Xét xử "bầu" Kiên: Hãy cho luật sư được nói hết ý
Sinh mạng con người trong vụ án hình sự được quyết định bởi HĐXX và những quyết định đó phải được căn cứ từ kết quả của quá trình điều tra, kiểm sát, nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh tụng trước tòa. Luật sư bảo vệ thân chủ của mình, đồng thời cũng là đóng vai trò bảo vệ công lý, lẽ phải, sự thật. Nếu như không cho luật sư trình bày quan điểm bào chữa đầy đủ thì không thể gọi là tranh luận.
Chỉ có những phiên tòa mà án đã "bỏ sẵn trong túi" mới không cần nghe luật sư bào chữa, không cần chứng cứ mới. Chỉ có những phiên tòa mà bản án được tiền chế mới xem thường tranh luận để tìm ra sự thật khách quan. Những phiên tòa mà tranh luận bị xem thường thì luật sư chỉ là những bộ véttông trang trí cho tòa án mà thôi.
Luật sư Vũ Xuân Nam - bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên - nhiều lần bị Hội đồng xét xử (HĐXX) ngắt lời khi bào chữa trong sáng 29.5. Tòa yêu cầu luật sư dừng lại, bởi vì “tòa đã hiểu ý luật sư rồi”.
Theo tường thuật của Tuổi Trẻ: “Chủ tọa nhiều lần ngắt lời luật sư Nam và nói: “Tòa yêu cầu luật sư dừng lại, tóm lại, tòa đã hiểu ý luật sư rồi”.
Luật sư Vũ Xuân Nam: “Tôi xin, tôi xin HĐXX…”
HĐXX: “Tòa hiểu rồi, ý luật sư là...”
Luật sư Nam: “Tôi rất muốn trình bày rõ vấn đề này, về việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền….”.
HĐXX lại yêu cầu luật sư Nam ngồi xuống và không phải trình bày thêm nữa”.
Trước đó, các luật sư khác cũng bị tòa bắt dừng lại, ngồi xuống. Khi luật sư Trương Thanh Đức đang trình bày thì tòa ngắt lời và hỏi: “Bài bào chữa còn dài nữa không, nếu dài thì để HĐXX nghỉ giải lao 10 phút”. Tòa bắt luật sư Đức dừng lại và cho nghỉ giải lao, nhưng sau khi giải lao xong thì không cho luật sư Đức trình bày tiếp, mà mời luật sư khác.
Bắt luật sư dừng giữa chừng, cho nói là nói, bảo im phải im thì không thể gọi là tranh luận. Tranh luận là để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bản án phải căn cứ vào kết quả tranh luận tại tòa.
Nếu như không cho luật sư trình bày quan điểm bào chữa đầy đủ thì không thể gọi là tranh luận.
Sinh mạng con người trong vụ án hình sự được quyết định bởi HĐXX và những quyết định đó phải được căn cứ từ kết quả của quá trình điều tra, kiểm sát, nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh tụng trước tòa. Luật sư bảo vệ thân chủ của mình, đồng thời cũng là đóng vai trò bảo vệ công lý, lẽ phải, sự thật.
HĐXX có quyền điều hành phiên tòa, nhưng phải tôn trọng luật sư, phải dành ưu tiên thời gian cho luật sư bào chữa, phải kiên nhẫn lắng tai nghe để tìm ra những chứng cứ, lý lẽ dù nhỏ nhất. Luật sư nói lan man thì có thể nhắc nhở, nhưng không thể không cho họ nói hết lý lẽ. Từ bài bào chữa của luật sư, có thể tìm cơ hội cứu thoát một con người, hay giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là việc quá nên làm. Điều gì hợp đạo lý, đảm bảo pháp lý thì không thể bỏ qua. Cho nên, xin quý tòa hãy dể cho luật sư được trình bày đầy đủ quan điểm bào chữa của họ. Tòa không thể hiểu được ý luật sư khi họ chưa nói hết. Tòa không nên chủ quan, một nhận định sai lầm sẽ dẫn đến phán quyết sai lầm.
Chỉ có những phiên tòa mà án đã "bỏ sẵn trong túi" mới không cần nghe luật sư bào chữa, không cần chứng cứ mới. Chỉ có những phiên tòa mà bản án được tiền chế mới xem thường tranh luận để tìm ra sự thật khách quan.
Những phiên tòa mà tranh luận bị xem thường thì luật sư chỉ là những bộ véttông trang trí cho tòa án mà thôi.
Lê Thanh Phong
(Lao động)
HĐXX: “Tòa hiểu rồi, ý luật sư là...”
Luật sư Nam: “Tôi rất muốn trình bày rõ vấn đề này, về việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền….”.
HĐXX lại yêu cầu luật sư Nam ngồi xuống và không phải trình bày thêm nữa”.
Trước đó, các luật sư khác cũng bị tòa bắt dừng lại, ngồi xuống. Khi luật sư Trương Thanh Đức đang trình bày thì tòa ngắt lời và hỏi: “Bài bào chữa còn dài nữa không, nếu dài thì để HĐXX nghỉ giải lao 10 phút”. Tòa bắt luật sư Đức dừng lại và cho nghỉ giải lao, nhưng sau khi giải lao xong thì không cho luật sư Đức trình bày tiếp, mà mời luật sư khác.
Bắt luật sư dừng giữa chừng, cho nói là nói, bảo im phải im thì không thể gọi là tranh luận. Tranh luận là để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bản án phải căn cứ vào kết quả tranh luận tại tòa.
Nếu như không cho luật sư trình bày quan điểm bào chữa đầy đủ thì không thể gọi là tranh luận.
Sinh mạng con người trong vụ án hình sự được quyết định bởi HĐXX và những quyết định đó phải được căn cứ từ kết quả của quá trình điều tra, kiểm sát, nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh tụng trước tòa. Luật sư bảo vệ thân chủ của mình, đồng thời cũng là đóng vai trò bảo vệ công lý, lẽ phải, sự thật.
HĐXX có quyền điều hành phiên tòa, nhưng phải tôn trọng luật sư, phải dành ưu tiên thời gian cho luật sư bào chữa, phải kiên nhẫn lắng tai nghe để tìm ra những chứng cứ, lý lẽ dù nhỏ nhất. Luật sư nói lan man thì có thể nhắc nhở, nhưng không thể không cho họ nói hết lý lẽ. Từ bài bào chữa của luật sư, có thể tìm cơ hội cứu thoát một con người, hay giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là việc quá nên làm. Điều gì hợp đạo lý, đảm bảo pháp lý thì không thể bỏ qua. Cho nên, xin quý tòa hãy dể cho luật sư được trình bày đầy đủ quan điểm bào chữa của họ. Tòa không thể hiểu được ý luật sư khi họ chưa nói hết. Tòa không nên chủ quan, một nhận định sai lầm sẽ dẫn đến phán quyết sai lầm.
Chỉ có những phiên tòa mà án đã "bỏ sẵn trong túi" mới không cần nghe luật sư bào chữa, không cần chứng cứ mới. Chỉ có những phiên tòa mà bản án được tiền chế mới xem thường tranh luận để tìm ra sự thật khách quan.
Những phiên tòa mà tranh luận bị xem thường thì luật sư chỉ là những bộ véttông trang trí cho tòa án mà thôi.
Lê Thanh Phong
(Lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét