Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao?

Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao?
Việt Nam có vị trí địa lý là một quốc gia ven biển với đường bờ biển kéo dài hơn 3000 kilomet. Từ rất lâu, cụm từ ‘rừng vàng, biển bạc’ được sử dụng đế nói đến nguồn tài nguyên phong phú của đất nước với một đại dương bao la như thế. Tuy nhiên, gần đây dư luận dậy sóng vì tình hình Trung Quốc lấn lướt tuyên bố chủ quyền những vùng biển mà lâu nay là ngư trường truyền thống cũng như là khu vực khai thác dầu mỏ của Việt Nam.

Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia gồm Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam. Tự thân Việt Nam đã gìn giữ, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đó ra sao? Vấn đề này được một số các chuyên gia ngành hải dương học Việt Nam đánh giá trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này và kỳ sau.

Nguồn tài nguyên biển

Tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn đều cho thấy Biển Đông là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và có một vị trí quan trọng đối với hoạt động lưu thông hàng hải…

Biển Đông có diện tích khoảng 3 447 000 kilomet vuông và là biển lớn thứ ba trong số các biển trên Trái Đất. Biển Đông trải rộng từ vĩ độ 3 đến vĩ độ 26 Bắc, và từ kinh độ 100 đến 121 Đông. Đây là một biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia gồm Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam.

Độ sâu trung bình của Biển Đông là 1140 mét. Vùng có độ sâu nhất đo được 5559 mét. Những nơi có độ sâu hơn 2000 mét tại Biển Đông chiếm tổng cộng một phần tư.

Tại vùng biển này cho đến nay đã phát hiện được khoảng 11 ngàn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong số này có khoảng 6 ngàn loài động vật đáy, hơn 2 ngàn loài cá, hơn 3 ngàn loài san hô cứng, hơn 650 loài rong biển…



Biển Đông có diện tích hơn 3400 triệu kilomet vuông và là biển lớn thứ ba trong số các biển trên Trái Đất....Đây là một biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia gồm Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam
Biển Đông được xem là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí. Theo đánh giá của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ thì lượng dự trữ dầu được kiểm chứng tại Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng mỗi ngày.

Biển Đông được đánh giá là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Đây là tuyến giao thông biển nối liền Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương, Trung Đông- Châu Á, Châu Âu- Châu Á. Những quốc gia được cho phụ thuộc lớn vào tuyến đường này gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Trong khu vực Đông Nam á có gần 530 cảng biển.

Du lịch biển cũng là một tiềm năng của khu vực Biển Đông. Riêng Việt Nam có khoảng 125 bãi biển từ bắc xuống nam thuận tiện cho hoạt động du lịch.

Rong biển và san hô (ảnh minh họa)
Hiện trạng khai thác

Vậy trong thời gian qua Việt Nam khai thác những tiềm năng lớn lao đó của khu vực biển thuộc Việt Nam ra sao?

Giáo sư- Tiến sĩ Lê Đức Tố, Chủ nhiệm Công trình khoa học về Công nghệ Biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội đánh giá:

Thông tin trên báo chí và truyền thông của Việt Nam nói đã nhiều. Hiện nay trong nền kinh tế của Việt Nam, biển đóng vị trí quan trọng nhưng biển chưa trở thành nguồn lực lớn nhất trong tất cả các nguồn lực của Việt Nam. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam hiện đang phấn đấu trong một thời gian ngắn đưa tiềm lực của biển trở thành nguồn lực lớn nhất cho phát triển kinh tế của đất nước. 



Do phát triển kinh tế trong vòng 20 năm gần đây, do nhận thức của người dân về môi trường không được đầy đủ nên dẫn đến việc khai thác làm cho cạn kiệt tài nguyên. Nhưng Việt Nam đã nhận thức được giá phải trả cho việc khai thác bất hợp lý đó; hiện nay các địa phương đã suy nghĩ đến việc bảo tồn các hệ sinh thái
GSTS Lê Đức Tố
Trong các nguồn lực của biển thì mọi người cũng đã hiểu không những chỉ có nguồn lợi về thủy sản, nguồn lợi về khoáng sản ( trong đó có dầu khí), nguồn lợi về giao thông, nguồn lợi về du lịch và các nguồn lợi khác liên quan đến sự sống.

Do phát triển kinh tế trong vòng 20 năm gần đây, do nhận thức của người dân về môi trường không được đầy đủ nên dẫn đến việc khai thác làm cho cạn kiệt tài nguyên. Nhưng Việt Nam đã nhận thức được giá phải trả cho việc khai thác bất hợp lý đó; hiện nay các địa phương đã suy nghĩ đến việc bảo tồn các hệ sinh thái, ví dụ như vùng biển Vịnh Vân Phong, ven biển của Khánh Hòa, hiện nay người dân tự nguyện đứng ra bảo tồn các hệ sinh thái trong vùng. Điều đó đã đem lại một số kết quả. Thứ hai, một số vùng đảo người ta đã xây dựng được các khu bảo tồn và duy trì được các hệ sinh thái làm cho nguồn lợi ở các vùng đó được phục hồi. Điển hình như Cát Bà, rồi các vùng đảo Vịnh Bắc Bộ hiện đã có các khu bảo tồn. Việc đó đóng góp lớn cho việc bảo tồn các hệ sinh thái và môi trường vùng ven biển.


Chợ cá (ảnh minh họa)
Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên trưởng Viện Hải Dương học cho biết:

Vừa qua Nhà nước Việt Nam bỏ ra rất nhiều tiền để triển khai các nhiệm vụ gọi là bảo tồn và phát triển quĩ gien, kể cả sinh vật trên rừng- dưới biển. Kết quả là tương đối có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm, vấn đề tai biến nho nhỏ vẫn chưa quản lý được. Xu thế môi trường hiện đạt tiêu chuẩn cho phát triển các ngành kinh tế, tuy nhiên cục bộ nhất là các vùng ở khu công nghiệp, các khu đô thị lớn, các vùng cửa sông vẫn có hiện tượng ô nhiễm cục bộ, xuất hiện hiện tượng ‘dung dưỡng hóa’ mặt nước. Đó là những biểu hiện mang tính cục bộ nhưng cũng rất đáng lo ngại.

Các hệ sinh thái quan trọng như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cũng đã được chú ý phục hồi; tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự mong muốn của xã hội.


Gíao sư Đinh Văn Ưu, Khoa Hải Dương Học, Đại học Hà Nội trình bày:



Vừa qua Nhà nước Việt Nam bỏ ra rất nhiều tiền để triển khai các nhiệm vụ gọi là bảo tồn và phát triển quĩ gien, kể cả sinh vật trên rừng- dưới biển. Kết quả là tương đối có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm, vấn đề tai biến nho nhỏ vẫn chưa quản lý được
Giáo sư Nguyễn Tác An
Các công bố chính thức xưa nay chưa thay đổi gì nhiều; chỉ có nếu nói tiềm năng biển- nói một cách đơn giản hơn là các tài nguyên của biển, được đánh giá một cách đa dạng hơn. Trước đây chỉ có liên quan đến các nguồn tài nguyên từ lòng đất, từ trong nước… Hiện nay đánh giá về tài nguyên vị thế, tài nguyên du lịch… được toàn diện hơn nên chúng ta không thể chỉ dựa vào một nguồn tài nguyên khoáng sản hoặc tài nguyên sinh vật mà đánh giá toàn diện hơn!

Ts Nguyễn Hữu Đại, trưởng phòng thực vật Biển, Viện Hải dương học Nha trang nhận xét:

Theo nhận định của tôi thì nguồn tài nguyên biển càng ngày càng suy giảm và hiện nay người dân tự vào bản năng, người ta tìm cách nuôi trồng. Nguồn chính cho cung cấp là do nuôi trồng, còn nguồn chính thì càng ngày càng cạn kiệt. Cạn kiệt một cách ghê gớm, nhanh chóng.

Trừ đánh bắt xa bờ ở vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay đảo Thổ Chu ở phía nam, còn đánh bắt vùng ven bờ, vùng ven lục địa của mình thì cạn kiệt tài nguyên hết; nhất là những đầm phá ven bờ của mình cạn kiệt toàn bộ. Không được quản lý một cách chặt chẽ nên theo nhận định của tôi sắp đến nguồn tài nguyên của mình sẽ bị suy giảm một cách ghê gớm lắm. 

Người dân được sự hổ trợ một ít của Nhà Nước, còn lại do bản năng họ phải nuôi trồng.

Chương trình Nhà nước

Trong thực tế, chính quyền Việt Nam cũng có những chương trình nhằm khai thác nguồn tài nguyên biển thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam, cũng như hạn chế những tác động bất lợi nhằm bảo tồn và phát huy nguồn vốn quí đó.

Giáo sư- Tiến sĩ  Lê Đức Tố cho biết:

Trong giới hạn vùng ven bờ của Việt Nam hiện nay có những chương trình làm khá tốt, ví dụ như đã xây dựng được 15 khu bảo tồn biển dọc theo bờ biển Việt Nam từ bắc xuống nam. Đó là điểm lớn nhất về vấn đề bảo vệ môi trường. 

Thứ hai có kết quả về quá trình nghiên cứu đánh giá những diễn biến môi trường sinh thái dọc bờ biển Việt Nam, từ bắc xuống nam, trong giới hạn từ 50 mét nước trở vào. 

Còn nữa là những kết quả nghiên cứu đánh giá về vùng biển nông ven bờ ví dụ như lập bản đồ địa hình, bản đồ về địa mạo, bản đồ về địa chất ở giới hạn từ 30 mét nước vào đến sát bờ.



Nói chung người ta cũng vạch ra chiến lược 10 năm, 15 năm, 20 năm, nhưng thực sự để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả thì còn xa vời và không có thực tế. Phải điều chỉnh mãi mà không bao giờ đạt được. Rất khó!
tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại
Giáo sư Đinh Văn Ưu trình bày:

Nói thực ra Nhà Nước cũng có định hướng rồi, tức là Đảng đưa ra nghị quyết hồi năm 2007 về chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020. Trong đó vấn đề bảo vệ môi trường biển cũng được đưa ra, hoặc khai thác các nguồn tài nguyên biển cũng được đưa ra. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn biển đã có quyết định xây dựng 20 khu bảo tồn khác nhau trên cả nước. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một bước đã có định hướng tương đối đúng rồi. Chỉ có điều là trên từng phạm vi khu vực cụ thể liên quan đến từng phạm vi nhỏ của một số khu công nghiệp, vùng cảng… thì có lẽ hiện tượng suy thoái môi trường có thể xảy ra nhưng chỉ trên phạm vị cục bộ thôi; chứ còn trên phạm vi lớn chưa thấy có vấn đề gì đặc biệt.

Đối với Việt Nam hiện nay vấn đề pháp luật hóa đối với vấn đề bảo vệ môi trường biển có lẽ phải từng bước. Một điều là việc quản lý Nhà nước của Việt Nam, không chỉ lĩnh vực biển, mà các lĩnh vực nói chung là phân tán. Tức là nhiều đơn vị, nhiều ngành quản lý khác nhau, do đó trong thời gian tới cần phải có phối hợp trong một chiến lược chung là điều cần thiết. Những định hướng đó hiện nay đều có cả nhưng lại nằm trong các chương trình, các dự án riêng biệt, ví dụ liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu, liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, liên quan đến phát triển bền vững. Tất cả đều có đưa ra nhưng cơ bản chưa thành thống nhất. Tôi nghĩ cần phải có một thời gian nữa mới có một chiến lược thống nhất bảo vệ môi trường biển kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ phát triển kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu cho đến


Và ý kiến thẳng thẳn của tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại về các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực hải dương, biển của Việt Nam:

Nói chung người ta cũng vạch ra chiến lược 10 năm, 15 năm, 20 năm, nhưng thực sự để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả thì còn xa vời và không có thực tế. Phải điều chỉnh mãi mà không bao giờ đạt được. Rất khó!

Quí thính giả vừa nghe một số nhận định của các chuyên gia ngành hải dương học tại Việt Nam về thực tế khai thác tiềm năng biển của Việt Nam.

Trong chương trình kỳ tới, các chuyên gia vừa nói tiếp tục trình bày những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu, hợp tác để khảo sát, đánh giá khu vực biển rộng lớn thuộc Biển Đông của Việt Nam và những quốc gia lân cận.

Gia Minh
biên tập viên RFA
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét