Ba kịch bản có thể xảy ra tại Biển Đông
Tranh chấp trên Biển Đông; triển vọng của một cuộc đối đầu quân sự lớn hoặc một giải pháp hòa bình, đã trở thành một chủ đề quan trọng trong năm. Giờ là thời điểm thích hợp để tìm kiếm những kịch bản tương lai có thể xảy ra đối với tình thế trong khu vực.
Tương lai của Biển Đông sẽ ra sao? 6 yếu tố trên có phù hợp với tình hình hiện nay? Có 3 kịch bản có thể xảy ra: kịch bản tận diệt, kịch bản mơ ước và kịch bản nguyên trạng.
Kịch bản xung đột (The apocalypse scenario) là viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra; trong kịch bản này, sẽ nổ ra một cuộc xung đột giữa các bên tranh chấp, có cả sự tham dự của Mỹ. Đối đầu quân sự lớn sẽ bắt nguồn từ sự bất lực của Mỹ trong việc duy trì thế trung lập trong cuộc tranh chấp hoặc rút hết quân khỏi khu vực, sự sụp đổ hoàn toàn của các cuộc thảo luận khu vực, việc gạt bỏ các thông lệ quốc tế và các tính toán tỉ mỉ của các bên tranh chấp.
Kịch bản mơ ước (The dream scenario) đề cập đến tình huống trong đó các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn và bằng biện pháp hòa bình, và một giải pháp cùng thắng được đưa ra. Muốn đạt được điều này, các bên tuyên bố chủ quyền phải có quan điểm thực tế và 6 yếu tố nêu trên phải được đặt đúng chỗ.
Kịch bản nguyên trạng (The status-quo scenario), là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới, các bên tuyên bố chủ quyền có thái độ nửa vời trong việc giải quyết các tuyên bố về lãnh thổ và duy trì ổn định.
Các thông tin hiện nay cho thấy rằng một cuộc xung đột lớn sẽ không diễn ra. Các nhà phân tích quân sự của tổ chức IHS Jane’s nhận định rằng các quốc gia ĐNÁ, bao gồm các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong năm 2011 đã tăng 13,5% chi tiêu cho quốc phòng, lên mức 24,5 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 40 tỷ USD vào năm 2016. Điều này sẽ ngăn chặn Trung Quốc gây sức ép mạnh với các bên tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một yếu tố làm ổn định khác đó là Mỹ. Chính sách hướng về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 bao gồm cả cam kết kiềm giữ các bên tuyên bố chủ quyền vì khu vực này có giá trị chiến lược và kinh tế cao. Gần 1/3 lượng tàu thuyền hàng hải của thế giới đều đi qua khu vực này.
Mong muốn của các bên tuyên bố chủ quyền nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực có thể chưa đủ để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Khả năng của các chính phủ trong việc thuyết phục các thể chế nội địa và công dân của mình chấp nhận một giải pháp cùng thắng, toàn diện và hòa bình cũng là hết sức quan trọng.
* Tác giả Anggrutari C. Sari, giảng viên tại khoa quan hệ quốc tế, Đại học Công giáo. Bài viết đăng lần đầu tiên trên The Jakarta Post (ngày 31/12/2012).Vũ Hiền (gt)
(nghiencuubiendong.vn)
Kịch bản xung đột (The apocalypse scenario) là viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra; trong kịch bản này, sẽ nổ ra một cuộc xung đột giữa các bên tranh chấp, có cả sự tham dự của Mỹ. Đối đầu quân sự lớn sẽ bắt nguồn từ sự bất lực của Mỹ trong việc duy trì thế trung lập trong cuộc tranh chấp hoặc rút hết quân khỏi khu vực, sự sụp đổ hoàn toàn của các cuộc thảo luận khu vực, việc gạt bỏ các thông lệ quốc tế và các tính toán tỉ mỉ của các bên tranh chấp.
Kịch bản mơ ước (The dream scenario) đề cập đến tình huống trong đó các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn và bằng biện pháp hòa bình, và một giải pháp cùng thắng được đưa ra. Muốn đạt được điều này, các bên tuyên bố chủ quyền phải có quan điểm thực tế và 6 yếu tố nêu trên phải được đặt đúng chỗ.
Kịch bản nguyên trạng (The status-quo scenario), là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới, các bên tuyên bố chủ quyền có thái độ nửa vời trong việc giải quyết các tuyên bố về lãnh thổ và duy trì ổn định.
Các thông tin hiện nay cho thấy rằng một cuộc xung đột lớn sẽ không diễn ra. Các nhà phân tích quân sự của tổ chức IHS Jane’s nhận định rằng các quốc gia ĐNÁ, bao gồm các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong năm 2011 đã tăng 13,5% chi tiêu cho quốc phòng, lên mức 24,5 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 40 tỷ USD vào năm 2016. Điều này sẽ ngăn chặn Trung Quốc gây sức ép mạnh với các bên tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một yếu tố làm ổn định khác đó là Mỹ. Chính sách hướng về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 bao gồm cả cam kết kiềm giữ các bên tuyên bố chủ quyền vì khu vực này có giá trị chiến lược và kinh tế cao. Gần 1/3 lượng tàu thuyền hàng hải của thế giới đều đi qua khu vực này.
Mong muốn của các bên tuyên bố chủ quyền nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực có thể chưa đủ để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Khả năng của các chính phủ trong việc thuyết phục các thể chế nội địa và công dân của mình chấp nhận một giải pháp cùng thắng, toàn diện và hòa bình cũng là hết sức quan trọng.
* Tác giả Anggrutari C. Sari, giảng viên tại khoa quan hệ quốc tế, Đại học Công giáo. Bài viết đăng lần đầu tiên trên The Jakarta Post (ngày 31/12/2012).Vũ Hiền (gt)
(nghiencuubiendong.vn)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa