TS Nguyễn Thị Ánh Hồng – Phó trưởng khoa Văn hóa – Phát Triển, Học viện Báo chí & Tuyên Truyền cho rằng không phải đại đa số du khách Việt đều “xấu xí” nhưng cũng là biểu hiện của rất nhiều người.
TS khẳng định, người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài đem lại một sự thân thiện, một sự tôn trọng rất lớn về một dân tộc kiên cường đánh thắng Đế quốc Pháp, Đế quốc Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ du khách Việt hiện nay có những hành vi, cách ứng xử chưa đẹp tạo nên một hình ảnh du khách Việt “xấu xí” trong mắt bạn bè quốc tế. Chính bản thân du khách Việt không ý thức được là mình đang hành động không đúng với chuẩn mực, không đúng với thuần phong dẫn đến hành đông vô thức trở thành căn bệnh trầm kha kéo dài.
TS khẳng định, người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài đem lại một sự thân thiện, một sự tôn trọng rất lớn về một dân tộc kiên cường đánh thắng Đế quốc Pháp, Đế quốc Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ du khách Việt hiện nay có những hành vi, cách ứng xử chưa đẹp tạo nên một hình ảnh du khách Việt “xấu xí” trong mắt bạn bè quốc tế. Chính bản thân du khách Việt không ý thức được là mình đang hành động không đúng với chuẩn mực, không đúng với thuần phong dẫn đến hành đông vô thức trở thành căn bệnh trầm kha kéo dài.
Về đến sân bay Việt Nam là bỉ bôi, chê bai
Một vấn đề lệch lạc trong nhận thức của một số người Việt hiện nay là khi ở nhà thấy cái gì cũng thân thuộc, quý giá, trân trọng. Nhưng sau một chuyến đi du lịch ở nước ngoài về nhà hoàn toàn thay đổi nhãn quan, khi về Việt Nam coi cái gì cũng xấu. Có những du khách Việt vừa bước xuống sân bay Việt đã kêu chán, chê trách Việt Nam đủ điều, nhìn văn hóa Việt Nam qua cặp kính màu đen với những bi lụy, những lời chê trách mà không xây dựng với thái độ tích cực.
Tôi đã từng được nghe một câu chuyện rất bi hài về du khách Việt đó là khi bước chân vào những khách sạn nước ngoài, người Việt thường hay mò mẫm “chôm” những đồ đạc như xà phòng, kem đánh răng. Bên trong mỗi nhà tắm khách sạn thường có những tủ đựng khăn tắm, nếu lấy cái gì thì lôi ra nhưng với người Việt thì họ lục tung tóe lấy vài ba khăn vừa lau chân, lau tay, lau đầu. Họ cứ nghĩ rằng mình bỏ tiền ra mình được quyền như thượng đế tạo nên một hình ảnh rất phản cảm.
Sự thiếu hiểu biết cùng với thói quen “mãn tính” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt càng ngày càng biến người Việt trở nên “xấu xí” trong mắt người nước ngoài.
Vô thức đến từ đâu?
Người Việt đi du lịch mang tính bột phát, ngẫu hứng mà không chịu tìm hiểu. Đi để khoe với xóm làng, để sĩ diện với bạn bè anh em đồng nghiệp nhưng biết gì với nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế chỉ thỏa mãn được cảm xúc bất chợt, nên lãng quên rất nhanh. Họ chỉ có ấn tượng thị giác, ko có ấn tượng chất suy tư. Cái thu nhận được chỉ là cảm giác chung chung, không có chiều sâu.
Người Việt Nam ngạo nghễ đi qua khói lửa chiến tranh nên được cả thế giới tung hô là anh hùng, nên mình cứ sống trong hào quang của chiến thắng mà chưa tỉnh táo.
Một số quốc gia của châu Á nói từ trước đến giờ chưa biết nhiều về Việt Nam, nhưng khi có dịp được tiếp xúc, giao tiếp họ đánh giá người Việt Nam rất thông minh, rất cởi mở, nhiệt tình. Đến Việt Nam họ mới hiểu được tại sao con người Việt Nam có thể kiên cường như vậy, đánh thắng đế quốc Mỹ, đánh thắng đế quốc Pháp, họ nhìn thấy yếu tố hay bản lĩnh, sức mạnh của văn hóa nội sinh.
Tính từ cấp độ quản lý, những cơ quan, những công ty tổ chức ra tour du lịch họ vẫn chưa ý thức được việc là khi người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài đấy không phải là một con người cụ thể mà là đại diện cho một quốc gia đân tộc. Họ chưa giáo dục cho những du khách của họ phải ứng xử từ những trang phục, nói năng giao tiếp, hành vi chuẩn mực dẫn đến hiện tượng làm xấu đi hình ảnh của du khách Việt trong con mắt bạn bè quốc tế.
Phải làm triệt để từ gốc
Theo TS Hồng, muốn thay đổi được thói quen của người Việt phải tạo ra một nhận thức chung từ gốc đến ngọn. Từ góc độ đời thường trước hết là văn hóa nhận thức, nên tác động bằng duy cảm duy tình, thông qua các hành vi, các hoạt động thực tiễn, giáo dục nhân cách để người Việt bắt chước. Phải tác động đồng bộ, từ vài trò của nhà quản lý và quan trọng là nhận thức của từng cá nhân.
Môi trường giáo dục là nền tảng, phải đi từ gia đình. Mỗi một cá nhân có trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với xã hội, chung tay xây dựng lối sống lành mạnh. Có cách hành xử đẹp thân thiện trong con mắt bạn bè và trong con mắt của chính mình.
Đối với du lịch nước ngoài những công ty du lịch phải có cán bộ văn hóa tập huấn. Du lịch không thể chỉ là một phương thức kinh doanh, ko thể chỉ chú trọng lợi nhuận về mặt kinh tế mà phải hiểu du lịch là du lịch văn hóa, phải gắn kết những giá trị văn hóa vào du lịch.
Đi đến một nước nào, văn phòng du lịch, công ty du lịch phải dành thời gian mời du khách đến, để giới thiệu cho người ta sang đó, đất nước đó có những nét văn hóa nào, để người ta nhập gia tùy tục, biết cái gì nên làm cái gì không. Chỉ ra sự riêng biệt của đất nước đó và khác biệt của mình là cái gì để giáo dục. Tránh trường hợp du khách Việt sang Dubai, mang xúc xích thịt lợn vô hình dung làm ô uế phong tục khiến họ cảm thấy bị báng bổ, bị xúc phạm với thánh thần.
Với du lịch trong nước, ngay từ những người bán vé phải là người biết đầu tiên và phải rất rõ vì bản thân họ là người tạo ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp phải là người hướng dẫn viên du lịch. Có như vậy để lại trong đầu người du lịch ký ức không bao giờ phai. Thực tế du lịch ở Việt Nam hiện nay, những người bán vé chỉ biết bán vé, người chèo thuyền chỉ biết là chèo thuyền mà không biết rằng khu du lịch mà mình đang làm có những danh lam thắng cảnh nào. Đó là một thực trạng rất nguy hiểm đối với du lịch Việt
Một công sở cũng vậy, người gác cổng là bộ mặt của công sở, người gác cổng cau cau có có sẽ gây mất thiện cảm. Nếu người gác cổng rất thân thiện có thiện cảm ngay lập tức. Xây dựng văn hóa công sở phải bắt đầu từ cổng chứ không phải phòng giám đốc. Người gác cổng phải biết được cơ cấu tổ chức của công sở.
Người Việt Nam vốn rất hướng thiện và thông minh, nhưng tâm lý thường “cha chung không ai khóc”. Nếu cái xấu trở nên ít đi thì người ta sợ bị lộ, tự dưng sẽ tốt lên. Trong một môi trường không nói bậy, nói tục thì một người nói bậy nói tục thấy mình bị cô lập. Trong một đoàn du lịch mà mọi người ứng xử rất văn hóa lành mạnh, một người hành vi không tốt lại không được hưởng ứng tự nhiên sẽ thôi.
Một vấn đề lệch lạc trong nhận thức của một số người Việt hiện nay là khi ở nhà thấy cái gì cũng thân thuộc, quý giá, trân trọng. Nhưng sau một chuyến đi du lịch ở nước ngoài về nhà hoàn toàn thay đổi nhãn quan, khi về Việt Nam coi cái gì cũng xấu. Có những du khách Việt vừa bước xuống sân bay Việt đã kêu chán, chê trách Việt Nam đủ điều, nhìn văn hóa Việt Nam qua cặp kính màu đen với những bi lụy, những lời chê trách mà không xây dựng với thái độ tích cực.
Tôi đã từng được nghe một câu chuyện rất bi hài về du khách Việt đó là khi bước chân vào những khách sạn nước ngoài, người Việt thường hay mò mẫm “chôm” những đồ đạc như xà phòng, kem đánh răng. Bên trong mỗi nhà tắm khách sạn thường có những tủ đựng khăn tắm, nếu lấy cái gì thì lôi ra nhưng với người Việt thì họ lục tung tóe lấy vài ba khăn vừa lau chân, lau tay, lau đầu. Họ cứ nghĩ rằng mình bỏ tiền ra mình được quyền như thượng đế tạo nên một hình ảnh rất phản cảm.
Sự thiếu hiểu biết cùng với thói quen “mãn tính” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt càng ngày càng biến người Việt trở nên “xấu xí” trong mắt người nước ngoài.
Vô thức đến từ đâu?
Người Việt đi du lịch mang tính bột phát, ngẫu hứng mà không chịu tìm hiểu. Đi để khoe với xóm làng, để sĩ diện với bạn bè anh em đồng nghiệp nhưng biết gì với nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế chỉ thỏa mãn được cảm xúc bất chợt, nên lãng quên rất nhanh. Họ chỉ có ấn tượng thị giác, ko có ấn tượng chất suy tư. Cái thu nhận được chỉ là cảm giác chung chung, không có chiều sâu.
Người Việt Nam ngạo nghễ đi qua khói lửa chiến tranh nên được cả thế giới tung hô là anh hùng, nên mình cứ sống trong hào quang của chiến thắng mà chưa tỉnh táo.
Một số quốc gia của châu Á nói từ trước đến giờ chưa biết nhiều về Việt Nam, nhưng khi có dịp được tiếp xúc, giao tiếp họ đánh giá người Việt Nam rất thông minh, rất cởi mở, nhiệt tình. Đến Việt Nam họ mới hiểu được tại sao con người Việt Nam có thể kiên cường như vậy, đánh thắng đế quốc Mỹ, đánh thắng đế quốc Pháp, họ nhìn thấy yếu tố hay bản lĩnh, sức mạnh của văn hóa nội sinh.
Tính từ cấp độ quản lý, những cơ quan, những công ty tổ chức ra tour du lịch họ vẫn chưa ý thức được việc là khi người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài đấy không phải là một con người cụ thể mà là đại diện cho một quốc gia đân tộc. Họ chưa giáo dục cho những du khách của họ phải ứng xử từ những trang phục, nói năng giao tiếp, hành vi chuẩn mực dẫn đến hiện tượng làm xấu đi hình ảnh của du khách Việt trong con mắt bạn bè quốc tế.
Phải làm triệt để từ gốc
Theo TS Hồng, muốn thay đổi được thói quen của người Việt phải tạo ra một nhận thức chung từ gốc đến ngọn. Từ góc độ đời thường trước hết là văn hóa nhận thức, nên tác động bằng duy cảm duy tình, thông qua các hành vi, các hoạt động thực tiễn, giáo dục nhân cách để người Việt bắt chước. Phải tác động đồng bộ, từ vài trò của nhà quản lý và quan trọng là nhận thức của từng cá nhân.
Môi trường giáo dục là nền tảng, phải đi từ gia đình. Mỗi một cá nhân có trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với xã hội, chung tay xây dựng lối sống lành mạnh. Có cách hành xử đẹp thân thiện trong con mắt bạn bè và trong con mắt của chính mình.
Đối với du lịch nước ngoài những công ty du lịch phải có cán bộ văn hóa tập huấn. Du lịch không thể chỉ là một phương thức kinh doanh, ko thể chỉ chú trọng lợi nhuận về mặt kinh tế mà phải hiểu du lịch là du lịch văn hóa, phải gắn kết những giá trị văn hóa vào du lịch.
Đi đến một nước nào, văn phòng du lịch, công ty du lịch phải dành thời gian mời du khách đến, để giới thiệu cho người ta sang đó, đất nước đó có những nét văn hóa nào, để người ta nhập gia tùy tục, biết cái gì nên làm cái gì không. Chỉ ra sự riêng biệt của đất nước đó và khác biệt của mình là cái gì để giáo dục. Tránh trường hợp du khách Việt sang Dubai, mang xúc xích thịt lợn vô hình dung làm ô uế phong tục khiến họ cảm thấy bị báng bổ, bị xúc phạm với thánh thần.
Với du lịch trong nước, ngay từ những người bán vé phải là người biết đầu tiên và phải rất rõ vì bản thân họ là người tạo ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp phải là người hướng dẫn viên du lịch. Có như vậy để lại trong đầu người du lịch ký ức không bao giờ phai. Thực tế du lịch ở Việt Nam hiện nay, những người bán vé chỉ biết bán vé, người chèo thuyền chỉ biết là chèo thuyền mà không biết rằng khu du lịch mà mình đang làm có những danh lam thắng cảnh nào. Đó là một thực trạng rất nguy hiểm đối với du lịch Việt
Một công sở cũng vậy, người gác cổng là bộ mặt của công sở, người gác cổng cau cau có có sẽ gây mất thiện cảm. Nếu người gác cổng rất thân thiện có thiện cảm ngay lập tức. Xây dựng văn hóa công sở phải bắt đầu từ cổng chứ không phải phòng giám đốc. Người gác cổng phải biết được cơ cấu tổ chức của công sở.
Người Việt Nam vốn rất hướng thiện và thông minh, nhưng tâm lý thường “cha chung không ai khóc”. Nếu cái xấu trở nên ít đi thì người ta sợ bị lộ, tự dưng sẽ tốt lên. Trong một môi trường không nói bậy, nói tục thì một người nói bậy nói tục thấy mình bị cô lập. Trong một đoàn du lịch mà mọi người ứng xử rất văn hóa lành mạnh, một người hành vi không tốt lại không được hưởng ứng tự nhiên sẽ thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét