Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'

Tôi cũng đã từng học Toán, ra trường tưởng sẽ vào làm việc ở Viện Toán học nhưng rồi lại làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế (thủ trưởng đầu tiên của tôi lại chính là GS Hoàng Tụy, Viện trưởng Viện Toán học, được cử sang điều hành 1 đơn vứng dụng toán trong kinh tế; lúc đó tôi đi sâu về sử dụng các mô hình kinh tế lượng và áp dụng trong lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô; lạ là chẳng ở đâu dạy về loại mô hình kinh tế lượng nên phải tự mày mò tìm hiểu). Từng mất rất nhiều thời gian nghiên cứu toán, nhất là đọc nhiều để cố giải được 1 trong số 100 bài toán đặt ra cho thế kỷ 20 (nếu được thì đã giống Ngô Bảo Châu, nhưng dĩ nhiên là thất bại ). Học nhiều toán sau này mới thấy lãng phí thời gian và kiệt quệ sức lực vì khi nhận ra mình không có năng khiếu toán thì hàng chục năm tuổi trẻ đã trôi qua. Theo tôi, toán học ở nước ta đã mất vị thế thời thượng ngay từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Đầu năm 1984, có 1 nhà khoa học nổi tiếng (viện sĩ) đã nói với tôi (không biết có đúng không): Đến như anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) còn cho rằng toán học chỉ là đồ trang sức của quốc gia (tức là có thì làm đẹp thêm chứ không có cũng không ai chết) thì làm sao mà toán học phát triển được (thực ra TT PVĐ rất quý các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà toán học, nhưng TT cũng biết rằng công cụ toán ở VN chưa thể phát huy được tác dụng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước). Sau đó chỉ vài năm, Viện Toán kinh tế trung ương bị xóa bỏ; khoa toán trường đại học kinh tế quốc dân sống thoi thóp rồi có lúc bị giải th; Viện khoa học tính toán và điều khiển bị tách làm đôi (1 Viện và 1 Trung tâm) và bị đổi tên thành... rồi cuối cùng là Viện Tin học...; còn người của Viện Toán học thì bỏ nghề hoặc tìm cách ra nước ngoài kiếm sống... Khi đất nước mở cửa thì tôi chuyển sang học kinh tế vĩ mô, môn khoa học thời thượng mới. Lại hàng chục năm trôi qua mới nhận ra môn này cũng chẳng có ích gì ở một nước chính trị là thống soái vì tại đó người ta điều hành đất nước cần gì phải biết kinh tế vĩ mô. Lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm là cao nhất, tiếp đến là kinh nghiệm thất bại - thành công...; cứ dựa vào đó mà điều hành. 10 năm nay tôi chỉ tin vào người lao động, họ trực tiếp làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước, thế là có ích nhất. Còn toán học và kinh tế vĩ mô thì chờ tương lai xem sao.

Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'

Vốn là một người học toán - lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

Tiến sĩ Phan Quốc Việt. Ảnh: H.T.

Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.
Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.
"Môn học nào cũng cần tư duy", tiến sĩ Việt nói.
Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.
"Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện", ông nói.
Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.
Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.
Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.
“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.
Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.
Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.
"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.
Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.
“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.
Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.
Hương Thu

Phủ nhận sạch trơn môn toán để quảng cáo lớp kỹ năng mềm ạ?
Bác ko dùng đến tích phân, logarit delta vì bác ko làm nghề toán. Bài của bác, nên nhìn nhận theo hướng, học ko đúng ngành nghề, học theo mốt thì sau ko có ích gì cho cuộc đời mình là đúng hơn.
Hối tiếc
Đáng lẽ Tiến sỹ làm nghề toán thì ông sẽ không bao giờ cảm thấy áy náy.
Không hoàn toàn đúng
Ông Việt đưa ra quan điểm đó không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Nếu không học vi phân tích phân, căn... thì lấy đâu ra máy tính mà dùng. Chắc câu chuyện và quan điểm của ông được nói ra ở 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó mà thôi.
VN cần học khoa học giỏi hơn nữa
Tôn trọng học thức và tâm sự của tiến sỹ Việt. Tuy nhiên, Tiến sỹ không nên vì việc kinh doanh của mình mà hạ thấp phần giáo dục kiến thức cơ bản. Chúng ta hãy nhìn tấm gương TQ, họ đã biết trân trọng và đầu tư tốt cho giáo dục, đào tạo và nghiên cứu cơ bản nên TQ mới có cơ hội trở thành nước mạnh về tiềm lực KHKT như ngày hôm này. 30-40 năm trước, VN đã được hỗ trợ đào tạo rất tốt nhưng chúng ta đã bỏ phí kiến thức, thời gian và tiền bạc (của các nước bạn) nên chúng ta đã tụt hậu và lạc hậu như ngày nay.
Bài viết quá hay
Trước đây tôi là người học giỏi toán, đến bây giờ suy nghĩ thì môn toán và những thứ tôi học ở toán như tích phân, vi phân, logarit, lim, số phức, trị tuyệt đối, tổ hợp, chỉnh hợp,.... vv chẳng bao giờ tôi dùng đến dù chỉ 1 chút xíu.
Cái tôi cần khi mới bước từ nhà trường ra đó là "Kỹ năng sống" thì lại là một con số trống rỗng, sau vài năm sống ngoài thực tế rồi mình mới nghiệm được là lúc đó mình mới là người ra trường thực sự.
Ở ta cứ ca ngợi các chiến tích như thì toán quốc tế, olympic quốc tế gì đó, tôi thấy chẳng là gì cả, những người giỏi toán thì chỉ giỏi cái đó thôi, thử hỏi những người đó có biết gì ngoài toán không?
Xin đừng đem luận điệu kỹ năng sống và biện bạch
Tôi đã biết qua trung tâm Tân Việt của tiến sĩ. Tôi tôn trọng tiến sĩ về những đóng góp trong kỹ năng sống. Tôi cũng tôn trọng tiến sĩ vì ông là tiến sĩ toán học. Nhưng điều tôi không đồng ý với ông là việc ông nói học những cái cần thiết. Cái cần thiết là gì? Là nền tảng cơ bản của xã hội. Xã hội cần phát triển khoa học công nghệ trước rồi trên nền tảng đó mới phát triển ngành dịch vụ thì mới vững được. Ông và những người khác đang hướng dẫn mọi người cái gọi là "kỹ năng mềm, kỹ năng sống". Tôi thấy phần nhiều là dùng luận điệu văn hoa để chiếm lòng những người khác thôi. Một người hiểu sâu về một vấn đề nhất định thì không cần học kỹ năng sống cũng có thể thuyết trình, trình bày tốt về vấn đề của họ. Chỉ có kẻ không có nền tảng cơ bản vững chắc mới mong học kỹ năng sống để khỏa lấp cái kém cỏi của mình. Về việc môn toán, tôi cũng là một người yêu thích toán học nên tôi không đồng ý với tiến sĩ khi nói rằng toán học không quá quan trọng. Giả sử tiến sĩ không học toán thì chắc gì trình độ logic đã đạt đến như bây giờ? Sao lại phủ nhận thành quả của toán học như thế? Tiến sĩ lên đến đỉnh cao của toán học mà không dùng toán học thì có thể kết luận là ông chưa biết cách sử dụng môn toán hoặc mục tiêu đồng tiền bát gạo của tiến sĩ quá lớn, che mờ mục đích cống hiến đi. Tôi là một người làm ngành dịch vụ, nhưng luôn luôn mong muốn mọi người học chắc các môn khoa học cơ bản để nền kinh tế phát triển vững chắc. Xin mọi người đừng mong dựa vào những kỹ năng mềm hoặc kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống. Thế không khác gì xây lâu đài trên cát! Học vấn có hạn, vài lời thô thiển giãi bày cũng tiến sĩ và mọi người. Có gì sai sót xin mọi người lượng thứ! Kính!
sống thật,có ích cho xã hội
hoàn toàn đúng,đây chính là lý do tại sao ở cac nước tiên tiến chuyển các học sinh không có khả năng chuyên sâu cao cấp hai sang hoc nghề chuyên dể vào đời chu không cố chạy chot đê có bàng đại học như ở VN rồi tính bài chạy vị trí ăn không ngồi rỗi đục khoet xã hội.
học toán
Nói như ông Việt thì tôi nghĩ là Bộ GD nên bỏ chương trình toán trong các bậc học gấp ,bởi một Tiến sĩ Toán với nhiều năm miệt mài với môn Toán mà còn có phát biểu như vậy thì đến lúc nên đóng cử môn Toán là vừa,hoặc chỉ để dành cho những người có đầu óc xuất chúng như lời ông Việt.Ngẫm cùng buồn cho những ai trót học Toán không biết GS Ngô Bảo Châu hoặc Lê Bá Khánh Trình có buồn không?theo tôi nên gửi ý tưởng này cho nhứng nhà tổ chức thi Olympic Toán quốc tế để họ nghĩ cách bỏ luôn kỳ thi này cho rồi.
Fully Agreed
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tiến sỹ (khoa học) Phan Quốc Việt. Hãy để những bộ óc xuất sắc tìm những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn!
Cần thay đổi sớm hơn
Không chỉ Giáo sư nhận ra mà rất nhiều người đều nhận ra nhưng chưa thấy những người có trách nhiệm làm gì để thay đổi. Bây giờ thấy các cháu đi học mà thấy buồn, mới lớp 1 lớp 2 mà đã phải học rấtn hiều môn và chương trình kiến thức rất nặng , không còn thời gian để chơi (không phù hợp với tâm lý, phát triển thể chất và tính cách của lứa tuổi). Có lẽ chương trình giáo dục hiện nay chỉ dành đào tạo Giáo sư, Tiến sĩ .., cũng như Giáo sư, Chúng tôi được học rất nhiều về toán ma trận, lim, logarit, tích phân, .., nhưng hiện giờ và có lẽ đến lúc ra đi chẳng bao giờ dùng tới, hiện cũng đã quên hết rồi. Nền giáo dục đi về đâu, khi kiến thức đào tạo đòi hỏi quá cao nên giành cho những Nhà nghiên cứu chuyên sâu, còn với những người không chuyên học nhưng chẳng để làm gì, không áp dụng được vào thực tế cuộc sống .., Buồn!
Ông Việt nói có lý
Tôi cũng là người học toán, từng lấy toán tin làm đam mê của mình và phấn đâu gần chục năm trời, rốt cuộc tôi không bao giờ sử dụng nó trong cuộc sống được bao nhiêu, mà chủ yếu lại thiếu quá nhiều thứ cần thiết như kỹ năng sống, soft skills cho đến khi tôi nhận ra.... Cũng giống như ông, tôi xin chia sẽ với ông điều ông nghĩ đã đúng. Nhưng với xã hội chúng ta, những người làm khoa học thật khó sống sót với đam mê của mình, đừng nói làm toán, các ngành khác cũng có lẽ ít nhiều giống như vậy, môi trường VN - một xã hôi chưa đủ chín (nếu không muốn nói là mọi người còn xem thường khoa học và chỉ trọng chữ "tiền") để nuôi dưỡng nhà khoa học chân chính như ông. Đọc bài viết của, tôi cảm thấy đau lòng lắm, trước hết đau cho bản thân ông, cho những người giống ông và tôi nữa. Sử DInh sudinh78@gmail.com
Toán học là vua của các môn khoa hoc
Học toán rất cần thiết bởi họ giải quyết những cái mà chúng ta không nhìn thấy ví dụ như đo nhiệt độ mặt trời độ trong lò phản ứng nhạt nhân nếu không dùng vi phân tích phân làm sao tính nỗi. máy tính khai căn đưa ra kết quả cho chúng ta không phải ứng dụng phương pháp tính nội suy của Newton khai triển công thức TayLor và Macloranh, Furiê... thì sao ông có kết quả như vậy, Thuật toán tìm kiếm trong Google không phải là toán học tiên phong đi trước một bước sao? để ông kết quả nhanh như vậy Nhân loại không có những người học toán và làm toán xuất sắc thì làm sao có thế giới hiện đại như ngày hôm nay
Nhất trí
Tôi rất đồng ý với TS Việt. Trong cuộc sống, tôi thấy rất nhiều người có tài ăn nói giao tiếp mà thăng tiến trong công việc - dù khả năng học toán thuộc loại trung bình. Tuy nhiên, người giỏi toán lại phù hợp với công việc nghiên cứu, không thuộc tuýp người hoạt động xã hội.
Chúng ta cần những ngành khoa học ứng dụng
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Ts Việt, Việt Nam cần nhiều nhà khoa học trong các ngành ứng dụng cao như y sinh, hóa học,... hơn là những nhà toán học chỉ dừng lại ở các lý thuyết trên mây. Tại sao phải xây dựng viện toán học cao cấp trong khi không phát triển cơ sở hạ tầng các trung tâm nghiên cứu y khoa, ví dụ như ở Úc người ta tính ra 1 đô la đầu tư vào nghiên cứu y tế thì thu về được 6 đô la, tôi tự hỏi đến khả năng đóng góp về mặt tiền bạc cho kinh tế Việt Nam?
Gửi TS Việt
Nếu không có những môn học như toán, lý liệu con người có chế tạo ra được những máy móc hiện đại như ngày hôm nay ? chỉ có điều những môn học đó chỉ thích hợp với những người có bộ óc thực sự thông minh, siêu việt, không có chỗ cho những kẻ thực dụng, mưu mô thủ đoạn, không thể "mồm miệng đỡ chân tay" được. Chúng ta không nên suy nghĩ cực đoan quá , đất nước ta nói riêng và xã hội loài người nói chung vẫn rất cần những tài năng toán học....
Ông là TS nhưng không phải là nhà toán học
Đọc bài viết của ông, tôi nghĩ đến những nhà toán học như Hoàng Tụy , Lê Văn Thiêm, Ngô Bảo Châu. Ông là TS toán thật, nhưng ông không phải là nhà toán học. Tôi quen khá nhiều PTS (nay là TS) trong lĩnh vực Kỹ thuật ,từ LX về, nhưng họ không là nhà khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ. Trong lĩnh vực nào, ở mức bằng cấp nào thì cũng có người giỏi người dở, người có khả năng hành động người không. Không phải ai "học" cũng "hành" được. Các bạn trẻ hãy đi theo con đường mình chọn, nếu thật sự yêu thích. Đừng yêu thích theo trào lưu mà thiếu đam mê. Không có ngành nào vô dụng, không có ngành nào tuyệt vời nếu mình không có khả năng và đam mê nó.
Tội nghiệp
“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự. Thật đáng thương, lố bịch! Lý lẽ trên của ông không bào chữa đc cho việc ông ta thất bại trong ngành toán học. Nhà nước mất tiền cho ông ta đi học mà bây giờ ông ta nói k dùng gì đến nó. K chấp nhận nổi.
Tội nghiệp
“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự. Thật đáng thương, lố bịch! Lý lẽ trên của ông không bào chữa đc cho việc ông ta thất bại trong ngành toán học. Nhà nước mất tiền cho ông ta đi học mà bây giờ ông ta nói k dùng gì đến nó. K chấp nhận nổi.
Điều đơn giản
Từ trước tới nay chúng ta thường hay học lý thuyết
Đồng ý
Chuẩn không cần chỉnh. Là một chuyên gia kinh tế, tôi đồng ý với ý kiến này. Tôi phần nào cũng tương tự.
Tôi đang dạy con tôi theo cách của Ông Việt.

Chính xác
Tôi thấy rất đúng. xã hội này cần sự thực tế, cần người làm kinh doanh, kỹ thuật giởi để làm ra nhiểu của cải cho xã hội. ngiên cứu lý thuyết nhiều quá ko phù hợp ở VN.
Thất vọng
Ông Việt thất vọng và tiếc vì đã học toán, còn tôi thất vọng với đánh giá của ông. Ông học toán nhưng lại không làm về toán, ông chuyển sang lĩnh vực ngôn ngữ thì tiếc cũng đúng thôi. Học môn gì cũng cần học các môn học khác.Từ lớp 1 đến hết cấp 3 chúng ta học rất nhiều môn hoc, kể cả khi lên đại học cũng vậy. Nhưng cũng cần học chuyên sâu một nhành nào đó. Ông thích câu "mồm miệng đỡ chân tay"tôi nghĩ không có ở đâu dạy học sinh những kiến thức như vậy. Nước ta đã nhận ra là toán ứng dụng còn chưa được quan tâm đúng mức.GS Ngô Bảo Châu đang cố gắng giúp đào tạo các nhà toán học trẻ, thổi tình yêu vào toán. Nay lại nghe một ông tiến sĩ toán bỏ nghề đi làm việc khác nhận xét như vậy thì thật buồn và thất vọng.
Ông nói sai rồi, ngài Tiến sĩ ạ!
Đúng là môn học nào cũng có tư duy và mỗi môn học có những sắc thái tư duy khác nhau. Nhưng về bản chất, con đường tư duy chỉ có một mà thôi: Quan sát hiện tượng - Phân tích - Lập luận, đề ra giả thuyết - Chứng minh và Kết luận - Tổng kết thành Quy luật. Cho dù là tư duy ở bất cứ môn học nào, khoa học nào cũng đều phải trải qua những bước như vậy và bởi thế nên học môn nào cũng có ích. Người ta thường nói "những người thông minh thì phải học Toán" cũng là bởi vì các tư duy đó trong môn Toán diễn ra thường xuyên hơn. Học Toán chính là để rèn luyện tư duy vậy! Thực tế, những người học Toán, từ học sinh chuyên Toán tới sinh viên ngành Toán có bao nhiêu người tiếp tục "làm nghề" với Toán một cách lâu dài? Tôi tin là không nhiều nhưng phần lớn họ đều có thể đạt được những thành công nhất định. Tôi không hiểu ông Tiến sĩ nghĩ gì khi nói rằng "giá mà không học Toán", tôi thấy nghi ngờ sự xuất sắc của ông ở môn Toán, bởi phần lớn những người học Toán chắc sẽ không hối hận vì học Toán như ông. Người ta có câu: "Kiến thức mất đi, tư duy ở lại", việc học tính Tích phân - Đạo hàm - Lượng giác - Giải phương trình .... trước hết là tạo ra cái nền tảng kiến thức để có thể tiếp thu các tri thức khoa học cao hơn, sau nữa là để rèn luyện tư duy. Nếu như học những cái đó là vô ích, thì học sinh phổ thông trên toàn thế giới này học những cái đó để làm gì ???? Ngay cái cách dùng từ "kỹ năng phần mềm" trong bài viết này đã cho thấy "đẳng cấp" của nó thế nào rồi. Tâm Việt dạy người ta "chém gió" nhiều hơn là dạy kỹ năng mềm đích thực!
Gởi Ông Phan Quốc Việt
Tôi không muốn lý luận cho ông hiểu những lời ông tâm sự nghe sao mà "nhọt tai". Tôi chỉ lấy làm tiếc cho các thầy cô đã dạy cho ông về toán, có thể nói ông đã "trả chữ" cho thầy, trong khi ông không hiểu mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? và xấu hổ cho những lời ông nói. "Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều", "Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng" --> Ông thử mang con cháu của ông ra dạy kĩ năng sống đi, đừng dạy cái gì khác. Mong ông đừng đem tài kinh doanh ra để nhạo bán những thứ mà mình "đã dùng".
Hoàn toàn chính xác
Tiến sĩ Việt nói hoàn toàn chính xác. Tôi đã làm việc được gần 10 năm, và tất cả những thứ liên quan tới toán tôi dùng là +x/, mặc dù ngành tôi làm việc là kỹ sư. Thiết nghĩ nền giáo dục mình quá coi trọng toán, trong khi không hề chuẩn bị cho học sinh,sinh viên bước vào cuộc đời. Thật là phí phạm.
Lại thêm một phát biểu gây tranh cãi
Xin trích lại câu: "Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc". Tôi không tìm thấy một công trình nào của vị tiến sĩ này trên MathScinet. Vì vậy tôi không ngạc nhiên trước những phát biểu của ông về Toán và ứng dụng của Toán. Chủ đề này đã tranh luận khá nhiều, nhất là khi có sự kiện Ngô Bảo Châu, tôi không khơi lại nữa. Chỉ có một lời nhắn tới ông Việt: hãy thận trọng với những phát biểu có tính tổng quan về một môn Khoa học mà mình chưa phải là chuyên gia.
Học Toán!
Tôi từng là người rất yêu thích môn toán, đúng là chúng ta (nền giáo dục VN) bỏ quá nhiều thời gian cho môn toán (một môn lý thuyết thuần). Việt Nam có những người giỏi toán nhất thế giới, vậy mà con bulông cũng phải đi nhập khẩu ?????????
Thật là khó hiểu
Đọc bài báo của Tiến Sĩ, toi không khỏi có nhiều thắc mắc.

Là bậc trưởng bối về toán học, chẳng lẽ ko thấy được toán học là một trong những ngành ứng dụng dán tiếp. Ko phải ứng dụng trực tiếp.

Cái tiến sĩ gọi là tới giờ này vẫn ko ứng dụng khai căn, tích phân hay delta, là lỗi do mình ko biết ứng dụng, chỉ biết học mà thôi.

Tôi còn nhớ năm nào, cũng có một bài viết của một vị nào đó nói về sai lầm khi học toán. Nhưng tôi nhớ từng đọc bài báo có viết một câu nói của Bill Gaté khi ông sai VN: "Sai lầm của thanh niên nước Mỹ là bỏ toán để chạy theo CNTT".

Làm nghiên cứu về toán học là để công hiến cho XH, họa may nổi tiếng như GS. Ngô Bảo Châu thì còn nhiều người biết. còn lại chọn các hướng khác như KD, mở trung tâm dạy học... mau giàu nhiều người biết tới, nên tiến sĩ có vẻ hối hận về học toán.

ko biết sau bài viết của tiến sĩ, các bạn đam mê ngành toán có nản hay ko.
Phan Quốc Việt!
Cách lập luận cho trường hợp riêng về cuộc đời Phan Quốc Việt là của người học toán đấy chứ!
Rất chính xác
Rất chính xác ! đặc biệt là nên thay đổi tư duy giáo dục của nước ta ! từ mẫu giáo đến tiến sĩ . Có như vậy thì nền kinh tế mới thực dụng và VN mới có những bước nhảy thần kì như Nhật Bản được.
Yêu Nghề
làm gì cũng cần yêu nghề, kiếm được đồng tiền từ cái nghề mình yêu thích là điều tôi luôn thích thú nhất.
MOT CAI NHIN THIEN CAN CUA MOT CON NGUOI THANH CONG
đúng là TS đã thành công, tuy nhiên, mỗi người đều có một đam mê và họ sẽ sống cho đam mê của họ. ngay từ việc TS chọn môn học thời thường của những năm 80, lào theo xu thế là đủ để biết TS chưa có đam mê thực sự cho Toán. TS thích sống trên đỉnh cao, nên với khả năng thông minh bẩn sinh của mình Ông đả thành công. tuy nhiên, con người sống. có người lại thích làm kinh tế, nhưng lại có người lại muốn chinh phục hay chí ít là tìm hiểu kho tri thức nhân loại. nên cảm nhận của cháu cho rằng. TS hơi đánh giá chủ quan Trần Ánh Dương. Cao học VL Hạt Nhân Đh KHTN Tp.HCM
Cần xem lại cách dạy và học
Tôi đồng tình với quan điểm của ông Việt, quan điểm dạy và học cũng như chương trình và phương pháp giảng dạy tại các bậc phổ thông và cả giáo dục đại học đang có rất nhiều vấn đề lệch hướng cần phải điều chỉnh sửa đổi. Bao nhiêu năm nay chúng ta đã nhìn nhận, đánh giá thiếu công bằng về các môn học, quá đề cao một số môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán (và các thầy cô dạy toán và các môn tự nhiên cũng được coi trọng hơn), trong khi đó các môn học khác rất gần gũi và thiết thực với đời sồng hàng ngày của mỗi con người như môn sinh học, môn lịch sử, địa lý... lại không được đánh giá cao, thậm chí một số trường chuyên học sinh "được" nhà trường dành quỹ thời gian nhiều hơn cho các môn thi đại học còn các môn khác thì được "tạo điều kiện" không cần học hoặc học ít nhưng vẫn được điểm tổng kết cao để có điểm số trong học bạ đẹp. Với cá nhân tôi thì học sinh "được" học trong các môi trương này có thể tỷ lệ đỗ đại học cao (đây là tiêu thức đánh giá chất lượng và thương hiệu của mỗi trường) nhưng các em rất thiệt thòi khi các kiến thức cần thiết về tự nhiên xã hội bị hổng. Theo tôi mục tiêu của giáo dục là trang bị cho học sinh kiến thức toàn diện, dạy cho chúng cách tìm hiểu và nhận biết về tự nhiên, xã hội một cách đúng đắn chứ không phải là đạt điểm cao trong các kỳ thi. Cần thiết phải có một cuộc điều tra về chất lượng giáo dục các cấp, muốn vậy phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn về kiến thức đối với từng bậc học và cần thiết phải có một tổ chức độc lập định kỳ hàng năm kiểm tra xác suất, ngẫu nhiên học sinh các trường để đánh giá chất lượng dạy và học, từ đó xếp loại và công khai bảng xếp loại chất lượng các trường hàng năm.
Hoi chu quan
Ý kiến hơi chủ quan, thiên về cá nhân nhiều quá. Hi vọng khi nhiều tuổi hơn nữa, tiến sĩ Việt sẽ có những suy nghĩ chín chắn hơn về môn toán. Thật ra trong cuộc đời một con người, không có chỗ cho sự tiếc nuối. Tiếc nuối là nhìn lại và phủ nhận hoàn toàn những điều trước đó. Có bao giờ thử nghĩ xem, nếu không có quá khứ thì làm gì có hiện tại ngày nay. Suy nghĩ về câu: "Qua cầu rút ván".
Không đồng tình
Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, chương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”. Việc Tiến sĩ và các bạn của tiến sĩ không dùng đến là vì mọi người không làm việc có liên quan đến nó. ông nói là nếu cần tính thì dùng máy tính - nhưng nếu máy tính có vấn đề về kỹ thuật thì sao ? và đi đâu cũng mang máy tính đi à ?. ngược lại nếu khả năng tính nhẩm tốt và logic thì rất ít khi cần dùng máy tính.
Hiểu sâu sắc suy nghĩ của ông!
Tôi là người khá giỏi về các môn tự nhiên từ nhỏ, nhưng thật sự tôi rất tâm đắc cách suy nghĩ của tiến sĩ, rằng "xã hội hãy để những người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội", và cũng từ vấn đề này tôi thật sự mong muốn chương trình toán học của các cấp phổ thông nhẹ nhàng hơn để các em học sinh được đào tạo nhiều hơn về những điều thiết thực cơ bản trong cuộc sống, giúp các em trưởng thành toàn diện hơn!
Tâm sự của bác Phan Quốc Việt
Ôi ! Lời tâm sự của của bác Việt thật là sâu sắc. Nó có thể làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người và thực tế đã chứng minh điều bác Việt nói là đúng. Cái này có lẽ có ích cho những bạn THPT đang do dự về tương lai của mình, hi vọng các bạn ấy sẽ không hối hận vì đã chọn con đường của riêng mình ...
Bài viết có ý nghĩa
Cám ơn bạn, học toán chỉ dành cho người tích toán, nhờ bài viết của bạn mà tôi mới thấy học cái gì là cần thiết hơn!
Gửi chú Việt và các bạn
Tôi cũng biết qua chú Việt vài lần qua báo chí, qua các chương trình khởi nghiệp, qua tivi,...Thực sự tôi cũng đang có tư tưởng giống chú. Học những cái thực tế hơn là học để được đánh giá giỏi và và suất sắc. Chúng ta hàng ngày sử dụng các kĩ năng mềm nhiều hơn và sự thực kĩ năng mềm được đánh giá mang lại 70% thành công. Vì vậy chúng ta không ngần ngại gì mà học kĩ năng mềm để trang bị cho mình nhỉ. Tôi nghĩ các bậc học từ tiểu học đến PTTH nên có 1 môn dạy về kĩ năng mềm cho H/s. Có như vậy Xh mới có đc nhiều người thành công hơn.
Tôi tán thành quan điểm của tiến sĩ
Và ... với quan điểm của tôi là "1% thiên tài là rất quan trọng, nhưng quan hơn nữa là đặt thiên tài vào đúng vị trí của nó" . Tôi chúc tiến sĩ thành đạt trọng công kinh doanh của mình.
y nghia & thuc te
Tôi thực sự tâm đắc & đồng tình với những gì TS Việt phân tích, hãy dạy cho con cháu ta những gì cần cho cuộc sống thực tế và những ai đam mê 1 lĩnh vực nào đó và thực sự có tài thì tự nhiên họ sẽ phát triển thành danh nhân trong lĩnh vực đó
Noi buon gianh cho nguoi nhan dinh sai
Nghe TS Việt nói mà tôi thấy chạnh lòng.
Chạnh lòng vì Ông Việt học toán mà không cảm nhận hết ý nghĩa của toán.
Thử hỏi, không có toán học nhân loại có văn minh nhw ngày nay.
Ông Việt không biết hết cái đẹp của toán hay là Ông không đủ tw duy để biết về nó?
Thật thất vọng
Tôi thực sự thất vọng với những suy nghĩ của ngài tiến sĩ, tuy tôi không thực sự thích môn toán, nhưng tôi vẫn thấy toán hiện diện khắp mọi nơi. Điều đáng thất vọng nhất chính là việc tiến sĩ tỏ ra hối tiếc với lựa chọn của mình. Ông đem cái suy nghĩ của một người lớn tuổi để nghĩ về sức sống hừng hực của tuổi trẻ, sao không nghĩ đó chính là sự lựa chọn trong từng giai đoạn cuộc đời của con người? Tuổi trẻ, hãy cứ khát khao, hãy cứ dấn thân, lăn xả đi, cống hiến đi...Còn ba cái thứ như giao tiếp, ứng xử.. như ông nói thực ra chỉ là kỹ năng sống, anh dở thì anh chịu, học toán thì liên quan gì đến dở ứng xử, dở giao tiếp cơ chứ?!? Kỹ năng sống thì học cả đời ngài ạ, đến việc trả lời báo chí cũng là một trong những kỹ năng sống! Với suy nghĩ của ngài tiến sĩ như trên, các bạn trẻ lại chuẩn bị bỏ hết các môn khoa học cơ bản để đi học làm con buôn, học diễn thuyết, học ứng xử, học cách lấy tiền của người khác, học cách tra Google hay bấm máy tính, chứ không phải học cách sản xuất ra sản phẩm, học cách phát minh, học cách cải tiến kỹ thuật!
thực tế
Tiến sĩ nói chính xác ,học sinh cấp 3 giờ học mất ăn mất ngủ đến nỗi kiệt sức cuối cùng đổi lại đi làm chẳng sự dụng được bao nhiêu ngoại trừ cộng trừ nhân chia
Đọc mà càng buồn
Gửi ông Phan Quốc Việt! Tôi đọc bài viết này tôi thấy thật buồn cho xã hội chúng ta. Tôi làm bên giải trí cho nên chủ yếu công việc là "Mồm mép đỡ chân tay", cho nên tôi luôn học hỏi và sử dụng những lời nói có cánh, nói sao cho con kiến tưởng có mật mà chui ra. Tôi luôn phải nói dối để kiếm tiền mà thấy cũng dễ thật. Tôi thấy các thầy dạy tôi phải vất vả bao nhiêu mà lương chỉ có trên 2 triệu tháng, còn tôi một vụ tôi cũng được cả chục triệu. Tôi thấy thương các thầy, thương những người làm kho học, họ phải lao động nặng nhọc (cũng nhw ông trước đây) mà tiền lương thì chẳng bao nhiêu. Nếu không có các nhà khoa học, các nhà toán học thì làm sao chúng ta có được các sản phẩm hiện đại mà dùng, làm sao có cái "AI PHONE" để mà tôi "VUÔT". Tôi rất tôn trọng các nhà khoa học, nếu tôi có quyền thì hẳn là tôi sẽ tăng lương cho họ đến 10 lần rồi. Vậy lý do gì mà ông lại chán "Toán" đến vậy. Tại sao ông lại chuyển từ việc tạo ra sản phẩm tuyệt đối sang tạo ra sản phẩm tương đối vậy.
Đồng ý !
Tôi cũng chỉ là một cử nhân sư phạm kĩ thuật hạng trung bình, nhưng những lời mà Tiến sỹ nói tôi hoàn toàn đồng tình và thấm thía khi còn đang hoc. Có quá nhiều môn học "thừa" mà sinh viên phải học, học xong rồi...bỏ đấy. Trong khi đó những môn về giao tiếp, kĩ thuật ứng dụng thì lại được học rất ít. Khi ra trường , rất ít sinh viên đáp ứng được công việc ngay, mà phải ...học thêm !
CHỜ ĂN SẴN!
Muốn công ,trừ,nhân, chia thì dùng máy tính! Người không học toán có làm ra được máy tính cho ông dùng không? Người không học toán có thể tạo ra mạng Google cho ông tra cứu không ? Đó là lí lẽ của người thưc dụng, chỉ chờ ăn sẵn...
Không thuyết phục
Theo tôi phân tích của ông Việt cũng hơi phiến diện và có phần tiêu cực!chẳng ai biết được tương lai xa là cái gì phù hợp và không phù hợp cả nhất là quãng thời gian ông nói và thực hiện cách đây đến 30 năm có thừa rồi, với quãng thời gian dài như thế thì có nhiều cài hợp lý lại trở thành không hợp lý cũng có cái hợp lý lại trở thành không!tôi có thể dẫn chứng nhiều việc mà thời gian gần hơn khoảng thời gian tạm tính là 30 năm của ông cũng có rất nhiều việc thay đổi. cách đây khoảng 15 năm, ở quê tôi đất cát còn xin được, ai thích ở bao nhiêu thì ở, sợ không có sức mà xây mà canh tác nhưng giờ chỉ vì vài chục cm đất mà hàng xóm kiện nhau, đánh chửi nhau suốt. tôi thì học về hóa chứ không về toán như ông nên có lẽ không hiểu hết xong như ông nói có lý ở một khía cạnh là ngành nào cũng cung cấp cho ta những kiến thức nhất định mà con người ta muốn xuất chúng thường phải rất giỏi một lĩnh vực nào đó, như ông bây giờ thấy mình phù hợp với lĩnh vực này nhưng ông không thể tự nhiên có được những kiến thức đó, ông phải có một quá trình trải nghiệm để đúc kết thì giờ nhưng cái ông nói mới thuyết phục được. hiện tại ngành Hóa của tôi cũng gặp nhiều khó khăn và nhiều điều tôi học không bao giờ có trong thực tế nhưng đó là một thang đo dành riêng cho những người theo học Đại học hay các chưong trình liên quan.còn nhiều vấn đề không ổn xong theo tôi thì tính phù hợp đến với mỗi con người có thời điểm và luôn phải đủ 3 yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. đủ rồi còn chưa chắc đã thành công nữa là thiếu! trải lòng mình cùng tâm sự của ông và kính chúc ông sức khỏe, thành công hơn nữa trên con đường ông đã chọn
Gửi TS Phan Quốc Việt.
Cảm ơn những lời sẻ chia của TS Phan Quốc Việt. Cách đây ít ngày tôi cũng đã có cơ hội được dự một buổi Hội thảo về kỹ năng mềm với chủ đề: "Thay đổi để thành công xuất sắc vượt trội" tại Hà Nam do P.Tổng Giám đốc của Tâm Việt truyền đạt. Đây là những hoạt động còn mời ở Hà Nam. Tôi cũng đã được nghe những nội dung như bài viết đã đề cập, tuy nhiên theo tôi kỹ năng mềm trong giao tiếp là rất tốt nhưng nền khao học của thế giới và của Việt Nam cần phải có những môn khoa học cơ bản, nền tảng. Vì vậy, có thể ở khía cạnh từng cá nhân có thể không đúng nhưng nền khoa học hay một lĩnh vực khoa học tự nhiên thì không như vậy được. Quan trọng là tư duy và từ tư duy tới hành động chứ không đổ lỗi cho toán học hay một cái gì đó cụ thể đó được vì chính P.Tổng giám đốc của Tâm Việt đã nói "đừng bao giờ nói "giá như", "biết thế"..." Chúc Tiến sĩ luôn mạnh khỏe và có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.
TRĂN TRỞ CỦA TIẾN SĨ
Trăn trở của tiến sĩ chính là trăn trở của thế hệ trẻ đang chuẩn bị bước vào cửa ngõ cuộc đời.Nêiu ai cũng tìm được đường đi đúng cho mình thì ai cũng sẽ thành công cả. Có lẽ tại nhà trường phổ thông nên có bộ môn định hướng tương lai để dạy cho học sinh biết họ đang vươn tới một cuộc sống như thế nào để mà phấn đấu, để mỗi em khi bước ra khỏi cánh công trường THPT sẽ biết mình tìm đến cái gì chứ không phải là tìm đến trường đại học nào. Tôi thấy nên có một môn học với cái tên gọi là " thực nghiệm nghề nghiệp" với chủ trương cho các em thử đóng những vai trò mà mình mong muốn vươn tới trong cuộc sống.
Xin thưa có cái ngành gọi là Toán Ứng Dụng đó ạ!
Dạ xin thưa bác tiến sĩ, cháu đang học tại 1 đại học ở Hoa Kỳ, sắp tới cháu tính nộp đơn vào bậc sau đại học môn Toán, và xin thưa là có ít nhất 2 lựa chon: Pure MAth (nghiên cứu thuần về môn Toán) và Applied Math (ứng dụng của Toán). Người ta đã phân định ra 2 ngành như vậy rồi, nếu ai muốn nghiên cứu sâu thêm về toán học thì học Pure Math, còn ai muốn ứng dụng Toán vào các lĩnh vực khác thì học Applied Math. Nếu bác đã học Pure Math mà lại đòi ứng dụng xem ra chưa hợp lý ạ. Và xin thưa cháu thấy các bạn cháu học KInh Tế học, người ta có bắt phải học 1 số lớp Toán bác ạ, lại mấy bạn học Khoa học tự nhiên, cũng bị bắt học 1 số lớp toán bác ạ, và xin thưa cháu đang học "double" văn bằng Toán và Tâm Lý, trong Tâm Lý cũng phải dùng Statistics, tuy không phải thuần toán, nhưng có vận dụng tư duy toán trong đó bác ạ. Cuối cùng, nếu bác chỉ học toán theo "thời thượng" và "xu thế" thời đó, theo như bác nói ấy, chứ không phải vì niềm đam mê thực sự, thì với nhìn nhận Tâm Lý học, cháu nghĩ việc bác hối hận vì quyết định đó, là phải thôi ạ! Xin mạn phép được nói thẳng và thực như vậy.
Thay đổi
Sự thay đổi 1 phần nào đó để phát triển, trong xã hội vn hiện nay luôn đặt câu hỏi về vấn đề làm trái ngành, trái nghề được học của các sinh viên. nhưng khi nhìn vào những tấm gương tiến sĩ (học vị cao nhất) làm trái ngành trái nghề thì chúng ta có thể một phần nào đó hiểu lý do.
Ý kiến của riêng tôi
Theo tôi nghĩ, ý kiến của TS Phan Quốc Việt chỉ đúng một phần. Đồng ý là toán học ít dùng trong đời sống hàng ngày. Nhưng nó lại cần thiết cho đời sống hàng ngày. Để thiết kể một tòa nhà, hay một cây cầu.... người ta cũng phải áp dụng toán học, đi chợ mua bán cũng cần dùng toán học... Nên theo tôi nghĩ dù là môn học gì cũng vẫn là quan trọng. Cho dù là kỹ năng sống hay triết lý, toán học... Cái chính là mình học cái gì để áp dụng vào việc gì... Tất cả những cái mình học được đều dùng để phục vụ cho cuộc sống. Vậy cần phải định hướng mục đích để mình học cái gì mà thôi....
Chỉ một mình ông chọn sai!
Nếu ko có người học toán thì lấy đâu ra máy tính để cho ông tính, lấy đâu ra google để cho ông search???
Học, học nữa, học mãi.
Nếu bác Việt học bằng đam mê. Hẳn sẽ đến đích. Học và phải có thêm nghiên cứu để tạo ra những ứng dụng mới cho khoa học thì mới gọi là "tiến sĩ". Không phải học toán đơn giản chỉ để tính toán những điều người khác đã làm rồi. Tôi nghĩ bác đừng nên thất vọng về toán và nên cân nhắc khi chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp mà quên đi những gì đã bao năm theo đuổi. Nếu ai cũng nghĩ như bác thì làm sao có được những điều kỳ diệu được tạo ra từ toán học như ngày nay? Tuy nhiên tôi nghĩ những người như bác cần được quan tâm đãi ngộ để có thêm điều kiện nghiên cứu khoa học và phát triển thêm nữa.
quá đúng
Mình thấy bác chú này nói rất hay...học toán có rất nhiều thứ gẫm ra chẳng giúp gì trong thời nay và trong cuộc sống...chĩ mất thời gian trong khi chỉ tính toán đơn thuần, am hiểu đời sống và thực tế là đã ổn.
Có ai bán 9 cái nồi, lấy tiền đủ 9 cái sau đó rút căn bậc 2 từ 9 thành 3 mà đưa cho khách ko? chắc bị đánh bờm đầu quá...phí tg và công sức.
Mỉnh hoàn toàn đồng ý với bác này....
chuẩn luôn
Đúng là giáo sư. thật uyên bác. cám ơn bác cháu sẽ hướng cho con cháu sửa chữa sai lầm của bác.
Toi dong y
Dung. Toi cung nghi vay. Khong bao gio toi cho con chau hoc chuyen toan nua. Cam on anh Viet Tron.
Toán và khoa học ứng dụng
Anh Việt suy nghĩ khá thoáng, tôi rất thú vị. Trước đây tôi củng rất đêm mê học toán. Coi đó là ngành học bổ ích. Nhưng sau khi tốt nghiệp đại học và có co hội đề làm việc tại trường đại học, tôi cảm thấy 1 sự thiếu vắng sự ứng dụng thực tiển, rất cần thiệt cho cuộc sống. May mắn, tôi được người anh định cư tại Đức tạo cơ hội qua đó học và tôi đả từ bỏ đi học toán tiếp, tôi chuyển qua học điện tử, công nghệ thông tin. Có 1 thời gian, tôi đã phân tích nhửng điều hay, dở của toán ( toán ứng dụng và thuần túy lí thuyết) và khoa học ứng dụng ( điện tử, xây dựng...v.v). Kết quả tôi thấy là: Nhừng người kĩ sư thực sự không biết làm toán, theo kiểu suy nghỉ của người làm toán, vì kỉ sử họ không cần chứng minh một cách logic theo kiểu cua toán. Người làm toán thì rất tội nghiệp, vì họ cứ theo thói quen, tìm cách chứng minh logic nhửng vấn đề họ gặp trong cuộc sống. Họ chỉ cảm thấy thỏa mản khi tìm ra được 1 phương pháp li luận logic cho vấn đề. Nhưng chúng ta cần quan tâm đúng mức đến vấn đề, một đất nước phát triển, hay muốn phát triển tốt, thì cần đầu tư con người như thế nào. Có lẻ 98% người được hỏi se trả lời: Cần đầu tư trong lảnh vực kỉ thuật. Người dân việt nam đang rất lo ngại về sư lớn mạnh của trung quốc. Sự lo ngại sẻ giảm đi khi số lượng người việt nam có knowhow kỉ thuật tiên tiến nhiều. Một quốc gia hùng mạnh về kỉ thuật sẽ có thế mạnh ngoại giao. Thời gian vừa qua, có nhiều tin tức về ngô bảo châu, và sau đó là 1 loạt nhửng tên tuổi khác trong số lượng người làm toán của việt nam. Việt nam có nhửng người tài giói như vậy là củng tốt, Nhưng mà nhửng kết quả của nhửng người đó làm ra là còn quá xa với nhửng gí mà đất nước việt nam cần: Một nền kỉ thuật cơ bản, vửng chắc ( không phải đơn giản là mua máy, thiết bị về lắp ráp và sử dụng. Nguồn vốn ODA đến 1 lúc nào đó sẻ không còn nửa, đến lúc đó sẽ không có tiền để mua). Bên Đức nhiều người biết đến câu nói ( dich qua tiếng viêt nam) " Người Trung quốc có câu: nếu anh cho 1 người 1 con cá, họ chỉ sống được 1 ngày, nếu anh dạy cho họ cách đánh bắt cá, ho có thể tự nuôi sống bản thân". Đây là vài ý kiến. LED.
Lĩnh vực khoa học nào cũng có thể áp dụng cho cuộc sống, không khía cạnh này thì khía cạnh khác
"Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn '' ==> Tán thành câu nói này nhất của ông tiến sĩ !
nhất trí
Bài viết của TS Việt rất thực và hay. Bác nên chuyển ý kiến này tới các chuyên gia biên soạn chương trình phổ thông của Bộ GD. Bộ đã nói giãm tải chương trình ,giành thời gian cho các em rèn luyện kỹ năng sống nhưng thực hiện chẳng kết quả gì. Thi cử nặng nề ,kiến thức ôm đồm và không khả dụng nhiều trong cuộc sống. Chẳng học được gì nhiều vì nhồi nhét và lảng quên nnhanh chóng!
Hoc toan
Chao tiến sĩ Việt!
- Không thể phủ nhận lợi ích của toán học, khoa học nói chung. Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: bản thân người học, môi trường thuận lợi,...
- Nếu chỉ học "kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử" không thể tạo ra các chip diện tử, các sản phẩm công nghệ cao...
Sai lầm của bác Việt
Đọc bài viết này cháu thấy bác Việt đã sai, cái sai của bác là ở đây: 1. Bác học toán, giỏi về toán nhưng bác đang sống ở VN, nơi gần như không có ngành nghề nào để ứng dụng về toán (ngoại trừ việc đi dạy học môn toán - hết). 2. “Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google” --> nếu bác ở nước ngoài như Mỹ, Anh .... bác sẽ được trọng dụng tốt, vì để tạo ra Google người ta phải lập trình từ hàng trăm , nghìn ... thuật toán. Nếu không có toán thì không tính " đỉnh cao Everest ... " được đâu bác ơi . --> suy cho cùng thì cũng là do bác đang sống tại Việt Nam (nơi mà để vào lớp 1 thì đứa trẻ cũng phải thi vào và rồi còn phải học về giáo dục giới tính, đi học thì vác cái cặp mà người lớn mang vào cũng phải oằn mình còn thằng sinh viên thì đôi khi chỉ cần 1 cuốn tập cuộn lại nhét túi quần rồi vào học .... ) Đó chính là cái lỗi lớn nhất của bác .
Tôi rất ủng hộ ông Việt
Tôi cũng đã từng là dân toán. Nhưng giờ nhận ra toán chỉ dành cho một số rất ít người thực sự tài năng và đam mê. Còn VN ta từ vài chục năm trước hướng học sinh học toán chỉ là một sai lầm của sư phạm mà thôi.
Tiến Sĩ toán
Bài viết của ông là cả một chuỗi những mâu thuẫn. Tại sao ông không mang những kiến thức toán - lý 10 năm miệt mài để áp dụng vào thực tế. Khoa học Việt Nam đang cần rất nhiều những người như ông. Ông có biết Google cần dùng đến bao nhiêu thuật toán để đưa ra được kết quả như người dùng mong muốn không? Lát gạch nền nhà người thợ xây cũng phải áp dụng công thức toán học...và còn rất nhiều những cái chúng ta áp dụng hàng ngày điều phải dùng đến toán hoc, cái mà chúng ta vô tình quên đi hoặc không để ý tới. Tại sao ông gọi là toán lý thuyết mặc dù cuộc sống thực tế áp dụng rất nhiều. Cái thiếu của chúng ta la ở chỗ đó, không bao giờ đưa lý thuyết vào thực tế nên cứ mãi lạc hậu.
Buồn thay.
Cá nhân tôi vẫn muốn con tôi học toán -lý hạt nhân và không gian. Tương lai dù phát triển thế nào thì cơ sở vẫn là quan trọng nhất. Nước ta đang trong giai đoạn quá độ, việc giáo dục còn nhiều bất cập nên người ta mới phải đi học thêm kỹ năng sống. Sao lại bỏ gốc lấy ngọn thế thầy!
Gửi TS Việt
Không biết TS Việt giỏi toán đến mức nào, nhưng cái cách ông nghĩ toán chỉ là tính khai căn, tích phân thì chứng tỏ ông ta không biết gì về toán. Tôi nghĩ có thể ông này trước kia cũng theo toán nhưng thất bại, chuyển sang nghề "nói phét".
Ý kiến hay
“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, em cũng bỏ ra nhiều năm ngồi nghiên cứu toán, em cũng nhận thấy như tiến sĩ nhưng chẳng biết nói ai, nói thầy cô thì tất nhiên sẽ bị bác bỏ ngay, bây giờ người ta đặt nặng chương trình toán quá, nhưng chẳng ứng dụng nhiều, nếu có thì chỉ trong những chuyên ngành nhất định, mà theo đuổi những ngành đó thì chẳng có bao người...
Rất hay
Xin cảm ơn tiến sĩ. Tôi đã từng đọc bài phát biểu của tổng thống Obama trong một buổi khai trường nào đó. Ở mỹ người ta hướng học sinh tới sự hứng thú, sở trường và tính hữu dụng trong học tập. Còn chúng ta vẫn dạy học sinh theo cách nhồi nhét, thừa nhiều nhưng cũng thiếu nhiều. Bây giờ tôi đi làm cũng vậy, kiến thức tôi học ở trường khi đi làm chỉ dùng 20%, còn lại phải tự học từ thực tế. Thiết nghĩ giáo dục của chúng ta nên có thay đổi sao cho gần gũi với thực tế hơn.
Về Toán trong cuộc sống.
Ông này trăn trở về vấn đề tư duy toán học ứng dụng trong cuộc sống là hợp lý. Bởi vì ông xuất thân từ khoa địa chất, rồi do "phong trào thời thượng" mà chạy theo Toán. Vì vậy làm sao "phó tiến sỹ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988)" (bên LX về chỉ được Nga cấp bằng Phó thôi) hiểu được sự huyền diệu của Toán ứng dụng vào cuộc sống. Thời mới mở cửa sau này của chúng tôi, các bạn trẻ đua nhau học Kiến trúc (trước đó là ngành điện tử, rồi qua XD), mà chẳng có năng khiếu hay chút "máu me" gì về ngành kiến trúc hay hội họa cả. Hệ quả là sau khi ra trường, 100 KTS (kiến trúc sư) thì chỉ thực sự có 2-3 người là hành nghề KTS thực thụ, còn lại là lấy nghề tay trái làm nghề chính, hoặc một số ít làm "Họa viên cao cấp" ở các VP kiến trúc.
Quay lại vấn đề Toán. Tính khối tích một căn phòng, hay căn nhà đâu cần đến vi phân hay tích phân. Đã có máy tính và phần mềm "xử" rồi. Nhưng đâu thể phủ nhận sự tồn tại tuy mờ ảo nhưng hiển hiện của tư duy toán học trong việc thiết kế kiến trúc! Giống như linh hồn con người. Nói nó không tồn tại cũng được. Mà nói nó tồn tại "phảng phất" trong mỗi người có lẽ ...hợp lý hơn.
Rất đáng suy nghĩ
Ý kiến của Tiến sỹ Việt rất đáng suy nghĩ. Không phải cứ giỏi toán là giỏi tất đâu. Xã hội ta còn thiếu nhiều thứ tối cần thiết nhưng lại thừa quá nhiều cái chả để làm gì. Vấn đề là phải xác định cái gì cần thiết nhất để dậy cho học sinh, quy hoạch phân vùng để phát triển cân đối . Nhiều nước xung quanh ta như Thái lan, Sing ga po, Mã lai... nếu so thành tích olimpic toán thì chả là gì so với ta, nhưng sao họ phát triển thế , công dân của họ tự tin thế ?
Cần phải xem lại giáo dục Việt Nam.
Bài này quá hay. Cần phải đổi mới giáo dục toàn diện hơn. Không cần phải học những cái quá xa với với thực tế. Chỉ cần học những cái thiết thực với thực tế, mang tính nhân văn, con người, tâm lý, cách ứng xử trong xã hội, giao tiếp ... . Đây là những cái mà cần nhất cho cuộc sống. Tại sao bây giờ học sinh học văn cứ một kiểu 50 học sinh / 50 học sinh bài như nhau khi tả về mẹ, cô giáo hay anh chị. Thật quá tệ. Thôi nói về giáo dục của Việt Nam thì chán ...... vô cùng.
Tôi cũng uổng phí 5 năm học Đại học luật
Năm 1993, vượt qua nhiều khó khăn, đói khổ, tôi bước chân vào Đại học pháp lý (nay là Đại học luật Hà Nội). Sau khi ra trường, mãi không xin được việc đành chuyển sang làm báo chí, rồi làm ở ngành y. Cuối cùng tôi đã ngộ ra những điều cần thiết cho cuộc sống và rời bỏ cuộc đời công chức... để bước vào nghề kinh doanh. Tấm bằng đại học luật chưa bao giờ có ích đối với tôi và cả thời gian làm công chức nhà nước cũng vậy. Đọc những tâm sự của anh, tôi như thấy có một phần cuộc đời mình ở trong đó. Mong mọi người có cái nhìn thực tiễn về bản thân, đừng có những năm tháng phohoài như chúng tôi nhé!
Rep
tại sao 1 nhà dạy kỹ năng mềm lại nói ra những lời này chứ? tôi thấy nhiều người lợi dụng cách giao tiếp tốt của mình để làm lu mờ đi những kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. nhiều người ko có chuyên môn nhưng vì nói hay, nói giỏi vẫn thăng chức. nhưng như thế thì đất nước sẽ tuyệt vời sao? như thế sẽ tạo ra những con người biết nịnh bợ chứ chả làm gì cho đất nước cả.
nếu là tôi, tôi sẽ chọn 1 người với 80% chuyên môn và 20% là giao tiếp! Cũng vì những suy nghĩ như Phan Quốc Việt mà những công ty nhà nước không bao giờ phát triển bằng những công ty tư nhân, hoặc liên doanh nước ngoài!
Chính xác quá
Vậy mà nhà nước nghe Ngô Bảo Châu còn đổ bao nhiêu tiền vào toán học, nhằm kích thích một thế hệ mới đi theo con đường sai lầm đây.
Vợ chồng tôi cũng là tiến sỹ, và thấy mấy cái thứ toán cao siêu đó chẳng bao giờ dùng đến ngoài giảng đường đại học. Ở Nga, thì thứ toán mà được giảng dạy ở lớp 12 của ta là gần như toàn bộ chuơng trình đại cương đại học của sinh viên. Chỉ dạy những cái đó cho các kỹ sư thật sự cần thiết, và cũng chỉ là nền tảng để hiểu và vận dụng cho các ngành nghề khác, và những kiến thức này chủ yếu chỉ được sử dụng ở giảng đường đại học.
Đào tạo cả một thế hệ tập trung vào những thứ thực sự rất ít dùng rõ ràng là quá lãng phí, những cái cần ngay thì không có, những thứ mà được dùng cho cả vài trăm năm trước nữa thì lại chú trọng, nghịch lý quá
Khoa học không cần những quan điểm như ông
Tiến sỹ Việt phát biểu như vậy là không chính xác rồi!
Mỗi người đều có sự đam mê và hoài bão riêng và ở mỗi lĩnh vực đều cần những con người có Tài-Tâm với nghề thì mới phát triển được.
TS đã không vì sự đam mê với toán học mà chạy theo cái mốt mà đến với toán học nên ông đã có cái cảm giác và nhìn nhận toán học một cách phiếm diện như vậy.
Từ cổ chí kim, chưa một nhà khoa học nào có suy nghĩ như vậy, và chắc chắn không một nghành nào mà không cần đến Toán học.
Khoa học không cần những suy nghĩ như vậy!
Đúng quá!
Tiến sĩ Việt nói đúng quá!
Toán học cao siêu nhưng phần ứng dụng thực tế quá ít. Nhất là bây giờ lại có computer.
Tại sao cứ bắt trẻ em học nhiều về 1 môn mà đại đa số chúng sau này không dùng đến trong cuộc sống?
Dễ hiểu vì sao Nobel không để lại giải thưởng cho Toán học.
Lập luận logic là phải biết cách xem xét sự vật ở nhiều góc độ khác nhau và áp dụng vào vị trí hoàn cảnh cụ thểt. Xem xét phân tích cuộc sống theo logic của Toán học là không thể. Cuộc sống hoàn toàn không tuân theo công thức 1+1=2.
Không Trễ Nếu Ông Muốn Tiếp Học Nghành Khác
Nếu ông vẫn còn ý chí mạnh mẽ và hoàn cảnh gia đình thuận tiện thì tôi thấy không có lý do gì có thể cản ông tiếp tục học một nghành kỷ thuật khác.
Rất đồng tình !
Xin chào ! Tôi xin chia sẻ với chăn trở của Thầy Việt, tôi là người được biết thầy từ năm 2005 trong dịp giao lưu giữa trung tâm của thầy và câu lạc bộ của trường ĐH Thương Mại nơi tôi học. Và tôi rất đồng tình với ý kiến của thấy Việt. - Học quá kỹ mà kiến thức ấy không dùng cho thực tế thật lãng phí và mất thời gian cho việc học cái cần hơn ! - Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn! - Xã hội hãy để những người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội Xin cảm ơn !
LOI ICH HOC TOAN
tôi cũng hiểu những tâm sự của Tiến Sỹ, Nhưng bạn biết đó mỗi giai đoạn là mỗi suy nghĩ khác nhau. Tôi lấy ví dụ: Thời còn đj học thì giỏi toán luôn được sự nể phục của bạn bè và hàng xóm, vì thế rất nhiều người muốn học giỏi môn Toán. Nhưng còn nếu mà bình luận về nhưng ứng dụng của Toán học vào thực tế thì đúng là rất it. Không cần nói gì đến Logarit, tam thức bậc 3, mà căn thức bậc hai và bậc 3 cung thấy ít dùng rồi. Đặc biệt người học Toán giỏi có thể làm thơ, làm kinh tế, làm nhà chính trị chứ học , Tin học . Nói chung tôi nghĩ rằng học giỏi Toán thì có khả năng tư duy cao hơn học các môn đọc thuộc khác..........Nên thực tế tôi vẫn thích giỏi toán.
Thật buồn cười !
Đọc bài này thấy thật buồn cười ! Đúng là dân kinh doanh, nói về mình cũng chỉ để PR Trích: "Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. " Tôi nghĩ làm người nhất là người hướng dẫn: cái đầu tiên phải có là cái Tâm ! TS học Toán bao nhiêu năm, tuy đúng là ít sử dụng nhưng nhờ đó TS rèn luyện được đầu óc, cách làm việc. Giờ khi chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp ông lại nói " nếu tôi không học toán mà học kỹ năng sống chắc sẽ khá hơn" Học thêm kỹ năng là tốt nhưng những người dạy kỹ năng quá đề cao mình, đừng tự huyễn mình và người học nữa. Nhiều khi lại làm hư cả một thế hệ đấy !
Tào lao
Bây giờ ông Việt có tiền, có địa vị rồi nên nói gì chả được. Nhưng nếu không học toán liệu ông có được như hôm nay không? Ai bảo ông học toán ra chỉ để làm mấy phép tính. Nó là để luyện tư duy, logic, luyện cho con người biết suy nghĩ, biết đúng sai. Cái duy nhất đúng trong quan điểm của ông là việc không nên xem thường các môn học khác ngoài toán.
Học toán để làm gì?
Sinh viên Việt Nam ra nước ngoài thấy mình rất giỏi toán, vì toán Việt Nam học cao hơn nước ngoài nhiều. Chúng ta tự hào đội tuyển toán quốc tế của Việt Nam luôn đứng hàng đầu trên thế giới và chúng ta tự hào vì có những người như giáo sư Ngô Bảo Châu.

Nhưng chúng ta cũng cần biết xấu hổ khi sinh viên VN tuy giỏi toán, nhưng làm một bài luận như thế nào cũng không biết. Chúng ta phải cảm thấy xấu hổ hơn nữa khi một kỹ sư ra trường, tính toán rất giỏi (những cái mà máy vi tính nào làm cũng được), nhưng giao cho một dự án thì không biết tiến hành như thế nào. Và chúng ta phải cảm thấy xấu hổ một cách cùng cực khi học sinh cấp 3 của chúng ta thành thạo đạo hàm, tích phân, vi phân, phương trình, khai căn v.v nhưng bảo viết một cái đơn xin việc thì không biết viết. Không biết viết đơn xin việc, thì làm sao các em sống được khi ra đời? Một kỹ năng cơ bản, sống còn như thế sao nhà trường không trang bị mà lại trang bị đạo hàm, tích phân, vi phân?

Tóm lại, chúng ta xấu hổ nhiều hơn là tự hào. Ngành giáo dục của chúng ta cũng nên tập xấu hổ đi với cái bệnh thành tích đào tạo ra học sinh với tỷ lệ khá giỏi thuộc vào hàng khủng trên trên thế giới, nhưng rốt cuộc là thực chất yếu kém thì cũng vào hàng khủng ở chót bảng của thế giới.
Bình luận
Hãy để các Giáo sư, Tiến sỹ...suy nghĩ bằng cái đầu của mình trên cái cổ của mình
Toán học ứng dụng
Kính gửi: Tòa soạn/TS. Phan Quốc Việt, Tôi là một cử nhân luật học, nghề nghiệp của tôi tưởng chừng như không liên quan gì tới toán học, nhưng thực tế hành nghề tôi lại nhận thấy một điều ngược lại: "Toán, hay cụ thể hơn là Toán học ứng dụng có mối quan hệ mật thiết và nó là công cụ trợ giúp hữu hiệu cho rất nhiều ngành nghề khác nhau".
Tôi lấy ví dụ như sau: Giả định rằng, nếu người ta quản lý kinh tế hoặc quản trị doanh nghiệp mà không có Toán học ứng dụng để dự báo, định hướng phát triển thì có lẽ hầu hết các doanh nghiệp chỉ phát triển theo "bản năng". Môn Toán học ứng dụng đó là Hồi quy tuyến tính, Phương sai, ... Tôi nghĩ rằng vai trò của Toán học lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào người vận dụng/ứng dụng nó vào trong các hoạt động hằng ngày của cuộc sống!
Quá giỏi!
Đúng. Vì chính là lúc trẻ ông đã dốt Toán rồi, nhưng ông vẫn cố theo được đến Tiến sỹ Toán là vì ông rất có chí khí. Nhưng do dốt sẵn nên cái Toán của ông lại thành vô tích sự, vô giá trị, lãng phí. Ông giỏi về môn Nguỵ biện, đó chính là sở trường của ông. Nếu thời trẻ ông mà đi học khoa học xã hội thì hợp lý hơn.
kỹ năng mềm
Rất tán thành với TS Việt. Nếu ai cũng đuợc học và nhuần nhuyễn kỹ năng giao tiếp cơ bản, theo tôi gọi là dân trí, ví dụ ai cũng thuộc lòng cách ứng xử trong giao thông như thuộc lòng bản cửu chương, thì xã hội VN đã văn minh hơn hiện nay rất nhiều.
Tôi thích thú và đồng ý với suy nghĩ của tiến sỹ Phan Quốc Việt
Đúng! mỗi người đều có sở trường riêng khi tương tác với xã hội và mối quan tâm lợi ích khác nhau; Vậy tại sao lại cứ phải cổ súy, tung hô cho những giá trị ảo, cách nghĩ viển vông để rồi có những hành động thiếu thực tế nhỉ. Chắc là chính tôi cũng phải tự điều chỉnh mình trong cả cách sống và phương pháp dạy con thôi...Xin cảm ơn.
CẢM ƠN TOÁN HỌC!
Tôi chỉ đồng ý một phần về quan điểm của Tiến sỹ Việt là kỹ năng mềm khá quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu Tiến sỹ cho rằng Toán học không có nhiều ứng dụng và "Giá như đừng học toán thì tốt hơn" và nên chú trọng vào học tâm lý, nhân văn, xã hội và các kỹ năng mềm thì tôi thấy không thuyết phục.
Thử hỏi nếu không có toán học thì Tiến sỹ có thể dùng máy tính được không, có xe hơi không, có sử dụng Google được không? Những ứng dụng của Toán học trong lĩnh vực Viễn thông, truyền hình, hàng không vũ trụ, chế tạo xe hơi, đường sắt, rô bốt, máy móc công cụ, thăm dò địa chấn, dự báo thời tiết...là những minh chứng tuyệt với cho ứng dụng to lớn của toán học.
Thiết nghĩ chúng phải biết trân trọng những ứng dụng toán học, yêu toán học, luôn tìm kiếm các giải pháp ứng dụng toán học để đột phá, chế tạo ra các công cụ, dụng cụ mới để chinh phục và cải thiên nhiên, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, làm giàu cho bản thân và đất nước, để lại những công cụ và sản phẩm cho xã hội. Chúng ta không thể dựa vào kỹ năng mềm như Tiến sỹ nói để phát triển đất nước được. Hà nội 16-01-2012. TVM
Học gì ?
Tiến sĩ Việt nói đúng. Tôi học ở Đại học thấy có nhiều môn học nhiều mà hầu như chẳng sử dụng trong khi những môn chuyên ngành lại được học và thực hành rất ít. Kỹ sư, cử nhân ra hầu như chưa làm việc được ngay. Việc học ở phổ thông lại quá nặng. Hình như người ta kỳ vọng rằng 100% học sinh sau này đều trở thành giáo sư, tiến sĩ cả mà quên rằng có đến quá nửa số thanh niên vào đời chỉ đi làm lao động phổ thông và số kiến thức mà nhà trường cấp cho họ sau này chỉ còn khoảng dưới 5% trong đầu. Kiến thức hiện có trong đầu họ đa phần học từ thực tế cuộc sống của họ. Giáo dục phổ thông chỉ nên dạy những gì theo đúng nghĩa là phổ thông, còn lại là hướng dẫn và gợi mở để ai thích gì và khả năng đến đâu thì theo đến đó. Như vậy vừa đỡ nặng đầu, vừa đỡ lãng phí mà lại hiệu quả, thiết thực.
Bac hoc toan phi that
Bác Việt học toán phí thật! Có mỗi Ngô Bảo Châu học toán không phí mà... cực phí! he he
Tâm Việt chỉ là trò nhố nhăng
Gửi Tâm Việt, Tôi đã từng nghe 1 buổi về kĩ năng của TamViet, nhưng ko có 1 cái gì thực tế. Mất thời gian Vậy mà lúc nào cũng hô hào vớ vẩn...
JA
Tiến sĩ dổm.
Chắc phải xem lại cái bằng tiến sĩ của chú ấy
học bằng đấy năm, sống bằng đấy năm mà vẫn phát biểu như một người mới bắt đầu đi học. Buồn quá
Nản
Nhờ toán học mà chúng ta có đc những thứ mà ta đang sử dụng hôm nay, tôi không hiểu sao tiến sĩ Việt lại phát biểu như vậy.
Ông Việt sai rồi
Vì vậy tôi mới không bao giờ đi học ở Tâm Việt.....toàn nói lý thuyết thao thao bất tuyệt....không có toán học thì ông được như ngày nay? Không có toán học mà ông có máy tính mà dùng? IPhone mà dung...vvv...
từ lý thuyết đến thực tiễn là cả một chặng đường vô định hình
Tiến sĩ nói đúng với thời điểm hiện tại. Tôi cũng từng học chuyên ngành về nông nghiệp có cái bằng kỹ sư. ở nước ta áp dụng lý thuyết về nông nghiệp vào thực tế là nhiều nhất, dễ nhất vì hầu như ai cũng bt. mà khi ra trường tôi ko áp dụng dc so với học dc là bao. nói thẳng nếu làm theo quy trình thì quá tốn kém, dân ta còn đói khổ hơn. tôi trồng thí nghiệm tính toán lỗ 1000%.
Nói câu đã biết không phải dân học toán
Tôi cũng là dân học toán rồi đi làm kinh doanh. Chỉ những kẻ không hiểu toán học, chưa học toán đến tầm mới nói câu đấy. Tất cả các căn cơ đều từ toán mà ra.
Tran Trung Hieu
Hay quá!
Bác Việt "tròn" nói chuẩn quá, mong bác tiếp tục cống hiến bằng các buổi talk show thú vị. Trước mắt em đề nghị bác gặp Mr La Thăng cái bác nhé.
Tôi không nghĩ như vậy
Muốn tính nhân thì dùng máy tính. Nhưng máy tính hay google đều là sản phẩm của lập trình. mà cái gốc cũng như công cụ của lập trình là toán học. trong thực tế cuộc sống, còn nhiều bí ẩn mà con người chưa giải mã được. đó là nhiệm vụ của các nhà khoa học nói chung cũng như nhà toán học nói riêng. Với cá nhân tôi, toán học là 1 điều gì đó rất thiêng liêng. mặc dù công việc kiếm ăn hiện tại của tôi cũng không dùng đến toán nhiều nhưng thi thoảng đọc 1 bài báo toán học tuổi trẻ,ngồi nói chuyện với thằng bạn thân về 1 lý thuyết toán, hay giảng cho đứa e học toán tôi cảm thấy rất hạnh phúc. với những người đã, đang và sẽ đi vào con đường nghiên cứu toán học, tôi tin rằng họ đã chọn 1 con đường đẹp nhất và thuần khiết nhất trong xã hội bây giờ.
Tôi không nghĩ như vậy
Muốn tính nhân thì dùng máy tính. Nhưng máy tính hay google đều là sản phẩm của lập trình. mà cái gốc cũng như công cụ của lập trình là toán học. trong thực tế cuộc sống, còn nhiều bí ẩn mà con người chưa giải mã được. đó là nhiệm vụ của các nhà khoa học nói chung cũng như nhà toán học nói riêng. Với cá nhân tôi, toán học là 1 điều gì đó rất thiêng liêng. mặc dù công việc kiếm ăn hiện tại của tôi cũng không dùng đến toán nhiều nhưng thi thoảng đọc 1 bài báo toán học tuổi trẻ,ngồi nói chuyện với thằng bạn thân về 1 lý thuyết toán, hay giảng cho đứa e học toán tôi cảm thấy rất hạnh phúc. với những người đã, đang và sẽ đi vào con đường nghiên cứu toán học, tôi tin rằng họ đã chọn 1 con đường đẹp nhất và thuần khiết nhất trong xã hội bây giờ.
tại sao lại học đến tiến sĩ rồi mới nói là không nên hoc toán.kinh doanh cũng liên quan đến toán...quản lý một công ty cung c
tại sao lại học đến tiến sĩ rồi mới nói là không nên hoc toán.kinh doanh cũng liên quan đến toán...quản lý một công ty cũng cần toán.liệu rằng không có toán ông được tư duy như bây giờ không.
Toán - Lý
Thật ra, Toán và Lý sẽ giúp con người về tư duy và lý luận. Nhưng đi sâu quá vào lãnh vật Toán thì như ông đã nói nó không còn thực dụng hằng ngày. Tôi hiễu ý ông nhưng tôi không bao giờ thấy tiếc những kiến thức Toán Lý Hóa mình đã học dù không bao giờ dúng đến nó. Tùy mỗi người có tư duy những gì đã học đễ áp dụng vào cuộc sống cá nhân.
Ha ha
Toán học là một môn khoa học cực kỳ quan trọng. Chẳng qua ngài Tiến Sĩ chỉ đi học rồi vức đó, không nghiên cứu sâu hơn nên mới thấy tiếc. Vấn đề là toán học rất khó, nên cho dù có thích toán học nhưng nếu không thật sự giỏi hoặc không thật sự đam mê thì không nên đi theo nó. Mất rất nhiều thời gian và công sức. Ngày trước tôi cũng từng có ý định thi vào khoa toán tin của trường Đại Học KHTN 2001, nhưng mà suy nghĩ lại thấy không thật sự giỏi nên tôi học kinh tế. Vấn đề là bạn có thật sự giỏi và đam mê, thật sự quyết tâm hy sinh cho khoa học thì mới dám đi theo nó. Chuyện này minh đã biết từ lúc 18 tuổi. Ngài Tiến Sĩ bây giờ mới nhận ra, quả là bi kịch.
Học cái cao không phải để xài cái cao
Theo tôi, học quá cao quá khó không phải để dùng cái cao cái khó đó, mà là để mở mang đầu óc. Khi gặp những thứ khác sẽ thấy nó dễ hơn, nên làm sẽ nhanh hơn, có nhiều hướng giải quyết hơn. Tôi không phủ nhận rằng ông đã học Toán nhiều quá đà, nhưng tôi cũng thiết nghĩ nếu như ông không học khó như vậy ông sẽ không thấy những cái ông đang làm là dễ, là tốt hơn!!!
Chỉ tại ông Việt chọn sai nghề
Tôi thấy bài viết trên chỉ có thể rút ra kết luận là ông Việt đã chọn sai nghề, chứ không có nghĩa là Toán không quan trọng. Thực tế, toán là một môn khoa học cơ bản, là nền tảng cho hầu hết các môn khoa học khác. Kĩ năng sống đương nhiên là cần thiết, nhưng chỉ cần thiết trong 1 xã hội đã phát triển, phức tạp mà sự phát triển này dựa trên toán và các khoa học khác.
Không phải toán, mà là kỹ thuật
Xin lỗi bạn TRAN THANH TAO, nhưng máy tính, Google là thành tự của kỹ thuật (engineering). TS Việt không phủ nhận thành quả của môn toán, chỉ lưu ý là cần chú trọng tính ỨNG DỤNG của môn học, hơn là học một cách hàn lâm máy móc, phí thời gian học những thứ mà CHẲNG BIẾT CÁCH DÙNG
Xấu hổ cho một vị tiến sỹ!
Thời buổi kinh tế thị trường, người người, nhà nhà làm kinh tế khiến khối trường kinh tế luôn hot hơn so với khối trường kỹ thuật, nhưng tôi thực sự thấy xấu hổ cho một vị tiến sỹ, một người có tầm nhìn mà lại có những phát ngôn như vậy! Nói như ông thì làm kinh doanh cần gì phải học toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa...chỉ cần ngoại ngữ (đôi khi cũng chẳng cần - ông có phiên dịch viên) giỏi ăn nói và ... tiền! Vậy nền giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu nếu có nhiều nhiều vị tiến sỹ như ông?
Phản đối
Nếu không học toán thì làm thế nào để đo được đỉnh núi Everest, đo được những khoảng cách xa hơn, cao hơn và phức tạp hơn. Toán học là một môn cơ sở không học được toán thì làm sao có thể học được một số môn học ứng dụng khác như lý hoá ... Ông này bệnh hoạn sao vậy. Phát triển con người toàn diện không phải chỉ biết môn toán những nếu từ cấp trung học không học toán thì sau này biết làm gì cho đời.
RẤT ĐÚNG
Những lời nói của ông Hiếu, ông Tao nghe sao mà trịch thượng quá và hình như các ông ấy thường rất khó chịu với những ý kiến ngược chiều với suy nghĩ của mình. Tôi thấy những phát hiện của tiến sỹ Việt hoàn toàn đúng trong cuộc sống hiện nay. Hồi còn đi học từ tiểu học cho đến bậc đại học, được học những vấn đề toán cao siêu nhưng khi ra thực tế cuộc sống, hiện nay là kiến trúc sư nhưng cùng lắm tôi cũng chỉ sử dụng kiến thức toán đến lớp 11 là cùng, còn như tích phân, đạo hàm, logarit này kia thì chưa bao giờ sử dụng cả, kiến thức toán cao cấp ở bậc đại học lại càng không.Cám ơn tiến sỹ Việt.
Gửi TS "Toán"
Chỉ cần thấy cái cách ông Việt so sách toán chỉ là tính căn, tích phân đã thấy ông không biết gì về toán. Tôi nghĩ ngày trước ông này cũng định theo ngành toán nhưng thât bại, sau chuyển nghề "nói bốc"
Chuẩn
Thật ko hiểu bạn Trần Văn Hiếu muốn nói gì,tôi ko hiểu trình độ của bạn đang ở mức nào (nhưng tôi nghĩ bạn chắc đang học cấp 3), bạn thiếu kỹ năng giao tiếp,ứng xử quá lớn,kỹ năng sống,làm người,giao tiếp của thế hệ trẻ ngày nay quá kém,Tiến Sĩ Phan Quốc Việt nói cũng đúng đấy chứ,tôi đang học chuyên ngành Kế Toán,toán rất nhiều nhưng theo các vị tiền bối đi trc thì học nhiều Toán vậy chứ đi làm dùng Toán chẳng đc bao nhiêu,nền GD cũng có lỗi thật, chính vì bỏ qua dạy cho HS biết về Kỹ Năng mềm mà ngày nay thế hệ trẻ đã phạm những sai lầm NGHIÊM TRỌNG!!!Nhưng Tiến sĩ cũng ko phủ nhận lợi ích của Toán mang lại??nên đọc giả ko thể trách ông đc!ông nói chính xác!!
buon cuoi
toi thay buon cuoi, TS Viet noi 10 nam nghien cuu toan ong ay chang ung dung duoc gi nhieu, sau do noi ong khong hieu biet ve xa hoi trong thoi gian do. Vay ma ong ay lai di day mon phai hieu biet nhieu ve xa hoi, ve tam ly, ve giao tiep. Phai chang ong y muon noi la nguoi nhu ong co the hoc cai gi cung rat goi va nhanh, nen theo ong y hoc moi thu, va tranh xa nhung vuong mac cua ong y. Buon cuoi ve mot con nguoi tu man. Nho rut kinh nghiem nhe ong Viet, dac nhan tam khong day phai noi nhu ong
Vấn đề định hướng giáo dục của chúng ta còn yếu
Đó là do chúng ta định hướng giáo dục không tốt. Ai cũng cần được học theo nhu cầu của bản thân mình, cần được khám phá khả năng, sở trường của mình hơn nữa. Ví dụ như thời này cũng thế... đại bộ phận gia đình con em nông thôn ai cũng nghĩ học, đi làm và kiếm tiền chứ hiếm có người theo đuổi được ước mơ, hoài bão tuổi trẻ của mình. Có rất nhiều bạn sinh viên được hỏi học ngành đó ra làm gì cũng không biết sau này sẽ làm gì, phải làm gì. Vậy nên không thể trách Tiến sỹ khi định hướng của sinh thời là toán - một chìa khóa quan trọng trong phát triển, nghiên cứu khoa học. Nhưng thực tại tiến sỹ lại đang tìm về với kinh doanh và giảng dạy kĩ năng mềm, cái này chẳng liên quan gì đến kiến thức đồ sộ mà tiến sỹ đã học. Luyến tiếc cũng phải mà. Nước ta trình độ kinh tế, tài chính có hạn, cơ sở hạ tầng cũng khiêm tốn, không phát triển, nghiên cứu khoa học được thì đào tạo ra những người am hiểu học thức chỉ đem đi xuất khẩu sang nước ngoài thôi. ( xuất khẩu thì hơi nhầm... cho không nước ngoài mới đúng )
Gửi thầy.
Thật ra em không hiểu vì sao thầy lại có suy nghĩ lạ thế. Riêng em, tuy rất đam mê kĩ năng, muốn biết nhiều về nó, nhưng không bao giờ em nghĩ toán lại vứt đi cả, như những anh chị trên đã nói, Muốn có cái máy tính thì người ta cũng từ cái tính toán mà ra, không có toán thì lấy gì để người ta có thể viết nên thuật toán mà google đang dùng. Tuy em là một người khá tôn trọng và coi trọng thầy, nhưng với cách nghĩ thế này thì chắc em không đồng ý được
Không thể đồng tình
Ông đã đạt được cấp Tiến sĩ ở ngành Toán-Lý, nhưng lại không tìm thấy cái hay ở bộ môn của mình. Nếu ông nói chỉ cần Google là có thể tìm ra độ cao của Everest, vô hình chung ông đã quên bằng cách nào thông tin đó được tìm ra. (Chắc hẳn không phải bằng 1 cái thước dài 8850m rồi). Những khai căn, tích phân dù không hiện hữu một cách cụ thể trong cuộc sống, nhưng nó giúp ích rất nhiều trong rèn luyện trí não con người. Nếu leo núi (như ông nói) rèn luyên ý chí và sự bền bỉ, thì môn Toán giúp con người làm chủ trí tuệ của mình. Tôi không thể quên cảm giác lúc mình còn học phổ thông, cố ngồi thức đến 1h 2h sáng để làm hết tập bài toán được giao mà không hề thấy mệt mỏi. Để một TIến sĩ như ông, lên mặt báo nói những lời này, e rằng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến một bộ phận học sinh vốn đã không đam mê học tập.
Cảm ơn chú Phan Quốc Việt
Cháu thật sự cảm ơn chú nhiều, cháu cũng đang như vậy đây, học chuyên toán từ cấp 2, câp 3, rồi học toán tiếp ở trường Đại Học. Để bây giờ mình chả dùng gì vào công việc thường ngày. Giá mình học những cái khác thì bầy giờ không phải chịu cái thu nhập 2tr/ tháng.
Đồng ý với ý kiến ông Việt
Mình thấy hiện nay nhiều môn học không thực tế cho lắm. Mình học đại học ra trường, vào làm việc trong Nhà nước, vấn đề nghiệp vụ thì không sao, nhưng kỹ năng giao tiếp lại kém làm ảnh hưởng nhiều đến công việc của mình. trong khi trong truờng không được hướng dẫn nhiều. Như môn thể dục, học để giải lao, thư giản tạo điều kiện sức khoẻ tốt để tiếp thu bài tốt hơn, trong khi đó học thể dục lại chấm điểm, nhiều người sức khoẻ yếu 1 chút thì bị hạn chế môn thể dục. Môn Văn cũng vậy, ra đề thi thì "Theo ý kiến anh(chi)...." -> chấm điểm lại theo ý thầy cô. Chắc gì thầy cô + nhà phê bình VH lại hiểu hết ý của tác giả. MÌnh không phủ nhận các kiến thức cơ bản, nhưng nhiều khi nền giáo dục của mình chú trọng quá vào các kiến thức không cần thiết, trong khi những kiến thức về sức khoẻ, giáo dục giới tính, tâm sinh lý, giao tiếp, ... lại không được chú ý
Hay quá ! Hai chân hai tay ủng hộ
Bác nói hay quá ! Triết lý sống
Học Toán
Tôi cũng là người học Toán, tôi cũng đã từng bị hỏi khi đi xin việc là học toán thì vào một doanh nghiệp làm gì ? không phủ nhận đến vai trò của các môn học khác, tuy nhiên thực tế đã cho tôi thấy rằng, toán học giúp ích cho tôi rất nhiều không chỉ trong công việc ở công ty mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống và chắc chắn, một người học toán sẽ biết cách trình bày một vấn đề nào đó sao cho mạch lạc, dễ hiểu. Chúng tôi những người cùng ngành học thường nói đùa, cuộc sống như những bài toán khó, với cách tình huống sẽ xảy ra là các tham số hoặc đã biết, hoặc suy luận, hoặc sẽ phải tìm hiểu. Mong mọi người cùng chia sẻ.
Không hẳn là vậy !
Tôi không hoàn toàn đồng ý với TS Viet. Toán học được ứng dụng không nhiều thì ít trong tất cả những công nghệ khoa học kỹ thuật. Ứng dụng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào công việc của mỗi người. Chẳng hạn như tôi là một kỹ sư điện toán hiện tại đang làm việc cho nghành viễn thông cho nên toán không áp dụng nhiều như những nơi khác hay ban nghành khác trong viễn thông. Nhưng toán học đã giúp tôi rất nhiều trong vấn đề học tập, mỡ mang đầu óc, ứng dụng logic trong lập trình hay công việc hàng ngày ..... Giả dụ như lúc trước tôi hay mai đây tôi nhận làm việc cho Lockheed Martin, Boeing, hay NASA thì có lẽ toán học được xử dụng rộng rãi hơn .... ngược lại nếu bây giờ tôi đi buôn thì càng không dùng tóan học gì cả ...vv. Còn một khía cạnh nữa là có lẻ ở VN chúng ta không có nhiều công ty, hãng xưởng như ở nước ngoài nên việc ứng dụng sẽ có phần giới hạn hơn. Thử nghĩ, nếu không có toán học ứng dụng thì làm sao chúng ta có "máy tính" hay "Google" để mà dùng ?
Cần xem lại!
Thưa bạn đọc, Tôi thấy buồn cho phát biểu của cá nhân này. Chúng ta đều biết, những khái niệm cơ bản nhất như dài ngắn, cao thấp, nặng nhẹ... đều được phân biệt từ những con số toán học. Tại sao trẻ tròn năm, mới bập bẹ biết nói đã phải học đếm??? Con trai tôi rất yêu môn toán. Tôi sẽ không bao giờ cho con tôi "tiếp cận" cái tư tưởng phủ nhận toán học của ông cả. Không hiểu có ai đồng tình với tôi không?
đúng mà không đúng
Cái đúng của GS là chúng ta không nên tập trung vào chỉ 1 môn toán học, phải giỏi ở nhiều lĩnh vực, phải đào tạo kỹ năng mềm cho hoc sinh. Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ toán được, phái có những người say mê toán để đào tạo thế hệ trẻ, tìm ra những công thức mới, nếu không 100 năm nữa chúng ta chỉ biết cộng, trừ, nhân, chia và phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính sao.
Chán cho ông này.
Ông này chắc chả hiểu toán học là gì. Vậy mà cũng có cái bằng tiến sĩ Toán.
Dùng cái tâm mà đọc!
Hiểu cái muốn nói cua bài viết này ntn? Hay chúng ta chỉ thấy là bác Việt nói về Toán.
Tôi đồng ý với Trần Văn Hiếu và Trần Thanh Tao
Tôi đồng ý với hai bạn Hiếu và Tạo, Ông này học tiến sỹ sao nói sao mà khó nghe quá. Đúng là ông thành công trong lĩnh vực lý luận nhưng không có nghĩa là toán học mà ông đã học không có tác dụng. Nếu nói như ông chắc xã hội này trở về thời kỳ phong kiến hết, dùng thước đo văn chương để nói về trình độ. Nếu vậy tôi chắc rằng ông ko có internet hay mấy cái công nghệ điện tử ngày nay cho ông sử dụng. Ông quá tự cao trong chiến thắng nên ngủ quên thì phải. Đúng là chúng đôi khi không sử dụng nhữ thứ đã học nhưng dù sao đó cũng là hành trang cho ta trong những năm tiếp theo nếu chúng ta cần đến nó. Không có gì là dư thừa cả. Một thằng tốt nghiệp đại học và một thằng không có học cùng làm ruộng chắc ông cho rằng thằng học đại học phí vì đã học phí, nếu vậy xin thưa ông sai lầm. Dù thằng ko có học có kinh nghiệp như thế nào đi nữa thì khi áp dụng một quy trình hay một phương pháp mới thì khả năng tiếp nhận hai người khác nhau, ông nên nhớ những thứ gì chúng ta học không nhất thiết là phải dùng nó trực tiếp nhưng nó là nền tản tư duy phát triển những cái khác.
Ý Kiến
Tôi nghĩ ngài Tiến Sỹ nói cũng có lý, nhưng đúng không thì Tôi nghĩ là không! Toán có Vai trò lớn, không thể phủ nhận. Nhưng nhu cầu của Ngài Hiện tại thì chắc là không cần tới quá nhiều toán thật. Nếu bạn muốn trở thành Hoa Hậu Ngọc Trinh, thì ngay cả kĩ năng giải phương trình bậc nhất 1 ẩn số tôi nghĩ cũng không cần. còn bạn bán rau ngoài chợ, Tôi nghĩ thậm chí không cần học tính toán nhân chia cộng trừ luôn. luyện cái máy tính casio bấm cho chuẩn , thuần thục là ổn...
Giáo Sư Toán, nhưng không gieo mầm Toán
Toán học cũng như tất cả các môn học khác thôi, quan trọng chúng ta sử dụng thế nào ??? không có toán nhân loại chế được máy tính không?? ( từ đó miễn bàn đến google), ngoài ra không có toán nhân loại có làm được cuộc Cách Mạng Thông Tin không ? hay muốn lien lạc với nhau lại leo lên lưng ngựa để phi như bay....
Đã có chức danh cao như vậy thì nên cẩn trọng trong lời phát biểu chứ !!! hay trước đây bằng tiến sĩ Ông có được là do trời bang cho, chứ không phải từ công sức học tập của Ông !?
Yêu thích 1 môn học la điều tốt, nhưng không có nghĩa trong cuộc sống chỉ sử dụng 1 môn học để sống
Không hiểu nổi
Tôi hoàn toàn nghi ngờ cái bằng cấp học toán của ông này. Một người có tư duy tốt, không bao giờ có phát biểu như ông Việt. Không biết ông tự đề cao nghề hiện tại của ông hay không, nhưng tôi khẳng định một điều. Lời ông phát biểu hôm nay, hoàn toàn không đề cao ông mà ngược lại thì đúng hơn. Tôi không phải theo nghề toán, nhưng tôi hàng ngày, vẫn sử dụng toán, nhưng là toán học trong cuộc sống! Rõ ràng, ông đã quên đi bài toán trong phát biểu của mình rồi!
Gửi bạn đọc
Đọc comment của một số người mình mới thấy khả năng đọc hiểu của các bạn là rất kém. Bài phát biểu của ông Việt không nhằm phủ nhận lợi ích của toán học mà theo ông không nên quá tập trung cho việc dạy và học toán.
Chỉ ccó những người xuất sắc thật sự thì xin hãy tiếp tục nghiên cứu để mang về những tri thức mới cho nhân loại. Còn việc dạy học hiện nay nên chăng chúng ta cần giảm nhẹ các môn khoa học tự nhiên và tăng cường chất lượng các môn khoa học xã hội, vì chính các môn khoa học xã hội mới là kiến thức theo các bạn suốt đời chứ không phải là những phương trình số học phức tạp. Rất nhiều em học sinh có năng khiếu ở các môn học, lĩnh vực khác cũng bị bố mẹ ngăn cấm và bắt học toán, không phải vì nó có ích bao nhiêu mà vì nó là môn thi đại học.
Tôi có thể khẳng định những người làm lãnh đạo của các quốc gia phần lớn là những người có bằng luật, kinh tế hay chính trị. Và nếu họ cần đạo hàm hay vi phân thì sẽ có chuyên gia toán học làm công việc đó cho họ.
Nhảm
Bác Việt học sai ngành mình yêu thích rồi phán "Học Toán chẳng để làm gì", đúng là vớ vẩn.
Thật là suy sập...!
Tôi là một người hướng về những điều đó, nhưng căn cơ của mỗi người và tư duy để năm trong toán học, không thể phủ nhận điều đó, từ lúc mới sinh ra một đứa trẻ giỏ và có tư duy tốt luôn học toán tốt và học toán tốt thì những thứ sau này đều tốt => Cần Từ duy tốt phải có toán học...
Hãy suy ngẫm
Bác ấy nói đúng, môn nào cũng cần tư duy, mình không dồng tình với Trần Lãng " cần tư duy tốt phải có toán học ", ...Bác chỉ muốn chia sẽ về vấn đề cân tăng cường các môn khoa học tự nhiên , xã hội, kỹ năng giao tiếp,ứng dụng trong thực tế chứ đâu phải phản biện răng Toán học là k cần thiết ,hơn nữa VIệt cũng nhận đình “Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng" ..."Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”"...Hãy đọc kỹ để hiểu được ý nghĩa lời nói của Bác Việt trươc khi lên tiếng chê bai
Tôi đồng tình với ý kiến của GS
Tôi đồng tình với ý kiến của GS Việt.
Chẳng có gì là nhảm
Không có gì là nhảm, không có gì là xấu. GS nói như thế để người ta đừng quá đề cao toán học, bởi vì trên thực tế môn học nào cũng quan trọng như nhau, tư duy lôgic không nhất thiết phải là học toán, rèn tính kiên trì không nhất thiết phải là toán........... Toán học không thể không học, nhưng hãy biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp với việc học. VN ngày nay quá quan trọng môn toán học, toán học là nhất, học giỏi toán vẫn là nhất. Đúng, cái gì cũng phải học, xong, học như thế nào thì đó là một lựa chọn. Ở VN, chương trình toán đi sâu quá mức vào vấn đề đến mức không cần thiết. Nếu nhìn SGK toán chương trình học phổ thông của các nước tiên tiến, ví dụ như Mỹ, cái gì họ cũng dạy, nhưng dạy chỉ để hs có kiến thức tổng quan nhất về nó, còn vấn đề đi sâu, tìm hiểu kĩ lưỡng, người ta không bắt buộc. Người ta mở các lớp học nâng cao, hs nào yêu thích có thể đăng kí học. Thực tế vẫn có rất nhiều hs đăng kí học vì yêu thích môn toán.
Các bạn nên dừng lại Ngẫm một chút..!
Các bạn đọc thân mến.!Trong tất cả các môn học, môn nào cũng tốt, cũng có ý nghĩa trong việc rèn luyện trí tuệ, mở rộng hiểu biết của con người phải không a? Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Có điều, chúng ta cần làm rõ hơn, tìm rõ hơn cái đích đến của cuộc đời mình là gì? Để từ đó mình dành thời gian đầu tư và rèn luyện nhiều hơn. Chứ không phải việc học toán, giỏi toán thì tốt hay ko tốt? Có ích hay không có ích? Hay với các môn khác cũng vậy.Tôi lấy một Ví dụ rất đơn giản: Nếu như là Cây Nhãn có thể trồng ở Bắc giang, Hà Nội, Bắc ninh,.... và nó vẫn ra hoa, kết trái. Tuy nhiên để nó ngon, ngọt nhất, Nhãn phải được trồng ở Hưng Yên. Cây CAFE có thể trồng ở ngoài Miền Bắc, Miền Nam, nhưng để nó ra hoa, kết trái, cho ta Quả ngon thì phải trồng ở Đắc Lắc, Tây nguyên. Tương tự như Vải thiều thì ở Bắc Giang, Bưởi ở Diễn,..... Mỗi Cây sinh ra đều có một sứ mệnh cho cuộc sống của mình và một mảnh đất để Phát triển. Con người chúng ta cũng vậy, ai sinh ra cũng đều có những thế mạnh và điểm yếu, một lĩnh vực nghề nghiệp để phát huy hết thế mạnh và năng lực của bản thân. Không ai giống ai cả, phải không nào?. Thêm 1 ví dụ nhé: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có thể đi đá bóng không ạ ? Câu trả lời là Có, nhưng không thể giỏi như Cầu thủ Huỳnh Đức, Cầu thủ Công Vinh có thể đi làm ca sĩ nhưng không hát hay bằng Ca sĩ Minh Quân. Thầy Việt có thể đi làm giáo viên dạy toán, những cũng sẽ ko tuyệt vời bằng việc Thầy đi dạy kỹ năng sống cho mọi người,......Rồi rất nhiều nữa.Xét cho cùng, điều Thầy việt muốn nói ở đây cũng là rất thực tế, tuy nhiên chúng ta cần hiểu cái sâu nằm trong vấn đề "Tiềm ẩn con người". Đó chính là Tìm ra Ước mơ, Hoài bão, hay chính là cái mục đích sống của mình là gì ? và tìm đến đúng mảnh đất đó mà khai thác, phát triển.








4 nhận xét:

  1. Rất cám ơn các bạn đã quan tâm đến ý kiến của tôi. Tôi không nói toán học là không cần thiết. Nhưng cần ở mức độ nào cho mỗi loại hình công việc. Người Nhật thành công vì có sản xuất JIT = Just in time. Bây giờ có khái niệm giáo dục JITT = Just in time training - học đúng lúc cần. Toán học rất cần thiết, nhưng có nhiều cái cần thiết hơn rất nhiều: kế toán & tài chính cơ bản chẳng hạn. Dân mình chưa giàu một phần vì không biết chi tiêu và đầu tư. Các kỹ năng làm người cơ bản: lắng nghe, đàm phán, khởi tạo tâm thái thành công, hùng biện và tranh luận....
    Thế giới đã thay đổi quá nhanh. Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên! Cần học toán nhưng chỉ ở một tỷ lệ hợp lý cùng các môn khác. Môn cần học nhất là kỹ năng tự học!

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn TS Việt đã xem và cho ý kiến phản hồi. Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của TS. Trong thời đại thông tin quá nhiều hiện nay, đối với những người không muốn trở thành nhà toán học thì chỉ cần trang bị một số kiến thức toán tối thiểu là đủ, những cái thiếu đã có máy tính điện tử, internet và các hệ phần mềm hỗ trợ. Thời gian còn lại nên dành để học các kiến thức xã hội, nhất kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử như TS phân tích (nhiều người nói đùa rằng VN là một xã hội toàn nói dối, người nọ lừa người kia để sống, nên học kỹ năng lừa là quan trọng nhất).

    Tôi cũng đồng ý là người học toán nhiều chưa chắc đã có tư duy tốt như nhiều nhà toán học vẫn tự hào. Ngoài những bậc xuất chúng như GS Hoàng Tụy (kỹ năng sư phạm, diễn giải của GS quá tuyệt vời), tôi thấy nhiều nhà toán học như hâm hâm, phát biểu lộn xộn, không lô gic, kiến thức xã hội thì gần như không có (tôi nhiều lúc cũng như thế).

    Tuy nhiên phải đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử để phân tích quá khứ. Trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước, có ai ngờ cách mạng tin học (nhất là năng lực máy tính và các phần mềm ứng dụng) trong hai thập kỷ gần đây lại phát triển nhanh như vậy để giúp chúng ta làm được mọi việc tính toán mà không cần học toán ? Do đó, trong tư duy chúng ta, cái gì cũng phải học để tự làm lấy. Đến năm 1982, viện khoa học tính toán và điều khiển mới có cái máy tính điện tử để bàn đầu tiên (a Vũ Duy Mẫn phụ trách), năm 1984 Viện Toán học bắt đầu mới có (máy Apple 2). Năng lực của mấy cái máy này cực kém. Còn phần mềm ? Chúng ta đều phải tự viết. Tôi đã phải viết những phần mềm giải các bài toán quy hoạch, xác xuất thống kê, mô hình kinh tế lượng... Đến đầu năm 1990 mới xuất hiện internet... Do đó nếu không học toán sâu thì làm sao viết được các phần mềm ? Riêng về mô hình hóa kinh tế, năm 1987 phần mềm đầu tiên mới được đưa vào Việt Nam (đầu tiên là TSP, sau là Eviews, Soritec...). Để giải các mô hình toán kinh tế gồm hàng trăm phương trình, mấy máy tính thời đó phải chạy mất nửa ngày mà chưa chắc đã hội tụ đến kết quả cần thiết. Do đó lại phải rất thạo toán để điều chỉnh các điểm nghẽn (lừa máy tính) nhằm tăng tốc độ giải các mô hình. Các bạn cứ hình dung thời đó chạy mô hình nửa ngày mới cho kết quả trong khi cứ 1-2 tiếng là mất điện, lại phải làm lại từ đầu, thì điên đến mức nào. Và do đó buộc phải học giỏi toán để cải thiện tình hình. Đấy là 1 ví dụ để bạn đọc biết khó khăn thời đó và tại sao cần học nhiều toán. Có thể kể ra nhiều ví dụ trong các lĩnh vực khác như kỹ thuật, quân sự...

    Trả lờiXóa
  3. tôi rất đồng ý với ý kiến của tiến sĩ. việc học là để phục vụ cho cuộc sống chứ không phải là học để ai giỏi hơn ai. để ganh đua thi thố. sống ở đời cần phải biết cách sống ứng xử, biết theo thời thế, biết trước biết sau để hoà nhập được với cuộc sống đương thời. mà cái chú trọng chung của thế giới bây giờ là ý tưởng. muốn thành công thì cần phải có ý tưởng. nhưng vẫn nên học toán để nâng cao khả năng quang sát tìm tòi nghiền ngẫm và tư duy. có tư duy thì việc có ý tưởng sẽ tốt hơn nhiều.
    con người việt nam thường chọn cái mốc là môn toán để đánh giá xem ai giỏi hơn, người nào làm ra , làm được những bài toán khó thì cho là giỏi, đó là một cái sai lầm vô cùng lớn, việc học toán chỉ giúp trong cuộc sống khoảng 25%. còn lại là dựa vào kỷ năng sống của con người. vì vậy muốn thành công thì hãy học toán có chừng mực vừa đủ. đừng đâm đầu học quá nhiều, thường xuyên giao tiếp với mọi người trong xã hội biết lắng nghe tôn trọng tất cả biết học hỏi từ những thứ xung quanh,nên thực hành và hạn chế học lý thuyết . đó là 1 ý kiến nho nhỏ mà tôi nghĩ là cần thiết cho mọi người vn ta để phát triển đất nước

    Trả lờiXóa
  4. Hoàn toàn đồng ý với bạn Chương Cao. Tôi chỉ muốn làm rõ hơn chuyện học lý thuyết. Cuộc sống là vô cùng phức tạp, một người qua thực hành không thể đúc kết được mọi chuyện để đảm bảo cuộc sống của mình phù hợp với xã hội và phát triển hoàn thiện được đâu. Do đó phải dựa vào đúc kết của người đi trước; như Newton nói là phải đứng trên vai người khổng lồ. Đúc kết đó được viết lại trong sách; đó chính là các lý thuyết. Vì vậy học lý thuyết để sống tốt hơn, làm việc tốt hơn là rất quan trọng. Tôi vẫn hay lấy ví dụ: Giống như bác sĩ, muốn chữa bệnh cho người, phải học kiến thức y; khi có kiến thức rồi, trước mỗi bệnh nhân bác sĩ mới xác nhận được bệnh gì và có mấy cách chữa, nên chọn cách nào... Nếu không học thì không thể chữa tốt được.
    Sống trong xã hội cũng phải hiểu (thông qua đọc hay học) luật, cũng là một dạng lý thuyết, áp dụng máy móc, từ luật giao thông, luật bảo vệ môi trường... tới mọi luật lệ khác để khi hành xử không vi phạm pháp luật.
    Do phải học nhiều thứ quá nên học toán chỉ vừa thôi. Nhiều môn khác cũng vậy. Chỉ nên học đại cương để đủ dùng trong cuộc sống là tốt nhất.

    Trả lờiXóa