Nhìn lễ hội, chán ghét cảnh đi chùa ngày nay
- Đầu năm đưa gia đình đi du xuân, dù rất muốn nhưng tôi luôn hạn chế đi chùa, đi lễ hội. Đặc biệt với các con nhỏ của mình mình, tôi cố gắng hết sức để chúng không nhìn thấy, học theo những điều vô văn hóa ở nơi đáng lẽ phải vô cùng linh thiêng, tốn kính.Đã từ lâu, tôi không thể gạt được nỗi ác cảm với đền chùa dù mẹ và vợ hết lời khuyên bảo. Làm sao hết ác cảm cho được, khi đập vào mắt mình là những chen lấn, xô đẩy, ồn ào nhêch nhác, và vô số trò lố lăng như “diễn” lại sự đời?
Nếu đi chùa, tôi thường cất công chọn viếng thăm các chùa nghèo, chùa nhỏ. Lâu rồi tôi không lui tới những đền, chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Phủ Tây Hồ, Thăng Long Tứ Trấn. Bởi tôi muốn giữ lại cho mình những ấn tượng tốt đẹp xưa cũ chứ không phải là hình ảnh người chen người lễ bái, khói hương xì xụp, tiền vàng tung hê nơi cửa Phật. Nếu phải “tháp tùng” vợ hay mẹ đi chùa, tôi thường chỉ nán lại ở bên ngoài, lặng lẽ nhìn mà ngán ngẩm cho những mất mát về văn hóa truyền thống.
Thần Phật nếu có nhìn thấu nhân gian, có lẽ cũng phải ngao ngán trước dòng người nườm nượp khấn vái chăm chăm cầu tiền tài, quan lộc. Thế thời, thời thế - “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên chúng sinh cũng hăng hái lên chùa “rải” tiền chăng? Các bà, các chị, các anh, các ông, cả 10 người thì đến 9 người mới bước vào cổng chùa đã hối hả “công đức”: Nhét tiền vào tay, tai, chân… thiếu điều nhét cả vào miệng Phật. Rồi từ trong ra ngoài đền chùa, cứ chỗ nào có điện thờ, hòm công đức, có nghê đá, sư tử, thậm chí cây xanh.. là họ nhét. May chăng còn thùng rác nơi cửa Phật không dùng để đựng tiền công đức.
Có ngôi chùa sau mùa lễ hội lên Ngân hàng gửi hàng tỉ đồng tiền lẻ. Ai nói dân ta nghèo?
Nhìn cảnh phản cảm ấy, rồi nghĩ đến cảnh phật tử theo đạo phật ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, thậm chí, gần hơn là phật tử ở miền Trung, Miền Nam… mà xấu hổ thay. Đặc biệt ở Hà Nội, nếu ba tháng xuân, hay các ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ mà lên chùa, chắc chẳng thể nào kiếm được một khoảnh khắc thanh tịnh. Thanh tịnh đâu ra khi đủ các dịch vụ mọc lên từ viết sớ, bốc quẻ đến bán đồ lễ nhang, hoa đèn cũng chen chân tràn vào cổng, vào sân chùa.
Người không am hiểu về đạo Phật như tôi nhiều lúc tự hỏi: Sao lại lắm ban, điện thờ “mọc” lên trong chùa chiến của người Việt đến thế, để đến nỗi hòm công đức có cớ mọc ra, các dịch vụ vàng có “cơ” nở rộ? Tại sao những vị sư thầy, những người có chức trách không lên tiếng chỉ bảo cho chúng sinh, cho khách thập phương dừng lại. Hay chính họ cũng im lặng để thu về tư lợi?
Và còn trăm thứ ăn theo khiến hội hè, đền chùa thành chốn kiếm tiền, câu kéo khách thập phương dốc túi như cờ bạc trá hình, ăn xin giả dắt díu nhau ra “dàn trận”. Người ta rủ nhau lên chùa, rồi như một phản xạ, cũng bảo nhau phải “cẩn thận” trước đủ tệ nạn móc túi, cướp giật, chặt chém… Mà rồi, cẩn thận đến thế nào cũng có vô số du khách bị đưa vào tròng.
Lẫn trong dòng người đổ lên chùa, mỉa mai thay là không ít những đoàn xe công mà năm nào báo chí cũng phản ánh. Bao nhiêu trong số đó là những vị tai to mặt lớn xúng xính đi lễ, đi cầu cúng “giải hạn” giữ cho ghế cao, bổng lộc “thăng”; bao nhiêu trong số đó là những quan gian, khấn trời Phật cho được yên chức, tiếp tục vơ vét cho đầy túi tham?
Buồn nhất là lắm kẻ lên chùa nhưng chẳng có Phật trong tâm. Vào chốn thiêng liêng mà váy áo hở trên hở dưới, sỗ sàng nói năng, thậm chí là văng tục hay cự cãi lớn tiếng với người xung quanh. Phải chăng với họ, cứ cúng lễ to, tiền nhiều là mua được hết, kể cả Thần Thánh?
Trước thói tạp nham, lố lăng nhan nhản chốn đình chùa, tôi tự hỏi, nguyên do là vì cuộc sống quá gấp gáp hay vì đồng tiền đã làm méo mó hết những giá trị văn hóa truyền thống, kể cả những điều cốt lõi thuộc về tâm linh, nguồn cội?
Thần Phật nếu có nhìn thấu nhân gian, có lẽ cũng phải ngao ngán trước dòng người nườm nượp khấn vái chăm chăm cầu tiền tài, quan lộc. Thế thời, thời thế - “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên chúng sinh cũng hăng hái lên chùa “rải” tiền chăng? Các bà, các chị, các anh, các ông, cả 10 người thì đến 9 người mới bước vào cổng chùa đã hối hả “công đức”: Nhét tiền vào tay, tai, chân… thiếu điều nhét cả vào miệng Phật. Rồi từ trong ra ngoài đền chùa, cứ chỗ nào có điện thờ, hòm công đức, có nghê đá, sư tử, thậm chí cây xanh.. là họ nhét. May chăng còn thùng rác nơi cửa Phật không dùng để đựng tiền công đức.
Có ngôi chùa sau mùa lễ hội lên Ngân hàng gửi hàng tỉ đồng tiền lẻ. Ai nói dân ta nghèo?
Nhìn cảnh phản cảm ấy, rồi nghĩ đến cảnh phật tử theo đạo phật ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, thậm chí, gần hơn là phật tử ở miền Trung, Miền Nam… mà xấu hổ thay. Đặc biệt ở Hà Nội, nếu ba tháng xuân, hay các ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ mà lên chùa, chắc chẳng thể nào kiếm được một khoảnh khắc thanh tịnh. Thanh tịnh đâu ra khi đủ các dịch vụ mọc lên từ viết sớ, bốc quẻ đến bán đồ lễ nhang, hoa đèn cũng chen chân tràn vào cổng, vào sân chùa.
Người không am hiểu về đạo Phật như tôi nhiều lúc tự hỏi: Sao lại lắm ban, điện thờ “mọc” lên trong chùa chiến của người Việt đến thế, để đến nỗi hòm công đức có cớ mọc ra, các dịch vụ vàng có “cơ” nở rộ? Tại sao những vị sư thầy, những người có chức trách không lên tiếng chỉ bảo cho chúng sinh, cho khách thập phương dừng lại. Hay chính họ cũng im lặng để thu về tư lợi?
Và còn trăm thứ ăn theo khiến hội hè, đền chùa thành chốn kiếm tiền, câu kéo khách thập phương dốc túi như cờ bạc trá hình, ăn xin giả dắt díu nhau ra “dàn trận”. Người ta rủ nhau lên chùa, rồi như một phản xạ, cũng bảo nhau phải “cẩn thận” trước đủ tệ nạn móc túi, cướp giật, chặt chém… Mà rồi, cẩn thận đến thế nào cũng có vô số du khách bị đưa vào tròng.
Lẫn trong dòng người đổ lên chùa, mỉa mai thay là không ít những đoàn xe công mà năm nào báo chí cũng phản ánh. Bao nhiêu trong số đó là những vị tai to mặt lớn xúng xính đi lễ, đi cầu cúng “giải hạn” giữ cho ghế cao, bổng lộc “thăng”; bao nhiêu trong số đó là những quan gian, khấn trời Phật cho được yên chức, tiếp tục vơ vét cho đầy túi tham?
Buồn nhất là lắm kẻ lên chùa nhưng chẳng có Phật trong tâm. Vào chốn thiêng liêng mà váy áo hở trên hở dưới, sỗ sàng nói năng, thậm chí là văng tục hay cự cãi lớn tiếng với người xung quanh. Phải chăng với họ, cứ cúng lễ to, tiền nhiều là mua được hết, kể cả Thần Thánh?
Trước thói tạp nham, lố lăng nhan nhản chốn đình chùa, tôi tự hỏi, nguyên do là vì cuộc sống quá gấp gáp hay vì đồng tiền đã làm méo mó hết những giá trị văn hóa truyền thống, kể cả những điều cốt lõi thuộc về tâm linh, nguồn cội?
Độc giả Duy Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/110224/nhin-le-hoi--toi-chan-ghet-canh-di-chua-ngay-nay.html
Ý kiến phản hồi:
Nguyễn Xuân
Câu chuyện trên là rất đúng. Tôi cũng có cảm giác như nhân vật bài này. Tôi muốn nói thêm về việc "xây thêm chùa" tại những nôi đã có ngôi chùa cũ đang tự tại. Họ xây thêm nhà, đặt thêm ban thờ. Thế là người ta lại khấn vái thêm, lại công đức thêm. Thật là phi tâm linh rồi, chỉ còn là bán chỗ khấn vái mà thôi. Mặt khác , lên chùa mà lòng không được thanh thản, chỉ lo chen lấn xô đẩy, cầu lợi, theo cách đút lót y như đời, thì đâu phải là mục tiêu và phương pháp tồn tại của nhà chùa. Sự bát nháo của cuộc đời đã không từ một chố nào để thể hiện nữa rồi.
25/02/2013 02:24
Vũ Trường
Tôi người HN cũng từ vài năm nay tôi không dám đi lễ chùa nữa rồi , năm nay được nghỉ dài ngày làm chuyến sang Lào lễ chùa hóa ra nhẹ cả người , mà chi phí cũng rất chi là dễ chịu .
25/02/2013 01:39
Lam Minh Nhut
Hay, rất trung thực, nếu có điều kiện tác giả nên tìm đọc quyển "Hành trình về Phương Đông " The jounal to the EAST) của tác giả Spaldin, và "Câu chuyện dòng sông" (Sidhartha) của Hermann Hesse, anh sẽ hiểu hết về những gì còn vướng mắc
25/02/2013 01:27
Phong Lan
Tôi là một Phật tử rất thích đến chùa nhưng thấy cảnh đến chùa chen lấn tôi cũng ngán ngẩm. Mọi năm mồng 1 tết tôi thường đi chùa nhưng nay đa thay đổi thay vì đến chùa tôi sẽ ở nhà niệm Phật. Khi nào vắng vẻ sẽ đi hoặc có thời gian và điều kiện đến các chùa nghèo.
25/02/2013 01:15
trần anh tuấn
có lẽ do trình độ nhận thức, dân trí và sùng bái tín ngưỡng quá mức đã khiến các lễ hội trở thành hình ảnh xấu như bài viết vừa nêu. Một đất nước có quá nhiều lễ hội đã hút đi không biết bao nhiêu sức lao động, thời gian và tiền bạc của nhiều bộ phận cộng đồng. Thiết nghĩ dân ta còn quá nghèo nên cần làm việc nhiều và nhiều tối đa hơn nữa mới mong thoát nghèo, thoát tụt hậu. Giàu như nước Nhật mà họ vẫn làm việc với cả hơn 10 tiếng mỗi ngày. hỏi sao nước Việt ta vãn nghèo nàn và lạc hậu. những hủ tục, tệ nạn, hội hè, đã đốt đi bao nhiêu năng suất và thời gian làm việc hữu ích. Hãy thức tỉnh ngay hỡi những người Việt có ý thức và sống tích cực.
25/02/2013 12:29
Pham thu Trang
Rất đồng ý với tác giả bài viết. Tôi thực sự chán ngấy với cảnh chen lấn, xô đẩy nhau khi đi lễ chùa. Tại sao mỗi một người không ý thức được bản thân mình có phải tốt biết bao không? Đầu năm đi lễ chùa để thể hiện sự chân thành với Đức bề trên và mong cho lòng mình được Thanh tịnh. Tôi luôn cầu khẩn Đức Phật phù hộ độ trì cho chúng sinh được an Bình và mong sao con người đối xử với nhau tử tế.
25/02/2013 12:25
Huynh tan Hieu
chinh xac. Ma phan lon o cac tinh mien Bac moi thay tien lung tung nhu vay.
25/02/2013 11:46
ThoanLD
Lâu lắm rồi mới đọc bài viết hay và ra hồn như thế này khi đã bội thực về các tin văn hoá, giải trí đủ chiêu trò để lăng xê lẫn nhau! Đức Phật tại tâm, sở dĩ đền chùa ờ miền Bắc đông đúc, nhộn nhịp và hỗn độn như vậy là do niềm tin và lòng tham của con người quá lớn, người ta bảo nhau rằng đi lễ ở chùa này đền nọ là cầu được ước thấy, có phải đánh đúng lòng tham của con người rồi không? Khi cuộc sống trở nên sung túc hơn thì người ta chỉ chăm chăm vun vén thu lợi cho mình và cầu mong ngày càng nhiều thêm chứ chẳng mấy ai chia sẻ cho những người hoàn cảnh hơn mình, và họ cho rằng mang tiền đi lễ là tái bớt tài sản, là chia sẻ bổng lộc mà mình đang có, họ đều nghĩ rằng đồng tiền họ mang đi được đặt đúng chỗ, họ trí thức đấy!
25/02/2013 10:56
Nguyễn Trung
Một bài viết có tâm và đầy thuyết phục. Tôi ủng hộ bài viết này.
25/02/2013 10:52
Trần Phương
Đề nghị nhà nước thu phí vào cổng đối với những đền chùa nào có tình trạng chen lấn xô đẩy. Cứ thấy người càng đến đông bao nhiêu thì tăng mức phí càng cao lên bấy nhiêu, để họ nản. Khi nào tình trạng khá hơn thì giảm hoặc ngưng thu phí vậy. Lắp các barrier như các điểm tham quan du lịch ấy. Riêng những chùa thanh tịnh thì không áp dụng thu phí, để người thành tâm có thể đến lễ bái theo tín ngưỡng.
An
Hãy về Miền Nam Thực sự thì mình ko có cơ hội đi hết tất cả các chùa trên cả nước để thấy và hiểu. Tuy nhiên thông qua báo chí truyền thông, mình có thể thấy tình trạng xô đẩy chen lấn thế nào trong ngày lễ tết chủ yếu xảy ra ở các vùng phía Bắc. Hiếm khi có câu chuyện tương tự xảy ra ở miền Nam. Người dân ở miền Nam đi chùa cũng như những người dân Bắc Bộ, nhưng họ ý thức được nơi ôn nghiêm cần làm gì. Mình không đánh đồng mọi người. Đây chỉ là quan sát cá nhân. Có lẽ báo chí nên viết bài quan sát ở nhiều nơi hơn để có cái nhìn đúng nhất.
25/02/2013 10:49
sola
tôi ủng họ bạn, vì chẳng có gì linh thiêng khi Tâm mình không sáng
25/02/2013 10:35
Văn Ba
Cảnh nhộn nhạo, cảnh xấu, hay cái xấu nói chung xuất hiện ở các chùa hiện nay là thể hiện "sự đời", đâu có làm thay đổi tính chất cao siêu của "Phật pháp". Sự đời lúc nay, hay lúc khác có thể tốt/xấu lẫn lộn với tỷ lệ khác nhau: Tốt nhiều/xấu ít thì xã hội "trông đẹp" hơn xã hội "xấu nhiều, tốt ít". Người đời đi lễ chùa đều mong muốn tiến tới cái tốt hơn. Còn "tốt hơn" như thế nào thì nó thể hiện nhận thức của người đời chứ. Bạn có thể không đồng tình, thì bạn hãy hành động, cho mình bạn hay cho cộng đồng đấy là mong muốn, nhận thức và sức mạnh của bạn đấy. Đứng ngoài mà phê và chẳng làm gì thì có lẽ bạn cũng chẳng hơn những người mà bạn phê đâu. Chân thành!
25/02/2013 10:34
Nguyễn Côi
Lần cuối cùng tôi đi lễ hội chùa Hương (theo đúng nghĩa) đã cách đây 30 năm. Sau đó có đôi lần tới cả một số chùa khác. Về sau này thật là thất vọng, việc lễ chùa không còn sự tôn kính, trang nghiêm, không còn cơ hội vãn cảnh. Mọi sự đã trở nên xô bồ, chen lấn người xem người, đâu còn là lễ nghi đúng nghĩa. Kể từ đó tôi tránh xa tất cả các dịp lễ hội, nếu thăm viếng đền chùa tôi chỉ còn chọn những ngày thích hợp trong năm, những ngày thật thanh tịnh, khi người ta thật sự có cơ hội để hành lễ cung kính, để ngắm cảnh yên bình nơi cửa Phật.
25/02/2013 10:09
lê nguyễn thành danh
bài viết hay quá, rất thực. Tôi nhớ lại 20 năm trước làm gì có chuyện vô văn hóa như thế, con người càng tiến bộ càng vô ý thức đến vậy.
25/02/2013 09:49
nguyen văn a
Vẫn còn những ngôi chùa, những cõi tâm linh đúng nghĩa ở Hà Nội. Người viết bài nếu có điều kiện nên tìm hiểu thêm về Phật giáo nguyên thủy (Theravada). Ở miền Bắc có 2 chùa nguyên thủy là Nội Phật (Mai Đình, Sóc Sơn) và Đức Hòa (Đức Hòa, Sóc Sơn) nơi còn lưu giữ những giá trị chân chính và cổ xưa như dưới thời đức Phật cách đây 2500 năm.
25/02/2013 09:41
lavang
Đồng tình với tác giả, chùa là nơi thanh tịnh, ko thể bát nháo như vậy đc. Đến chùa cầu tài, cầu lộc là sai hoàn toàn!
25/02/2013 09:40
nguyen hong son
Giờ mọi thứ đều bị lạm dụng một cách thái quá hết cả. Theo mình, phật là ở trong tâm mỗi chúng ta. Vì thế những việc làm tốt như cố gắng làm việc, giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn ta mà ta biết là cách tu tốt nhất. Thay cho việc đi chùa ta hãy đi đến những vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Ở đó người dân nghèo và thiết thốn về mọi thứ đang cần chúng ta hơn nhiều.
25/02/2013 09:36
nguyễn hoàng sa
Ở đâu vắng tri thức, ở đó có thánh thần!
25/02/2013 09:22
Trung
Bạn viết rất đúng. Ngày nay dân ta đi chùa phần nhiều thích đến những nơi nổi tiếng, được cho là thiêng. Vì thế mới có cảnh ấy. Thành ra trong"xã hội đền chùa" cũng có cảnh "nơi thì ăm ắp" , " nơi tìm không ra" bóng người. Không đi thì thôi, đi thì ai cũng sợ không được việc. Vì thế nên ở các đền chùa nổi tiếng mới xảy ra các tình trạng chả thiêng tí nào. Tôi đã từng đi nhiều nơi, dự nhiều sự kiện và rút ra kết luận những dịp coi là thiêng liêng, là trọng đại chính là những dịp phô bày rõ nhất, thậm chí đến mức trắng trợn những mặt trái của con người. Thôi thì cái tham, sân, si phô bày một cách...rất chân thật, trong khi cái từ bi hỉ xả lại trở thành thứ mang màu sắc nghệ thuật. Cho nên từ lâu,tôi không bao giờ tham dự các sự kiện trọng đại ở những nơi được coi là thiêng. Chẳng hạn, muốn đến nơi linh thiêng, tôi đến vào những dịp không phải là trọng đại. Còn những dịp lễ trọng của cả nước, tôi đến những nơi không được nổi tiếng là linh thiêng. Mất nọ được kia. Quả đúng là như vậy.
Hải Yến
Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Là người miền Nam thường ra bắc ăn tết nhưng tôi chưa hề đi đến các đền, chùa nào ở miền Bắc cả. Bởi tôi không tìm thấy bất cứ sự tôn nghiêm, thành kính nào ở đây khi người người chen lấn, dẫm đạp lên nhau, lễ vật thì xôi chè ứ hự, tiền lẻ rải như bươm bướm. Tiền được dúi vào tay Phật, tiền rải khắp nơi, nhét cả vào mũi, vào mồm tượng...Tranh nhau cướp Ấn, dành lộc... Thần, Phật nào chứng dám cho những hành vi thiếu văn hóa như thế. Trong khi người nghèo còn chật vật với từng miếng cơm, chắt chiu từng đồng bạc lẻ, thì ở lễ hội, tiền được rải khắp nơi. Miền Nam, miền Trung đã hết tết từ lâu, lao vào nhịp sống hối hả thì ở miền Bắc vẫn còn mùa lễ hội. Vẫn biết rằng phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng nhìn lại vẫn thấy nhói lòng. Phải chăng văn hóa của người Việt đang ngày xuống dốc.
25/02/2013 09:19
nguyenminhhieu
Bai viet rat hay va chinh xac. Bay gio Den,Chua nao cung nhu vay. Cac nha quan li van hoa, cac vi su tru tri nen doc bai viet nay.
25/02/2013 09:11
Chánh Minh
Hoàn toàn đồng ý với bạn Duy Thanh. Tuy nhiên trách nhiệm cần lưu ý ở đây là của Ngành Vănhóa-Du lịch và các Ban có trách nhiệm trong giáo hội PGVN, đặc biệt là khu vực miền bắc . Tiếp tục tình trạng như thế này mãi thì Văn hóa lễ hội tâm linh và ngành Du lịch lễ hội của chúng ta sẽ trở thành một đống hổ lốn phản văn hóa, đi ngược tinh thần Phật giáo và tiếp tục làm gương xấu cho nhiều thế hệ con cháu về sau . Cần hiểu đúng là Phật tại tâm, là chơn tâm Phật tánh; Phật không phải là thần thánh có thể ban phước hay giáng họa cho chúng sinh thì không thể rãi tiền ra để cầu phước mà đi chùa là để nhắc tâm hướng Phật, hướng thiện , hành thiện thì sẽ tạo được phước báo hoăc công đức . Mong thay sẽ có sự điều chỉnh về sau .
25/02/2013 09:05
Mai
Tôi thấy mấy năm trở lại đây người dân đi đến Chùa, đến đền cầu xin lộc, thăng quan tiến chức, tiền tài....có chiều hướng tăng và có phận bát nháo, lôn xộn, mất trật tự đã làm mất đi cái nghĩa, cái tâm thật của con người đối với các bậc tiền bối, và nó mang nặng cái tính mê tín thái quá cần phải điều chỉnh, nhất là khu vực các tỉnh phía Bắc.
25/02/2013 09:02
CHANH DUC
TAI SAO NGAY NAY DI LE CHUA LAI CUC KHO DEN THE ,XIN LOC ,VAI LAI . . . PHAI CHEN LAN ,DAM DAP . . . ! CON GI LA TIN NGUONG THO CUNG .
25/02/2013 08:57
Huyen - Da Nang
Nhìn cảnh người ngoài bắc đi lễ chùa mà khiếp, nhìn thôi đã không dám bước chân vào cửa chùa rồi. Ở miền trung hay miền nam, ngày rằm tháng giêng có hàng ngàn người đi chùa dâng sao giải hạn, nhưng rất yên tĩnh, không chen lấn xô đẩy, họ ngồi trật tự từ người già cho đến thanh niên ngay cả những em nhỏ theo bà, mẹ đi chùa cũng vậy. Họ ngồi nghe các sư thầy giảng kinh, đọc sớ .... Rằm tháng giêng tôi đi chùa từ 18h30 đến hơn 24h nhưng tất cả mọi người ngồi im lặng, không có tiếng nói chuyện lớn, không có tiếng chuông điện thoại. Thanh bình và yên tĩnh
25/02/2013 08:54
Nguyến văn Hiến
Bạn đã viết lên những điều mà tôi cũng cảm nhận như vậy về chốn đình, chùa hiện nay. Cám ơn bạn. VH Nguyen
25/02/2013 08:47
Dung
Đúng vậy, đây là cảnh thường thấy trong những năm gần đây, tôi cũng ngại đi chùa vào những ngày lễ, tết trong những năm gần đây cho dù sống ở miền Nam, nơi ít cảnh chen lấn như trên
25/02/2013 08:47
nguyen dinh luan
bai viet cuc hay, sau sac. toi nghi hau het nhung ai doc bai viet nay deu tu thay minh co mot phan trong do. bai viet nhu canh tinh ban than nhung ai doc no.chung ta dang song trong mot the gioi hon loan, xo bo, ma tat ca cac nguyen nhan cua no deu bat dau tu chu " Loi"
25/02/2013 08:47
Huỳnh Chánh Bạch
Một ý kiến rất hay, nhiều người ngày nay đến chùa không xem đây là nét đẹp văn hóa, một nơi thanh tịnh, nơi yếu tố tâm linh được đặt lên hàng đầu, nơi để trút đi phiền não của cuộc sống hàng ngày mà họ đến chỉ vì vui, vì bạn bè đi thì mình đi. Hơn nữa hình ảnh của những người ăn xin nằm vật vã ra đó rất là nhếch nhác, tệ nạn móc túi, cướp giật.... làm hoen ố hình ảnh đẹp của chốn tôn nghiêm. Tôi rất đồng tình với quan điểm của bạn.
1 độc giả
Chỉ còn biết thở dài.........
25/02/2013 08:26
mic
huy động toàn bộ lực lượng công an làng xã đứng thành vòng vây, trang bị "hợp lý". Mở vài cổng cho dân xếp hàng đi vào ai "lớ ngớ" tuýt còi đuổi ra. Cực dễ. Ấy nhưng văn hóa mình hình như là thích "đông vui" "chen chúc". Không biết oai thế nào nhưng chen được hơn xíu là vỗ ngực được coi mình vẻ vang về khoe nức làng xóm. Tôi cá chả ai trong cuộc thấy phiền, chỉ ta nhìn ngoài thấy phiền. Còn nếu thực sự muốn thay đổi có khó gì đâu.
25/02/2013 08:09
Tong quoc tan
Chung ta nen hoc hoi mot so nuoc co nhieu le hoi va le chua de ve ap dung. Cac co quan nha nuoc phai di dau trong cong tac nay.
25/02/2013 08:00
Le phuong Mai
Mùa xuân ở Việt nam đẹp nhất-thời tiết đẹp- trăm hoa đua nở - nhà nhà ấm no,vui vẻ, hạnh phúc, có cơm ngon ăn,nhiều thực phẩm ngon, có nhiều áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là Phúc lành của muôn dân, mỗi một con người cần phải phấn đấu học tập để có kiến thức, lao động để tăng thu nhập, thể dục để có sức khỏe tốt, và suy nghĩ như câu " Hoa Sen đẹp nhất tuy mọc trong đầm lầy".
25/02/2013 07:59
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét