Báo cáo Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về vụ đất đai ở Đà Nẵng
(GDVN) - Sáng 24-6, ông Huỳnh Ngọc Sơn (phó chủ tịch Quốc hội) và ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội chính trung ương) cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri các quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà.
Ông Nguyễn Bá Thanh trả lời ý kiến của cử tri về kết luận của Thanh tra Chính phủ - Ảnh: Hữu Khá |
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giải thích rõ cho người dân biết vụ kết luận của Thanh tra Chính phủ cuối năm 2012 về việc TP Đà Nẵng gây thất thoát 3.400 tỉ đồng trong quản lý đất đai.Theo đó, tờ Pháp Luật TP HCM dẫn lời ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định rằng: UBND thành phố không chấp nhận con số mà Thanh tra Chính phủ nêu ra và thành phố đã báo cáo với Thủ tướng, Bộ Chính trị.
Việc thành phố giảm 10% tiền sử dụng đất cho người dân diện bồi thường giải tỏa và doanh nghiệp đối với các trường hợp nộp tiền một lần trong 60 ngày là đã có chủ trương của Chính phủ. Ông Thanh cũng cho rằng các chính sách và quản lý nhà nước về đất đai của TP Đà Nẵng là không sai.
Việc thành phố giảm 10% tiền sử dụng đất cho người dân diện bồi thường giải tỏa và doanh nghiệp đối với các trường hợp nộp tiền một lần trong 60 ngày là đã có chủ trương của Chính phủ. Ông Thanh cũng cho rằng các chính sách và quản lý nhà nước về đất đai của TP Đà Nẵng là không sai.
“Việc Thanh tra Chính phủ cho rằng Đà Nẵng gây thất thoát 3.400 tỉ đồng, đại biểu Quốc hội ai cũng biết cả. Có điều từ ngữ dùng không giống nhau, một số báo thì nói gây thất thu, một số báo nói thất thoát. Còn trong kết luận của Thanh tra Chính phủ có chỗ ông nói thất thu, chỗ ông nói thất thoát. Thật ra số tiền 3.400 tỉ đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận là diễn ra trong 10 năm, có hai khoản lớn mà UBND TP Đà Nẵng không chấp nhận. Rồi thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng không chấp nhận con số ông (Thanh tra Chính phủ - PV) nêu. Thành ủy Đà Nẵng đã có báo cáo Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ”. Ông Nguyễn Bá Thanh nói. (Nguồn: Tuổi Trẻ)
Trách nhiệm của cá nhân, của tập thể là rất rõ ràng chứ không có chuyện mù mờ, giấu giếm. Sau khi thành phố giải trình với Thanh tra Chính phủ và làm việc với các bên liên quan thì đến nay sự việc đã được chấp thuận.
Tờ Tuổi trẻ cũng dẫn lời Trưởng ban Nội chính Trung ương về hai vấn đề lớn mà ông Thanh đề cập chiếm trên dưới 3.000 tỉ đồng trong số 3.400 tỉ đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận thất thoát. Thứ nhất, UBND TP Đà Nẵng miễn giảm 10% cho người dân giải tỏa đền bù, cho doanh nghiệp nếu nộp tiền một lần.
“Trước đó năm 2000, nghị định 38 CP của Chính phủ cho giảm 20%, nơi nào trên toàn quốc cũng được giảm như thế. Đến năm 2002, Đà Nẵng mới áp dụng, nói vấn đề này để nói lên rằng chủ trương này Chính phủ đã có trước chứ không phải Đà Nẵng tự ý làm. Phải nói cho sòng phẳng với nhau như thế, Chính phủ cho 20% nhưng Đà Nẵng giảm có 10%.
Nhưng lưu ý một điều là Chính phủ ra nghị định năm 2000, ông (Chính phủ) áp dụng đến năm 2004 thì cho dừng lại, còn TP Đà Nẵng lại kéo rê ra thêm một năm nữa, tức là đến hết năm 2005. Sang đến năm 2006, TP Đà Nẵng mới xin chủ trương Chính phủ cho tiếp tục. Kết luận đưa ra nói đoạn năm 2005, ông (Chính phủ) chưa có ý kiến đồng ý, thật ra xin thì ông cũng đồng ý thôi, lâu nay làm cái đó có hiệu quả nhiều mặt. Riêng khoản này là 1.300 tỉ, gọi là thất thu”.
Khu đất thuộc dự án sân golf Đa Phước là một trong những dự án bị TTCP yêu cầu truy thu tiền đất. Ảnh: LÊ PHI |
Vấn đề thứ hai là việc tính giá chuyển quyền sử dụng đất.
Theo ông Thanh lý giải được tờ Tuổi Trẻ đăng tải: ví dụ một lô đất chỉ có 100m2 ở trên đường 2-9 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) giá 2 tỉ đồng (tương đương 20 triệu đồng/m2), nhưng trên trục đường đó mà một lô đất 5.000m2 hoặc 10.000m2 thì giá bình quân của nó chỉ 12-13 triệu đồng/m2.
Ông Thanh lý giải: “Bởi vì lô đất 100m2 người ta mua được phép xây dựng công trình trên 100% diện tích đất. Còn lô đất 5.000m2 không thể xây hết 100%, Nhà nước chỉ cho họ xây 50-60% diện tích đất, diện tích còn lại là bãi đỗ xe, cây xanh...
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) đề nghị QH làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại các ngành có sai phạm làm thất thoát ngân sách. Kỳ họp tới đề nghị QH chất vấn thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc độc quyền vàng như hiện nay thì ngân sách thu lợi được bao nhiêu hay lại đi vào túi nhóm lợi ích, tờ báo Pháp luật TP HCM trích lời cử tri Đặng Vân.
Cử tri Vân cũng đặt câu hỏi: “QH lấy phiếu tín nhiệm rồi. Bây giờ những người có phiếu tín nhiệm thấp thì phải xử lý như thế nào, chẳng lẽ để hòa cả làng?”.
Trả lời thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết người có hai lần phiếu tín nhiệm thấp thì lúc đó mới xem xét bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm. “Chờ đến khi đó thì cán bộ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng vừa hết nhiệm kỳ rồi” - ông nói.
Cũng theo ông Thanh, ở các nước, họ không làm như cách của mình. Trong quá trình làm, họ thấy anh nào có vấn đề thì họ bắt anh đó điều trần, giải trình, chất vấn công khai rồi bỏ phiếu bất tín nhiệm cho thôi việc. Còn mình thì đây là lần đầu tiên nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
“Có người bảo lấy phiếu tín nhiệm là hết nhóm lợi ích, cán bộ sẽ tốt hơn thì chưa chắc. Đừng ca ngợi việc này quá. Đây mới chỉ là bước đầu thôi, cần phải từ từ xem cách đó đã tốt hay chưa. Còn bảo lấy phiếu tín nhiệm là bảo bối rồi thì không phải như vậy” - ông Thanh nói.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) đề nghị QH làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại các ngành có sai phạm làm thất thoát ngân sách. Kỳ họp tới đề nghị QH chất vấn thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc độc quyền vàng như hiện nay thì ngân sách thu lợi được bao nhiêu hay lại đi vào túi nhóm lợi ích, tờ báo Pháp luật TP HCM trích lời cử tri Đặng Vân.
Cử tri Vân cũng đặt câu hỏi: “QH lấy phiếu tín nhiệm rồi. Bây giờ những người có phiếu tín nhiệm thấp thì phải xử lý như thế nào, chẳng lẽ để hòa cả làng?”.
Trả lời thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết người có hai lần phiếu tín nhiệm thấp thì lúc đó mới xem xét bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm. “Chờ đến khi đó thì cán bộ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng vừa hết nhiệm kỳ rồi” - ông nói.
Cũng theo ông Thanh, ở các nước, họ không làm như cách của mình. Trong quá trình làm, họ thấy anh nào có vấn đề thì họ bắt anh đó điều trần, giải trình, chất vấn công khai rồi bỏ phiếu bất tín nhiệm cho thôi việc. Còn mình thì đây là lần đầu tiên nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
“Có người bảo lấy phiếu tín nhiệm là hết nhóm lợi ích, cán bộ sẽ tốt hơn thì chưa chắc. Đừng ca ngợi việc này quá. Đây mới chỉ là bước đầu thôi, cần phải từ từ xem cách đó đã tốt hay chưa. Còn bảo lấy phiếu tín nhiệm là bảo bối rồi thì không phải như vậy” - ông Thanh nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét