Chỉ có ở Việt Nam (12):
Chuyện các “đại gia” bóng đámời cơm Thủ tướng là bịa đặt ?
Posted by basamnews on 16/01/2012
Đôi lời: Dưới đây là bài viết trong số báo ra ngày thứ Sáu, 13-1-2012 về bữa “ăn tối” của các doanh nhân thành đạt với Thủ tướng và đoạn đính chính trên số báo ngày hôm sau, thứ Bảy, 14-1-2012 của tờ Thể thao 24h. Nghe nói sẽ có mức kỷ luật nặng với các cá nhân liên quan, còn tờ báo thì sẽ … nghỉ chơi 3 tháng. Mời xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo giải quyết bản quyền truyền hình (Tuổi trẻ, 12/1/2012). Nhưng quan trọng hơn là cần đọc bài VPF ưu tiên VTV chọn trận ở Super League 2012 (TTVH) với công văn của VPF có đoạn “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong buổi làm việc với lãnh đạo HĐQT Công ty VPF …”
Thật lạ là ngay sau lời kêu gọi chỉnh đốn đảng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng là xảy ra liền hai hiện tượng liên quan, rất khác thường, vụ Đoàn Văn Vươn chưa lắng dư luận thì tới vụ này.
Bổ sung, hồi 16h, độc giả Trần Thừa giới thiệu bản lưu trên mạng của bài báo (Mời bấm vào). Còn trên trang Thế thao 24h và “cả bản lưu trong google.com.vn cũng đã bị xóa”.
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:fZZMtEpLoRYJ:thethao24h.go.vn/bong-da-trong-nuoc-6/vpf-da-lat-nguoc-tinh-the--2243.htm+http://thethao24h.go.vn/bong-da-trong-nuoc-6/vpf-da-lat-nguoc-tinh-the--2243.htm&cd=1&hl=ja&ct=clnk&gl=jp
(Thethao24h) - Nếu xem cuộc đấu giữa VPF với VFF-AVG như một ván bài thì phía VFF đã mắc sai lầm là để lộ cảm xúc ra quá sớm.
Tin liên quan |
Ngay sau Công văn 65 của Bộ VH-TT&DL được phát ra vào chiều ngày 9/1 với ý kiến chủ đạo chỉ đạo các Sở VH-TT&DL địa phương tôn trọng hợp đồng VFF-AVG trong lúc chờ kết quả thanh tra. Sau đó ông Nguyễn Trọng Hỷ đã nhanh nhẩu phát biểu rằng với báo chí: “Kết luận của thanh tra Bộ VH-TT&DL là kết quả cuối cùng”. Chính sự tư tin một cách đặc biệt của chủ tịch VFF đã buộc người ta phải “soi” kỹ hơn CV65 và không khó nhận ra Bộ VH-TT&DL sẽ đứng về phía nào trong cuộc phân xử này.
VPF đã lật ngược tình thế ? |
Với một người dày dạn kinh nghiệm như ông Nguyễn Trọng Hỷ có vẻ một cuộc đối đấu dai dẳng, căng thẳng với VPF đã khiến chủ tịch VFF không giữ được “độ lạnh” cần thiết khi diễn biến câu chuyện đang có lợi cho liên minh của ông. Chính sai lầm này đã đẩy liên minh VFF-AVG và cả đoàn thanh tra của Bộ VH-TT&DL phải hứng ngay sức ép của dư luận, giới truyền thông trong khi VPF chưa hề động thủ. Lợi thế ban đầu của VFF mất để đổi lại là sự thụ động.
Về phía VPF, thoạt đầu theo lịch lên sẵn thì ngày 11/1, bầu Thắng và bầu Kiên sẽ gặp gỡ lãnh đạo Tổng cục TDTT để tháo gỡ phần nào tranh chấp. Tuy nhiên, ngay sau CV65 được phát ra, ngay lập tức lãnh đạo VPF đã nối máy với nhau để có thêm bầu Đức, ông Lê Tiến Anh cùng góp mặt ở Hà Nội chiều tối ngày 10/1 để bàn kế hoạch. Chính trong cuộc hội quân của 4 ông bầu đã quyết định xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một cuộc hẹn vào tối ngày 11/1, tức sau buổi họp của 4 ông bầu ở trụ sở Tổng cục TDTT.
Thực tế đúng như dự đoán trong buổi gặp mặt ở trụ sở Tổng cục TDTT với Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng thì những vấn đề 4 thành viên VPF trình bày về vấn đề bản quyền TH chỉ mang tính chất ghi nhận, chứ không có tiến triển khi khả quan. Vì vậy, ngay sau rời trụ sở Tổng cục TDTT, cả 4 ông bầu đều lên xe thẳng tiến đến khách sạn để ăn tối và trao đổi với Thủ tướng. Thậm chí, bầu Đức trước khi bước vào xe còn quay lại đùa với phóng viên: “Mấy anh có thích thì đi theo tụi tui cho vui”. Buổi ăn tối giữa các doanh nhân hàng đầu Việt Nam với người đứng đầu Chính phủ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ (khoảng 18h00 đến 21h00).
Sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng, tối khuya hôm đó, 4 lãnh đạo VPF đã ngồi thảo luận tiếp với nhau và kết quả là sáng ngày hôm sau (12/1), VPF đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (CV 38). Và không lâu sau ngay sau khi CV 38 của VPF được gửi đi, buổi trưa hôm qua (12/1), Văn phòng Chính phủ đã có đáp công văn được in chữ “Hỏa tốc” (CV 268/VPCP-KGVX) gửi cho Bộ VH-TT&DL.
Với cú ra chân dứt điểm bất ngờ này, VPF đã thay đổi hoàn toàn cục diện “trận đấu” để đưa ngược liên minh VFF-AVG vào thế phòng ngự.
Thủ tướng chỉ đạo vấn đề bản quyền truyền hình
(Thethao24h) - Hôm qua (12/1), TGĐ VPF Võ Quốc Thắng đã ký công văn số 38 gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị “xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý” của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền mà VFF đã ký với AVG và “cho phép VTV, VTC và các đài truyền hình địa phương được phép đưa tin, truyền hình các trận đấu do VPF điều hành và quản lý để phục vụ đông đảo NHM cả nước”.
Nội dung của công văn ghi rõ: Ngày 28/12/2011, VFF ban hành nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN về việc giao quyền quan lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF. Trong quá trình thực hiện nghị quyết nói trên, VPF nhận thấy cần phải xem xét lại tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình số 08/HĐ2010/VFF-AVG ký ngày 8/12/2010 với nội dung VFF cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình tất cả các các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo vấn đề bản quyền truyền hình |
VPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của VFF nhưng nhận thấy rằng hợp đồng nói trên không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
VPF GỬI CÔNG VĂN TỚI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Những cơ sở để VPF khẳng định bản hợp đồng 20 năm VFF ký với AVG “không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”, cụ thể gồm:
Khoản 2 Điều 53 Luật TDTT năm 2006 và điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký HĐ, VFF “chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB về việc ủy quyền cho VFF đại diện cho các CLB đàm phán, ký kết HĐ”.
Điều 6 Luật báo chí 1989, Luật sử đổi bổ sung một số điều Luật báo chí 1999 , Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ thông tin & truyền thông 1/3/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình: “Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá…”; Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT quy định: “Bộ trưởng Bộ thông tin & truyền thông cấp giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình…”. Vào thời điểm ký HĐ (8/12/2010), AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở đó, vì sự phát triển của BĐVN, VPF đề nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền mà VFF đã ký với AVG.
Trong thời gian chờ các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và kết luận, VPF đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV, VTC và các đài truyền hình địa phương được phép đưa tin, truyền hình các trận đấu do VPF điều hành và quản lý để phục vụ đông đảo NHM cả nước.
Như thế, có thể hiểu với đề nghị của VPF và yêu cầu của Thủ tướng về việc Bộ VH-TT&DL “chỉ đạo giải quyết các vướng mắt để bảo đảm giải bóng đá QG được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”, từ vòng 3 cuối tuần này các VTV, VTC và các đài địa phương sẽ được tự do ghi hình, phát sóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét