Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

VN muốn vào nhóm "kinh tế dùng đũa"

Tin thú vị đối với những người làm toán kinh tế: 
Sau sự kiện ông nghị Nguyễn Tiến Cảnh hùng hồn tuyên bố trước Quốc hội: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, chỉ số IQ cao, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây"; thì nay đến lượt đại gia Trương Gia Bình dõng dạc lên tiếng: "các nước có đa số dân dùng đũa đều có các giá trị văn hóa chủ đạo bao gồm tiết kiệm, tôn trọng kiến thức và lao động siêng năng; các giá trị này là những yếu tố chủ chốt cho sự thành công kinh tế".
Bạn nào có thời gian hãy thử kiểm định quan hệ kinh tế lượng giữa tỷ lệ dân cư dùng đũa để ăn với: (i) Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia; (ii) Mức độ tôn trọng kiến thức và (iii) Mức độ siêng năng của người lao động (ví dụ số giờ lao động thực sự trong năm của 1 lao động)... xem thế nào ?
Tiếp đến hãy thử kiểm tra quan hệ nhân quả và quan hệ kinh tế lượng giữa tỷ lệ dân cư dùng đũa để ăn với trình độ phát triển kinh tế (GDP đầu người) hay với tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn xem sao ?
Các kiểm định này có thể áp dụng cho riêng nền kinh tế nước ta qua các thời kỳ, và còn có thể áp dụng chung cho nhiều nền kinh tế dùng đũa (cross-country study).
Nếu các kiểm định trên cho kết quả tốt thì đại gia Trương Gia Bình nói đúng. Vậy là ngon rồi, cứ ăn no, ngủ ngon, khuyến khích dân dùng đũa, đến lúc chúng ta tự khắc sẽ thành rồng.
Chỉ e rằng quan hệ này cũng giống như quan hệ giữa IQ và đường sắt cao tốc.

VN muốn vào nhóm "kinh tế dùng đũa"


Bốn con Hổ châu Á hay người ta còn gọi là các con Rồng châu Á là một thuật ngữ được dùng để nói đến các nền kinh tế phát triển mạnh gồm Hong Kong, Singapore, Nam Hàn và Đài Loan.
Các nước này được biết đến với khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao (vượt quá 7% một năm) và quá trình công nghiệp hóa nhanh giữa những năm 1960 và 1990.
Hong Kong và Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, trong khi Nam Hàn và Đài Loan đi đầu trong chế tạo sản phẩm công nghệ thông tin và điện tử.
Thành công kinh tế của họ được xem là hình mẫu để nhiều nước đang phát triển tại châu Á học hỏi, trong đó có cả Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và thậm chí cả Trung Quốc.
Và nay, ông Trương Gia Bình, một trong những doanh nhân giàu nhất tại Việt Nam, đưa ra khái niệm "các nền kinh tế dùng đũa", phóng viên Ben Bland của Financial Times viết trên Bấm blog.
Ông Bình, người sáng lập ra FPT, công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, tin rằng các quốc gia có đa số dùng đũa như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Nam Hàn, Đài Loan và Việt Nam – đều có các giá trị văn hóa chủ đạo bao gồm tính tiết kiệm, tôn trọng kiến thức và lao động siêng năng.
Ông lập luận tại một hội nghị đầu tư do tạp chí The Economist của Anh tổ chức tại Hà Nội gần đây rằng các giá trị này là những yếu tố chủ chốt cho sự thành công kinh tế và rằng Việt Nam, nước chậm chân nhất trong nhóm, sẽ sớm theo bước của các nước láng giềng giàu có tại Đông Á.
"Việt Nam sẽ trở thành Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản và Singapore", ông nói với các nhà đầu tư.

"Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào ý chí của một đất nước muốn thu lượm được kiến thức. Tôi nhìn thấy sự bùng nổ trong tương lai cho công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam. "
'Nhiều việc cần làm'
Người ta thấy hiện vẫn đang có một cuộc tranh luận mang tính học thuật về yếu tố văn hóa đóng vai trò động lực của sự thành công trong kinh tế Trung Quốc, tại Đông Á và ngoài khu vực.
"Chính phủ Cộng sản, bị xung đột lợi ích chi phối và nạn tham nhũng, không thành công trong việc cắt thang thuốc cần có để đảm bảo thành công cho tương lai của đất nước."
Ben Bland, Phóng viên Financial Times, Hà Nội
Mối quan ngại thực tế của các nhà đầu tư khi nhìn vào Việt Nam, mà có thể thấy rõ trong hội nghị đầu tư này, là Chính phủ Cộng sản, bị xung đột lợi ích chi phối và nạn tham nhũng, không thành công trong việc cắt thang thuốc cần có để đảm bảo thành công cho tương lai của đất nước.
Trong năm 2008, Liên Hợp Quốc ra một báo cáo lập luận rằng Việt Nam cần khẩn trương nâng cao chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng, cắt giảm chi tiêu công không hiệu quả và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân nếu muốn trở thành một con hổ châu Á như Nam Hàn hoặc Đài Loan chứ không phải trở thành một nhà nước tư bản thân hữu chậm tiến ở đông nam Á.
Nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư tin rằng Việt Nam chẳng đạt được mấy tiến bộ trong những mặt này kể từ lúc đó, lạm phát đã tăng vọt, tài chính nhà nước bị bó hẹp và các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thậm chí lại hút thêm vốn nhiều hơn - tất cả điều đó lại xảy ra trong bối cảnh có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra.
Tựu chung là có nhiều việc cần phải làm nếu Việt Nam muốn thực hiện giấc mơ “kinh tế dùng đũa” của ông Trương Gia Bình, nhất là khi các nhà đầu tư nhòm ngó sang những thị trường khác ngày càng hấp dẫn hơn và đưa cho Việt Nam chiếc thìa chứ không phải đôi đũa, phóng viên Ben Bland nhận định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét