Báo Trung Quốc: Thủ tướng Nhật ‘làm loạn châu Á’
Truyền thông Trung Quốc nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ “tiếp tục khiêu khích” Bắc Kinh tại một hội nghị khu vực tổ chức cuối tuần này. Ông Abe dự kiến sẽ có bài phát biểu chính tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Khu vực, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-la, vào thứ Sáu. Cuộc gặp thượng đỉnh này được tổ chức tại Singapore, với sự tham gia của đại diện quốc phòng đến từ các nước trong khu vực.
Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Trung cho rằng việc ông Abe tham dự hội nghị cho thấy Nhật Bản “nhấn mạnh hơn mức thường lệ” sự kiện này.
Dẫn lời một nguồn không nêu tên, tờ này nói “vấn đề Trung Quốc, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ”, cũng như là “khả năng quản trị khủng hoảng trong khu vực” sẽ là những luận điểm quan trọng mà ông Abe đưa ra.
"Chúng ta hãy chờ xem vị thủ tướng Nhật Bản, người đang trên đường làm loạn cả châu Á, sẽ giở trò gì tại Singapore". Nhân dân Nhật báo
“Sẽ ít có khả năng đại diện của hai nước [Trung Quốc và Nhật Bản] bắt tay nhau tại sự kiện này, vì Bắc Kinh thấy việc đó là không phù hợp,” Hoàn cầu Thời báo viết.
Tân Hoa Xã nói rằng, theo báo chí Nhật Bản, ông Abe sẽ “nếm mùi ‘nắm đấm thép’ tại Đối thoại Shangri-la”, do Bắc Kinh sẽ cử nhóm đại biểu đông hơn, dẫn đầu bởi thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh.
Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại thì chỉ trích ông Abe vì “không nỗ lực thật lòng” để cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
“Thay vào đó, ông ta làm gia tăng căng thẳng vấn để quần đảo Điếu Ngư, tạo ra cản lực mới cho quan hệ Bắc Kinh-Tokyo.”
Tờ báo này còn cho rằng thủ tướng Nhật Bản cũng đang “xúi giục một số nước Đông Nam Á chống lại Trung Quốc, biến họ thành công cụ để kiểm soát Bắc Kinh”.
“Ông Abe chắc chắn sẽ chộp lấy cơ hội này để cố truyền bá ý tưởng đóng góp chủ động [của Nhật Bản] đến hòa bình. Chúng ta hãy chờ xem vị thủ tướng Nhật Bản, người đang trên đường làm loạn cả châu Á, sẽ giở trò gì tại Singapore,” Nhân dân Nhật báo viết.
‘Tổn hại kinh tế’
Cùng lúc đó, báo Trung Quốc cũng nói rằng Phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đã hối thúc đoàn đại diện thương mại của Nhật Bản đang đến thăm Bắc Kinh xoa dịu căng thẳng.
Vào thứ Tư, ông Lý nói với ông Hiromasa Yonekura, chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, rằng “việc cải thiện mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản cần sự hiểu biết đúng đắn và cách cư xử thích hợp về vấn đề lịch sử cũng như quần đảo Diaoyu,” Trung Quốc Nhật báo tường thuật.
“Có nhu cầu rất mạnh về hợp tác kinh tế của hai nước,” Mã Tuấn Vỹ, chuyên gia về Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc bình luận.
“Quan hệ song phương đã chịu nhiều tổn thất và các đại diện thương mại đang tìm xem khía cạnh nào có thể tạo ra bước đột phá quan trọng,” ông Mã nói với Trung Quốc Nhật báo.
Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp đảo tại Biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật Bản phát biểu tại hội nghị. Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trở nên rất căng thẳng bởi đối đầu liên quan đến vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông với quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và Nhật gọi là Senkaku.Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Trung cho rằng việc ông Abe tham dự hội nghị cho thấy Nhật Bản “nhấn mạnh hơn mức thường lệ” sự kiện này.
Dẫn lời một nguồn không nêu tên, tờ này nói “vấn đề Trung Quốc, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ”, cũng như là “khả năng quản trị khủng hoảng trong khu vực” sẽ là những luận điểm quan trọng mà ông Abe đưa ra.
"Chúng ta hãy chờ xem vị thủ tướng Nhật Bản, người đang trên đường làm loạn cả châu Á, sẽ giở trò gì tại Singapore". Nhân dân Nhật báo
“Sẽ ít có khả năng đại diện của hai nước [Trung Quốc và Nhật Bản] bắt tay nhau tại sự kiện này, vì Bắc Kinh thấy việc đó là không phù hợp,” Hoàn cầu Thời báo viết.
Tân Hoa Xã nói rằng, theo báo chí Nhật Bản, ông Abe sẽ “nếm mùi ‘nắm đấm thép’ tại Đối thoại Shangri-la”, do Bắc Kinh sẽ cử nhóm đại biểu đông hơn, dẫn đầu bởi thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh.
Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại thì chỉ trích ông Abe vì “không nỗ lực thật lòng” để cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
“Thay vào đó, ông ta làm gia tăng căng thẳng vấn để quần đảo Điếu Ngư, tạo ra cản lực mới cho quan hệ Bắc Kinh-Tokyo.”
Tờ báo này còn cho rằng thủ tướng Nhật Bản cũng đang “xúi giục một số nước Đông Nam Á chống lại Trung Quốc, biến họ thành công cụ để kiểm soát Bắc Kinh”.
“Ông Abe chắc chắn sẽ chộp lấy cơ hội này để cố truyền bá ý tưởng đóng góp chủ động [của Nhật Bản] đến hòa bình. Chúng ta hãy chờ xem vị thủ tướng Nhật Bản, người đang trên đường làm loạn cả châu Á, sẽ giở trò gì tại Singapore,” Nhân dân Nhật báo viết.
‘Tổn hại kinh tế’
Cùng lúc đó, báo Trung Quốc cũng nói rằng Phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đã hối thúc đoàn đại diện thương mại của Nhật Bản đang đến thăm Bắc Kinh xoa dịu căng thẳng.
Vào thứ Tư, ông Lý nói với ông Hiromasa Yonekura, chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, rằng “việc cải thiện mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản cần sự hiểu biết đúng đắn và cách cư xử thích hợp về vấn đề lịch sử cũng như quần đảo Diaoyu,” Trung Quốc Nhật báo tường thuật.
“Có nhu cầu rất mạnh về hợp tác kinh tế của hai nước,” Mã Tuấn Vỹ, chuyên gia về Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc bình luận.
“Quan hệ song phương đã chịu nhiều tổn thất và các đại diện thương mại đang tìm xem khía cạnh nào có thể tạo ra bước đột phá quan trọng,” ông Mã nói với Trung Quốc Nhật báo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét