH FORWARD TO 2010 and it all went wrong. That year the Vietnamese government announced that it had uncovered fraud at the company, without specifying how much money the fraud involved or where the cash had ended up.
It did say that the perpetrators of the fraud, Vinashin executives who had been investing in an array of non-core assets such as travel agencies, motor cycle manufacturers and real estate, had been punished. All well and good unless you were one of the creditors on the US$600m loan.
These, principally, were Credit Suisse, DEPFA, hedge fund Elliott Advisors and Maybank. Although they were heartened when Vinashin made an interest payment on the loan in June 2010, this comfort was short-lived as the company skipped an amortisation payment six months later. That month Moody’s and S&P downgraded Vietnam’s credit rating and at the same time suspended Vinashin’s rating. The loan went into default.
Vinashin then entered a consensual restructuring under the supervision of a creditors’ steering committee that was co-chaired by Elliott and DEPFA. But after nine months of tortuous negotiation came the punchline for the investors: Vinashin offered them 35 cents on the dollar, or (as if that joke weren’t funny enough) 13-year zero-coupon bonds with an implied net present value of 35 cents. As an investor you were asked to make your choice of jam today or jam tomorrow but there was far too little jam to spread around.
If Vietnam hopes to return to offshore capital markets, it would do well to avoid creating an unsavoury precedent
Faced with this choice, Elliott walked away from the steering committee and commenced litigation against Vinashin, with the case now before the UK courts on the basis that the loan was drafted under English law.
Elliott may well win a favourable ruling in the UK courts, but it is far from clear that any overseas judgement can be enforced in the jurisdiction where the assets are located.
BUT THERE’S A further twist to the tale, which should unnerve the management of Vinashin and the Vietnamese government. Two of Vietnam’s largest state-owned enterprises, Vinalines and PetroVietnam, are among the new owners of parts of Vinashin following a state-directed restructuring.
Having inadvertently ended up owning units that were among the guarantors on the original loan, the likes of Vinalines and PetroVietnam may be facing cross-defaults on their own loans.
That is a problem for PetroVietnam, which is sounding bankers for a loan to purchase US$1.5bn of Vietnamese assets put up for sale by ConocoPhillips. Vietnam’s government is said to be fretting that these stakes may end up going to the Chinese government, which would not sit well with Vietnam given the frequent spats it has with China over territorial waters and contested islands.
But if the loan would automatically go into cross-default because of the guarantee to Vinashin, PetroVietnam might find that its hands are already tied. All rather messy.
If there’s a moral to this tangled tale it is clearly that investors should exercise extreme caution when it comes to credit enhancements such as letters of support, and take credit ratings with rather a large pinch of salt.
The complication in the case of Vinashin is that the defaulter is, effectively, a sovereign state rather than a standalone enterprise. If Vietnam hopes to return to the offshore capital markets in the future it would do well to avoid creating an unsavoury precedent that could shut it out of that arena for good.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét