Mộc Nhân
Rắn là động vật máu lạnh không xa lạ gì với chúng ta. Họ hàng nhà rắn thuộc lớp bò sát gồm cả hàng ngàn loài có mặt khắp nơi, có loài sống trên mặt đất, có loài thì sống trên cây, có loài sống trong hang, lại có loài bơi lội tung tăng dưới nước, trong các khe đá, bụi cây, mái nhà tranh, thậm chí nơi sa mạc khô cằn quanh năm không có một giọt mưa rắn vẫn sống được, dưới biển sâu vẫn có sự hiện diện của rắn...
Vì rắn “dị hình, dị tướng” nên dưới cái nhìn và trí tưởng tượng của con người, rắn là con vật bí ẩn gắn với nhiều câu chuyện li kì như rắn trả thù, rắn canh giữ kho báu, rắn chín đuôi, rắn hai đầu, rắn thần...
Tuy nhiên rắn cũng là con vật bị ghét bỏ, vì nó nguy hiểm giết người bằng nọc độc, người yếu bóng khiếp đảm khi nhìn thấy rắn.
Nhiều người cho rằng ra đường gặp rắn là may nhưng cũng có khi là ngược lại.
Người miền quê thường cấm con trẻ không được huýt gió vào ban đêm, bởi họ cho rằng đó là tiếng gọi “người cõi âm” nhưng đồng thời rắn lục là loài rắn cực độc tưởng tiếng huýt gió là tiếng “đồng loại” gọi, chúng sẽ tìm vào, rất nguy hiểm !
Toàn thân rắn được bao bọc một lớp da độc đáo giúp rắn trườn bò dễ dàng, khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần.
Rắn có loại hiền, có loại có nọc độc. Rắn hiền như rắn nước, rắn lửa, rắn rồng … Rắn độc như rắn hổ mây, rắn hổ đất, rắn hổ mang bành, rắn lục, rắn cặp nong, rắn mái gầm... Có câu “Mái rầm tại chỗ, rắn hổ về nhà” với ngụ ý bị hai loài rắn độc này cắn không sơm thì muộn cũng tiêu đời.
Thức ăn của rắn là các loài động vật như chuột, ếch nhái, tôm cá …
Rắn có giá trị nhiều mặt về ẩm thực, y học, kinh tế và cả những ý nghĩa văn hóa dân gian nữa.
Người Việt có sở thích dùng rắn để ngâm rượu, nhất là các loại rắn có nọc độc như rắn hổ, mái gầm … Tuy nhiên phải biết cách ngâm để rắn nhả bớt nọc ra, nếu không thì rượu rắn sẽ là một loại rượu độc. Rượu rắn thường có mùi tanh, nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì đây là phương thuốc trị bệnh xương khớp, tăng lực rất hiệu quả.
Rượu rắn có loại tam xà tửu, hoặc ngũ xà tửu. Mỗi loại đều có cách ngâm riêng mới có hiệu quả sử dụng trị bệnh suy nhược cơ thể, tráng dương bổ thận. Nhiều người nói rượu rắn là loại rượu ông uống, bà khen và trong tủ rượu gia đình, thật không có gì bắt mắt bằng một bình rượu thủy tinh dầm các loại rắn khủng.
Bộ phận nào trong cơ thể rắn cũng có giá trị. Thịt rắn, mật rắn, da rắn, nọc độc của rắn... đều có tác dụng chữa bệnh phong thấp và chữa các bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật...
Có loại rắn ăn thịt được, có loại không ăn được vì độc tính cao. Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn bổ dưỡng, nhiều người còn cho rằng thịt rắn ngon hơn thịt gà. Từ rắn có thể chế biến thành rất nhiều món như: món da có súp da rắn, da rắn chiên dòn; món thịt có rắn xào xả ớt, rắn nướng… món chả rắn, nem rắn… Đặc biệt là món rắn tiềm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng cao cấp có công dụng chữa bệnh và bổ mát cơ thể.
Rắn có nhiều lợi ích kinh tế như vậy nên người ta còn mở trại nuôi rắn để cung cấp những rắn và sản phẩm từ rắn cho nhu cầu thị trường.
Ở miền quê, nhiều người xem việc bắt rắn như một nghề lúc nông nhàn có thu nhập. Muốn bắt rắn thì thường phải tìm hang rắn. Nếu miệng hang có vệt mòn láng là có rắn do rắn thường bò ra vào làm nhẵn đi. Miệng hang nào có màn nhện, không phẳng phiu - hang đó không có rắn. Có thể dùng chó săn để tìm rắn trong hang. Chó ngửi miệng hang và sủa dữ, vừa sửa vừa chạy xung quanh chắc chắn hang đó có rắn. Chó đứng trước miệng hang vừa sủa vừa cào xới đất, hang đó chỉ có chuột. Bởi chó không sợ chuột mà chỉ sợ rắn. Một cách bắt rắn khác nữa là dùng lưới hoặc câu bằng mồi chuột hoặc mồi nhái, cá rô… Còn chuyện nhiều người bắt rắn bằng bùa, chú khiến rắn trong hang bò ra nạp mạng thì cũng có nghe nói nhưng sự thật chưa biết ra sao?
Cả Đông Y và Tây Y đều sử dụng nhiều chế phẩm từ nọc độc, xương, da, thịt rắn để làm thuốc chữa bệnh. Tây Y lấy con rắn làm biểu tượng cho ngành y để nói lên sự thận trọng, tính khôn khéo của thầy thuốc cũng như thế cân bằng về tâm thần và thể xác khi chữa trị cho bệnh nhân.
Về văn hóa - con rắn là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm. Khi ngài thành Phật, rắn đã tự ý quấn thân nhiều vòng làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, mà tham thiền nhập định, đồng thời tỏ ra quy thuận hoàn toàn đối với thần lực vô lường của Ngài.
Hiện nay, ở các ngôi chùa cổ thường có hình ảnh rắn Naga ngự ở mái hoặc được chạm khắc trên cửa, trên một số công trình, vật dụng với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật.
Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Naga trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn.
Trong các kinh sách Thiên Chúa có nói nhiều đến con rắn. Rắn được Thánh Kinh xếp vào loài “khôn”, “xảo quyệt” hơn các loài vật khác. Chắc chắn Chúa không muốn chúng ta trở thành xảo quyệt như rắn, nhưng Ngài muốn chúng ta “khôn ngoan” như rắn. Vì vậy có lúc con rắn hiện ra như là con vật tốt. Chúa dùng hình ảnh con rắn để tự ví về mình: "Xưa Mai Sen treo con rắn trên rừng thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, hầu cho mọi kẻ tin kính Ngài khỏi hư đi nhưng đuợc sống muôn đời". Và Ngài khuyên dạy chúng ta: "Hãy khôn ngoan như con rắn!".
Nhưng cũng có nhiều trường hợp con rắn tượng trưng cho một loài vật xấu dữ và còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh con rắn để ám chỉ những kẻ cứng lòng không tiếp nhận lời giảng của Ngài: “Hỡi loài rắn độc kia, các ngươi thoát khỏi án lửa hỏa ngục làm sao được?”. Trong kinh Cựu ước có câu chuyện con rắn ở vườn Địa Đàng đã khéo dùng những lời lẽ độc hiểm để cám dỗ Eva và Adam phạm luật Chúa đưa loài người tới chỗ hư hỏng.
Rắn là con vật được xếp thứ 6 trong 12 con giáp. Rắn có vẻ suy ngẫm bí ẩn và ghét bị quấy rầy. Người cầm tinh con rắn thường gây ấn tượng, bí ẩn, khôn ngoan, hấp dẫn, lãng mạn … khiến người khác thấy lúng túng và bị quyến rũ. Một cuộc sống đầy xung đột và hỗn loạn không dành cho người tuổi rắn bởi lẽ họ thích tĩnh lặng thâm trầm, hướng nội hơn là hướng ngoại.
Năm Quí Tỵ tản mạn chuyện rắn để thấy được tính nhiều mặt có khi là trái ngược nhau của loài vật này.
Ngẫm ra có khi chuyện rắn cũng là chuyện của người cũng nên!
NGuồn: http://thinhdailoc.blogspot.ch/2013/01/277-nam-ty-tan-man-chuyen-ran.html
Bấm vào tên bài sẽ nối với bài gốc.
Vì rắn “dị hình, dị tướng” nên dưới cái nhìn và trí tưởng tượng của con người, rắn là con vật bí ẩn gắn với nhiều câu chuyện li kì như rắn trả thù, rắn canh giữ kho báu, rắn chín đuôi, rắn hai đầu, rắn thần...
Tuy nhiên rắn cũng là con vật bị ghét bỏ, vì nó nguy hiểm giết người bằng nọc độc, người yếu bóng khiếp đảm khi nhìn thấy rắn.
Nhiều người cho rằng ra đường gặp rắn là may nhưng cũng có khi là ngược lại.
Người miền quê thường cấm con trẻ không được huýt gió vào ban đêm, bởi họ cho rằng đó là tiếng gọi “người cõi âm” nhưng đồng thời rắn lục là loài rắn cực độc tưởng tiếng huýt gió là tiếng “đồng loại” gọi, chúng sẽ tìm vào, rất nguy hiểm !
Toàn thân rắn được bao bọc một lớp da độc đáo giúp rắn trườn bò dễ dàng, khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần.
Rắn có loại hiền, có loại có nọc độc. Rắn hiền như rắn nước, rắn lửa, rắn rồng … Rắn độc như rắn hổ mây, rắn hổ đất, rắn hổ mang bành, rắn lục, rắn cặp nong, rắn mái gầm... Có câu “Mái rầm tại chỗ, rắn hổ về nhà” với ngụ ý bị hai loài rắn độc này cắn không sơm thì muộn cũng tiêu đời.
Thức ăn của rắn là các loài động vật như chuột, ếch nhái, tôm cá …
Rắn có giá trị nhiều mặt về ẩm thực, y học, kinh tế và cả những ý nghĩa văn hóa dân gian nữa.
Người Việt có sở thích dùng rắn để ngâm rượu, nhất là các loại rắn có nọc độc như rắn hổ, mái gầm … Tuy nhiên phải biết cách ngâm để rắn nhả bớt nọc ra, nếu không thì rượu rắn sẽ là một loại rượu độc. Rượu rắn thường có mùi tanh, nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì đây là phương thuốc trị bệnh xương khớp, tăng lực rất hiệu quả.
Rượu rắn có loại tam xà tửu, hoặc ngũ xà tửu. Mỗi loại đều có cách ngâm riêng mới có hiệu quả sử dụng trị bệnh suy nhược cơ thể, tráng dương bổ thận. Nhiều người nói rượu rắn là loại rượu ông uống, bà khen và trong tủ rượu gia đình, thật không có gì bắt mắt bằng một bình rượu thủy tinh dầm các loại rắn khủng.
Bộ phận nào trong cơ thể rắn cũng có giá trị. Thịt rắn, mật rắn, da rắn, nọc độc của rắn... đều có tác dụng chữa bệnh phong thấp và chữa các bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật...
Có loại rắn ăn thịt được, có loại không ăn được vì độc tính cao. Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn bổ dưỡng, nhiều người còn cho rằng thịt rắn ngon hơn thịt gà. Từ rắn có thể chế biến thành rất nhiều món như: món da có súp da rắn, da rắn chiên dòn; món thịt có rắn xào xả ớt, rắn nướng… món chả rắn, nem rắn… Đặc biệt là món rắn tiềm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng cao cấp có công dụng chữa bệnh và bổ mát cơ thể.
Rắn có nhiều lợi ích kinh tế như vậy nên người ta còn mở trại nuôi rắn để cung cấp những rắn và sản phẩm từ rắn cho nhu cầu thị trường.
Ở miền quê, nhiều người xem việc bắt rắn như một nghề lúc nông nhàn có thu nhập. Muốn bắt rắn thì thường phải tìm hang rắn. Nếu miệng hang có vệt mòn láng là có rắn do rắn thường bò ra vào làm nhẵn đi. Miệng hang nào có màn nhện, không phẳng phiu - hang đó không có rắn. Có thể dùng chó săn để tìm rắn trong hang. Chó ngửi miệng hang và sủa dữ, vừa sửa vừa chạy xung quanh chắc chắn hang đó có rắn. Chó đứng trước miệng hang vừa sủa vừa cào xới đất, hang đó chỉ có chuột. Bởi chó không sợ chuột mà chỉ sợ rắn. Một cách bắt rắn khác nữa là dùng lưới hoặc câu bằng mồi chuột hoặc mồi nhái, cá rô… Còn chuyện nhiều người bắt rắn bằng bùa, chú khiến rắn trong hang bò ra nạp mạng thì cũng có nghe nói nhưng sự thật chưa biết ra sao?
Cả Đông Y và Tây Y đều sử dụng nhiều chế phẩm từ nọc độc, xương, da, thịt rắn để làm thuốc chữa bệnh. Tây Y lấy con rắn làm biểu tượng cho ngành y để nói lên sự thận trọng, tính khôn khéo của thầy thuốc cũng như thế cân bằng về tâm thần và thể xác khi chữa trị cho bệnh nhân.
Về văn hóa - con rắn là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm. Khi ngài thành Phật, rắn đã tự ý quấn thân nhiều vòng làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, mà tham thiền nhập định, đồng thời tỏ ra quy thuận hoàn toàn đối với thần lực vô lường của Ngài.
Hiện nay, ở các ngôi chùa cổ thường có hình ảnh rắn Naga ngự ở mái hoặc được chạm khắc trên cửa, trên một số công trình, vật dụng với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật.
Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Naga trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn.
Trong các kinh sách Thiên Chúa có nói nhiều đến con rắn. Rắn được Thánh Kinh xếp vào loài “khôn”, “xảo quyệt” hơn các loài vật khác. Chắc chắn Chúa không muốn chúng ta trở thành xảo quyệt như rắn, nhưng Ngài muốn chúng ta “khôn ngoan” như rắn. Vì vậy có lúc con rắn hiện ra như là con vật tốt. Chúa dùng hình ảnh con rắn để tự ví về mình: "Xưa Mai Sen treo con rắn trên rừng thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, hầu cho mọi kẻ tin kính Ngài khỏi hư đi nhưng đuợc sống muôn đời". Và Ngài khuyên dạy chúng ta: "Hãy khôn ngoan như con rắn!".
Nhưng cũng có nhiều trường hợp con rắn tượng trưng cho một loài vật xấu dữ và còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh con rắn để ám chỉ những kẻ cứng lòng không tiếp nhận lời giảng của Ngài: “Hỡi loài rắn độc kia, các ngươi thoát khỏi án lửa hỏa ngục làm sao được?”. Trong kinh Cựu ước có câu chuyện con rắn ở vườn Địa Đàng đã khéo dùng những lời lẽ độc hiểm để cám dỗ Eva và Adam phạm luật Chúa đưa loài người tới chỗ hư hỏng.
Rắn là con vật được xếp thứ 6 trong 12 con giáp. Rắn có vẻ suy ngẫm bí ẩn và ghét bị quấy rầy. Người cầm tinh con rắn thường gây ấn tượng, bí ẩn, khôn ngoan, hấp dẫn, lãng mạn … khiến người khác thấy lúng túng và bị quyến rũ. Một cuộc sống đầy xung đột và hỗn loạn không dành cho người tuổi rắn bởi lẽ họ thích tĩnh lặng thâm trầm, hướng nội hơn là hướng ngoại.
Năm Quí Tỵ tản mạn chuyện rắn để thấy được tính nhiều mặt có khi là trái ngược nhau của loài vật này.
Ngẫm ra có khi chuyện rắn cũng là chuyện của người cũng nên!
NGuồn: http://thinhdailoc.blogspot.ch/2013/01/277-nam-ty-tan-man-chuyen-ran.html
Bấm vào tên bài sẽ nối với bài gốc.
Ngay ở dưới tiêu đề toithichdoc đã có dòng chữ:
Trả lờiXóa"Bấm chuột vào tiêu đề nhỏ phía trên mỗi bài hoặc tiêu đề bài để xem bài gốc (nếu có)"