Tôi rất đồng tình với tác giả bài viết dưới đây. Nhìn thấy người dân nước mình tiêu xài lãng phí thấy rất tiếc. Buồn là ngay những người thân trong gia đình mình, cơ quan mình... cũng sử dụng điện, nước, xăng dầu của nhà hoặc của cơ quan đều quá lãng phí, nhưng khi nhắc nhở, góp ý (kể cả với con mình hay nhân viên của mình), thì họ thường nhìn mình như nhìn 1 kẻ bần tiện. Đó là chưa nói tới thói quen thay đổi đồ đạc, quần áo đắt tiền hoặc đập nhà cũ đi xây lại cho hợp thời trang... Ngay ở các nước công nghiệp giầu có, người ta cũng không làm vậy. Nhà cửa họ xây 1 lần là tốt luôn và được giữ lại sử dụng hàng trăm năm không phải suy nghĩ gì.
Lãng phí
Lãng phí, cùng với tham ô, tham nhũng, trong nhiều trường hợp có thể bị liệt vào tội phạm. Nhưng so với tham ô, tham nhũng, thì lãng phí khó kết tội hơn.
Và nếu "lãng phí của công" xảy ra tràn lan ngày nay, khó kết tội, dù hậu quả của nó rất nặng nề, thì "lãng phí của tư" mới thật rất là khó kết tội. Không có luật lệ nào kết án những người lãng phí của cải do chính họ làm ra, có chăng chỉ là lương tâm kết tội, mà cũng không phải lương tâm của mọi người.
Khi nói đến những bàn tiệc ê hề thức ăn, toàn sơn hào hải vị, chế biến công phu, bị đổ đi, người ta thường nghĩ ngay, chủ của chúng là những kẻ tiêu "tiền chùa", bởi chỉ có tiêu tiền chùa thì mới vung tay như vậy. Sự thực, có không ít những người, tuy không giàu, nhưng muốn "bằng anh bằng em" cũng vung tay quá trán. Sự lãng phí của số đông, tích tiểu thành đại, cũng chẳng kém gì sự lãng phí bởi những kẻ tiêu tiền chùa.
Chúng ta thường xót xa, phẫn nộ, khi thấy những công trình bị bỏ dở bởi tính toán sai hiệu quả kinh tế. Tiền Nhà nước đổ xuống sông mà chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng chúng ta có bao giờ quan tâm tới việc những người dân đập phá những ngôi nhà của chính họ, mới xây dựng được vài năm, để xây trên nền cũ những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn, để rồi, cũng chẳng biết, sau bao lâu những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nhiều này sẽ lại bị đập phá để xây nên những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nữa...
Chúng ta bực tức vì những đầu tư sai mục đích của ngành Giáo dục, lãng phí trong in ấn sách giáo khoa, trong thi cử... Nhưng có mấy ai tiếc cho con cái mình, phải lãng phí thời gian quá nhiều cho việc học thêm, dẫu rằng chúng ta, với kinh nghiệm của bản thân, hiểu rõ rằng trẻ em cần được chơi. Lãng phí thời gian, nhất là tuổi trẻ, tuổi thơ, là sự lãng phí rất lớn của nhân lực xã hội.
Lãng phí đã trở thành một phần trong cách sống của mỗi chúng ta. Lãng phí của công, đầu tư không hiệu quả trong kinh tế không chỉ vì cơ chế, vì quản lý yếu kém, mà nhiều hơn, vì chính văn hóa của mỗi chúng ta. Ai cũng biết, tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngay cả nước ngọt, thứ mà chúng ta trước kia không thể nghĩ là có thể hết, cũng đang được các nhà khoa học dự báo, sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai. Mỗi giọt nước, mỗi giọt xăng, mỗi viên than chúng ta lãng phí bây giờ, chính là chúng ta đang cướp của con cháu ngày mai.
Theo Tia Sáng
Khi nói đến những bàn tiệc ê hề thức ăn, toàn sơn hào hải vị, chế biến công phu, bị đổ đi, người ta thường nghĩ ngay, chủ của chúng là những kẻ tiêu "tiền chùa", bởi chỉ có tiêu tiền chùa thì mới vung tay như vậy. Sự thực, có không ít những người, tuy không giàu, nhưng muốn "bằng anh bằng em" cũng vung tay quá trán. Sự lãng phí của số đông, tích tiểu thành đại, cũng chẳng kém gì sự lãng phí bởi những kẻ tiêu tiền chùa.
Chúng ta thường xót xa, phẫn nộ, khi thấy những công trình bị bỏ dở bởi tính toán sai hiệu quả kinh tế. Tiền Nhà nước đổ xuống sông mà chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng chúng ta có bao giờ quan tâm tới việc những người dân đập phá những ngôi nhà của chính họ, mới xây dựng được vài năm, để xây trên nền cũ những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn, để rồi, cũng chẳng biết, sau bao lâu những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nhiều này sẽ lại bị đập phá để xây nên những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nữa...
Ảnh minh họa
|
Chúng ta bực tức vì những đầu tư sai mục đích của ngành Giáo dục, lãng phí trong in ấn sách giáo khoa, trong thi cử... Nhưng có mấy ai tiếc cho con cái mình, phải lãng phí thời gian quá nhiều cho việc học thêm, dẫu rằng chúng ta, với kinh nghiệm của bản thân, hiểu rõ rằng trẻ em cần được chơi. Lãng phí thời gian, nhất là tuổi trẻ, tuổi thơ, là sự lãng phí rất lớn của nhân lực xã hội.
Lãng phí đã trở thành một phần trong cách sống của mỗi chúng ta. Lãng phí của công, đầu tư không hiệu quả trong kinh tế không chỉ vì cơ chế, vì quản lý yếu kém, mà nhiều hơn, vì chính văn hóa của mỗi chúng ta. Ai cũng biết, tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngay cả nước ngọt, thứ mà chúng ta trước kia không thể nghĩ là có thể hết, cũng đang được các nhà khoa học dự báo, sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai. Mỗi giọt nước, mỗi giọt xăng, mỗi viên than chúng ta lãng phí bây giờ, chính là chúng ta đang cướp của con cháu ngày mai.
Theo Tia Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét