Quan hệ Nga-Trung: Thực sự đặc biệt hữu hảo?
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tháng này, người ta thấy Nga và Trung Quốc có vẻ ngày càng thân thiện hơn, gần gũi hơn. Quan hệ song phương giữa hai nước được chính phủ hai nước này đánh giá là “tốt đẹp chưa từng có”.
Quả thật, hai quốc gia lớn này đã không ngừng tăng cường cộng tác trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, an ninh, ngoại giao, quân sự, năng lượng v..v. Trong lúc hải quân hai nước đang có một cuộc tập trận chung trên Biển Hoa Đông những ngày này thì Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA).
Hai bên đã dành cho nhau những lời lẽ đặc biệt tốt đẹp, ông Putin nhận xét về Trung Quốc là “người bạn tin cậy của Nga” và thêm rằng hai quốc gia đã đạt tới một giai đoạn mới trong quan hệ song phương và quân sự. Còn ông Tập Cận Bình, người đã tới Moskva trong chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên của mình từ khi trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng Ba năm ngoái thì hứa hẹn một hợp tác chiến lược với Nga.
Tuy nhiên, có những nhìn nhận cho thấy thực chất “tình bạn tin cậy” giữa hai cường quốc này không được tốt đẹp, hữu hảo như những biểu hiện bề ngoài. Có một số căng thẳng đáng nói trong mối quan hệ giữa họ.
Trong cuốn Theo dõi an ninh toàn cầu – Trung Quốc (Global Security Watch – China) xuất bản vào tháng 7 năm 2013, một cuốn sách trong bộ Theo dõi an ninh toàn cầu của Nhà xuất bản Praeger, tác giả Richard Weitz đã đặt chú trọng vào việc xem xét các chính sách ngoại giao và quốc phòng có tính nguyên tắc của Trung Quốc. Nhiều thí dụ được nêu ra trong cuốn sách này khiến cho độc giả phải suy nghĩ về bản chất mối quan hệ Nga-Trung: đó là một liên minh chiến thuật hay cộng tác chiến lược? Nêu ra ở đây một thí dụ khá điển hình: Ai cũng biết là trong nhiều thập kỷ, Nga đã sẵn lòng bán cho Trung Quốc nhiều hệ thống vũ khí trọn bộ, bao gồm các tàu chiến, tên lửa phòng không tối tân… Nhưng Trung Quốc đã không chỉ còn là người mua công nghệ quân sự mà đang dần dần xâm nhập vào thị trường cung cấp vũ khí hiện đại. Ở Trung Cận Đông, Trung Quốc đã có cạnh tranh trực tiếp với Nga, tìm cách bán vũ khí tối tân cho các nước trong khu vực này. Khi Mỹ và Israel tìm cách phong tỏa Nga trước một hợp đồng tên lửa đất đối không S-300 béo bở với Iran, và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh ngừng bán mặt hàng này cho Iran tháng 9 năm 2010, Trung Quốc đã nhảy vào cuộc, mời bán cho Iran một phiên bản riêng S-300 của nước này nhưng không thành công. Có nhiều những thí dụ tương tự như vậy.
Ông Weitz nhắc lại cho người đọc rằng về mặt lịch sử, quan hệ Nga-Trung được đặc trưng bởi những cuộc chiến tranh đẫm máu, các cuộc xâm lấn đế chế và lên án, tố cáo lẫn nhau. Nghi ngờ sâu sắc tiếp tục hiện hình trong thời Xô-viết, đặc biệt là trong thời kỳ Nikita Khrushchev nắm quyền lực ở Nga. Cuộc chia tay Nga-Trung vào năm 1961 được tiếp nối bởi cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước năm 1969. Ngay cả tới những năm 70 và 80 thế kỷ trước, quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản cũng không được mấy tốt đẹp.
Tuy nhiên, thời thế thay đổi, cũng tương tự như những bất đối xứng quyền lực. Từ năm 2001, khi Nga và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Cộng tác, quan hệ song phương tiến triển và nâng cấp thành cái mà ông Weitz gọi là “tạm ước hài hòa”. Cho tới năm 2008, Trung Quốc và Nga đã cùng vạch định những đoạn cuối cùng trên đường biên giới chung dài nhất thế giới 4300 km của họ.
Điểm tương đồng cơ bản giữa Nga và Trung Quốc là ở chỗ chính sách ngoại giao của họ có chung vấn đề trung tâm: làm thế nào với vai trò bá chủ đơn phương của Mỹ. Vì thế nội dung then chốt trong chính sách đối ngoại của cả hai nước này là mong muốn, tìm cách xây một thế giới đa cực. Chính điều này là yếu tố quyết định, nếu không muốn nói là duy nhất, khiến hai quốc gia này tăng cường cộng tác với nhau trong những năm qua. Nga và Trung Quốc hoàn toàn không có điểm chung xét theo khía cạnh tư tưởng. Người Nga luôn coi mình là dân tộc châu Âu, có định hướng tương lai ở châu Âu, có các câu hỏi, vấn đề sống còn, cốt lõi ở phương Tây. Trung Quốc tự coi mình là cường quốc đang lên không chỉ ở châu Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới, dường như họ có nhìn nhận rằng Nga là cường quốc của quá khứ, ngày càng đi xuống, ngày càng mất đi chỗ đứng trên trường quốc tế.
Hệ quả là các mối quan hệ, cộng tác giữa hai cường quốc này có tính chiến thuật hơn là chiến lược, phát triển trong mối tương quan với việc theo đuổi các mối quan tâm, lợi ích ngắn hạn. Chúng có thể nhanh chóng thay đổi hướng diễn biến, các nhân tố làm thay đổi hướng diễn biến chính là các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội tiềm ẩn trong hai quốc gia này, và thêm vào đó nhưng không kém phần quan trọng là các chính sách, chiến lược, suy tính địa chính trị toàn cầu của Mỹ.
Ông Bobo Lo, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc của Viện Chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu (CER) quả thật rất có lý khi gọi bộ đôi Nga, Trung Quốc là “trục của sự tiện lợi” trong một bài phỏng vấn có tựa đề “Nga – Trung: Trục của sự tiện lợi” (Russia-China: Axis of Convenience) đăng trên trang điện tử openDemocracy ngày 20.5.2008.
Một cách đơn giản, chỉ cần xem xét các thực tế cơ bản – Trung Quốc hiện đang có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao, có lượng dân số khổng lồ vẫn đang gia tăng, lại có tham vọng đánh bật Mỹ khỏi vị trí bá chủ thế giới; Nga thì có nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng đang chững lại một cách đáng lo ngại, dân số chỉ bằng khoảng một phần tám dân số Trung Quốc nhưng lại đang giảm và già đi, tuy vậy lại có quân đội và nền kỹ thuật quân sự trội hơn nhiều so với Trung Quốc, lại cũng không giấu giếm tham vọng khôi phục vị trí cường quốc xứng đáng trên trường quốc tế – thì sẽ thấy trong quan hệ hai nước, khả năng bất hòa là cao hơn so với khả năng hữu hảo.
Tuy nhiên, có những nhìn nhận cho thấy thực chất “tình bạn tin cậy” giữa hai cường quốc này không được tốt đẹp, hữu hảo như những biểu hiện bề ngoài. Có một số căng thẳng đáng nói trong mối quan hệ giữa họ.
Trong cuốn Theo dõi an ninh toàn cầu – Trung Quốc (Global Security Watch – China) xuất bản vào tháng 7 năm 2013, một cuốn sách trong bộ Theo dõi an ninh toàn cầu của Nhà xuất bản Praeger, tác giả Richard Weitz đã đặt chú trọng vào việc xem xét các chính sách ngoại giao và quốc phòng có tính nguyên tắc của Trung Quốc. Nhiều thí dụ được nêu ra trong cuốn sách này khiến cho độc giả phải suy nghĩ về bản chất mối quan hệ Nga-Trung: đó là một liên minh chiến thuật hay cộng tác chiến lược? Nêu ra ở đây một thí dụ khá điển hình: Ai cũng biết là trong nhiều thập kỷ, Nga đã sẵn lòng bán cho Trung Quốc nhiều hệ thống vũ khí trọn bộ, bao gồm các tàu chiến, tên lửa phòng không tối tân… Nhưng Trung Quốc đã không chỉ còn là người mua công nghệ quân sự mà đang dần dần xâm nhập vào thị trường cung cấp vũ khí hiện đại. Ở Trung Cận Đông, Trung Quốc đã có cạnh tranh trực tiếp với Nga, tìm cách bán vũ khí tối tân cho các nước trong khu vực này. Khi Mỹ và Israel tìm cách phong tỏa Nga trước một hợp đồng tên lửa đất đối không S-300 béo bở với Iran, và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh ngừng bán mặt hàng này cho Iran tháng 9 năm 2010, Trung Quốc đã nhảy vào cuộc, mời bán cho Iran một phiên bản riêng S-300 của nước này nhưng không thành công. Có nhiều những thí dụ tương tự như vậy.
Ông Weitz nhắc lại cho người đọc rằng về mặt lịch sử, quan hệ Nga-Trung được đặc trưng bởi những cuộc chiến tranh đẫm máu, các cuộc xâm lấn đế chế và lên án, tố cáo lẫn nhau. Nghi ngờ sâu sắc tiếp tục hiện hình trong thời Xô-viết, đặc biệt là trong thời kỳ Nikita Khrushchev nắm quyền lực ở Nga. Cuộc chia tay Nga-Trung vào năm 1961 được tiếp nối bởi cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước năm 1969. Ngay cả tới những năm 70 và 80 thế kỷ trước, quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản cũng không được mấy tốt đẹp.
Tuy nhiên, thời thế thay đổi, cũng tương tự như những bất đối xứng quyền lực. Từ năm 2001, khi Nga và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Cộng tác, quan hệ song phương tiến triển và nâng cấp thành cái mà ông Weitz gọi là “tạm ước hài hòa”. Cho tới năm 2008, Trung Quốc và Nga đã cùng vạch định những đoạn cuối cùng trên đường biên giới chung dài nhất thế giới 4300 km của họ.
Điểm tương đồng cơ bản giữa Nga và Trung Quốc là ở chỗ chính sách ngoại giao của họ có chung vấn đề trung tâm: làm thế nào với vai trò bá chủ đơn phương của Mỹ. Vì thế nội dung then chốt trong chính sách đối ngoại của cả hai nước này là mong muốn, tìm cách xây một thế giới đa cực. Chính điều này là yếu tố quyết định, nếu không muốn nói là duy nhất, khiến hai quốc gia này tăng cường cộng tác với nhau trong những năm qua. Nga và Trung Quốc hoàn toàn không có điểm chung xét theo khía cạnh tư tưởng. Người Nga luôn coi mình là dân tộc châu Âu, có định hướng tương lai ở châu Âu, có các câu hỏi, vấn đề sống còn, cốt lõi ở phương Tây. Trung Quốc tự coi mình là cường quốc đang lên không chỉ ở châu Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới, dường như họ có nhìn nhận rằng Nga là cường quốc của quá khứ, ngày càng đi xuống, ngày càng mất đi chỗ đứng trên trường quốc tế.
Hệ quả là các mối quan hệ, cộng tác giữa hai cường quốc này có tính chiến thuật hơn là chiến lược, phát triển trong mối tương quan với việc theo đuổi các mối quan tâm, lợi ích ngắn hạn. Chúng có thể nhanh chóng thay đổi hướng diễn biến, các nhân tố làm thay đổi hướng diễn biến chính là các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội tiềm ẩn trong hai quốc gia này, và thêm vào đó nhưng không kém phần quan trọng là các chính sách, chiến lược, suy tính địa chính trị toàn cầu của Mỹ.
Ông Bobo Lo, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc của Viện Chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu (CER) quả thật rất có lý khi gọi bộ đôi Nga, Trung Quốc là “trục của sự tiện lợi” trong một bài phỏng vấn có tựa đề “Nga – Trung: Trục của sự tiện lợi” (Russia-China: Axis of Convenience) đăng trên trang điện tử openDemocracy ngày 20.5.2008.
Một cách đơn giản, chỉ cần xem xét các thực tế cơ bản – Trung Quốc hiện đang có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao, có lượng dân số khổng lồ vẫn đang gia tăng, lại có tham vọng đánh bật Mỹ khỏi vị trí bá chủ thế giới; Nga thì có nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng đang chững lại một cách đáng lo ngại, dân số chỉ bằng khoảng một phần tám dân số Trung Quốc nhưng lại đang giảm và già đi, tuy vậy lại có quân đội và nền kỹ thuật quân sự trội hơn nhiều so với Trung Quốc, lại cũng không giấu giếm tham vọng khôi phục vị trí cường quốc xứng đáng trên trường quốc tế – thì sẽ thấy trong quan hệ hai nước, khả năng bất hòa là cao hơn so với khả năng hữu hảo.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi khái niệm “frenemies” (kẻ thù giả bộ bạn bè) càng ngày càng được dùng nhiều hơn để chỉ cặp đôi Nga-Trung Quốc (thí dụ xem bài “Best frenemies” đăng trên The Economist ngày 24.5.2014).
Những điểm căng thẳng nổi bật nhất trong quan hệ Nga – Trung có thể kể đến: Trung Á, Viễn Đông và châu Á-Thái Bình Dương (ngoài Viễn Đông).
1. Trung Á
Trong thời gian gần đây, có thể nhận biết ngày càng rõ là người Nga nói chung, đặc biệt là ông Putin nói riêng, chứa sâu trong tâm tư một hội chứng về sự tan rã của Liên bang Xô-viết. Người Nga coi đó là một sai lầm không dễ tha thứ và không ngừng mong muốn và nuôi hy vọng khôi phục lại một “nước Nga vĩ đại”. Điều này lý giải những nỗ lực không ngừng nghỉ của giới hoạch định đường lối, chiến lược chính trị nước này trong việc tìm cách khôi phục và tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Nga ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô-viết cũ. Ukraine là một thí dụ gần đây nhất và gây nhiều ngạc nhiên, ấn tượng nhất.
Kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã năm 1991, Nga đã tìm cách thông qua nhiều hiệp ước chính trị, an ninh và kinh tế khác nhau để phục hồi sự kiểm soát của mình với các nước cộng hòa Trung Á. Hiệp ước đầu tiên như thế, đồng thời được biết tới nhiều nhất, là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập gồm 12 nước cộng hòa mới độc lập, được thành lập năm 1991. Tiếp theo là một loạt các hiệp ước thương mại, kinh tế như hiệp ước thành lập Liên minh Thuế quan (1995), Cộng đồng Kinh tế Âu Á (Eurasia) (2000), Liên minh Âu Á (2011). Tháng 10 năm 2002, Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể (SCTO), một liên minh quân sự, đã được Nga cùng 5 nước Trung Á khác ký kết thành lập… Ý tưởng một cộng đồng chung cho khu vực ngày càng phát triển và từ năm 2013, các đợt hội đàm nhằm thành lập và mở rộng Cộng đồng Kinh tế Âu Á và Liên minh Âu Á được tiến hành, cho phép mở rộng cửa cho các quốc gia nằm ngoài biên giới Trung Á.
Các phân tích của hai ông Baktybek Beshimov và Ryskeldi Satke trong bài viết có tựa đề “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” (The struggle for Central Asia: Russia vs China) đăng trên trang Aljazeera ngày 12.3.2014 cho biết:
“Tấn công kinh tế của Điện Kremlin là nhằm mục đích kiềm chế giới lãnh đạo ở Trung Á đang ngày càng trở nên độc lập hơn. Ảnh hưởng của Nga ngày một tăng ở các nước Trung Á nghèo nhất như Kyrgyzstan và Tajikistan, nhưng lại giảm sút ở các nước giàu nhất như Kazakhstan hay Uzbekistan. Dự án địa chính trị của Nga ở Trung Á đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi những đối thủ từ phía Đông (Trung Quốc) và từ phía Nam (Thổ Nhĩ Kỳ) xuất hiện, thách thức sức mạnh của Nga trong vùng… Có lẽ dự án hội nhập khu vực của ông Putin không ngăn chặn, mà thậm chí còn mở đường cho sự bành trướng kinh tế toàn diện của Trung Quốc. Trong khi Nga cần các nước Trung Á thuộc Liên minh Thuế quan nhằm duy trì sự hiện diện địa chính trị của mình thì Trung Quốc theo đuổi các lợi ích kinh tế. Nga dựa vào sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm truyền thống của mình trong vùng, còn Trung Quốc dùng con bài tài chính.”
Vì thế, theo hai tác giả trên, “Bắc Kinh kiềm chế không xung đột lợi ích với Nga (ngược lại với quan điểm diều hâu của nước này ở Đông và Đông Nam Á), các nhà thiết kế chính sách Trung Quốc chắc hẳn muốn lợi dụng những sai lầm và khả năng hạn chế của Kremlin.”
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (STO), tổ chức an ninh chung liên chính phủ do Trung Quốc khởi xướng thành lập năm 1996, đã được Trung Quốc sử dụng triệt để cho các mục đích của họ ở Trung Á. Dưới ô che của tổ chức này, Trung Quốc có thể dễ nói hơn khi tự gọi mình là một thành viên trong khu vực.
Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc hiện đã bỏ xa Nga, trở thành bạn hàng chủ yếu đối với tất cả các nước Trung Á thuộc Liên bang Xô-viết cũ, chỉ trừ Uzbekistan, nơi Trung Quốc chịu xếp thứ hai. Không những đẩy mạnh thương mại, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư trực tiếp vào các láng giềng xa gần của mình ở Trung Á, trở thành một trong những nguồn cung cấp đầu tư nước ngoài chủ yếu của các nước này. Trung Quốc đã và đang thực hiện những dự án kinh tế lớn, điển hình là các dự án khai thác, xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, tinh lọc dầu khí, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng… trong khắp khu vực. Chỉ nửa năm sau khi chính thức trở thành chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thực hiện đợt thăm chính thức bốn quốc gia lớn nhất ở Trung Á là Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ông Tập đã đưa ra đề xuất thành lập và xây dựng cái gọi là vành đai kinh tế “Con đường Tơ lụa” với Âu Á nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư của Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc hiện tại đang nắm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, đẩy Nga vào thế bí. Đó không chỉ là do tiềm năng kinh tế của họ hơn hẳn Nga mà còn vì cách tiếp cận khôn ngoan của họ – khác với Nga, họ tránh không động chạm tới các công việc chính trị nội bộ và tránh để các quốc gia đối tác có cảm giác bị thiệt thòi về chủ quyền dân tộc – và xu hướng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga trong các quốc gia nằm trong khu vực.
Tuy hiện có nhiều bất lợi, hiển nhiên là Nga sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, để Trung Quốc “nẫng” mất Trung Á, để khu vực này rơi sâu vào vòng ảnh hưởng, tạm thời trước mắt là kinh tế của Trung Quốc. Theo như bài viết “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” nói tới ở trên thì Nga đã có những nỗ lực mạnh mẽ phục hồi lại vị thế ở các nước Trung Á yếu nhất như Kyrgzstan, Tajikistan, mở rộng sự có mặt về quân sự tại các quốc gia này (thí dụ như chi 1,5 tỉ USD cho việc tái trang bị vũ khí cho quân đội hai nước). Hiện tại, vị thế của Kremlin ở Kyrgyzstan và Tajikistian được cho là khá vững chắc.
Cũng trong bài phỏng vấn đăng trên openDemocracy đã nhắc tới ở trên, ông Bobo Lo, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc thuộc Viện chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu CER cho biết: “Người Nga hiểu trò chơi của Trung Quốc, vì thế họ đã trở nên thờ ơ với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải STO. Với Trung Quốc, tổ chức này có vai trò tương tự như Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể SCTO đối với Nga. Tổ chức Hiệp định An ninh tập Thể, do Nga thành lập vào năm 2002 có một đặc tính tối cao theo cách nhìn của Moskva: Trung Quốc không phải là thành viên. Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể giúp Nga tái khẳng định ảnh hưởng ở Trung Á. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể thực chất là các tổ chức cạnh trạnh với nhau.”
Viễn Đông
Vùng Viễn Đông là một vùng đất rộng lớn nằm ở rìa phía Đông của nước Nga, trải dài từ hồ Baikal ở phía Tây tới tận Thái Bình Dương ở phía Đông. Tên gọi hành chính của vùng này là Vùng Liên bang Viễn Đông, nó tiếp giáp với Vùng Liên bang Siberia không kém phần rộng lớn ở phía Tây. Người Nga đã khai phá vùng đất này từ lâu đời, tới giữa thế kỷ 17 họ tiến sát tới bờ Thái Bình Dương, thành lập thành phố Okhotsk, từ đó, đặc biệt là trong thế kỷ 19, người Nga đã củng cố kiểm soát của họ ở Viễn Đông.
Viễn Đông bao gồm một vùng địa lý đáng lưu ý tới, đó là vùng Priamurye hay theo như cách người Trung Quốc cố tình gọi là Ngoại Mãn Châu. Nga tiếp quản vùng này theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860) từ triều Mãn Thanh. Người Trung Quốc xếp hai hiệp ước này vào nhóm các hiệp ước mà họ gọi là “bất bình đẳng” mà Trung Quốc buộc phải ký kết với các nước phương Tây trong “thế kỷ nhục nhã”. Nên nhớ là Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức công nhận hai hiệp ước này.
Mãi đến một vài thập kỷ trước, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố địa lý và tập trung phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm trung tâm, Nga không chú trọng nhiều tới vùng này. Về phía Trung Quốc thì sự quan tâm của họ tới vùng này cũng chỉ bắt đầu trở nên rõ rệt khi nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động kinh tế và nguồn cung cấp tài nguyên khoáng sản trở nên cấp bách hơn.
Trong bài phân tích có tiêu đề “Viễn Đông của Nga đang dần trở thành của người Trung Quốc” (Analysis: Russia’s Far East Turning Chinese) đăng trên trang mạng ABC News ngày 14.7.2013, tác giả Peter Zeihan cảnh báo: “Người Trung Quốc đang xâm nhập nước Nga – không phải với xe tăng, mà với va ly hành lý”. Ông Zeihan cho biết: “Không thể biết được chính xác lượng người Trung Quốc di cư vào vùng Viễn Đông của Nga; Nga không tiến hành kiểm tra dân số trong hơn một thập kỷ gần đây. Nhưng theo các dấu hiệu thì có một dòng người đáng kể đang tràn qua biên giới”. Và tuy có chênh lệch lớn trong số liệu dòng nhập cư từ Trung Quốc từ các nguồn khác nhau, nhưng “Cục Xuất nhập cảnh Liên bang lo ngại một dòng lũ. Cục này đã nhiều lần cảnh báo rằng người Trung Quốc có thể sẽ trở thành dân tộc thiểu số lớn nhất ở Nga trong 20-30 năm tới.” Về phương diện nhân lực cũng như kinh tế và tài chính, người Nga kém thế hơn so với người Trung Quốc trong khả năng khai thác và phát triển vùng Viễn Đông, nếu họ được cho phép làm điều này. Viễn Đông là vùng đất khổng lồ, nhưng có thể nói là hoàn toàn trống trải, chỉ có hơn 7 triệu người Nga sinh sống ở đây. Trong khi đó ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc có tới hơn 70 triệu người. Đó lại là một vùng được cho là giàu có về tài nguyên khoáng sản, với các hải cảng giá trị, rất hấp dẫn đối với người Trung Quốc đang không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu mới phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển chóng mặt của họ.
Ông Zeihan lưu ý: “Bất kỳ sự bành trướng nào của người Trung Quốc trong trong khu vực này đều đưa đến câu hỏi: Bắc Kinh có đòi hỏi gì ở đây? Phần lớn vùng biên – một vùng với diện tích tương tự Iran – là nơi sinh sống của người Trung Quốc. Nga tiếp nhận vùng này vào năm 1858 và 1860, sau các Hiệp ước Aigun và Bắc Kinh. Trong số các hiệp ước ‘không công bằng’ mà Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh bị buộc phải ký kết với nước ngoài thì chỉ còn hai hiệp ước này là Trung Quốc chưa xử lý được.”
Theo ông Vasily Kashil, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ, Moskva, đồng thời là cán bộ của Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Moskva, cho biết trong bài viết có tựa đề “Tổng các mối lo sợ” (The Sum Total of All Fears) đăng trên trang mạng Russia in Global Affairs ngày 15.4.2013 thì người Nga ý thức được rằng những nguy cơ tiềm năng trong vùng Viễn Đông có khả năng phát sinh từ phía Trung Quốc.
Ông Kashil cho biết: “Phân tích số liệu liên quan tới việc cung cấp vũ khí mới cho các lực lượng của Quân lực Nga cho thấy Khu vực Quân sự miền Đông có tốc độ tái trang bị vũ khí thuộc loại cao nhất trong cả liên bang. Điều động quân lực từ phần châu Âu của Nga tới Viễn Đông là một trong những kịch bản then chốt cho các đợt tập trận qui mô lớn của nước này. Phần lớn các tuyên bố báo chí của Cục An ninh Liên bang FSB về hoạt động gián điệp có liên quan tới Trung Quốc. Thêm vào đó, Nga rõ ràng là có hạn chế đầu tư của Trung Quốc trong các khu vực chiến lược của nền kinh tế quốc gia.”
Trong mối liên hệ này, đáng nhắc lại ở đây là vào tháng 7 năm 2013, khi Nga có một cuộc tập trận chung qui mô lớn với Trung Quốc ở vùng bờ biển Thái Bình Dương phía Bắc Trung Quốc thì quân đội nước này cũng có một cuộc tập trận được cho là có qui mô lớn nhất trong kỷ nguyên hậu Xô-viết tại Viễn Đông. Giới quan sát cho rằng đây là một phản ứng của Nga trước nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một cử chỉ nhắm vào Trung Quốc lưu ý họ phải “cẩn thận”.
Ông Kashil viết tiếp: “Rõ ràng là mọi biện pháp phòng ngừa của Nga không liên quan tới các mối đe dọa trực tiếp, mà tới các mối đe dọa tiềm năng cho lợi ích, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ có khả năng xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng một đe dọa tiềm năng từ phía Trung Quốc cũng đã là một yếu tố đáng kể trong chính sách ngoại giao và quốc phòng của Nga.”
Ông Kashil cảnh báo người Nga phải tiếp tục tăng cường chú ý tới các “đe dọa tiềm năng” từ phía Trung Quốc:
“Người Nga ung dung ngồi xem cảnh các cửa hàng, công ty của Nhật ở Trung Quốc bị quấy phá trong đợt sóng giận dữ của người Trung Quốc trong vụ xung đột liên quan tới quần đảo Senkaku năm 2012, một đợt vận động chống các siêu thị Carrefour của Pháp do quan điểm của Pháp về Tibet năm 2008, các trừng phạt chống Philippines, các bản tin xuất hiện đây đó về một cuộc chiến sắp tới với Philippines, Việt Nam hay Nhật Bản. Nhưng nếu sự căm ghét của công chúng có thể hướng về một nước nhỏ, vô hại như Philippines, thì bất kể một quốc gia nào cũng có thể trở thành mục tiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Vấn đề là ở chỗ không ai có thể biết chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ hướng về đâu, thậm chí chỉ trong 10 năm tới đây. Cũng như Nga, Trung Quốc là nước có hệ thống chính trị đang chuyển đổi. Tương lai dự tính của nước này được công nhận và ghi trong các tài liệu của Đảng Cộng sản, và một số lớn các tuyên bố về đường lối của giới lãnh đạo Trung Quốc nói tới cải tổ chính trị không thể tránh được.
Những cải tổ như thế làm sao có thể đặt được dưới tầm kiểm soát? Trung Quốc đang trên con đường đô thị hóa và chuyển hóa dân số, tương tự như các nước châu Âu đã trải qua cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tương tự như châu Âu, Trung Quốc đang trải nghiệm sự bất bình đẳng kinh tế, bất công xã hội nghiêm trọng cũng như khoảng cách phân biệt trong giáo dục ngày càng lớn giữa các tầng lớp trung lưu thành thị và các tầng lớp thấp hơn.
Tình hình trên bị làm thêm nghiêm trọng bởi khủng hoảng tư tưởng trong Đảng Cộng sản cầm quyền, họ càng ngày càng sử dụng nhiều nỗ lực tuyên truyền cho các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tư tưởng siêu cường quốc.
Đối đầu với Nga hoàn toàn vô nghĩa, nếu xét theo các lợi ích lâu dài của Trung Quốc, nhưng ngay cả trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng chẳng có cớ gì để Trung Quốc đối đầu với Nga. Chính sách đối đầu này xuất phát từ các lợi ích chính trị nội bộ của Mao Trạch Đông và nhóm kề cận ông ta. Nga bắt buộc phải tính đến khả năng này.” (Hết trích dẫn)
Theo ý kiến nhận xét của nhiều chuyên gia phân tích thì cuộc khủng hoảng gần đây ở Crimea đặt Nga vào thế bất lợi mới. Nga rất cần Trung Quốc im lặng, tránh đả động tới hành vi của Nga, nhưng chính sách của Nga trong vụ Crimea – khẳng định chủ quyền lãnh thổ có tính lịch sử – có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý cho các quốc gia khác đang có ý định thay đổi biên giới lãnh thổ quốc gia theo hướng có lợi cho họ. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc đưa ra ý tưởng đòi lại một phần Viễn Đông, vốn nằm trong lãnh thổ của họ trong lịch sử gần đây?
2. Châu Á-Thái Bình Dương ngoài Viễn Đông
Như đã có nhắc tới ở phần trên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Nga chỉ mới tăng cường chú ý của mình tới vùng Viễn Đông của Nga cũng như toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương trong những năm gần đây.
Khoảng từ năm 2010, nhu cầu nhiên liệu năng lượng của vùng châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh, trong khi tiêu thụ nhiên liệu năng lượng cũng như nguyên vật liệu của Mỹ và Liên minh châu Âu lại giảm; thêm vào đó Liên minh châu Âu lại có chính sách bớt phụ thuộc năng lượng vào Nga, vì thế việc Nga có ý định tăng cường định hướng về châu Á-Thái Bình Dương, khu vực năng động kinh tế nhất thế giới, là điều dễ hiểu, hợp lý, nếu không muốn nói là bắt buộc.
Yếu tố địa chính trị cũng không kém phần quyết định cho chiến lược châu Á của Nga. Với hoài bão khôi phục lại vị trí cường quốc xứng đáng trên thế giới, Nga muốn trở thành một trong các thế lực quyết định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với Mỹ và Trung Quốc. Trong bước đi này, Nga cảm nhận được một thuận lợi rất đáng kể là vai trò suy yếu của Mỹ và thái độ cảnh giác, nghi ngờ của các nước trong khu vực trước một Trung Quốc đang lên.
Điểm mốc quan trọng trong việc phục hồi sự hiện diện của Nga tại châu Á-Thái Bình Dương là Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tháng 9 năm 2012 tại Vladivostok. Tại hội nghị này ông Putin đã có lời phát biểu nhấn mạnh Nga là một bộ phận của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đầy năng động, khu vực này là chìa khóa cho thành công của toàn bộ nước Nga, đặc biệt là cho công cuộc phát triển vùng Viễn Đông. Nga cũng kêu gọi các nước thành viên tăng cường giúp đỡ đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông vận tải ở khắp các vùng rộng lớn của nước Nga. Một năm sau, tháng 6.2013, ông Putin đã gây nhiều chú ý với bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố St. Peterburg khi thông báo một kế hoạch đầy hoài bão nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước Nga thông qua việc chuyển định hướng về phía châu Á-Thái Bình Dương thay cho các thị trường truyền thống ở châu Âu. Ông cũng đề xuất các dự án khổng lồ trong hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm nâng cấp tuyến đường sắt xuyên Siberia để nối nước Nga tốt hơn với vùng Thái Bình Dương. Bài phát biểu này được giới chuyên gia coi như một tuyên bố chính sách “xoay trục” của Nga về phía châu Á-Thái Bình Dương, nơi Nga có một vị trí đáng kể trong quá khứ gần đây.
Để thực hiện việc này, trước hết Nga thiết lập các quan hệ gần gũi với nhóm các nước ASEAN. Từ năm 2010, Nga có các cuộc gặp gỡ Nga–ASEAN, đầu tiên là ở cấp nguyên thủ quốc gia, sau đó là ở cấp bộ trưởng, có sự tham gia của đại diện giới kinh doanh và văn hóa. Tuy nhiên, dường như người Nga nhận thấy vai trò và vị thế yếu kém của nhóm này nên dần mất đi hào hứng.
Nga đặc biệt đẩy mạnh quan hệ cộng tác với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác chính trong toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, chính sách coi Trung Quốc là chìa khóa trong quan hệ với khu vực nhanh chóng biểu lộ hạn chế. Người Nga thấy rõ, nếu chỉ dựa vào Trung Quốc thì do kém thế về mọi mặt, họ mãi mãi sẽ chỉ đóng vai trò phụ, ngẫu nhiên giúp sức cho Trung Quốc củng cố thế lực trong khu vực. Vì thế, ông Putin đã mở rộng nỗ lực theo một hướng khác, đầu tiên với hai nước Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có nền kinh tế mạnh nhất ở châu Á, và sau đó là Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế năng động, lại là đồng minh gần gũi cũ của Nga.
Cuối năm 2013 có thể được gọi là thời gian châu Á của ngoại giao Nga. Tháng 11, Nga và Nhật Bản đã có một cuộc đàm phán lịch sử 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước ở Tokyo, được đánh giá là sự kiện “mở ra một trang mới” trong quan hệ giữa hai nước. Tại đây, hai bên đồng ý đẩy mạnh quan hệ an ninh, song song với quan hệ kinh tế và trao đổi chuyên gia. Vài ngày sau, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc đi thăm chính thức Hàn Quốc, với mục tiêu thúc đẩy cộng tác thương mại và kỹ thuật, đồng thời cũng trao đổi về các vấn đề an ninh trong khu vực. Tiếp theo, ông Putin đã thăm Việt Nam, một đồng minh cũ mà Nga đang cung cấp trang bị vũ khí quân sự và giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân; hai nước cũng có quan tâm thiết lập quan hệ cộng tác chiến lược.
Nếu để ý, người ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là hai trong số ba nước mà Nga đặc biệt quan tâm ở Đông và Đông Nam Á nói trên – Nhật Bản và Việt Nam – đang có những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ chủ quyền với Trung Quốc. Hàn Quốc thì được biết đến như một nước luôn khá “rắn” với Trung Quốc. Người Nga biết rõ là trước hết các nước này, và sau đó là các nước Đông, Đông Nam Á khác, tuy ở mức độ thấp hơn, chắc chắn sẽ có những nhìn nhận tốt đẹp, khuyến khích và ủng hộ hơn cho sự tái hiện diện của Nga trong một khu vực có nhiều căng thẳng, đặc biệt là khi sự can thiệp, hỗ trợ từ phía Mỹ ngày càng suy yếu và thái độ quả quyết, hung hăng từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nga chưa bao giờ chính thức ủng hộ các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc cả ở Biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông.
Tóm lại, quan hệ Nga -Trung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể nói là có tính cạnh tranh, ganh đua nhiều hơn là tính cộng tác.
Thay cho phần kết
Cuộc khủng hoảng Crimea và diễn biến của nó chắc chắn đã tạo nhiều thay đổi trong chính sách, chiến thuật ngoại giao của Kremlin. Trong quan hệ với Trung Quốc, chuyến đi thăm vừa qua của ông Putin hé lộ Nga sẽ dựa vào Trung Quốc nhiều hơn, thay thế cho quan hệ với phương Tây đang xấu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng điều này là bắt buộc đối với Nga hơn là sự lựa chọn tự nguyện. Nga tính đến đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu năng lượng, nguyên vật liệu và công nghệ sang Trung Quốc và lôi kéo các nguồn đầu tư từ Trung Quốc, thay cho các nguồn đầu tư từ phương Tây. Theo bản tin “Nga ký kết với Trung Quốc một hợp đồng khí đốt 30 năm” (Russia signs 30-year gas deal with China) của BBC ngày 21.5.2014 thì sau 10 năm đàm phán kéo dài, cuối cùng Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với giá trị được cho là khoảng 400 tỉ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm; tuy nhiên, có nhiều nhận xét nghi ngờ rằng các điều kiện của thỏa thuận này, đặc biệt là giá cả, khó có thể làm cho phía Nga hoàn toàn hài lòng. Trung Quốc cũng hứa hẹn trước mắt sẽ đầu tư khoảng 5 tỉ USD vào vùng Viễn Đông của Nga.
Trong bài viết có tiêu đề “Ông Putin tìm kiếm các nguồn tài chính Trung Quốc nhằm chèo chống nền kinh tế đang sa sút của Nga” (Putin Going After Chinese Money to Sustain Sagging Russian Economy) đăng trên trang điện tử của Bloomberg ngày 9.5.2014, các tác giả Evgenia Pismennaya, Yuliya Fedorinova and Ilya Arkhipov chỉ ra:
“Nga đã xây dựng các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các thỏa thuận dầu khí với giá trị hàng trăm tỉ đô la, để cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nhiều nhất ở châu Á, trong hoàn cảnh kinh tế châu Âu đang chững lại. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nga với tổng giá trị kim ngạch 95.6 tỉ vào năm 2012, theo sau là Đức, theo số liệu của Bloomberg.
Tuy vậy, Trung Quốc chỉ có vài dự án lớn ở Nga, đó là dấu hiệu cho thấy có các hạn chế không chính thức cho đầu tư của nước này, như một quan chức Nga kho biết. Trong tháng 5 này, ít nhất có hai cuộc thảo luận của chính phủ để định ra các nguyên tắc cho phép giới đầu tư Trung Quốc làm việc ở Nga.
Ngoài hạn chế quyền xâm nhập vào các ngành kim loại quí và kim cương, có thể Nga cũng hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các dự án công nghệ cao. Chính phủ Nga cũng xem xét không cho phép người Trung Quốc thành lập các khu dân cư lớn để tránh gây các căng thẳng sắc tộc.”
Điều này, ngoài các hệ quả khác, củng cố nhận định rằng mặc dù tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhưng mãi cho tới gần đây, người Nga vẫn có thái độ nghi ngờ và cảnh giác trước Trung Quốc và việc ngày nay Nga quay sang dùng đến các nguồn tài chính từ phía Đông là có phần miễn cưỡng.
Bài viết “Xoay trục của Nga sang Trung Quốc không làm thay đổi hình dạng kinh tế Nga” (Russia’s Pivot to China Won’t Reshape Russian’s Economy”) của tác giả Alexey Eremenko đăng trên trang điện tử The Moscow Times ngày 21.5.2014 tìm cách phân tích các hiệu quả kinh tế của ý định sử dụng Trung Quốc như là đồng minh kinh tế chính của Kremlin. Bài báo cho biết:
“Giới chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc có khả năng thay thế Liên minh châu Âu trong phần lớn các khu vực của nền kinh tế Nga, bao gồm cả xuất khẩu dầu khí, công nghệ và đầu tư. Nhưng liên minh với một nước đang phát triển chỉ làm co cứng hiện trạng của nền kinh tế, các chuyên gia cảnh báo, điều này không giúp Nga tăng cơ hội thoát khỏi vị thế một nền kinh tế cung cấp nguyên liệu.
Thêm vào đó, dựa vào Trung Quốc như là đồng minh kinh tế duy nhất chứa nguy cơ mặc nhiên trao cho Bắc Kinh khả năng kiểm soát nền kinh tế Nga – tuy rằng điều này có thể tránh được nếu Moskva lưu ý đến việc đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế.”
Hơn nữa, giới chuyên gia lưu ý: “Xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu trong (năm 2012) đạt 238 tỉ USD, hơn hẳn nhập khẩu với tổng giá trị 134 tỉ, theo số liệu của Tổng cục Thuế quan Nga. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 35 tỉ trong cùng thời kỳ, trong khi nhập khẩu từ nước này đạt 53 tỉ… Về mặt đổi mới công nghệ, sản phẩm Trung Quốc không thể thay thế được châu Âu.”
Các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng nguy cơ chủ yếu của Nga là sẽ quá phụ thuộc vào Trung Quốc – Trung Quốc sẽ không từ khai thác triệt để một nước Nga quá phơi bày, một khi có điều kiện.”
Qua bài viết trên, có thể thấy là người Nga ý thức rõ ràng rằng ngoài các lợi ích trong việc cộng tác gần gũi hơn với nền kinh tế thứ hai trên thế giới, cần phải tính đến các mặt hạn chế cũng như các mối nguy cơ tiềm ẩn. Điều này có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng tới chiều sâu và tính lâu dài của đường lối Trung Quốc của ông Putin.
Trong một bài viết gây nhiều chú ý trong thời gian vừa qua với tựa đề “Ông Putin tái sáng chế công tác chiến tranh như thế nào” (How Putin Is Reinventing Warfare) đăng trên trangForeign Policy ngày 5.5.2014, tác giả Peter Pomerantsev đưa ra khẳng định: Kremlin đang theo đuổi đường lối chiến lược gọi là “chiến tranh phi tuyến” (non-linear war), khái niệm được sử dụng trong một truyện ngắn của ông Vladislav Surkov, một trong những cố vấn chính trị gần gũi nhất của ông Putin, được đăng tải dưới bút danh của ông này là Nathan Dubovitsky, chỉ vài ngày trước khi Crimea bị sáp nhập vào Liên bang Nga. Surkov là người được cho là tác giả của hệ thống “dân chủ có/được điều hành” thống lãnh tư tưởng ở Nga trong thế kỷ 21 và những định hướng tập trung mới trong đường lối ngoại giao.
Surkov cho rằng “trong các cuộc chiến tranh sơ khai thế kỷ 19 và 20 thường là có hai phía đối chiến. Hai nước, hai khối hay hai liên minh. Nhưng giờ đây bốn liên minh đối kháng nhau. Không phải hai đối hai, hay ba đối một. Tất cả đối đầu với tất cả.” Trong một cuộc chiến tranh như thế, “một vài vùng có thể đứng về phía này, một vài vùng lại đứng về phía khác. Một thành phố hay thế hệ hay phái giới có thể tham gia một phía khác nữa. Rồi sau đó lại đổi bên, đôi khi chính giữa cuộc chiến. Mục đích hoàn toàn khác nhau. Phần lớn coi chiến tranh như một bộ phận của một quá trình. Không nhất thiết phải là bộ phận quan trọng nhất.”
Nếu quả thật Kremlin đang theo đuổi chiến lược “phi tuyến” như thế, hẳn người ta sẽ còn được chứng kiến nhiều thay đổi, diễn biến bất ngờ trong quan hệ Nga-Trung.
Những điểm căng thẳng nổi bật nhất trong quan hệ Nga – Trung có thể kể đến: Trung Á, Viễn Đông và châu Á-Thái Bình Dương (ngoài Viễn Đông).
1. Trung Á
Trong thời gian gần đây, có thể nhận biết ngày càng rõ là người Nga nói chung, đặc biệt là ông Putin nói riêng, chứa sâu trong tâm tư một hội chứng về sự tan rã của Liên bang Xô-viết. Người Nga coi đó là một sai lầm không dễ tha thứ và không ngừng mong muốn và nuôi hy vọng khôi phục lại một “nước Nga vĩ đại”. Điều này lý giải những nỗ lực không ngừng nghỉ của giới hoạch định đường lối, chiến lược chính trị nước này trong việc tìm cách khôi phục và tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Nga ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô-viết cũ. Ukraine là một thí dụ gần đây nhất và gây nhiều ngạc nhiên, ấn tượng nhất.
Kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã năm 1991, Nga đã tìm cách thông qua nhiều hiệp ước chính trị, an ninh và kinh tế khác nhau để phục hồi sự kiểm soát của mình với các nước cộng hòa Trung Á. Hiệp ước đầu tiên như thế, đồng thời được biết tới nhiều nhất, là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập gồm 12 nước cộng hòa mới độc lập, được thành lập năm 1991. Tiếp theo là một loạt các hiệp ước thương mại, kinh tế như hiệp ước thành lập Liên minh Thuế quan (1995), Cộng đồng Kinh tế Âu Á (Eurasia) (2000), Liên minh Âu Á (2011). Tháng 10 năm 2002, Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể (SCTO), một liên minh quân sự, đã được Nga cùng 5 nước Trung Á khác ký kết thành lập… Ý tưởng một cộng đồng chung cho khu vực ngày càng phát triển và từ năm 2013, các đợt hội đàm nhằm thành lập và mở rộng Cộng đồng Kinh tế Âu Á và Liên minh Âu Á được tiến hành, cho phép mở rộng cửa cho các quốc gia nằm ngoài biên giới Trung Á.
Các phân tích của hai ông Baktybek Beshimov và Ryskeldi Satke trong bài viết có tựa đề “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” (The struggle for Central Asia: Russia vs China) đăng trên trang Aljazeera ngày 12.3.2014 cho biết:
“Tấn công kinh tế của Điện Kremlin là nhằm mục đích kiềm chế giới lãnh đạo ở Trung Á đang ngày càng trở nên độc lập hơn. Ảnh hưởng của Nga ngày một tăng ở các nước Trung Á nghèo nhất như Kyrgyzstan và Tajikistan, nhưng lại giảm sút ở các nước giàu nhất như Kazakhstan hay Uzbekistan. Dự án địa chính trị của Nga ở Trung Á đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi những đối thủ từ phía Đông (Trung Quốc) và từ phía Nam (Thổ Nhĩ Kỳ) xuất hiện, thách thức sức mạnh của Nga trong vùng… Có lẽ dự án hội nhập khu vực của ông Putin không ngăn chặn, mà thậm chí còn mở đường cho sự bành trướng kinh tế toàn diện của Trung Quốc. Trong khi Nga cần các nước Trung Á thuộc Liên minh Thuế quan nhằm duy trì sự hiện diện địa chính trị của mình thì Trung Quốc theo đuổi các lợi ích kinh tế. Nga dựa vào sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm truyền thống của mình trong vùng, còn Trung Quốc dùng con bài tài chính.”
Vì thế, theo hai tác giả trên, “Bắc Kinh kiềm chế không xung đột lợi ích với Nga (ngược lại với quan điểm diều hâu của nước này ở Đông và Đông Nam Á), các nhà thiết kế chính sách Trung Quốc chắc hẳn muốn lợi dụng những sai lầm và khả năng hạn chế của Kremlin.”
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (STO), tổ chức an ninh chung liên chính phủ do Trung Quốc khởi xướng thành lập năm 1996, đã được Trung Quốc sử dụng triệt để cho các mục đích của họ ở Trung Á. Dưới ô che của tổ chức này, Trung Quốc có thể dễ nói hơn khi tự gọi mình là một thành viên trong khu vực.
Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc hiện đã bỏ xa Nga, trở thành bạn hàng chủ yếu đối với tất cả các nước Trung Á thuộc Liên bang Xô-viết cũ, chỉ trừ Uzbekistan, nơi Trung Quốc chịu xếp thứ hai. Không những đẩy mạnh thương mại, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư trực tiếp vào các láng giềng xa gần của mình ở Trung Á, trở thành một trong những nguồn cung cấp đầu tư nước ngoài chủ yếu của các nước này. Trung Quốc đã và đang thực hiện những dự án kinh tế lớn, điển hình là các dự án khai thác, xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, tinh lọc dầu khí, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng… trong khắp khu vực. Chỉ nửa năm sau khi chính thức trở thành chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thực hiện đợt thăm chính thức bốn quốc gia lớn nhất ở Trung Á là Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ông Tập đã đưa ra đề xuất thành lập và xây dựng cái gọi là vành đai kinh tế “Con đường Tơ lụa” với Âu Á nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư của Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc hiện tại đang nắm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, đẩy Nga vào thế bí. Đó không chỉ là do tiềm năng kinh tế của họ hơn hẳn Nga mà còn vì cách tiếp cận khôn ngoan của họ – khác với Nga, họ tránh không động chạm tới các công việc chính trị nội bộ và tránh để các quốc gia đối tác có cảm giác bị thiệt thòi về chủ quyền dân tộc – và xu hướng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga trong các quốc gia nằm trong khu vực.
Tuy hiện có nhiều bất lợi, hiển nhiên là Nga sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, để Trung Quốc “nẫng” mất Trung Á, để khu vực này rơi sâu vào vòng ảnh hưởng, tạm thời trước mắt là kinh tế của Trung Quốc. Theo như bài viết “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” nói tới ở trên thì Nga đã có những nỗ lực mạnh mẽ phục hồi lại vị thế ở các nước Trung Á yếu nhất như Kyrgzstan, Tajikistan, mở rộng sự có mặt về quân sự tại các quốc gia này (thí dụ như chi 1,5 tỉ USD cho việc tái trang bị vũ khí cho quân đội hai nước). Hiện tại, vị thế của Kremlin ở Kyrgyzstan và Tajikistian được cho là khá vững chắc.
Cũng trong bài phỏng vấn đăng trên openDemocracy đã nhắc tới ở trên, ông Bobo Lo, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc thuộc Viện chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu CER cho biết: “Người Nga hiểu trò chơi của Trung Quốc, vì thế họ đã trở nên thờ ơ với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải STO. Với Trung Quốc, tổ chức này có vai trò tương tự như Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể SCTO đối với Nga. Tổ chức Hiệp định An ninh tập Thể, do Nga thành lập vào năm 2002 có một đặc tính tối cao theo cách nhìn của Moskva: Trung Quốc không phải là thành viên. Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể giúp Nga tái khẳng định ảnh hưởng ở Trung Á. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể thực chất là các tổ chức cạnh trạnh với nhau.”
Viễn Đông
Vùng Viễn Đông là một vùng đất rộng lớn nằm ở rìa phía Đông của nước Nga, trải dài từ hồ Baikal ở phía Tây tới tận Thái Bình Dương ở phía Đông. Tên gọi hành chính của vùng này là Vùng Liên bang Viễn Đông, nó tiếp giáp với Vùng Liên bang Siberia không kém phần rộng lớn ở phía Tây. Người Nga đã khai phá vùng đất này từ lâu đời, tới giữa thế kỷ 17 họ tiến sát tới bờ Thái Bình Dương, thành lập thành phố Okhotsk, từ đó, đặc biệt là trong thế kỷ 19, người Nga đã củng cố kiểm soát của họ ở Viễn Đông.
Viễn Đông bao gồm một vùng địa lý đáng lưu ý tới, đó là vùng Priamurye hay theo như cách người Trung Quốc cố tình gọi là Ngoại Mãn Châu. Nga tiếp quản vùng này theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860) từ triều Mãn Thanh. Người Trung Quốc xếp hai hiệp ước này vào nhóm các hiệp ước mà họ gọi là “bất bình đẳng” mà Trung Quốc buộc phải ký kết với các nước phương Tây trong “thế kỷ nhục nhã”. Nên nhớ là Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức công nhận hai hiệp ước này.
Mãi đến một vài thập kỷ trước, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố địa lý và tập trung phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm trung tâm, Nga không chú trọng nhiều tới vùng này. Về phía Trung Quốc thì sự quan tâm của họ tới vùng này cũng chỉ bắt đầu trở nên rõ rệt khi nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động kinh tế và nguồn cung cấp tài nguyên khoáng sản trở nên cấp bách hơn.
Trong bài phân tích có tiêu đề “Viễn Đông của Nga đang dần trở thành của người Trung Quốc” (Analysis: Russia’s Far East Turning Chinese) đăng trên trang mạng ABC News ngày 14.7.2013, tác giả Peter Zeihan cảnh báo: “Người Trung Quốc đang xâm nhập nước Nga – không phải với xe tăng, mà với va ly hành lý”. Ông Zeihan cho biết: “Không thể biết được chính xác lượng người Trung Quốc di cư vào vùng Viễn Đông của Nga; Nga không tiến hành kiểm tra dân số trong hơn một thập kỷ gần đây. Nhưng theo các dấu hiệu thì có một dòng người đáng kể đang tràn qua biên giới”. Và tuy có chênh lệch lớn trong số liệu dòng nhập cư từ Trung Quốc từ các nguồn khác nhau, nhưng “Cục Xuất nhập cảnh Liên bang lo ngại một dòng lũ. Cục này đã nhiều lần cảnh báo rằng người Trung Quốc có thể sẽ trở thành dân tộc thiểu số lớn nhất ở Nga trong 20-30 năm tới.” Về phương diện nhân lực cũng như kinh tế và tài chính, người Nga kém thế hơn so với người Trung Quốc trong khả năng khai thác và phát triển vùng Viễn Đông, nếu họ được cho phép làm điều này. Viễn Đông là vùng đất khổng lồ, nhưng có thể nói là hoàn toàn trống trải, chỉ có hơn 7 triệu người Nga sinh sống ở đây. Trong khi đó ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc có tới hơn 70 triệu người. Đó lại là một vùng được cho là giàu có về tài nguyên khoáng sản, với các hải cảng giá trị, rất hấp dẫn đối với người Trung Quốc đang không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu mới phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển chóng mặt của họ.
Ông Zeihan lưu ý: “Bất kỳ sự bành trướng nào của người Trung Quốc trong trong khu vực này đều đưa đến câu hỏi: Bắc Kinh có đòi hỏi gì ở đây? Phần lớn vùng biên – một vùng với diện tích tương tự Iran – là nơi sinh sống của người Trung Quốc. Nga tiếp nhận vùng này vào năm 1858 và 1860, sau các Hiệp ước Aigun và Bắc Kinh. Trong số các hiệp ước ‘không công bằng’ mà Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh bị buộc phải ký kết với nước ngoài thì chỉ còn hai hiệp ước này là Trung Quốc chưa xử lý được.”
Theo ông Vasily Kashil, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ, Moskva, đồng thời là cán bộ của Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Moskva, cho biết trong bài viết có tựa đề “Tổng các mối lo sợ” (The Sum Total of All Fears) đăng trên trang mạng Russia in Global Affairs ngày 15.4.2013 thì người Nga ý thức được rằng những nguy cơ tiềm năng trong vùng Viễn Đông có khả năng phát sinh từ phía Trung Quốc.
Ông Kashil cho biết: “Phân tích số liệu liên quan tới việc cung cấp vũ khí mới cho các lực lượng của Quân lực Nga cho thấy Khu vực Quân sự miền Đông có tốc độ tái trang bị vũ khí thuộc loại cao nhất trong cả liên bang. Điều động quân lực từ phần châu Âu của Nga tới Viễn Đông là một trong những kịch bản then chốt cho các đợt tập trận qui mô lớn của nước này. Phần lớn các tuyên bố báo chí của Cục An ninh Liên bang FSB về hoạt động gián điệp có liên quan tới Trung Quốc. Thêm vào đó, Nga rõ ràng là có hạn chế đầu tư của Trung Quốc trong các khu vực chiến lược của nền kinh tế quốc gia.”
Trong mối liên hệ này, đáng nhắc lại ở đây là vào tháng 7 năm 2013, khi Nga có một cuộc tập trận chung qui mô lớn với Trung Quốc ở vùng bờ biển Thái Bình Dương phía Bắc Trung Quốc thì quân đội nước này cũng có một cuộc tập trận được cho là có qui mô lớn nhất trong kỷ nguyên hậu Xô-viết tại Viễn Đông. Giới quan sát cho rằng đây là một phản ứng của Nga trước nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một cử chỉ nhắm vào Trung Quốc lưu ý họ phải “cẩn thận”.
Ông Kashil viết tiếp: “Rõ ràng là mọi biện pháp phòng ngừa của Nga không liên quan tới các mối đe dọa trực tiếp, mà tới các mối đe dọa tiềm năng cho lợi ích, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ có khả năng xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng một đe dọa tiềm năng từ phía Trung Quốc cũng đã là một yếu tố đáng kể trong chính sách ngoại giao và quốc phòng của Nga.”
Ông Kashil cảnh báo người Nga phải tiếp tục tăng cường chú ý tới các “đe dọa tiềm năng” từ phía Trung Quốc:
“Người Nga ung dung ngồi xem cảnh các cửa hàng, công ty của Nhật ở Trung Quốc bị quấy phá trong đợt sóng giận dữ của người Trung Quốc trong vụ xung đột liên quan tới quần đảo Senkaku năm 2012, một đợt vận động chống các siêu thị Carrefour của Pháp do quan điểm của Pháp về Tibet năm 2008, các trừng phạt chống Philippines, các bản tin xuất hiện đây đó về một cuộc chiến sắp tới với Philippines, Việt Nam hay Nhật Bản. Nhưng nếu sự căm ghét của công chúng có thể hướng về một nước nhỏ, vô hại như Philippines, thì bất kể một quốc gia nào cũng có thể trở thành mục tiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Vấn đề là ở chỗ không ai có thể biết chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ hướng về đâu, thậm chí chỉ trong 10 năm tới đây. Cũng như Nga, Trung Quốc là nước có hệ thống chính trị đang chuyển đổi. Tương lai dự tính của nước này được công nhận và ghi trong các tài liệu của Đảng Cộng sản, và một số lớn các tuyên bố về đường lối của giới lãnh đạo Trung Quốc nói tới cải tổ chính trị không thể tránh được.
Những cải tổ như thế làm sao có thể đặt được dưới tầm kiểm soát? Trung Quốc đang trên con đường đô thị hóa và chuyển hóa dân số, tương tự như các nước châu Âu đã trải qua cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tương tự như châu Âu, Trung Quốc đang trải nghiệm sự bất bình đẳng kinh tế, bất công xã hội nghiêm trọng cũng như khoảng cách phân biệt trong giáo dục ngày càng lớn giữa các tầng lớp trung lưu thành thị và các tầng lớp thấp hơn.
Tình hình trên bị làm thêm nghiêm trọng bởi khủng hoảng tư tưởng trong Đảng Cộng sản cầm quyền, họ càng ngày càng sử dụng nhiều nỗ lực tuyên truyền cho các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tư tưởng siêu cường quốc.
Đối đầu với Nga hoàn toàn vô nghĩa, nếu xét theo các lợi ích lâu dài của Trung Quốc, nhưng ngay cả trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng chẳng có cớ gì để Trung Quốc đối đầu với Nga. Chính sách đối đầu này xuất phát từ các lợi ích chính trị nội bộ của Mao Trạch Đông và nhóm kề cận ông ta. Nga bắt buộc phải tính đến khả năng này.” (Hết trích dẫn)
Theo ý kiến nhận xét của nhiều chuyên gia phân tích thì cuộc khủng hoảng gần đây ở Crimea đặt Nga vào thế bất lợi mới. Nga rất cần Trung Quốc im lặng, tránh đả động tới hành vi của Nga, nhưng chính sách của Nga trong vụ Crimea – khẳng định chủ quyền lãnh thổ có tính lịch sử – có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý cho các quốc gia khác đang có ý định thay đổi biên giới lãnh thổ quốc gia theo hướng có lợi cho họ. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc đưa ra ý tưởng đòi lại một phần Viễn Đông, vốn nằm trong lãnh thổ của họ trong lịch sử gần đây?
2. Châu Á-Thái Bình Dương ngoài Viễn Đông
Như đã có nhắc tới ở phần trên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Nga chỉ mới tăng cường chú ý của mình tới vùng Viễn Đông của Nga cũng như toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương trong những năm gần đây.
Khoảng từ năm 2010, nhu cầu nhiên liệu năng lượng của vùng châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh, trong khi tiêu thụ nhiên liệu năng lượng cũng như nguyên vật liệu của Mỹ và Liên minh châu Âu lại giảm; thêm vào đó Liên minh châu Âu lại có chính sách bớt phụ thuộc năng lượng vào Nga, vì thế việc Nga có ý định tăng cường định hướng về châu Á-Thái Bình Dương, khu vực năng động kinh tế nhất thế giới, là điều dễ hiểu, hợp lý, nếu không muốn nói là bắt buộc.
Yếu tố địa chính trị cũng không kém phần quyết định cho chiến lược châu Á của Nga. Với hoài bão khôi phục lại vị trí cường quốc xứng đáng trên thế giới, Nga muốn trở thành một trong các thế lực quyết định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với Mỹ và Trung Quốc. Trong bước đi này, Nga cảm nhận được một thuận lợi rất đáng kể là vai trò suy yếu của Mỹ và thái độ cảnh giác, nghi ngờ của các nước trong khu vực trước một Trung Quốc đang lên.
Điểm mốc quan trọng trong việc phục hồi sự hiện diện của Nga tại châu Á-Thái Bình Dương là Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tháng 9 năm 2012 tại Vladivostok. Tại hội nghị này ông Putin đã có lời phát biểu nhấn mạnh Nga là một bộ phận của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đầy năng động, khu vực này là chìa khóa cho thành công của toàn bộ nước Nga, đặc biệt là cho công cuộc phát triển vùng Viễn Đông. Nga cũng kêu gọi các nước thành viên tăng cường giúp đỡ đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông vận tải ở khắp các vùng rộng lớn của nước Nga. Một năm sau, tháng 6.2013, ông Putin đã gây nhiều chú ý với bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố St. Peterburg khi thông báo một kế hoạch đầy hoài bão nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước Nga thông qua việc chuyển định hướng về phía châu Á-Thái Bình Dương thay cho các thị trường truyền thống ở châu Âu. Ông cũng đề xuất các dự án khổng lồ trong hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm nâng cấp tuyến đường sắt xuyên Siberia để nối nước Nga tốt hơn với vùng Thái Bình Dương. Bài phát biểu này được giới chuyên gia coi như một tuyên bố chính sách “xoay trục” của Nga về phía châu Á-Thái Bình Dương, nơi Nga có một vị trí đáng kể trong quá khứ gần đây.
Để thực hiện việc này, trước hết Nga thiết lập các quan hệ gần gũi với nhóm các nước ASEAN. Từ năm 2010, Nga có các cuộc gặp gỡ Nga–ASEAN, đầu tiên là ở cấp nguyên thủ quốc gia, sau đó là ở cấp bộ trưởng, có sự tham gia của đại diện giới kinh doanh và văn hóa. Tuy nhiên, dường như người Nga nhận thấy vai trò và vị thế yếu kém của nhóm này nên dần mất đi hào hứng.
Nga đặc biệt đẩy mạnh quan hệ cộng tác với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác chính trong toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, chính sách coi Trung Quốc là chìa khóa trong quan hệ với khu vực nhanh chóng biểu lộ hạn chế. Người Nga thấy rõ, nếu chỉ dựa vào Trung Quốc thì do kém thế về mọi mặt, họ mãi mãi sẽ chỉ đóng vai trò phụ, ngẫu nhiên giúp sức cho Trung Quốc củng cố thế lực trong khu vực. Vì thế, ông Putin đã mở rộng nỗ lực theo một hướng khác, đầu tiên với hai nước Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có nền kinh tế mạnh nhất ở châu Á, và sau đó là Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế năng động, lại là đồng minh gần gũi cũ của Nga.
Cuối năm 2013 có thể được gọi là thời gian châu Á của ngoại giao Nga. Tháng 11, Nga và Nhật Bản đã có một cuộc đàm phán lịch sử 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước ở Tokyo, được đánh giá là sự kiện “mở ra một trang mới” trong quan hệ giữa hai nước. Tại đây, hai bên đồng ý đẩy mạnh quan hệ an ninh, song song với quan hệ kinh tế và trao đổi chuyên gia. Vài ngày sau, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc đi thăm chính thức Hàn Quốc, với mục tiêu thúc đẩy cộng tác thương mại và kỹ thuật, đồng thời cũng trao đổi về các vấn đề an ninh trong khu vực. Tiếp theo, ông Putin đã thăm Việt Nam, một đồng minh cũ mà Nga đang cung cấp trang bị vũ khí quân sự và giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân; hai nước cũng có quan tâm thiết lập quan hệ cộng tác chiến lược.
Nếu để ý, người ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là hai trong số ba nước mà Nga đặc biệt quan tâm ở Đông và Đông Nam Á nói trên – Nhật Bản và Việt Nam – đang có những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ chủ quyền với Trung Quốc. Hàn Quốc thì được biết đến như một nước luôn khá “rắn” với Trung Quốc. Người Nga biết rõ là trước hết các nước này, và sau đó là các nước Đông, Đông Nam Á khác, tuy ở mức độ thấp hơn, chắc chắn sẽ có những nhìn nhận tốt đẹp, khuyến khích và ủng hộ hơn cho sự tái hiện diện của Nga trong một khu vực có nhiều căng thẳng, đặc biệt là khi sự can thiệp, hỗ trợ từ phía Mỹ ngày càng suy yếu và thái độ quả quyết, hung hăng từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nga chưa bao giờ chính thức ủng hộ các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc cả ở Biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông.
Tóm lại, quan hệ Nga -Trung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể nói là có tính cạnh tranh, ganh đua nhiều hơn là tính cộng tác.
Thay cho phần kết
Cuộc khủng hoảng Crimea và diễn biến của nó chắc chắn đã tạo nhiều thay đổi trong chính sách, chiến thuật ngoại giao của Kremlin. Trong quan hệ với Trung Quốc, chuyến đi thăm vừa qua của ông Putin hé lộ Nga sẽ dựa vào Trung Quốc nhiều hơn, thay thế cho quan hệ với phương Tây đang xấu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng điều này là bắt buộc đối với Nga hơn là sự lựa chọn tự nguyện. Nga tính đến đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu năng lượng, nguyên vật liệu và công nghệ sang Trung Quốc và lôi kéo các nguồn đầu tư từ Trung Quốc, thay cho các nguồn đầu tư từ phương Tây. Theo bản tin “Nga ký kết với Trung Quốc một hợp đồng khí đốt 30 năm” (Russia signs 30-year gas deal with China) của BBC ngày 21.5.2014 thì sau 10 năm đàm phán kéo dài, cuối cùng Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với giá trị được cho là khoảng 400 tỉ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm; tuy nhiên, có nhiều nhận xét nghi ngờ rằng các điều kiện của thỏa thuận này, đặc biệt là giá cả, khó có thể làm cho phía Nga hoàn toàn hài lòng. Trung Quốc cũng hứa hẹn trước mắt sẽ đầu tư khoảng 5 tỉ USD vào vùng Viễn Đông của Nga.
Trong bài viết có tiêu đề “Ông Putin tìm kiếm các nguồn tài chính Trung Quốc nhằm chèo chống nền kinh tế đang sa sút của Nga” (Putin Going After Chinese Money to Sustain Sagging Russian Economy) đăng trên trang điện tử của Bloomberg ngày 9.5.2014, các tác giả Evgenia Pismennaya, Yuliya Fedorinova and Ilya Arkhipov chỉ ra:
“Nga đã xây dựng các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các thỏa thuận dầu khí với giá trị hàng trăm tỉ đô la, để cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nhiều nhất ở châu Á, trong hoàn cảnh kinh tế châu Âu đang chững lại. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nga với tổng giá trị kim ngạch 95.6 tỉ vào năm 2012, theo sau là Đức, theo số liệu của Bloomberg.
Tuy vậy, Trung Quốc chỉ có vài dự án lớn ở Nga, đó là dấu hiệu cho thấy có các hạn chế không chính thức cho đầu tư của nước này, như một quan chức Nga kho biết. Trong tháng 5 này, ít nhất có hai cuộc thảo luận của chính phủ để định ra các nguyên tắc cho phép giới đầu tư Trung Quốc làm việc ở Nga.
Ngoài hạn chế quyền xâm nhập vào các ngành kim loại quí và kim cương, có thể Nga cũng hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các dự án công nghệ cao. Chính phủ Nga cũng xem xét không cho phép người Trung Quốc thành lập các khu dân cư lớn để tránh gây các căng thẳng sắc tộc.”
Điều này, ngoài các hệ quả khác, củng cố nhận định rằng mặc dù tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhưng mãi cho tới gần đây, người Nga vẫn có thái độ nghi ngờ và cảnh giác trước Trung Quốc và việc ngày nay Nga quay sang dùng đến các nguồn tài chính từ phía Đông là có phần miễn cưỡng.
Bài viết “Xoay trục của Nga sang Trung Quốc không làm thay đổi hình dạng kinh tế Nga” (Russia’s Pivot to China Won’t Reshape Russian’s Economy”) của tác giả Alexey Eremenko đăng trên trang điện tử The Moscow Times ngày 21.5.2014 tìm cách phân tích các hiệu quả kinh tế của ý định sử dụng Trung Quốc như là đồng minh kinh tế chính của Kremlin. Bài báo cho biết:
“Giới chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc có khả năng thay thế Liên minh châu Âu trong phần lớn các khu vực của nền kinh tế Nga, bao gồm cả xuất khẩu dầu khí, công nghệ và đầu tư. Nhưng liên minh với một nước đang phát triển chỉ làm co cứng hiện trạng của nền kinh tế, các chuyên gia cảnh báo, điều này không giúp Nga tăng cơ hội thoát khỏi vị thế một nền kinh tế cung cấp nguyên liệu.
Thêm vào đó, dựa vào Trung Quốc như là đồng minh kinh tế duy nhất chứa nguy cơ mặc nhiên trao cho Bắc Kinh khả năng kiểm soát nền kinh tế Nga – tuy rằng điều này có thể tránh được nếu Moskva lưu ý đến việc đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế.”
Hơn nữa, giới chuyên gia lưu ý: “Xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu trong (năm 2012) đạt 238 tỉ USD, hơn hẳn nhập khẩu với tổng giá trị 134 tỉ, theo số liệu của Tổng cục Thuế quan Nga. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 35 tỉ trong cùng thời kỳ, trong khi nhập khẩu từ nước này đạt 53 tỉ… Về mặt đổi mới công nghệ, sản phẩm Trung Quốc không thể thay thế được châu Âu.”
Các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng nguy cơ chủ yếu của Nga là sẽ quá phụ thuộc vào Trung Quốc – Trung Quốc sẽ không từ khai thác triệt để một nước Nga quá phơi bày, một khi có điều kiện.”
Qua bài viết trên, có thể thấy là người Nga ý thức rõ ràng rằng ngoài các lợi ích trong việc cộng tác gần gũi hơn với nền kinh tế thứ hai trên thế giới, cần phải tính đến các mặt hạn chế cũng như các mối nguy cơ tiềm ẩn. Điều này có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng tới chiều sâu và tính lâu dài của đường lối Trung Quốc của ông Putin.
Trong một bài viết gây nhiều chú ý trong thời gian vừa qua với tựa đề “Ông Putin tái sáng chế công tác chiến tranh như thế nào” (How Putin Is Reinventing Warfare) đăng trên trangForeign Policy ngày 5.5.2014, tác giả Peter Pomerantsev đưa ra khẳng định: Kremlin đang theo đuổi đường lối chiến lược gọi là “chiến tranh phi tuyến” (non-linear war), khái niệm được sử dụng trong một truyện ngắn của ông Vladislav Surkov, một trong những cố vấn chính trị gần gũi nhất của ông Putin, được đăng tải dưới bút danh của ông này là Nathan Dubovitsky, chỉ vài ngày trước khi Crimea bị sáp nhập vào Liên bang Nga. Surkov là người được cho là tác giả của hệ thống “dân chủ có/được điều hành” thống lãnh tư tưởng ở Nga trong thế kỷ 21 và những định hướng tập trung mới trong đường lối ngoại giao.
Surkov cho rằng “trong các cuộc chiến tranh sơ khai thế kỷ 19 và 20 thường là có hai phía đối chiến. Hai nước, hai khối hay hai liên minh. Nhưng giờ đây bốn liên minh đối kháng nhau. Không phải hai đối hai, hay ba đối một. Tất cả đối đầu với tất cả.” Trong một cuộc chiến tranh như thế, “một vài vùng có thể đứng về phía này, một vài vùng lại đứng về phía khác. Một thành phố hay thế hệ hay phái giới có thể tham gia một phía khác nữa. Rồi sau đó lại đổi bên, đôi khi chính giữa cuộc chiến. Mục đích hoàn toàn khác nhau. Phần lớn coi chiến tranh như một bộ phận của một quá trình. Không nhất thiết phải là bộ phận quan trọng nhất.”
Nếu quả thật Kremlin đang theo đuổi chiến lược “phi tuyến” như thế, hẳn người ta sẽ còn được chứng kiến nhiều thay đổi, diễn biến bất ngờ trong quan hệ Nga-Trung.
Trần Hoàng
© 2014 Trần Hoàng & pro&contra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét