Đề nghị nới rộng tài khóa kích cầu
Tư Hoàng
Quốc lộ 1A đang cần thêm rất nhiều vốn để cải tạo. Ảnh TL SGT Online.
- Kinh tế VN tăng trưởng 4,9% nửa năm 2013 (BBC). - Kinh tế 6 tháng đang ở đáy chữ U (ĐT). - “Điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng” (VnEco). - Đề nghị nới rộng tài khóa kích cầu (TBKTSG). - Táo bạo khơi thông nguồn vốn (TT). - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Kiến nghị Chính phủ giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp(Thanh tra).(TBKTSG Online) - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn đã đề nghị Chính phủ cần ưu tiên tăng trưởng kinh tế bằng hàng loạt các biện pháp giúp nâng cao lực cầu đang rất yếu trong nền kinh tế.Trong một báo cáo gửi đến phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày (28-29/6) vừa qua, ông Ngoạn cho rằng, chính sách cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế vốn đặt mục tiêu 5,5% cho năm nay bằng những “giải pháp mạnh hơn nữa” nhằm tạo cầu cho nền kinh tế.
Báo cáo của ông Ngoạn kiến nghị, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu đầu tư công, thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ cho các dự án lớn đang thiếu vốn nhằm khơi thông dòng vốn trong xây dựng cơ bản, góp phần đảm bảo mức tổng đầu tư toàn xã hội cho mục tiêu tăng trưởng.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong nửa đầu năm nay chỉ đạt vỏn vẹn 29,6% GDP, theo Tổng cục Thống kê, là mức thấp nhất so với mức hơn 40% GDP trong vòng nhiều năm nay.
Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Đỗ Thức lo ngại rằng, tổng mức đầu tư thấp như vậy dự báo một triển vọng kinh tế u ám khi nền kinh tế Việt Nam luôn phải dựa vào vốn.
Ông Ngoạn kiến nghị, Chính phủ đẩy nhanh tốc độ chi đầu tư ngân sách nhà nước vào những công trình trọng điểm qui mô lớn, những dự án có kế hoạch sớm hoàn thành trong năm 2013 và có thể hoàn thành trong năm 2014.
Bên cạnh đó, ông cũng mong Chính phủ sớm giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản 94.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh ngân sách hụt thu khoảng 65.000 tỉ đồng, theo báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm qua 27/6, và thủ tục cần nhiều thời gian để xin phép Quốc hội, Ủy ban kiến nghị Chính phủ cho tạm ứng hạn mức trái phiếu chính phủ 2014 để kịp đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn đầu tư ngay trong năm 2013.
Bên cạnh đó, Ủy ban cho rằng phải nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho năm 2013 nhằm đảm bảo vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Những kiến nghị trên của ông Ngoạn đưa ra trong bối cảnh phục hồi kinh tế chưa thực sự chắc chắn do cầu nội địa còn yếu và chi phí sản xuất cao. Vì thế, ông cho rằng, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 vẫn là một thách thức lớn.
Nguyên nhân cơ bản là cầu nội địa chậm hồi phục. Chẳng hạn, chỉ số PMI của HSBC trong tháng 5/2013 cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới tại các nhà sản xuất Việt Nam đã giảm lần thứ hai trong vòng bốn tháng qua, chủ yếu do điều kiện yếu kém của thị trường trong nước khi mà số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt xấp xỉ 40% kế hoạch năm. Trong khi đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013, sau khi loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% của 6 tháng đầu năm 2012. Hơn nữa, tín dụng tiêu dùng cũng giảm sút trong năm 2012, và 6 tháng đầu năm 2013 ảnh hưởng không nhỏ đến tổng cầu.
Ủy ban cho biết thêm, bên cạnh sức cầu yếu thì chi phí cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp. Theo sau khi làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh, Ủy ban cho biết, các doanh nghiệp chịu rất nhiều gánh nặng chi phí như chi phí vận tải, chi phí thuê đất, chi phí do nợ đọng xây dựng cơ bản, chi phí do thủ tục hành chính về phê duyệt và triển khai các dự án, chi phí do khó tiếp cận với vốn vay từ khu vực ngân hàng khi không có tài sản bảo đảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét