Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Quan hệ chủ - người lao động ngày một bế tắc

Đáng ngạc nhiên là trong khi người lao động đang bị bóc lột thậm tệ thì các cuộc đình công đều mang tính tự phát, do người lao động thực hiện chứ không do một công đoàn hay tổ chức nào lãnh đạo. Vậy sinh ra đám công đoàn để làm gì ? Bế tắc thì phải làm cách mạng ?Nguyên nhân từ đâu ? chủ doanh nghiệp khổ vì bị Chính phủ và đám quan chức tham nhũng bóc lột đến mức tàn bạo; đến lượt mình, họ buộc phải tìm cách bóc lột người lao động...
Quan hệ giữa giới chủ và người lao động ngày một bế tắc
Hiện tượng công nhân nghỉ làm để đình công tập thể đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, tập trung ở các doanh nghiệp trong nước và cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thu nhập thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt, thậm chí do bị cấp trên miệt thị.
Hải Phòng: Hàng nghìn công nhân tại nhà máy da giầy đình công

Vào trưa ngày 5/6, sau bữa cơm trưa tại công ty TNHH Hanul Việt Nam – một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc đặt tại thị trấn Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, 800 trên tổng số 1.100 công nhân tại đây đã không làm việc mà tập trung trước cổng công ty, yêu cầu tăng tiền ăn lên mức 12.000 đồng/suất, thay vì 9.000 đồng/suất như hiện tại. Không những vậy, họ còn yêu cầu công ty tăng tiền thâm niên và tiền chuyên cần từ 500.000 đồng/tháng lên 700.000 đồng/tháng.

Trước tình hình đó, liên đoàn lao động huyện Kiến Xương đã cử người xuống nắm bắt tình hình và tập hợp ý kiến của công nhân. Sau buổi làm việc với giới lãnh đạo, công ty đã đồng ý tăng tiền ăn ca và tiền thâm niên, nhưng vẫn giữa nguyên mức tiền chuyên cần. Không chịu từ bỏ, các công nhân này tiếp tục đình công sang ngày thứ hai liên tiếp. Cuối cùng, công ty đã phải cam kết sẽ tăng mức chuyên cần thêm 50.000/tháng, thay vì tăng 200.000/tháng.

Trước đó, vào ngày 3/6, sau khi phát hiện cơm được nấu chưa chín, khoảng 300 công nhân tại xí nghiệp may 8, thuộc tổng công ty may Hồ Gươm (xã Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã bỏ bữa và phản ánh lên cấp trên. Bà Ninh Thị Ty – Tổng giám đốc Công ty – đã đích thân xuống kiểm tra. Tuy nhiên, không như những gì họ mong đợi, bà đã tỏ rõ thái độ miệt thị khi cho phát ngôn rằng họ đều là “dân nhà quê” mà cũng đòi ăn ngon khiến toàn bộ công nhân vô cùng sửng sốt. Họ không thể tin được một người lãnh đạo lại có thể buông ra những lời như vậy.

Ngay lập tức, cảm thấy bị xúc phạm, lăng mạ, hàng trăm công nhân đã đồng loạt đình công. Theo bà Trịnh Thị Khanh – Chủ tịch liên đoàn lao động huyện Cẩm Thủy, cho đến chiều tối ngày 6/6, những công nhân này mới bắt đầu đi làm trở lại sau khi chủ doanh nghiệp và UBND xã Cẩm Tú tổ chức một cuộc đối thoại. Bà Khanh cho biết thêm, chủ doanh nghiệp này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với công nhân, hầu hết đều liên quan đến tình trạng ngộ độc thực phẩm và chế độ bảo hiểm.

Tuy vậy, đây chỉ là hai trong số những ví dụ điển hình về việc công nhân đình công đòi quyền lợi và được đối xử công bằng. Hầu hết các cuộc đình công đều mang tính tự phát, do người lao động thực hiện chứ không do một công đoàn hay tổ chức nào lãnh đạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh luật pháp lỏng lẻo hiện nay thì đây được cho là “vũ khí” duy nhất để người lao động tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Tuấn Anh tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét