Có thể nói gọn thế này: Luận án tiến sĩ trước hết phải là một công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo có ý nghĩa lý thuyết hoặc thực tiễn; trong đó khoa học được hiểu là cái đúng, là chân lý để các thế hệ tiếp sau không phải nghiên cứu lại nữa mà sẽ kế thừa trên nó để phát triển các nghiên cứu khoa học mới. Thế mới nói các nhà khoa học hiện nay đang đứng trên vai người khổng lồ (thành tựu của các thế hệ trước) để nghiên cứu tiếp. Luận án tiến sĩ không thể là một quan điểm phát triển người bảo đúng, kẻ bảo sai, vì khi đó nó không là chân lý, không mang tính khoa học. Cần phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa các bài báo, các chính sách, quan điểm với một luận án.
Về nội dung, luận án tiến sĩ chỉ cần hội đủ 3 yếu tố: (1) Một câu hỏi (đề tài) rõ ràng, cụ thể, minh bạch; (2) Một phương pháp khoa học (chọn một phương pháp nghiên cứu đã được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới công nhận để nghiên cứu trả lời câu hỏi); và (3) Một câu trả lời: Đúng hay sai, cũng rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch, thế mới là khoa học. Do đó tất cả các luận án dài lê thê liệt kê mọi chuyện, cuối cùng là hàng loạt kiến nghị... như phổ biến hiện nay hoàn toàn không phải luận án tiến sĩ đúng nghĩa.
(GDVN) - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ở trình độ tiến sĩ. Trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ) đã có những chuyển biến đáng kể để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập chưa thể giải quyết được để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.
Thứ nhất: Chọn đề tài
Theo khoản 6 điều 1 Thông tư số: 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ (thông tư 05) thì : “Luận án tiến sĩ (LATS) phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh (NCS), có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội” có nghĩa là LATS phải là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, có tính sáng tạo.
Tác giả bài viết này đặt ra một số vấn đề liên quan như sau: Thế nào mới được gọi LATS có sáng kiến mới và cái mới này được so sánh với những cái mới tại cơ sở đào tạo (CSĐT), mới ở đất nước Việt Nam hay là cái mới được cả thế giới ghi nhận; “Có những đóng góp về lý luận thực tiễn và đưa ra giải pháp mới để giải quyết được những vấn đề thực tiễn kinh tế xã hội” nhưng ai sẽ là người thẩm định vấn đề này? Hội đồng chấm LATS chăng hay cần có thêm những người có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này?
Thứ nhất: Chọn đề tài
Theo khoản 6 điều 1 Thông tư số: 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ (thông tư 05) thì : “Luận án tiến sĩ (LATS) phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh (NCS), có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội” có nghĩa là LATS phải là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, có tính sáng tạo.
Đào tạo tiến sĩ. Ảnh minh họa. |
Thực tế tại nước ta các NCS gặp rất nhiều khó khăn khi chọn tên đề tài, các NCS thường hay sử dụng hai phương thức sau khi chọn tên đề tài: Phương thức 1: Nâng tầm luận văn (LV) thành LATS những trường hợp NCS không qua thạc sĩ thì được đưa vào phương thức 2, tức là chọn tên LATS khác hẳn so với LV. Tuy mỗi phương thức có những lợi thế nhất định nhưng hầu hết các NCS chọn phương thức nâng cấp LV thành LATS nhưng không phải LV nào nâng thành LATS đều được hội đồng thông qua. Nên việc chọn đề tài của NCS phải được trợ giúp nhiều từ người hướng dẫn khoa học (NHDKH) và có những trường hợp tên đề tài phù hợp với hướng nghiên cứu của cơ sở đào tạo (CSĐT) này nhưng không phù hợp với CSĐT khác và ngược lại là do quan điểm khác nhau của các thành viên trong hội đồng.
Thực tế khi xem qua LATS của các CSĐT tác giả có một số nhận định sau: Tuy có sự chuyển đổi theo chiều hướng tốt nhưng cũng có những trường hợp đề tài LATS đã được thực hiện vài năm trước đây nhưng NCS vẫn chọn để thực hiện và giải thích điểm mới của LATS là hai thời điểm nghiên cứu khác nhau sẽ có những hướng giải pháp khác nhau; Các CSĐT có cùng chuyên ngành đào tạo nhìn nhau mà thực hiện cụ thể như một đề tài được thực hiện tại nhiều CSĐT khác nhau hay có nhiều đề tài khá trùng hợp khi mà các NCS cùng nghiên cứu một vấn đề cho nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nhìn chung LATS tại Việt Nam có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy kết cấu đã đáp ứng được yêu cầu của LATS nhưng chất lượng cần được xem xét lại khi mà những sáng kiến mới cũng chưa có nhiều, nếu nói mới ở đây thì chỉ so sánh được điểm mới ở các CSĐT với nhau hay mới ở Việt Nam chứ chưa có bước đột phá về cái mới được thế giới ghi nhận. Còn về vấn đề đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn xã hội thì hầu như chưa có khi mà những thực tiễn chưa được thể hiện nhiều trong LATS, giải pháp của LATS chỉ mang tính chung chung và chưa áp dụng được vào thực tiễn nước ta.
Thứ hai: Chọn người hướng dẫn khoa học
Sau khi chọn đề tài là một nỗi khổ thì việc chọn người hướng dẫn khoa học (NHDKH) cũng khó khăn không kém. Yêu cầu đặc ra đối với NHDKH phải là giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ khoa học hoặc hai tiến sĩ cho một LATS, nhiều CSĐT thiếu đội ngũ phục vụ đào tạo cụ thể ở đây là việc thiếu đội ngũ hướng dẫn có thể đến từ nhiều lý do như: NHDKH đã hướng dẫn quá nhiều NCS nên không thể hướng dẫn thêm và trường hợp ngược lại CSĐT không đủ NHDKH thậm chí có những CSĐT không đủ thành viên để thành lập hội đồng chấm đề cương NCS khi các có thành viên đi công tác đột xuất. Nhiều CSĐT quy định khá rõ ràng như: Đồng ý giới thiệu NHDKH bên ngoài hướng dẫn NCS nhưng ít nhất phải có một NHDKH đang công tác tại CSĐT; nhiều CSĐT có danh sách NHDKH, chỉ được chọn trong danh sách đã được CSĐT vạch ra và còn có những CSĐT không cho người bên ngoài hướng dẫn và có CSĐT công khai việc này nhưng có CSĐT không công khai nhưng được hiểu ngấm ngầm. Do có thời gian dài làm việc cùng nhau khi thực hiện LV thạc sĩ người dự tuyển muốn tiếp tục gắn bó công trình cũng như NHDKH nhưng việc này gặp không ít khó khăn. Vì vậy, muốn dự tuyển vào NCS thì người dự tuyển phải lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp NHDKH cũng như CSĐT.
Thứ ba: Nguồn lực phục vụ đào tạo
Nguồn nhân lực đào tạo: Hầu hết các CSĐT tiến sĩ phải thông qua phê duyệt của Bộ khi mở ngành đào tạo. Nhưng sau một thời gian các CSĐT này lại không đủ điều kiện nhưng vẫn tiến hành đào tạo một thời gian dài trước khi tạm dừng theo quyết định của Bộ chủ yếu là do thiếu đội ngũ nhân lực. Khi xem qua đội ngũ nhân lực đào tạo tiến sĩ tại một số CSĐT thì NHDKH có trình độ tiến sĩ trở lên của một CSĐT chỉ có 4-5 người thậm chí nhiều CSĐT chỉ có 3 tiến sĩ trở lên cùng chuyên ngành đào tạo đang công tác tại CSĐT. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho CSĐT, khó khăn đầu tiên là không thể thành lập hội đồng duyệt đề cương NCS trong trường hợp có thành viên công tác đột xuất, chậm trễ trong quyết định giao LATS, bảo vệ chuyên đề; phản biện độc lập, bảo vệ LATS.
Thực tế có nhiều NHDKH cùng lúc hướng dẫn 7-8 LATS cùng một thời điểm thì việc hướng dẫn có chất lượng hay không khi cộng thêm đó là họ phải giảng vài trăm tiết hàng năm tại nơi công tác cũng như tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thạc sĩ, tham gia hội thảo khoa học…. Thiết nghĩ thời gian để hồi phục sức khỏe của họ cũng không có lấy đâu ra mà tận tâm, tận lực cho LATS.
Do không đủ nguồn nhân lực đào tạo nên các CSĐT đã tiến hành mời NHDKH bên ngoài hướng dẫn NCS trong khi tại CSĐT khác họ lại hướng dẫn khá nhiều LATS, nghiên cứu khá nhiều đề tài… Thậm chí nhiều CSĐT sử dụng cả những NHDKH không cùng chuyên ngành hướng dẫn.
Thứ tư: Xét tuyển nghiên cứu sinh
Việc chuyển từ hình thức thi tuyển sang xét tuyển nghiên cứu sinh đã cho thấy được những điều chỉnh hợp lý phù hợp với thực tại của Bộ và mới đây Bộ đưa ra yêu cầu đối với người dự tuyển NCS phải đảm bảo trình độ ngoại ngữ từ trình độ C chuyển sang trình độ B1 hoặc 3/6 theo khung Châu Âu phục vụ xét tuyển NCS khi thông tư này có hiệu lực đã góp một phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đầu vào NCS.
Bên cạnh những mặt đạt được, những chuyển biến tích cực thì việc nới rộng điều kiện đầu vào như không yêu cầu về bài báo khoa học hay công trình nghiên cứu khoa học đối với người dự tuyển NCS xem như đã tạo điều kiện tốt cho người dự tuyển NCS; nâng số lần xét tuyển trong năm lên 2 lần nhưng không quy định thời gian cụ thể mà chỉ quy định từ ngày thông báo đến ngày xét tuyển không quá 3 tháng hay tăng chỉ tiêu đầu vào quá nhanh mà không đảm bảo được chất lượng đào tạo dẫn đến việc nhiều NCS không thể hoàn thành việc nghiên cứu cũng có một phần hoàn thành nghiên cứu được cấp bằng tiến sĩ thông qua căn bệnh thành tích trong giáo dục. Thực tế cho thấy có một số trường hợp số lượng NCS tăng vọt quá nhanh qua từng năm làm cho một khoa phải đảm bảo việc nghiên cứu cho khoảng vài chục NCS tác giả thử đặt giả thuyết một ngành trong vài năm có thể có vài chục đề tài nghiên cứu mới để cho NCS ra trường được hay không.
Thứ năm: Tài liệu phục vụ nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu chủ yếu của NCS là tài liệu ngoại văn và kèm theo đó là một số LATS, LV và đề tài nghiên cứu khoa học… Ngoài những CSĐT lâu năm với nguồn tài liệu khá lớn đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu thì những CSĐT có ngành mới đào tạo thì nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình đào tạo rất hạn chế thậm chí không đáp ứng nhu cầu người đọc.
Việc các NCS sinh sống và làm việc có vị trí khá xa về địa lý so với CSĐT khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ CSĐT cũng như liên hệ với NHDKH mà đặc biệt là nguồn tài liệu nghiên cứu, với nguồn tài liệu khá ít mà chủ yếu là những “tài liệu cứng” chỉ có một phần nhỏ là tài liệu điện tử nên việc phục vụ cho các NCS ở xa gặp khá nhiều khó khăn.
Tóm lại:
Cả nước ta có hàng trăm CSĐT, những CSĐT phát triển lâu đời chất lượng đào tạo đã được khẳng định bên cạnh những CSĐT mới. Nhưng tất cả vẫn còn đó khá nhiều bất cập và chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiến sĩ, cụ thể là hầu hết các NCS đều nghiên cứu trễ hạn, LATS không đạt chất lượng đề ra. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tại nước ta tác giả có một số đề xuất sau:
- Một số CSĐT đã công bố hướng nghiên cứu, NHDKH nhưng vẫn còn một số CSĐT chưa công bố hướng nghiên cứu, NHDKH theo quy định của Bộ. Vì vậy, tất cả các CSĐT cần đưa ra hướng nghiên cứu; NHDKH mà cụ thể ở đây là những đề tài có thể nhận nghiên cứu sinh hay phát triển hơn là NHDKH đang cần nghiên cứu đề tài gì? hoặc có thể đưa ra những chuẩn mực về đề tài như thế nào?
- Việc công khai LATS trên mạng thông tin đại chúng đã được Bộ yêu cầu nhưng chỉ có phần ít các CSĐT thực hiện. Với việc công bố LATS trước khi bảo vệ sẽ giúp cho NCS nhận được những đóng góp quý báu của những nhà nghiên cứu. Vì vậy, việc này cần được duy trì.
- NHDKH tại các CSĐT phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, hạn chế việc tiến sĩ khác chuyên ngành hướng dẫn NCS, nên tận dụng nguồn lực đào tạo tại các CSĐT để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhưng hạn chế việc mời hướng dẫn do thiếu đội ngũ đào tạo.
- Nâng cao năng lực đào tạo, tạo điều kiện cho NHDKH học hỏi trao dồi cái mới.
- Vẫn tiến hành mở ngành đào tạo tiến sĩ cho những CSĐT đáp ứng đủ kiện kiện theo quy định hiện hành, ngưng đào tạo nếu CSĐT không đáp ứng được điều kiện trên.
- Cần đưa ra những quy định liên quan đến thắt chặt đầu vào, đầu ra từ đó nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.
- Các NCS thực hiện LATS với nhiều mục đích khác nhau nhưng rõ ràng chính thời gian dành cho nghiên cứu không nhiều nên việc chậm tiến độ là điều tất yếu khi mà NCS hàng ngày phải lo cuộc sống của mình. Vì vậy, cần có chính sách ưu tiên cho các NCS khi thực hiện LATS.
- Cần đưa ra quy chuẩn và tiến hành rà soát, thanh tra thường xuyên các tài liệu phục vụ cho đào tạo tiến sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét