Đọc mà thấy đắng lòng, nhưng nhớ lại bài viết của Trần Đăng Tuấn về trẻ em Suối Giàng thì còn khủng khiếp hơn: "Trường tiểu học ở trung tâm xã Suối Giàng có 80 đứa nội trú. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần hai kg và 5 ngàn tiền thức ăn", "45 đứa cấp hai nội trú ăn ở đây cũng tiêu chuẩn 5 ngàn /tuần"... Chuyện này đang diễn ra hàng tuần ở năm thứ 36 kể từ ngày đất nước thống nhất và chỉ còn 9 năm nữa là thành nước công nghiệp hiện đại.
Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng
(Dân trí) - Ở cái thời giá cả tăng cao, 3.000 đồng chưa đủ mua một bó rau, vậy mà lâu nay hơn 60 học sinh nội trú Trường THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã và đang sống chỉ với chưa đầy 3.000 đồng/bữa ăn.
Lơ Pang là một xã nghèo vùng 3 của huyện Mang Yang với hầu hết là người dân tộc Bahnar sống chủ yếu bằng nghề nông. Vì hoàn cảnh khó khăn nên hầu hết trong số 268 học sinh của trường đều phải nhịn ăn sáng, đi bộ vài km đường đồi núi để đến trường. Trong đó có hơn 60 học sinh đến từ 3 làng A Lao, Bờ Dầu và Đắk Lá, với khoảng cách từ nhà đến trường chừng 10km đường đồi núi. Đặc biệt, để vào và ra được làng Bờ Dầu không phải là đơn giản, bởi đây là ngôi làng được bao bọc bởi những dãy núi cao, phải đi bộ vào rất khó khăn, làng lại nằm sâu phía dưới nên nơi đây không hề có sóng điện thoại.
Bữa cơm chỉ 3 món cơm, canh, cá nục muối kho mặn luôn
"đồng hành" quanh năm với học sinh trường THCS Lơ Pang.
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học của các học sinh trong làng. Không phương tiện đi lại, đường xá khó khăn, quãng đường đến trường khá xa, lại phải nhịn đói đi học nên nhiều em đã nản chí bỏ lại con chữ. Trước tình hình trên, vì thương học trò của mình, muốn các em được tiếp tục đến với con chữ, toàn thể các thầy, cô giáo trong trường vài năm trở lại đây đã tìm mọi cách để nuôi những học trò nghèo của mình.
Điều may mắn nhất trong kế hoạch nuôi trò của những thầy cô gieo chữ nơi đây đó là trong hơn 60 em học sinh được ăn ở tại trường, có 40 em hàng tháng nhận được 90 nghìn/học sinh, tiền ăn của Phòng Giáo dục huyện hỗ trợ bữa ăn cho các em theo hình thức bán trú.
Vậy là từ số tiền 3 triệu 600 nghìn đồng này, các thầy cô cùng chị cấp dưỡng của trường đã dày công tính toán cho từng bữa ăn của những học trò nghèo, để làm sao chỉ chừng đó tiền có thể mua đồ ăn cho học sinh của mình trong vòng một tháng. Việc giúp các em có những bữa ăn đủ chất, hay có món “lạ” là chuyện nằm ngoài tầm với vì tài chính có hạn. Sau khi tìm thăm dò giá cả, 2 món chủ đạo được chọn làm những món ăn “đồng hành” cùng các em trong mỗi bữa trưa, chiều là cá nục ướp muối mặn phơi khô bán ngoài chợ và món canh “đại dương”.
Chừng nấy tiền để mua thức ăn hàng ngày cho hơn 60 em học sinh là chuyện không hề đơn giản, trong khi những khó khăn trước mắt vẫn còn “trùng điệp”. Rồi gạo ăn nữa, với đồng lương ít ỏi của những giáo viên vùng sâu, việc nuôi gia đình cũng còn gặp nhiều trở ngại, các thầy cô đành phải nhờ đến chính quyền xã. Và một bài toán nữa được đưa ra, đó là xã sẽ giúp nhà trường vào mùa thu hoạch nông sản, động viên các chủ hộ góp mỗi người 50 nghìn đồng để mua gạo nuôi con em mình.
Trước những nỗ lực trên của toàn thể giáo viên, bà con đã gật đầu ủng hộ. Nhưng 50 nghìn đồng đối với những gia đình nghèo nơi đây có được để nộp cũng không phải là dễ. Chính vì vậy, hàng tháng các giáo viên phải mua chịu gạo, rồi cuối năm cán bộ xã sẽ “ra quân” đi thu mỗi hộ 50 nghìn đồng để giao lại cho các thầy cô đi trả nợ tiền mua gạo.
Chừng nấy tiền để mua thức ăn hàng ngày cho hơn 60 em học sinh là chuyện không hề đơn giản, trong khi những khó khăn trước mắt vẫn còn “trùng điệp”. Rồi gạo ăn nữa, với đồng lương ít ỏi của những giáo viên vùng sâu, việc nuôi gia đình cũng còn gặp nhiều trở ngại, các thầy cô đành phải nhờ đến chính quyền xã. Và một bài toán nữa được đưa ra, đó là xã sẽ giúp nhà trường vào mùa thu hoạch nông sản, động viên các chủ hộ góp mỗi người 50 nghìn đồng để mua gạo nuôi con em mình.
Trước những nỗ lực trên của toàn thể giáo viên, bà con đã gật đầu ủng hộ. Nhưng 50 nghìn đồng đối với những gia đình nghèo nơi đây có được để nộp cũng không phải là dễ. Chính vì vậy, hàng tháng các giáo viên phải mua chịu gạo, rồi cuối năm cán bộ xã sẽ “ra quân” đi thu mỗi hộ 50 nghìn đồng để giao lại cho các thầy cô đi trả nợ tiền mua gạo.
Do nhịn ăn sáng nên vừa vào bàn ăn các em ùa vào ăn một cách ngon lành.
Thầy Thương, hiệu phó nhà trường, cho biết: “Có lúc thiếu đồ ăn, các em phải mang thêm đồ ăn ở nhà lên như rau, củ để phụ thêm vào bữa ăn ở trường”.
Ngoài bữa ăn thiếu chất, quanh năm chủ yếu ăn 3 món cơm, canh, cá nục khô mặn thì những học trò nơi đây còn phải nhịn ăn sáng ngồi học cả buổi. Chính vì vậy, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu bài của các em khi cái bụng lúc nào cũng réo lên vì đòi ăn. Bởi vậy mà đến giờ ăn cơm, các em ùa vào mâm, tự tay bới cơm cho mình và ăn những món ăn quen thuộc, nhưng các em ăn một cách nhanh lẹ, ngon lành. Có lẽ một phần vì quá đói, phần vì nếu không ăn thì cũng chẳng có cái gì khác mà ăn, và biết đâu được với các em những món ăn như thế này cũng chỉ lên trường mới có chứ ở nhà thì…
Quả thật là như vậy, khi chúng tôi được em Thom, học lớp 7B tâm sự, mỗi sáng em phải nhịn đói đi học, đến 12 giờ trưa Thom mới về nhà và được ăn cơm. Bữa ăn của gia đình Thom nhiều lúc không có rau ăn, Thom và gia đình mình phải ăn cơm không hoặc cơm với lá mì (sắn) hái ngoài rẫy. Vất vả là vậy, nhưng sau khi đi học về, chiều lại Thom phải đi làm rẫy, nhổ cỏ cho mì, và 5 giờ sáng phải dạy để chuẩn bị đi học.
Khi PV hỏi, phải nhịn đói cả buổi để ngồi học em đói lắm không? Cậu học trò với thân hình gầy gò gượng gụi gật đầu và lí nhí trả lời “em cũng đói nhưng đói một xíu thôi vì nhịn quen rồi chị ạ”. Khó khăn là vậy, nhưng Thom luôn là học sinh khá của trường.
Vì cái đói, cái nghèo luôn đem bám, không chỉ thể hiện trên bữa ăn của các em học sinh mà còn ở những bộ quần áo các em mặc tới trường, khi quanh năm chỉ độc nhất 1 đến 2 bộ quần áo cũ, rách. Thương học trò không có quần áo đến trường, các thầy cô nơi đây lại phải vận động quyên góp quần áo cũ cho các em, hay san sẻ quần áo của mình cho học trò.
Và một ước muốn bình dị nhưng lại xa với với cả thầy và trò nơi đây là: “Đời sống của các em đại đa số còn nghèo nhiều, ăn uống không đảm bảo, hầu như đều đói, các em phải nhịn ăn sáng đi học. Mong có một chương trình hỗ trợ mì tôm cho các em ăn sáng là điều quá mừng rồi, bởi các em phải nhịn đói tới tận trưa mới được ăn”, thầy hiệu phó trải lòng.
Thiên Thư
Những đôi chân không giầy tất suốt mùa đông
Lớp học trống hoác, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ vào mùa đông, mấy chục học sinh tiểu học thuộc Trường tiểu học và THCS Háng Đồng (xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) hàng ngày vẫn phải co ro ngồi học trong cái rét cắt da cắt thịt.
Xã Háng Đồng là một trong những xã xa xôi, khó khăn nhất của huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La). Thời tiết vào mùa đông cực kỳ khắc nghiệt với sương mù dày đặc và nhiệt độ thường xuyên ở mức dưới 10 độ C.
Trường tiểu học và THCS Háng Đồng vẫn còn 5 phòng học tạm hoàn toàn trống một bên vách thế này.
Sương mù dày đặc suốt mùa đông ,phòng học trống hoác khiến bàn ghế, sách vở luôn ẩm ướt, vào mỗi buổi học, việc đầu tiên của những trò nhỏ là lau bàn ghế ướt nhoèn hơi sương.
Do thiếu phòng học, thiếu vật liệu, cán bộ giáo viên nhà trường đã khắc phục bằng cách dỡ toàn bộ ván ở vách ngoài làm vách ngăn giữa các lớp học nên những phòng học này trống hẳn một bên vách.
Trong những phòng học trống trải này, học sinh luôn ở tư thế co ro, xuýt xoa trong giờ học.
Với chiếc áo mỏng manh này, cậu học sinh lớp 1 người H’Mông luôn ngồi học với tư thế khoanh tay trước ngực để chống chọi với cái rét thấu xương nơi núi cao.
Với cái rét vùng cao thì ngay cả với chiếc áo khoác khá dày dặn, cậu học sinh lớp 2 này vẫn không khỏi co ro vì lạnh.
Để chống chọi với giá rét, thầy giáo Hà Văn Phương đã phải đốt một đống lửa giữa phòng học.
Thời tiết rét thấu xương, phòng học lại trống vách sau khiến tay tê cóng không thể viết, các cô cậu trò nhỏ thường xuyên phải hơ tay trên lửa.
Đa phần những học trò Háng Đồng mặc không đủ ấm, chân không giầy, tất suốt mùa đông.
Theo Lê Anh Dũng
VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét