Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “xem xét kiện Trung Quốc”

Tin độc quyền Reuters:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “xem xét kiện Trung Quốc”
(NLĐO) - Hãng tin Reuters ngày 22-5 đưa tin độc quyền, dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay chính phủ Việt Nam đang cân nhắc “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm Tổng thống 
Philippines Bengino Aquino ngày 21-5. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, đây là phản hồi bằng thư điện tử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành cho các câu hỏi gửi đi từ hãng tin này. Đây cũng là lần đầu tiên Thủ tướng tuyên bố Việt Nam xem xét các biện pháp pháp lý sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển của Việt Nam.

“Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp đến cùng bởi lẽ chủ quyền lãnh thổ, bao gồm các vùng biển và đất liền, là thiêng liêng” - Thủ tướng nêu rõ trong thư điện tử gửi đi vào cuối ngày 21-5 khi đang ở thủ đô Manila của Philippines để dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2014.
Sau cuộc hội đàm tại Manila, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Philippines cùng lên tiếng kiên quyết phải đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển của 2 nước và kêu gọi quốc tế lên án hành động của Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong khi Việt Nam cố gắng dùng cách đối thoại để giải quyết căng thẳng thì Trung Quốc đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng và dọa dẫm. “Những gì Trung Quốc nói khác xa với những gì Trung Quốc làm” - Thủ tướng tuyên bố.
Hồi cuối tháng 3, Philippines chính thức nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài ở The Hague, cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Đông được quy định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị khởi kiện về vấn đề này. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện và cảnh báo quan hệ với Manila sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Theo các nguồn tin ngoại giao khu vực, Việt Nam theo dõi rất sát vụ kiện của Philippines, kể cả tham vấn các chuyên gia pháp lý nước ngoài và nhận thông tin từ Philippines bất chấp việc bị Bắc Kinh gây áp lực.
Theo các chuyên gia, phán quyết của tòa án trọng tài không có cơ chế ràng buộc song nếu Philippines thắng kiện, nhiều nước khác có thể theo bước đưa Trung Quốc ra tòa. Dự kiến phán quyết được đưa ra vào cuối năm 2015.

Hải Ngọc (Theo Reuters)

VN ‘xem xét hành động pháp lý’ với Q


Ông Dũng tìm kiếm sự đoàn kết từ Philippines trên vấn đề Biển Đông
Việt Nam 'đang xem xét' hành động pháp lý với Trung Quốc, các hãng tin Reuters và AP đưa tin.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng viết trong email trả lời câu hỏi của hãng Anh Reuters hôm thứ Tư ngày 21/5 khi ông đang ở thăm Manila rằng chính phủ của ông đang xem xét "các phương án tự vệ khác nhau, trong đó bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế."

‘Không dùng quân sự’

"Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển đảo, là thiêng liêng," ông nói.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Dũng đánh tiếng cho biết phía Việt Nam sẽ có hành động pháp lý với Trung Quốc, động thái có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, Reuters nhận định.
Hãng tin Mỹ AP cũng nhận được câu trả lời của ông Dũng. Theo tường thuật của hãng tin này thì ông Dũng nói ‘Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng sẽ không bao giờ dùng đến hành động quân sự trừ khi chúng ta buộc phải có hành động tự vệ’.
Tuy nhiên ông Dũng không nói rõ Việt Nam sẽ có hành động pháp lý gì.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm chiến tranh với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp hay không, ông Dũng viết trong email gửi AP: “Giải pháp quân sự? Câu trả lời là Không.”
"
Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ."
Email của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi AP
“Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ,” email viết.
Cũng theo AP thì ít nhất hai nhà ngoại giao của Việt Nam đã nói với họ rằng Việt Nam sẽ đệ đơn kiện riêng rẽ hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Philippines nói với AP rằng ông Dũng và các quan chức Việt Nam khác đã nêu vấn đề này với người đồng cấp Philippines của họ trong các cuộc họp kín hôm 21/5.

Vụ kiện của Manila

Trước đó, Philippines cũng trình lên tòa án trọng tài ở The Hague yêu cầu xem xét đòi hỏi chủ quyền của Philippines ở Biển Đông cũng như xác nhận quyền của họ được quyền khai thác vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (Unlos).
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào vụ kiện và cảnh báo Philippines rằng việc này sẽ ‘làm tổn thương nghiêm trọng’ quan hệ giữa hai nước.
Nếu tòa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh thì điều này có thể thúc đẩy các quốc gia có tranh chấp khác trên Biển Đông kiện Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên bất kỳ phán quyết nào cũng khó mà thực thi trên thực tế bởi vì không có cơ quan nào trong khuôn khổ Unclos giám sát các phán quyết này, theo các chuyên gia pháp lý.
Hôm 21/5, trong một động thái thể hiện tình đoàn kết trước Bắc Kinh, Thủ tướng Dũng nói Việt Nam và Philippines quyết tâm chống lại việc Bắc Kinh ‘xâm phạm vùng biển’ của họ và kêu gọi thế giới lên án hành động của Bắc Kinh.
'Cổ vũ quan trọng'
Trao đổi với BBC về hành động pháp lý có thể có của Việt Nam đối với Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người nghiên cứu về luật quốc tế, nói với BBC rằng quan điể̀m của ông là 'chỉ đưa ra tòa vụ giàn khoan thôi'.
"Nếu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền thì nó là vấn đề lớn và vướng ở chỗ là buộc phải có sự đồng thuận của các bên tham gia," ông nói và cho biết Trung Quốc không bao giờ đồng ý đưa tranh chấp ra bên thứ ba, trong đó có tòa án, để giải quyết.
Về trọng tài giải quyết tranh chấp, ông Việt nói Việt Nam nên làm theo Philippines ra 'đưa ra thủ tục trọng tài theo Điều 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển'.
"Dù Trung Quốc có từ chối đi chăng nữa thì Tòa vẫn có thể phân xử được mà không cần sự đồng thuận của Trung Quốc," ông giải thích.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa thì 'không có cơ quan thi hành' do đó ông Việt thì phán quyết của Tòa nếu có lợi cho Việt Nam thì sẽ có ý nghĩa 'là sự cổ vũ quan trọng của cộng đồng quốc tế'.
Ông Việt cũng cho rằng nếu Việt Nam đưa ra tòa vấn đề giàn khoan thì có khả năng Trung Quốc 'sẽ lái vấn đề sang tranh chấp chủ quyền'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét