Hàng Tết bloggers lên A Rem
Ngày 4-1, canh ba gà gáy, chúng tôi lặng lẽ rời thành phố nhỏ giữa vô biên trời lạnh. Con đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn vắng người ngược xuôi, thi thoảng có một vài chuyến xe chở rau quả tất bật về các chợ vùng xa mùa cuối năm. Số hàng đưa lên cho người A Rem ăn Tết đã ém ở Sơn Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình). Bí thư xã Nguyễn Chí Sĩ đợi trong đêm giá để vượt đường gian truân.
Nụ cười chăn ấm |
Chúng tôi đi khi mọi người đang ngon giấc, con đường cái ở đông Trường Sơn như xa và sâu hơn trong đêm tối rét mướt. Cứ chạy một khoảng lại nhận điện thoại của ông Sĩ, lo có vượt được rét đêm để ra đến nơi không.
Lên A Rem là hương khói thành tâm ở đền thiêng |
Cả tuần, lo trời mưa, không thuê được xe lên với anh em A Rem. Tìm mãi cũng có tài xế Hướng với con Ifa cũ huếch nhận chở hàng lên với đồng bào. Bởi cuối năm, các tài xế khác thường đánh hàng Tết hướng khác ngon ăn hơn đi đường 20-Quyết Thắng, con đường nguy hiểm và gian khổ nhất nước Nam. Tài xế Hướng ở vùng Sơn Trạch nhận chở nói khổ mấy cũng lên bằng được. Chiếc xe cũ nát không thể tả, nhưng được máy móc còn khỏe, cần gạt nước đã mệt mấy năm không còn xài được. Phanh và hai cầu vẫn sử dụng đỉnh.
Lần nữa thành tâm đốt lên những bó hương trong đền thờ đường 20, và miếu hang y té cầu mong giới blogger và bạn bè anh em gần xa sức khỏe để chung tai làm nhiều việc thiện. Giữa mưa phùn gió bấc, lời ứng linh nghiệm vô cùng, các o các chú đồng tình, hương cháy chân nhang đến nghi ngút.
Chỉ có loài xe này mới cõng hàng lên được |
Lại nói về chuyến hàng, ông Sĩ cầm tờ trình gửi blogger thay Chủ tịch xã Đinh Lầu xong ại đi xin thêm áo quần cho học sinh. Tôi trích tiền bạn đọc đóng góp ra mua 3 tấn nếp, 68 cái chăn, còn dư 20 triệu đã bàn bạc mua áo quần. Nhưng cơ khổ, tìm khắp Đồng Hới, mua một lúc 200 bộ áo quần hàng Việt là hoàn toàn không tưởng, bới khắp đâu cũng hàng áo Trung Quốc. Nghĩ lui nghĩ tới, ông Sĩ xin được áo quần học sinh rồi, lãnh đạo xã bàn thôi, đừng mua áo nữa, mà đưa số tiền đó mua gạo. 20 triệu còn lại được mua thành gạo cho bà con cũng là cái tình. Quyết. (Sẽ có báo cáo riêng về chi phí đợt này) Hàng lên, ông Sĩ còn trích ngân sách eo hẹp của xã mua bánh kẹo, mì chín, nước mắm, bột ngọt, thuốc lá nữa cho dân A Rem ăn tết. Tất cả trừ vào lương phạn anh em xã.
Dùng lại thắp hương ở hang Y Tá |
Vẫn con đường 20-Quyết Thắng, nhưng đợt trước chúng tôi đi còn đỡ hơn ngàn lần, nay nó như một con đầm đầy bùn đất khắp mình mẩy giữa trời mưa rừng của mùa đông khắc nghiệt. Có những khúc cua xe nhích từng vòng bánh, nghiêng hết cỡ, tài xế sương gió với cung đường mấy chục năm vẫn bạc mặt vì sợ lật. Nếu lật, bao nhiêu hàng hóa của bao nhiêu tấm lòng nhân ái tràn ra mặt đường thì chết.
Vừa đi vừa động viên nhau cẩn thận bác tài nhé. Từ Sơn Trạch lên Tân Trạch chỉ 40km nhưng đó là cung đường nguy hiểm kinh khủng. Từ Đồng Hới, lên Sơn Trạch, cũng chỉ 40km, chúng tôi đi xe máy chỉ một tiếng. Nhưng từ Sơn Trạch lên Tân Trạch, 40km phải mất 4 giờ đồng hồ, mỗi mười phút chưa đầy 1km.
Con đường như chiếc đầm lầy |
Quá trưa, xe mới vượt được bùn lầy chạm vào sân xã, bà con từ bản, từ nhà vươn rét chạy ra. Biết có hàng cứu trợ Tết, họ đã tập trung về sân xã. Cái rét cắt da cắt thịt làm tội những bà mẹ. Họ quấn những cái chăn cũ cùng địu con đi nhận quà Tết.
Với chỗ nếp, mỗi người được nhận 8kg để ăn Tết, nhà nào đông khẩu đến 5 người sẽ có 40kg nếp, tha hồ vui Tết. Đinh Lầu, Chủ tịch xã nhẫm nhẫm, nói: “Năm ni có nhiếu nếp nhất mọi năm. Mình cảm ơn bạn bè nhà báo quá, cảm ơn anh em vận động giúp đỡ quá”.
Đinh Đan, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã, vừa phát quà vừa nói: “Năm ni là ăn Tết to nhất mọi năm rồi, vì bác Sĩ đi xin được nhiều hàng của anh em bạn bè nhà báo. Cuối năm ni, khoảng 29 Tết xã cho ba con heo là người A Rem mình ăn Tết to nữa”.
Mắc lầy trước bản dân, người A Rem ra vác đá cứu xe cứu hàng |
Thấy hãnh diện quá khi đây là lần đầu tiên những đóng góp của bạn bè đọc mạng và anh em blog làm một cái Tết to nhất trong đời người A Rem. Thiệt tình, vui không gì bằng. Tôi vui, các bạn cũng vui.
Xã Tân Trạch có 68 hộ, trong đó có 62 hộ A Rem, 6 hộ khác là Vân Kiều sống gần hang Sơn Đòong lớn nhất thế giới. Muốn trao cho họ, phải trở về lại con đường 20 khổ hạnh. Trời chiều, chúng tôi chia tay dân bản A Rem. Bí thư Sĩ xin hội ý, cho 6 hộ Vân Kiều 2 tạ nếp cũng 1,6 tấn gạo mình mua chỗ 20 triệu được không anh?. Mình nghĩ, đâu cũng là đồng bào của mình, hơn nữa 34 khẩu của người Vân Kiều này cũng cực.
Gạo, nếp lại được sớt chia. Chúng tôi về đường Hồ Chí Minh ở tây Trường Sơn. Mưa ngày càng nặng hạt.
Và hàng Tết cũng được bốc |
Trời chạng vạng, ở cây số 37, những người Vân Kiều sống giữa lõi rừng, đi bộ cả buổi đã nhóm lửa đợi gạo. Những thanh niên nhanh chóng bốc gạo xuống, dựng lán, phủ bạt nói ở lại giữ gạo một đêm mới gùi về bản. Thực tình mình không có sức và tiền bạc để thuê người gùi gạo đến bản cho bà con, nên dân bản đành bấm đường giữa rừng rậm lên đưa gạo về. Nhìn những nụ cười nhận gạo, nhận nếp, thấy bà con vui thật sự. Bởi ở vùng Đòong sâu thẳm, xa ngái, chưa bao giờ có đợt gạo nếp nào nhiều như đợt Tết này. Vậy nên, họ ở đó một đêm để hôm sau huy động toàn bộ dân bản lên gùi gạo, nếp về. Bà con kể, với gạo đó, nếp đó phải gùi mất hai ngày.
Khi công việc tấm lòng vừa xong, trời vẫn nặng hạt, thân hình ướt mềm trong rét. Hành trình xuống xuôi, về lại thành phố khi mọi người đã ngủ ngon. Tôi với người bạn đồng nghiệp tuy mệt nhưng thật an tâm khi người anh em của chúng ta nhận được hàng Tết là tấm lòng thơm thảo của bao nhiêu là chắt chiu đóng góp qua đợt kêu gọi vừa qua. Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Các bạn yên vui rằng, mùa Tết năm nay, người A Rem của chúng ta ăn Tết to.
Thanh niên hăng hái bốc hàng để phátNếp mỗi khẩu 8kg, nhiều nhất từ trước đến nay
Với số nếp này, cái bếp người A Rem đỏ suốt ngày và cười đêm gia thừa.
Bí thư xã Nguyễn Chí Sĩ bên người dân nhận chăn ấm nhé, đây là Bí thư xã e lạ nhất nước Nam
Mẹ con và chăn ấm
Vui nhé
Thích quá chăn ấm ơi
Ngắm nhìn hàng Việt Hàn nhé, không phải hàng tàu nhé
Một không gian ấm của nụ cười thương
Người Vân Kiều nhóm lửa đợi hàng Tết. Thương lạ lùng.
Bốc gạo, nếp vô lán
Chỗ gạo nếp phải gùi hai ngày mới xong
Nên phải làm lán trại giữ gạo trên tây Trường Sơn.
Cu Làng Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét