Đời Tây ở ta: ông Tây bán thịt chó
18h, quán nhậu nhỏ hai tầng mang tên Chim Sáo bán “thịt chó và rượu dân tộc” của San nép mình ở ngõ Huế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã đông khách Việt và Tây balô. Gần 20 bàn ăn với mâm bằng gỗ kê sát nhau không còn chỗ trống.
San là tên thường gọi, còn tên thật của anh là Stanilas Boissau, sinh năm 1975 tại ngoại ô Paris, Pháp. San sang Việt Nam từ đầu năm 1999 làm việc cho dự án S.A.M (nghiên cứu và phát triển nông nghiệp) của chính phủ Pháp tại tỉnh Bắc Kạn.
Lại thêm một tốp khách Tây balô bước vào. Chưa kịp nhìn thực đơn, mấy vị khách gọi ngay: “Thịt chó và rượu táo mèo” bằng thứ tiếng lơ lớ mới học. “Rượu táo mèo thì còn nhưng thịt chó thì hết. Đợi khoảng 30 phút nhá. OK nhá?”, San vừa cười hề hề mời khách vừa xoa khăn tay dọn bàn.
Chờ mấy vị khách gật đầu xong, bảo nhân viên dọn tạm mấy món ăn trước cho khách, San lật đật phóng vội chiếc xe Minsk nổ bành bạch xuống tận Hà Đông (Hà Tây) xa hơn 10km lấy thêm thứ “thịt chó xách tay thui rơm thứ thiệt từ Vân Đình đưa lên vẫn còn thơm mùi khói đấy nhá”.
Lấy được chạy về, San đưa món thịt chó tự tay mình chế biến lên, mấy vị khách nhìn bát mắm tôm tỏ ra khó hiểu.
San đánh vần từng chữ bằng tiếng Việt: “M-ắ-m t-ô-m”, rồi giải thích: “Mắm tôm đấy, ngon lắm nhá. Thiếu nó là món này hết ngon”. Rồi San quay sang bảo mấy nhân viên: “Bữa sau nhớ tăng thêm từ 7 lên 10kg nhá! Không ngày mai lại thiếu, phải đi lấy thêm vất vả lắm nhá!”. Ít tháng trước, những khách quen của quán muốn ăn thịt chó phải đặt trước ba giờ để đích thân San xuống tận “vùng nguyên liệu thịt chó” ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây) lấy về cho đủ món. Nhưng nhiều lần thấy khách sốt ruột đợi món ăn như “mầm đá” nên San mua sẵn thịt chó để trong tủ lạnh, khách gọi là có ngay.
Gần 23h, khi quán đã ngớt khách, San mới có một chút nghỉ ngơi. San ngồi gác nhẹ lên chiếc ghế tre trước cửa quán, lấy ra chiếc điếu cày, vo thuốc lào, châm lửa và rít một hơi dài rồi lờ đờ nhả khói. San cười khoái chí: “Cái điếu này thật là kêu!”. Các nhân viên của San đã hiểu quá rõ ông chủ của mình kể rằng: “Ông chủ San biết và nghiện thuốc lào ngay từ lúc mới sang Việt Nam. Hút thuốc lào cũng là chút thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhoài của ông chủ”.
San là tên thường gọi, còn tên thật của anh là Stanilas Boissau, sinh năm 1975 tại ngoại ô Paris, Pháp. San sang Việt Nam từ đầu năm 1999 làm việc cho dự án S.A.M (nghiên cứu và phát triển nông nghiệp) của chính phủ Pháp tại tỉnh Bắc Kạn.
San kể: “Sang Việt Nam lần đầu tiên thấy những phong tục, thói quen, nếp sinh hoạt của Việt Nam cái gì cũng mới lạ nên thử xem thế nào. Làm dự án ở vùng Na Rì (Bắc Kạn), muốn tìm hiểu cách sống và nếp sinh hoạt của người Tày, Nùng, Dao nên sống chung, ăn chung, ngủ chung với người dân suốt, ai ngờ thích luôn mấy món thuốc lào, rượu sắn và rượu táo mèo”. Sẵn tính tò mò, San tìm học công thức chế biến mấy thứ rượu "là lạ mà hấp dẫn này, vì biết đâu có lúc cần đến nó”.
Cuối năm 2000, dự án S.A.M kết thúc, San trở về Pháp. San kể lại: “Nhưng chỉ được mấy tháng, nhớ Việt Nam quá không chịu nổi, tôi xin được quay trở lại làm nghiên cứu sinh. Với lại, ở Việt Nam có lẽ dễ sống hơn”. Nhưng lần này dự án đã chấm dứt, học bổng cũng không còn. San bắt đầu chắt bóp những đồng tiền dành dụm mở một quán nước nhỏ ở vỉa hè phố Huế để sống qua ngày.
San kể: “Nhiều hôm đói bụng mà trong túi không còn đủ tiền ăn một suất cơm bụi vỉa hè Hà Nội là chuyện thường”. Những ngày ấy San tìm thuê một căn phòng giá rẻ ở gần Quốc Tử Giám “cho vừa túi tiền lại tiện học thêm”, nhưng không ngờ lại bén duyên cùng cô sinh viên ngành du lịch trọ học ở xóm trọ bên cạnh. Cô đưa San về thăm quê ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây). Họ cưới nhau vào năm 2003.
Cuối năm 2004, một bữa San đưa mấy người bạn đồng hương về thăm quê vợ, được bố vợ mời thưởng thức món thịt chó chính gốc Vân Đình. San nảy ra ý định: “Người Việt thích món này, người nước ngoài cũng thế, tại sao mình không mở quán bán món này tại Hà Nội? Nếu thành công là sống được và học tiếp được rồi”.
Mấy hôm sau, vợ chồng San gom góp số tiền ít ỏi thuê một địa điểm ở ngõ Huế mở quán. Vợ San lo quản lý, còn San lo chạy vạy học cách chế biến thịt chó, cả tháng trời đi tham khảo các quán khác và về cả các vùng quê để học cách bài trí quán.
Lúc đầu quán chưa đông khách, vợ lại mới sinh con đầu lòng, gánh nặng cuộc sống đè nặng lên vai San. Chuyện học hành và thu thập tài liệu cho luận văn tiến sĩ dân tộc học của San cũng bị ngưng trệ.
Cuối cùng San cũng tìm được lý do: “Nếu bán mỗi thịt chó không thôi thì những người không ưa món này không biết ăn gì, mà ăn hôm qua rồi nay đến lại ăn tiếp cũng chán. Nếu là mình mình cũng không đến liên tục”. San liền mở rộng thêm các món ăn truyền thống khác, tuyển thêm nhân viên biết chế biến theo cách dân dã: cơm cá kho, dưa cà, thịt ba chỉ rang khô, nhưng thịt chó vẫn là món chủ đạo. San cười: “Toàn món ăn với giá bình dân cả nên khách thích đến luôn”. Để quán “100% dân tộc”, San đặt tên quán là Chim Sáo.
Quán của San ngày càng đông khách. Cũng nhờ số tiền kiếm được từ quán mà vợ San đã đủ vốn thành lập một công ty chuyên tổ chức tour du lịch cho khách nước ngoài. San khoe: “Hai vợ chồng đã mua được một căn nhà nhỏ ở Gia Lâm (Hà Nội), không còn phải sống cảnh ở thuê như trước nữa. Tất cả là nhờ quán thịt chó đấy nhá!”. San nói: “Ở Việt Nam tuy không có nhiều tiền nhưng sống được lắm, nhá!”.
(Theo Tuổi Trẻ)
Stanilas Boissau, tên thân mật là San,
ông chủ quán thịt chó ở ngõ Huế. Ảnh:Tuổi Trẻ.
18h, quán nhậu nhỏ hai tầng mang tên Chim Sáo bán “thịt chó và rượu dân tộc” của San nép mình ở ngõ Huế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã đông khách Việt và Tây balô. Gần 20 bàn ăn với mâm bằng gỗ kê sát nhau không còn chỗ trống.San mặc quần ống ngắn, chân đi đôi dép cao su cũ kỹ, áo bà ba màu “cháo lòng”, vai vắt chiếc khăn tay cùng mấy nhân viên trong quán ăn mặc tương tự tất bật chạy hết bàn nọ bàn kia mời khách. “Đang là giờ cao điểm của quán. Ông thấy rồi đấy nhá! Ông phải ngồi đợi một lúc nhá!”. San bảo mời khách kiểu thân mật như vậy thành quen miệng rồi. Chỉ một loáng, chưa kịp nghe hết câu San đã có mặt trên tầng hai, nơi các vị khách đang gọi tên ông chủ San.Lại thêm một tốp khách Tây balô bước vào. Chưa kịp nhìn thực đơn, mấy vị khách gọi ngay: “Thịt chó và rượu táo mèo” bằng thứ tiếng lơ lớ mới học. “Rượu táo mèo thì còn nhưng thịt chó thì hết. Đợi khoảng 30 phút nhá. OK nhá?”, San vừa cười hề hề mời khách vừa xoa khăn tay dọn bàn.
Chờ mấy vị khách gật đầu xong, bảo nhân viên dọn tạm mấy món ăn trước cho khách, San lật đật phóng vội chiếc xe Minsk nổ bành bạch xuống tận Hà Đông (Hà Tây) xa hơn 10km lấy thêm thứ “thịt chó xách tay thui rơm thứ thiệt từ Vân Đình đưa lên vẫn còn thơm mùi khói đấy nhá”.
Lấy được chạy về, San đưa món thịt chó tự tay mình chế biến lên, mấy vị khách nhìn bát mắm tôm tỏ ra khó hiểu.
San đánh vần từng chữ bằng tiếng Việt: “M-ắ-m t-ô-m”, rồi giải thích: “Mắm tôm đấy, ngon lắm nhá. Thiếu nó là món này hết ngon”. Rồi San quay sang bảo mấy nhân viên: “Bữa sau nhớ tăng thêm từ 7 lên 10kg nhá! Không ngày mai lại thiếu, phải đi lấy thêm vất vả lắm nhá!”. Ít tháng trước, những khách quen của quán muốn ăn thịt chó phải đặt trước ba giờ để đích thân San xuống tận “vùng nguyên liệu thịt chó” ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây) lấy về cho đủ món. Nhưng nhiều lần thấy khách sốt ruột đợi món ăn như “mầm đá” nên San mua sẵn thịt chó để trong tủ lạnh, khách gọi là có ngay.
Gần 23h, khi quán đã ngớt khách, San mới có một chút nghỉ ngơi. San ngồi gác nhẹ lên chiếc ghế tre trước cửa quán, lấy ra chiếc điếu cày, vo thuốc lào, châm lửa và rít một hơi dài rồi lờ đờ nhả khói. San cười khoái chí: “Cái điếu này thật là kêu!”. Các nhân viên của San đã hiểu quá rõ ông chủ của mình kể rằng: “Ông chủ San biết và nghiện thuốc lào ngay từ lúc mới sang Việt Nam. Hút thuốc lào cũng là chút thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhoài của ông chủ”.
San là tên thường gọi, còn tên thật của anh là Stanilas Boissau, sinh năm 1975 tại ngoại ô Paris, Pháp. San sang Việt Nam từ đầu năm 1999 làm việc cho dự án S.A.M (nghiên cứu và phát triển nông nghiệp) của chính phủ Pháp tại tỉnh Bắc Kạn.
San kể: “Sang Việt Nam lần đầu tiên thấy những phong tục, thói quen, nếp sinh hoạt của Việt Nam cái gì cũng mới lạ nên thử xem thế nào. Làm dự án ở vùng Na Rì (Bắc Kạn), muốn tìm hiểu cách sống và nếp sinh hoạt của người Tày, Nùng, Dao nên sống chung, ăn chung, ngủ chung với người dân suốt, ai ngờ thích luôn mấy món thuốc lào, rượu sắn và rượu táo mèo”. Sẵn tính tò mò, San tìm học công thức chế biến mấy thứ rượu "là lạ mà hấp dẫn này, vì biết đâu có lúc cần đến nó”.
Cuối năm 2000, dự án S.A.M kết thúc, San trở về Pháp. San kể lại: “Nhưng chỉ được mấy tháng, nhớ Việt Nam quá không chịu nổi, tôi xin được quay trở lại làm nghiên cứu sinh. Với lại, ở Việt Nam có lẽ dễ sống hơn”. Nhưng lần này dự án đã chấm dứt, học bổng cũng không còn. San bắt đầu chắt bóp những đồng tiền dành dụm mở một quán nước nhỏ ở vỉa hè phố Huế để sống qua ngày.
San kể: “Nhiều hôm đói bụng mà trong túi không còn đủ tiền ăn một suất cơm bụi vỉa hè Hà Nội là chuyện thường”. Những ngày ấy San tìm thuê một căn phòng giá rẻ ở gần Quốc Tử Giám “cho vừa túi tiền lại tiện học thêm”, nhưng không ngờ lại bén duyên cùng cô sinh viên ngành du lịch trọ học ở xóm trọ bên cạnh. Cô đưa San về thăm quê ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây). Họ cưới nhau vào năm 2003.
Cuối năm 2004, một bữa San đưa mấy người bạn đồng hương về thăm quê vợ, được bố vợ mời thưởng thức món thịt chó chính gốc Vân Đình. San nảy ra ý định: “Người Việt thích món này, người nước ngoài cũng thế, tại sao mình không mở quán bán món này tại Hà Nội? Nếu thành công là sống được và học tiếp được rồi”.
Mấy hôm sau, vợ chồng San gom góp số tiền ít ỏi thuê một địa điểm ở ngõ Huế mở quán. Vợ San lo quản lý, còn San lo chạy vạy học cách chế biến thịt chó, cả tháng trời đi tham khảo các quán khác và về cả các vùng quê để học cách bài trí quán.
Lúc đầu quán chưa đông khách, vợ lại mới sinh con đầu lòng, gánh nặng cuộc sống đè nặng lên vai San. Chuyện học hành và thu thập tài liệu cho luận văn tiến sĩ dân tộc học của San cũng bị ngưng trệ.
Cuối cùng San cũng tìm được lý do: “Nếu bán mỗi thịt chó không thôi thì những người không ưa món này không biết ăn gì, mà ăn hôm qua rồi nay đến lại ăn tiếp cũng chán. Nếu là mình mình cũng không đến liên tục”. San liền mở rộng thêm các món ăn truyền thống khác, tuyển thêm nhân viên biết chế biến theo cách dân dã: cơm cá kho, dưa cà, thịt ba chỉ rang khô, nhưng thịt chó vẫn là món chủ đạo. San cười: “Toàn món ăn với giá bình dân cả nên khách thích đến luôn”. Để quán “100% dân tộc”, San đặt tên quán là Chim Sáo.
Quán của San ngày càng đông khách. Cũng nhờ số tiền kiếm được từ quán mà vợ San đã đủ vốn thành lập một công ty chuyên tổ chức tour du lịch cho khách nước ngoài. San khoe: “Hai vợ chồng đã mua được một căn nhà nhỏ ở Gia Lâm (Hà Nội), không còn phải sống cảnh ở thuê như trước nữa. Tất cả là nhờ quán thịt chó đấy nhá!”. San nói: “Ở Việt Nam tuy không có nhiều tiền nhưng sống được lắm, nhá!”.
(Theo Tuổi Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét