Loạt bài đăng cùng lúc về văn hóa của ngành công an
Trước đây, khi nói về chuyện ông Lê Văn Bàng, cựu Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, tôi đã nhắc lại lời anh Nguyễn Văn Sinh, Phó tiến sĩ toán kinh tế đầu tiên của Việt Nam, nói với tôi năm 1983: Nói đến quan chức vô học, vô văn hóa nhất ở nước ta thì đầu tiên phải kể đến dân công an và dân ngoại giao. Nay đọc liên tiếp trong có 2 dòng ở mục điểm tin của anhbasam thì có 3 tin về văn hóa của ngành công an: "(- Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên (DV). - Công an chở người ra tiệm để mở còng (TT). – NGÀY XƯA, CÁC CHÚ CÔNG AN – (Mai Thanh Hải)". Đúng là buồn cho đất nước ta (ở các nước, công chức ngành công an rất có văn hóa, ai có việc gì cần cũng gọi điện đến công an nhờ giúp đỡ; khi công an đi tuần, thấy người có vẻ gặp khó khăn là dừng lại hỏi thăm và giúp đỡ ngay).
1. Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên
Sáng 29.1 (mồng 7 tết), tại quán nhậu Chút Xíu (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đã diễn ra một việc làm phản cảm trong ngày đầu xuân: làm thịt một con heo rừng ngay trong công viên nằm trên đường Bạch Đằng.
Điều đáng nói là trong những người dân chứng kiến, có cả công an và dân phòng địa phương vô tư đứng xem!
Các nhân viên quán nhậu Chút Xíu đang giết heo rừng trong công viên sáng mồng 7 tết!
|
Rất may là trong thời điểm ấy, không có du khách nước ngoài nào được “mục sở thị” cảnh tượng rất phản văn hóa này! (Theo Tuổi trẻ).
2. Công an chở người ra tiệm để mở còng
Mai Thanh Hải - Năm rồi có lẽ là năm đen đủi với ngành Công an. Tuy tướng tá phong rầm rầm, tới đâu cũng thấy Tướng Công an, nhưng tương tự ngày nào đọc xem, cũng thấy chuyện Công an tiêu cực, mãi lộ, chạy án, vi phạm, đánh nhau, buôn bán, làm việc sai quy trình thậm chí dính vào luật pháp.
Nói mãi đâm chán, đến mức cứ nói đến Công an là nghĩ đến những chuyện chẳng ra đâu vào đâu.
Cái sự chán này, một phần do con người, phần quan trọng nhất là cái việc "định hướng - giáo dục - hoạt động" của bộ máy khổng lồ, mỗi năm ngốn bao nhiêu là tiền Nhà nước, nằm ngay trong ngành Công an, có tên là Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Trong ngành, gọi là Tổng cục III với các đơn vị mang phiên hiệu X.
Để tai tiếng như ngày hôm nay, có lẽ phải đổi tên - đổi người làm trong cái nơi to tổ bố này. Nếu không làm được, thì có lẽ phải đổi tên thành Tổng cục phá hủy lực lượng, cho đỡ mang tiếng ngành... Xây dựng.
Buồn cười nhất là cứ thi thoảng, người ta lại phát động phong trào, giống như: "Xây dựng hình ảnh người Công an Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" bằng văn bản, hô hào trên Hội trường - báo chí, mà quên béng rằng Công an cũng là người, có da thịt, cần ăn ngủ và hít thở khí giời.
Chẳng thế mà mấy ông bạn mình đeo đến Trung tá - Thượng tá An ninh, thi thoảng ngồi quán bia, thấy đám trẻ bán báo chìa tờ Công an nhân dân, An ninh thế giới... là xua tay quầy quậy như xua tà, miệng oai oái: "Tin đéo gì chúng nó nói phét!".
Tụi mình phì cười: "Thì trong ngành cũng phải thông cảm với nhau chứ!".
Mấy ông bạn trợn mắt: "Công an bây giờ, có ngồi trực ban ở Phường cũng tốt nghiệp Đại học. Có phải dạng chuyển ngành từ Bộ đội đánh nhau ùng oàng, hết chiến tranh sang làm Công an như ngày xưa đâu mà chúng nó vẫn tuyên truyền, giáo huấn như năm 70-80 của thế kỷ trước?".
Bạn mình còn bảo: "Bây giờ, nhiều khi chả dám nói làm Công an. Vừa không được việc, vừa bị... cảnh giác. Chẳng bù cho hồi xưa, nói Công an là người ta tin và giúp hết sức ngay!", khiến mình tò mò, tìm vài cái hình ghi lại các chú Công an ngày xưa, đưa lên để tẩn mẩn so sánh XƯA - NAY, nhỉ?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
TT - Ngày 28-1, bạn đọc cho biết tại ngã sáu Phù Đổng (Q.1, TP.HCM), một số người mặc sắc phục cảnh sát đưa một người đàn ông trung niên, tay bị còng tới nhờ thợ sửa khóa mở giùm. Việc này khiến nhiều người dân hiếu kỳ tập trung coi rất đông.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người bị còng tay là ông Đào Duy Hùng (47 tuổi, người Mỹ gốc Việt, tạm trú tại Q.4, TP.HCM), bị Công an P.Bến Nghé, Q.1 còng tay. Trước đó, khoảng 11g ngày 28-1, ông Hùng kêu taxi của Hãng Mai Linh từ ngã ba Nguyễn Cảnh Chân - Nguyễn Trãi (Q.1) đi khám bệnh.
Trên đường đi, do ông Hùng nói tiếng Anh, tài xế là Trần Quang Minh (28 tuổi, ngụ H.Bình Chánh) không hiểu dẫn tới hai bên mâu thuẫn, cự cãi qua lại và ông Hùng yêu cầu tài xế chở tới văn phòng Công ty Mai Linh để phản ảnh với lãnh đạo. Khi tới văn phòng công ty trên đường Hai Bà Trưng (Q.1), tài xế Minh yêu cầu ông Hùng trả tiền nhưng ông Hùng không trả, hai bên tiếp tục cự cãi và tài xế Minh tát ông Hùng, sau đó ra khỏi xe.
Ra khỏi xe vài phút, tài xế Minh quay lại thì thấy ông Hùng đã cầm điện thoại của mình đi nên đuổi theo, bắt ông Hùng giao cho Công an P.Bến Nghé xử lý. Tại đây, ông Hùng tiếp tục lớn tiếng và Công an P.Bến Nghé đã còng tay ông. Tới chiều 28-1, khi xác định vụ việc không đủ yếu tố để xử lý hình sự, Công an P.Bến Nghé đã quyết định xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản đối với ông Hùng, mở còng tay cho ông.
Tuy nhiên, người mở còng cho ông Hùng không mở được còng, để gãy chìa khóa bên trong ổ. Công an P.Bến Nghé đã gọi điện cho thợ khóa tới mở, nhưng không có thợ khóa nào tới khiến các cán bộ công an phường phải đưa ông Hùng với chiếc còng trên tay ra ngã sáu Phù Đổng nhờ thợ sửa khóa mở.
GIA MINH
Lạ nhỉ, không có thợ mở khóa nào thèm giúp công an. Thế mới biết người ngay thẳng thì ghét đám công an mới mức nào.
3. NGÀY XƯA, CÁC CHÚ CÔNG AN
Nói mãi đâm chán, đến mức cứ nói đến Công an là nghĩ đến những chuyện chẳng ra đâu vào đâu.
Cái sự chán này, một phần do con người, phần quan trọng nhất là cái việc "định hướng - giáo dục - hoạt động" của bộ máy khổng lồ, mỗi năm ngốn bao nhiêu là tiền Nhà nước, nằm ngay trong ngành Công an, có tên là Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Trong ngành, gọi là Tổng cục III với các đơn vị mang phiên hiệu X.
Để tai tiếng như ngày hôm nay, có lẽ phải đổi tên - đổi người làm trong cái nơi to tổ bố này. Nếu không làm được, thì có lẽ phải đổi tên thành Tổng cục phá hủy lực lượng, cho đỡ mang tiếng ngành... Xây dựng.
Buồn cười nhất là cứ thi thoảng, người ta lại phát động phong trào, giống như: "Xây dựng hình ảnh người Công an Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" bằng văn bản, hô hào trên Hội trường - báo chí, mà quên béng rằng Công an cũng là người, có da thịt, cần ăn ngủ và hít thở khí giời.
Chẳng thế mà mấy ông bạn mình đeo đến Trung tá - Thượng tá An ninh, thi thoảng ngồi quán bia, thấy đám trẻ bán báo chìa tờ Công an nhân dân, An ninh thế giới... là xua tay quầy quậy như xua tà, miệng oai oái: "Tin đéo gì chúng nó nói phét!".
Tụi mình phì cười: "Thì trong ngành cũng phải thông cảm với nhau chứ!".
Mấy ông bạn trợn mắt: "Công an bây giờ, có ngồi trực ban ở Phường cũng tốt nghiệp Đại học. Có phải dạng chuyển ngành từ Bộ đội đánh nhau ùng oàng, hết chiến tranh sang làm Công an như ngày xưa đâu mà chúng nó vẫn tuyên truyền, giáo huấn như năm 70-80 của thế kỷ trước?".
Bạn mình còn bảo: "Bây giờ, nhiều khi chả dám nói làm Công an. Vừa không được việc, vừa bị... cảnh giác. Chẳng bù cho hồi xưa, nói Công an là người ta tin và giúp hết sức ngay!", khiến mình tò mò, tìm vài cái hình ghi lại các chú Công an ngày xưa, đưa lên để tẩn mẩn so sánh XƯA - NAY, nhỉ?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cảnh sát Cơ động, Công an TP.HCM mới năm 2000 đây thôi |
Các chú Công an được chụp năm 1981, vẫn còn hàm Chuẩn úy và biển số đỏ bé tý ghi đơn vị, số hiệu |
Công anh Hà Nội 1997 với trang phục Cảnh sát quần áo viền chỉ đỏ, biển số có họ tên và dán ảnh |
Công an Thừa Thiên - Huế (1997): Khối An ninh mặc trang phục màu nâu xám đấy nhé |
Cảnh sát giao thông, với xe đạp - xích lô mà cũng bận bịu chỉ đường |
Chú Thượng sĩ Công an TP.HCM này, cầm quả dùi cui cao su mốt nhất thời 80 đấy |
Công an Đà Nẵng, 1985 |
Năm 1985, duy nhất ngành Công an có trang bị mũ lưỡi trai ộp giống như chú này, lúc đón con (Đà Lạt) |
Công an Hà Nội 1991: Có phải xếp hàng tem phiếu hay không mà lắm Công an thế? |
TP.HCM 1991. Chú này có thể là CSGT, CSTT hoặc Công an Phường - Trang phục hồi ý nó thế mà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét